Giáo án dạy Đại số 7 tiết 56: Đa thức

Giáo án dạy Đại số 7 tiết 56: Đa thức

Tiết 56 Đ5. ĐA THỨC

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết khái niệm đa thức nhiều biến, đa thức một biến, bậc của đa thức một biến.

- Biết lấy ví dụ về đa thức nhiều biến, đa thức một biến.

2. Kĩ năng:

- Biết cách thu gọn đa thức, xác định bậc của đa thức.

3. Thái độ:

- Nghiêm túc trong giờ học, hăng hái phát biểu xây dựng bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. GV: Bảng phụ, phấn màu, hình vẽ /36 Sgk

 

doc 4 trang Người đăng vultt Lượt xem 563Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Đại số 7 tiết 56: Đa thức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / /2011
Ngày giảng:7A / /2011
 7B / /2011
Tiết 56 Đ5. Đa thức
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết khái niệm đa thức nhiều biến, đa thức một biến, bậc của đa thức một biến..
- Biết lấy ví dụ về đa thức nhiều biến, đa thức một biến.
2. Kĩ năng:
- Biết cách thu gọn đa thức, xác định bậc của đa thức.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc trong giờ học, hăng hái phát biểu xây dựng bài.
II. Đồ dùng dạy học:
1. GV: Bảng phụ, phấn màu, hình vẽ /36 Sgk
2. HS:
III. Tổ chức giờ học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 Khởi động. ( 5 phút)
 Thế nào là hai đơn thức đồng dạng?
 Muốn cộng hay trừ các đơn thức đồng dạng ta làm như thế nào?
 Muốn nhân hai đơn thức ta làm như thế nào? Thế nào là bậc của đơn thức?
GV nhận xét và cho điểm.
HS 1 đứng tại chỗ trả lời
HS 2 đứng tại chỗ trả lời
HS 3 đứng tại chỗ trả lời
HS lắng nghe.
Hoạt động 1: Đa thức. ( 10 phút)
- Kiến thức:
 Biết khái niệm đa thức nhiều biến, đa thức một biến, bậc của đa thức một biến..
 Biết lấy ví dụ về đa thức nhiều biến, đa thức một biến.
- Đồ dùng dạy học:
Hình vẽ /36 sgk
- Cách tiến hành:
GV đưa hình vẽ Sgk/36
GV: Hãy viết biểu thức biểu thị diện tích của hình tạo bởi một tam giác vuông và hai hình vuộng dựng về phía ngoài có hai cạnh lần lượt là x, y cạnh của tam giác đó.
- GV: cho các đơn thức:
Em hãy lập tỏng các đơn thức đó.
 GV: Cho biểu thức:
 GV: Em có nhẫn ét gì về các phép tính trong biểu thức trên?
 GV: có nghĩa là biểu thức này là một tộng các đơn thức. Vậy ta có thể viết như thế nào để thấy rõ điều đó.
- GV: Các biểu thức
là những ví dụ về đa thức, trong đó mỗi đơn thức gọi là một hạng tử.
- GV: thế nào là một đa thức.
- GV: Cho đa thức:
Hãy chỉ rõ các hạng tử của đa thức.
GV: Để cho gọn ta có thể kí hiệu đa thức bằng những chữ cái in hoa A, B, C ...
Ví dụ: P = 
GV: cho HS làm ?1 (sgk - 37)
Gọi vài HS tự lấy ví dụ và chỉ rõ các hạng tử của đa thức vừa lấy.
- GV: nêu chú ý (Sgk - 37) Mỗi đơn thức được coi là một đa thức.
* Kết luận: Đa thức là gì ? Hãy lấy 3 ví dụ về đa thức ?
- Hs lên bảng viết.
x2 + y2 + 
- Hs lên bảng thực hiện:
- Hs: Biểu thức:
gồm phép cộng, phép trừ các đơn thức.
- HS: có thể viết thành:
 HS: đa thức là một tổng của những đơn thức. Mỗi đơn thức trong tổng gọi là một hạng tử của đa thức đó.
?1
HS: các hạng tử của đa thức đó là:
x2y; -3xy; 3x2; x3y; ; 5
Đại diện HS đứng tại chỗ trả lời.
Hoạt động 2: Thu gọn đa thức ( 15 phút)
- Kiến thức: 
 Biết thu gọn đa thức.
- Đồ dùng dạy học: 
 Bảng phụ.
- Cách tiến hành:
GV: Trong đa thức:
N = x2y - 3xy + 3x2y - 3 + xy - +5
Có những hạng tử nào đồng dạng với nhau.
 GV: Em hãy thực hiện cộng các đơn thực đồng dạng trong đa thức N.
 GV: Gọi 1 HS lên bảng thực hiện.
 GV: Trong đa thức:
4x2y - 2xy - + 2 có còn hai hạng tử nào động dạng với nhau không?
- GV: Ta gọi đa thức:
4x2y - 2xy - + 2 là dạng thu gọn của đa thức N.
 GV: cho HS làm ?2 (Sgk - 37)
* Kết luận: Thế nào là đa thức thu gọn ?
- HS: Hạng tử đồng dạng với nhau là
+x2y và 3x2y
- 3xy và xy
- 3 và 5
Một HS lên bảng làm:
N = x2y - 3xy + 3x2y - 3 + xy - +5
N = 4x2y - 2xy - + 2
 HS dươi lớp nhận xét bài làm của bạn.
 HS: Trong đa thức đó không còn hạng tử nào đồng dạng với nhau.
 HS làm bài vào vở.
Thu gọn đa thức:
?2
Q = 5x2y - 3xy + +
Q = 
Đại diện HS đứng tại chỗ trả lời.
Hoạt động 3: Bậc của đa thức ( 10 phút)
- Mục tiêu: 
 Biết cách xác định bậc của đa thức.
- Đồ dùng dạy học:
 Bảng phụ, phấn màu.
- Cách tiến hành:
GV: Cho đa thức:
M = x2y5 - xy4 + y6 + 1
 GV: Em hãy cho biết đa thức M có ở dạng thu gọn không? Vì sao?
 GV: Em hãy chỉ rõ các hạng tử của đa thức M và bậc của mỗi hạng tử.
 Bậc cao nhất trong các bậc đó là bao nhiêu?
- Ta nói 7 là bậc của đa thức M
GV thông báo chú ý Sgk.
 * Kết luận: Bậc của đa thức là gì ?
 HS: đa thức M ở dạng thu gọn vì trong M không còn hạng tử đồng dạng với nhau.
 HS: 
Hạng tử x2y5 có bậc 7
-xy4 có bậc 5
y6 có bậc 6
1 có bậc 0
* Chú ý. Sgk
HS lắng nghe.
Đại diện HS đứng tại chỗ trả lời.
Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà. ( 5 phút)
- Tổng kết:
 Đa thức là gì ? Hãy lấy 3 ví dụ về đa thức ?
 Thế nào là đa thức thu gọn ?
 Bậc của đa thức là gì?
- Hướng dẫn học tập ở nhà:
 Học bài.
 Bài tập về nhà: 25, 26, 27 Sgk
 Chuẩn bị tiết 57. Cộng trừ đa thức.

Tài liệu đính kèm:

  • doct56.doc