Giáo án dạy môn Đại số 7 tiết 57: Cộng, trừ đa thức

Giáo án dạy môn Đại số 7 tiết 57: Cộng, trừ đa thức

Tiết PPCT: 57 CỘNG , TRỪ ĐA THỨC

Ngày dạy:

1) Mục tiêu:

 a) Kiến thức: Biết cộng, trừ đa thức.

 b) Kĩ năng: Rèn kỹ năng bỏ dấu ngoặc, thu gọn đa thức, chuyển vế .

 c) Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác cho học sinh.

2) Chuẩn bị :

 a) Giáo viên: Bảng phụ, thước thẳng, bút viết bảng, bút chỉ bảng.

 b) Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà.

 

doc 2 trang Người đăng vultt Lượt xem 377Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy môn Đại số 7 tiết 57: Cộng, trừ đa thức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT: 57 	CỘNG , TRỪ ĐA THỨC
Ngày dạy:	
1) Mục tiêu: 
 a) Kiến thức: Biết cộng, trừ đa thức.
 b) Kĩ năng: Rèn kỹ năng bỏ dấu ngoặc, thu gọn đa thức, chuyển vế .
 c) Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác cho học sinh.
2) Chuẩn bị :
 a) Giáo viên: Bảng phụ, thước thẳng, bút viết bảng, bút chỉ bảng.
 b) Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà.
3) Phương pháp dạy học:
- Đặt và giải quyết vấn đề .
- Hỏi_đáp. 
4) Tiến trình:
 4.1) Ổn định tổ chức: Điểm danh
 4.2) Kiểm tra bài cũ: Ghép trong bài mới.
 4.3) Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Tính M + N.
- Bỏ ngoặc.
- Aùp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng .
- Thu gọn các hạng tử đồng dạng.
Cho P = x2y + x3 – xy2 + 3
 Q = x3 +xy2 – xy – 6
Tính P + Q.
HS tự làm, 1 em lên bảng sửa.
?1/39 SGK: viết hai đa thức rồi tính tổng của chúng.( 2 HS lên bảng trình bày bài làm của mình, cả lớp nhận xét.
Chú ý:Khi bỏ dấu ngoặc mà trước có dấu trừ ta phải đổi dấu các số hạng 
Bài 31 / 40 SGK:
Cho hai đa thức :
M=3xyz–3x2+5xy–1
N=5x2+xyz–5xy+3–y
Tính M+N ; M-N ; N–M
Nhận xét vế kết quả 
M-N và N–M ?
HS làm theo nhóm.
1/ Cộng hai đa thức :
Cho hai đa thức :
M = 5x2y + 5x – 3
N = xyz – 4x2y + 5x – ½.
M + N = (5x2y + 5x – 3) + (xyz -4x2y+ 5x – ½ )
= 5x2y + 5x – 3 + xyz -4x2y + 5x – ½.
= 5x2y - 4x2y+5x + 5x + xyz – 3 – ½ 
= x2y + 10x + xyz – 3 
Kết quả : 
P + Q = 2x3 + x2y – xy - 3
2/ Trừ hai đa thức:
Cho P = 5x2y – 4xy2 + 5x – 3.
Q = xyz – 4xy2 + xy2 + 5x – ½.
Tính P – Q ?
P–Q=(5x2y–4xy2+5x–3)–(xyz–4xy2+xy2+5x–½)
= 5x2y–4xy2+5x–3-xyz+4xy2-xy2-5x+½.
= 9x2y – 5xy2 – xyz – 2 
Bài 31 / 40 SGK:Tính :
M+N=3xyz–3x2+5xy–1+5x2+xyz –5xy+3–y
M+N = 4xyz + 2 x2 – y + 2.
M-N = 3xyz–3x2+5xy–1-5x2-xyz+5xy-3+y
M-N = 2xyz + 10xy – 8x2+y – 4.
N-M=5x2+xyz–5xy+3–y–(3xyz–3x2+5xy–1)
N-M = -2xyz – 10xy + 8x2-y + 4.
Nhận xét : M-N và N-M là hai đa thức đối nhau.
 4.4) Củng cố và luyện tập:
HS1:làm bài 29/40 SGK
HS2:làm bài 32/40 SGK
Bài 29/40 SGK:
	a/ (x+y) + (x-y) = 2x.
	b/ (x+y) – (x-y) = 2y
Bài 32/ 40 SGK:
P + (x2 -2y2) = x2 - y2 + 3y2 – 1
P = x2 - y2 + 3y2 – 1 – ( x2 – 2y2)
P = 4y2 – 1 
 4.5) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Học bài theo SGK.
- BTVN:32 ; 33 / 40 SGK.
- Xem lại qui tắc : cộng, trừ số hữu tỉ.
5) Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 57.doc