Giáo án dạy môn Đại số 7 tiết 59: Đa thức một biến

Giáo án dạy môn Đại số 7 tiết 59: Đa thức một biến

Tiết PPCT: 59 ĐA THỨC MỘT BIẾN

Ngày dạy:

1) Mục tiêu:

 a) Kiến thức:

- Biết được kí hiệu đa thức một biến và biết sắp xếp đa thức theo lũy thừa giảm hoặc tăng của biến .

- Biết tìm bậc, các hệ số, hệ số cao nhất, hệ số tự do của đa thức một biến.

 b) Kĩ năng: Rèn kỹ năng vận dụng các kiến thức trên để làm bài tập.

 c) Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác và thói quen làm việc có trình tự cho học sinh.

2) Chuẩn bị :

 a) Giáo viên: Bảng phụ, thước thẳng, bút viết bảng, bút chỉ bảng.

 b) Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà

 

doc 2 trang Người đăng vultt Lượt xem 634Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy môn Đại số 7 tiết 59: Đa thức một biến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT: 59 ĐA THỨC MỘT BIẾN	 
Ngày dạy:	
1) Mục tiêu: 
 a) Kiến thức: 
- Biết được kí hiệu đa thức một biến và biết sắp xếp đa thức theo lũy thừa giảm hoặc tăng của biến .
- Biết tìm bậc, các hệ số, hệ số cao nhất, hệ số tự do của đa thức một biến.
 b) Kĩ năng: Rèn kỹ năng vận dụng các kiến thức trên để làm bài tập.
 c) Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác và thói quen làm việc có trình tự cho học sinh.
2) Chuẩn bị :
 a) Giáo viên: Bảng phụ, thước thẳng, bút viết bảng, bút chỉ bảng.
 b) Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà
3) Phương pháp dạy học:
Đặt và giải quyết vấn đề . Hỏi_đáp. 
4) Tiến trình:
 4.1) Ổn định tổ chức: Điểm danh
 4.2) Kiểm tra bài cũ: Ghép trong bài mới.
 4.3) Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Cho các đa thức :
1/ xy – x2y2 +5 xy2
2/ -2x2 + 3x – 4
3/ 8y – 9y2 + 6
GV : mỗi đa thức trên có mấy biến ?
- Đa thức 1 có hai biến : x,y
- Đa thức 2 có một biến : x
- Đa thức 3 có một biến : y
GV: + Ta có thể đặt tên cho một đa thức và ghi biến kèm theo.
GV hướng dẫn HS ghi bài vào vở.
Cho A = 7y2 – 3y + 
Tính giá trị của A với y = 1
Với y = 1 ta có :
A (1) = 7.12 – 3.1 + = 4,5
Hs : Tính với y = - 2 .
GV : Với mỗi giá trị của biến ta có mấy giá trị của đa thức?(Một)
* Trước khi sắp xếp một đa thức ta phải làmgì ?
* Có mấy phương pháp để sắp xếp một đa thức?
Cho HS làm ?4 :
Tìm hệ số của đa thức một biến :
6x5 là hạng tử có bậc cao nhất; hệ số :6.
-7 là hệ số của lũy thừa bậc 0 còn gọi là hệ số tự do.
Chú ý : Đa thức B có hệ số của lũy thừa bậc 4 và bậc 2 bằng 0.
 4.4) Củng cố và luyện tập:
Cho HS làm bài 39 / 43 SGK
a/ Thu gọn, sắp xếp theo lũy thừa giảm.
b/ Tìm bậc của đa thức,tìm hệ số cao nhất, hệ số tự do.
1/ Đa thức một biến:
Đa thức một biến là tổng của những đơn thức có cùng một biến .
Ví dụ : A = 7y2 – 3y + 
Là đa thức một biến y.
Để chỉ rõ A là đa thức của biến y ta có thể viết : A (y) = 7y2 – 3y + 
* Với y = 1 :
A (1) = 7.12 – 3.1 + = 4,5
* Với y = -2
A(-2) = 7.(-2)2-3.(-2) + = 34,5
2/ Sắp xếp một đa thức :
* Trước khi sắp xếp một đa thức ta phải thu gọn đa thức.
* Có thể sắp xếp theo lũy thừa giảm hoặc lũy thừa tăng của biến. 
a/ Sắp xếp theo lũy thừa giảm :
B(x) = 6x5 + 7x3 -3x -7.
b/ Sắp xếp theo lũy thừa tăng :
B(x) = -7 -3x + 7x3 +6x5.
3/ Hệ số:
B(x) = 6x5 + 7x3 -3x -7. 
* Hệ số cao nhất :6
* Hệ số tự do : -7
Bài 39 / 43 SGK:
a/ P(x) = 6x5 – 4x3 + 9x2 – 2x + 2
b/ Bậc của P(x) là bậc 5 .
Hệ số cao nhất là 6.
Hệ số tự do : +2
 4.5) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Học bài theo SGK.
- Nắm vững cách sắp xếp, kí hiệu đa thức. Biết tìm bậc và các hệ số của đa thức.
- BTVN: 40; 41; 42 / 43 SGK.
5) Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 59.doc