Tiết 44. LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Củng cố các khái niệm: Dấu hiệu điều tra, đơn vị điều tra, giá trị của dấu hiệu, dãy giá trị của dấu hiệu, tần số. Cách lập bảng tần số.
2. Kĩ năng:
- Biết cách trình bày số liệu thống kê bằng bảng tần số.
- Lập được bảng tần số “dạng ngang” và “dạng dọc”.
- Nhận xét được số các giá trị khác nhau của dấu hiệu, giá trị lớn nhất, giá trị nhở nhất.
3. Thái độ:
Đồng tình, hợp tác, yêu thích môn học.
Ngày soạn: /1/2011 Ngày giảng:7A /1/2011 7B /1/2011 Tiết 44. Luyện tập I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Củng cố các khái niệm: Dấu hiệu điều tra, đơn vị điều tra, giá trị của dấu hiệu, dãy giá trị của dấu hiệu, tần số. Cách lập bảng tần số. 2. Kĩ năng: - Biết cách trình bày số liệu thống kê bằng bảng tần số. - Lập được bảng tần số “dạng ngang” và “dạng dọc”. - Nhận xét được số các giá trị khác nhau của dấu hiệu, giá trị lớn nhất, giá trị nhở nhất. 3. Thái độ: Đồng tình, hợp tác, yêu thích môn học. II. Đồ dùng dạy học: 1. GV: Phấn màu, bảng phụ, thước thẳng. 2. HS: III. Tổ chức giờ học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Khởi động ( 10 phút) Gọi đại diện HS lên bảng làm bài tập 7. Gọi HS khác nhận xét, gv nhận xét, chốt lại. Cho điểm. Bài 7. Đại diện 1 HS lên bảng làm. - Dấu hiệu ở đây là tuổi nghề (tính theo năm) của mỗi công nhân trong phân xưởng, số tất cả các giá trị là 25 - Lập bảng "tần số" - Nhận xét: + Tuổi nghề thấp nhất là 1 + Tuổi nghề cao nhất là 10 + Giá trị có tần số lớn nhất là 4 HS lắng nghe. Hoạt động 1: Luyện tập ( 33 phút) - Mục tiêu: Củng cố các khái niệm: Dấu hiệu điều tra, đơn vị điều tra, giá trị của dấu hiệu, dãy giá trị của dấu hiệu, tần số. Cách lập bảng tần số. Biết cách trình bày số liệu thống kê bằng bảng tần số. Lập được bảng tần số “dạng ngang” và “dạng dọc”. Nhận xét được số các giá trị khác nhau của dấu hiệu, giá trị lớn nhất, giá trị nhở nhất. - Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, thước thẳng, phấn màu. - Cách tiến hành: GV hướng dẫn HS làm bài tập 8. Gọi học sinh lên bảng làm bài Nhận xét về giá trị của dấu hiệu Gọi đại diện HS nhận xét bổ xung. Theo dõi nhận xét cho điểm học sinh GV hướng dẫn HS làm bài tập 9. Gọi học sinh lên bảng làm bài Yêu cầu học sinh xác định dấu hiệu? Số các giá trị là bn? lập bảng “tần số” và rút ra nhận xét. Gọi đại diện HS nhận xét bổ xung. Theo dõi nhận xét cho điểm học sinh. GV hướng dẫn HS làm bài tập 6. Gọi học sinh lên bảng làm bài Yêu cầu học sinh xác định dấu hiệu? Số các giá trị là bn? lập bảng “tần số” và rút ra nhận xét. Gọi đại diện HS nhận xét bổ xung. Theo dõi nhận xét cho điểm học sinh. * Kết luận: GV chốt lại một số nội dung kiến thức cơ bản cần ghi nhớ. Bài 8. (SGK/11) Đại diện HS lên bảng thực hiện: a) Dấu hiệu: Điểm số đạt được của mỗi lần bắn. Xạ thủ đã bắn 30 phát. b) Bảng “tần số”: Điểm số (x) 7 8 9 10 Tần số (n) 3 9 10 8 N=30 Nhận xét: Điểm số thấp nhất: 7 Điểm số cao nhất: 10 Số điểm 9 chiếm tỉ lệ cao nhất. Đại diện HS nhận xét bổ xung. Bài 9 Một học sinh lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở. a) Dấu hiệu ở đây là : thời gian giải mỗi bài toán của mỗi học sinh (tính theo phút) Số các giá trị là: 35 b) Bảng tần số: Thời gian (x) 3 4 5 6 7 8 9 10 Tần số (n) 1 3 3 4 5 11 3 5 N = 35 Nhận xét: Thời gian giải bài toán nhanh nhất: 3 phút Thời gian giải bài toán chậm nhất: 10 phút Số bạn giải bài toán từ 7 đến 10 phút chiếm tỉ lệ cao. Đại diện HS nhận xét bổ xung. Bài 6 a) Dấu hiệu trong mỗi bài tập làm văn. b) Có 40 bạn làm bài c) Bảng “tần số”: Số lỗi(x) 1 2 3 4 5 6 7 9 10 Tần số (n) 1 4 6 12 6 8 1 1 1 Nhận xét: Không có bạn nào không mắc lỗi Số lỗi ít nhất là: 1 Số lỗi nhiều nhất là: 10 Số bài có từ 3 đến 6 lỗi chiếm tỉ lệ cao. Đại diện HS nhận xét bổ xung. HS lắng nghe và khắc sâu. Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà. (3 phút) - Tổng kết: Thế nào là tần số của dấu hiệu X? - Hướng dẫn học tập ở nhà: Xem lại các bài tập đã chữa. Bài tập về nhà: Các bài tập còn lại trong sgk.
Tài liệu đính kèm: