Giáo án dạy Vật lý 7 tiết 1 đến 5

Giáo án dạy Vật lý 7 tiết 1 đến 5

 Chương I : QUANG HỌC

 Tiết 1.

NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG- NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG

 I. Mục tiêu:

- Kiến thức: Bằng thí nghiệm khẳng định được rằng ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta và ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta.

- Kỹ năng: Phân biệt được nguồn sáng và vật sáng.

- Thái độ : Học sinh yêu thích môn học.

II. Chuẩn bị:

* GV :- GA, SGK

 - Hộp kín, nguồn 6v, bóng đèn 6v, đèn pin.

* HS : Vở ghi, Sgk

 

doc 14 trang Người đăng vultt Lượt xem 1048Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Vật lý 7 tiết 1 đến 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng 7A. 
 7B.
 Chương I : quang học
 Tiết 1. 
Nhận biết ánh sáng- nguồn sáng và vật sáng
 I. Mục tiêu:
- Kiến thức: Bằng thí nghiệm khẳng định được rằng ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta và ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó truyền vào mắt ta.
- Kỹ năng: Phân biệt được nguồn sáng và vật sáng.
- Thái độ : Học sinh yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
* GV :- GA, SGK
 - Hộp kín, nguồn 6v, bóng đèn 6v, đèn pin.
* HS : Vở ghi, Sgk
III. Hoạt động lên lớp:
 Hoạt động của thầy và trò
TG
 Nội dung
Kiểm tra bài cũ: Không. 
Bài mới:
Hoạt động 1:
- GV hướng dẫn h/s làm thí nghiệm H1.
- HS thực hiện thí nghiệm và rút ra nhận xét về hiện tượng vừa quan sát được.
? khi nào ta nhận biết được ánh sáng
? điều kiện nhìn thấy một vật 
?nguồn sáng có đặc điểm gì khác với vật sáng.
Hoạt động 2:
Gv cho h/s đọc thông tin các nôị dung bài tập từ bài 1à 5
HS đọcnoij dung bài tập đưa ra phương án giải bài tập
GV hứơng dẫn bổ xung
HS lên bảng giải bài tập
HS1..
HS2..
HS3.. 
Hs dưới lớp nhận xét ..
GV hướng dẫn bổ xung
3.Củng cố.
- GV hệ thống nội dung chính của bài và khắc sâu nội dung đó cho h/s.
- Đọc có thể em chưa biết.
4.Hướng dẫn học ở nhà.
- Học bài theo vở và SGK.
- Làm bài tập từ 1.1đến 1.5 SBT.
10’
30’
3’
2’
I Lý thuyết:
 1.Nhận biết ánh sáng.
 - Mắt ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.
2 . Điều kiện nhìn thấy một vật.
- Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta.
3. Nguồn sáng và vật sáng:.
-Nguồn sáng là các vật tự phát ra ánh sáng.
- Vật sáng bao gồm nguồn sáng và các vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.
II. Bài tập;
 Bài1: C vì có ánh sáng từ vật truyền vào mắt.
Bài 2: B
Bài 3:
Trong phòng cửa gỗ đóng kín ta không nhìn thấy mảnh giấy trắng vì không có ánh sáng chiếu lên mảnh giấy do đó cũng không có ánh sáng bị mảnh giấy hắt lại truyền vào mắt ta.
Bài 4: 
- Vì ta nhìn thấy các vật sáng ở xung quanh miếng bìa đen do đó phân biệt được miếng bìa đen ở các vật xung quanh,
Bài 5: 
- Gương đó không phải là nguồn sáng vì nó không tự phát ra ánh sáng mà chỉ hắt lại ánh sáng chiếu và nó .
Ngày soạn:..
Ngày giảng. 
 Tiết 2. 
Sự truyền ánh sáng
 I. Mục tiêu:
- Biết thực hiện một thí nghiệm đơn giản để xác định đường truyền của ánh sáng.
- Phát biểu được định luật về sự truyền thẳng của ánh sáng.
- Vận dụng được định luật để ngắm các vật thẳng hàng.
- Phân biệt được chùm sáng song song, hội tụ, phân kỳ.
II. Chuẩn bị:
Đèn có thể cho chùm sáng phân kỳ, hội tụ, song song.
ống trụ cong, thẳng có tiết diện nhỏ.
Ba màn chắn đục lỗ giống nhau.
Ba đinh ghim.
III. Hoạt động lên lớp:
1. ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: Khi nào mắt ta nhìn thấy một vật? Nguồn sáng và vật sáng khác nhau như thế nào? Vận dụng trả lời bài 1.5 SBT?. 
3. Bài mới:
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
Hoạt động 1: Nêu vấn đề.
- GV làm thí nghiệm như phần mở bài trong SGK.
- GV gọi h/s nhận xét và đưa ra các phương án cho vấn đề.
- HS nhận biết vấn đề và đưa ra các phương án.
Hoạt động 2: Quy luật về đường truyền của ánh sáng..
- GV yêu cầu các nhóm h/s làm thí nghiệm H2.1. Nhận xét hiện tượng và trả lời C1, C2.
- HS thực hiện thí nghiệm và rút ra nhận xét về hiện tượng vừa quan sát được và trả lời các câu hỏi.
- GV đặt câu hỏi:
? Hãy lấy một thí dụ khác chứng minh cho C1?.
- GV hướng dẫn h/s thực hiện thí nghiệmH2.2.
- HS làm thí nghiệm và nêu phương án minh chứng cho C1.
- GV lấy thí dụ về phương pháp che khuất bằng cách sử dụng đinh ghim để h/s hiểu rõ hơn về sự truyền thẳng của ánh sáng.
- HS nhận xét và rút ra kết luận.
- GV đưa ra định luật truyền thẳng của ánh sáng.
- HS ghi nhớ định luật.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về tia sáng và chùm sáng.
- GV yêu cầu h/s đọc thông tin trong SGK tìm hiểu về tia sáng và chùm sáng.
- HS đọc thông tin nhận biết về tia sáng và chùm sáng.
- GV phân tích cho h/s hiểu về tia sáng và chùm sáng, đường truyền của ánh sáng.
- GV sử dụng đèn để phân tích ra chùm song song, hội tụ, phân kỳ.Yêu cầu h/s quan sát và nêu đặc điểm của chúng.
- HS quan sát, nhận xét và hoàn thành C3.
 GV hướng dẫn để h/s có nhận xét đúng nhất.
Hoạt động 4: Vận dụng. 
- GV yêu cầu h/s tìm hiểu nội dung câu hỏi C4, C5 suy nghĩ trả lời.
- HS hoạt động cá nhân vận dụng trả lời câu hỏi C4, C5.
- GV yêu cầu h/s đọc và học thuộc phần ghi nhớ.
I.Đường truyền của ánh sáng..
*Thí nghiệm1.
C1. ánh sáng truyền theo ống thẳng.
* Thí nghiệm 2.
C2. Sử dụng một que thẳng để xác định ba lỗ thẳng hàng.
* Kết luận: Đường truyền của ánh sáng trong không khí là đường thẳng.
*Định luật truyền thẳng của ánh sáng:
Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền theo đường thẳng.
II . Tia sáng và chùm sáng.
*Tia sáng:
*Chùm sáng:
C3. 
a)Chùm sáng song song gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng.
b)Chùm sáng hội tụ gồm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng.
c)Chùm sáng phân kỳ gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng.
4. Vận dụng:
C4. Căn cứ thí nghiệm H2.1, H2.2 ta biết: ánh sáng truyền theo đường thẳng.
C5. Dùng phương pháp che khuất với ba cái ghim: Cắm ba ghim sao cho thẳng hàng, mắt ngắm sao cho đinh 1 che khuất đinh 2,3. Vì ánh sáng truyền thẳng nên ba đinh thẳng hàng.
+ Ghi nhớ: 
 SGK.
3.Củng cố.
- GV hệ thống nội dung chính của bài và khắc sâu nội dung đó cho h/s.
- Đọc có thể em chưa biết.
4.Hướng dẫn học ở nhà.
- Học bài theo vở và SGK.
- Làm bài tập từ 2.1đến 2.4 SBT.
- Chuẩn bị trước bài 3.
Ngày soạn:..
Ngày giảng. 
 Tiết 3. 
ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng
 I. Mục tiêu:
- Nhận biết được bóng tối, bóng nửa tối và giải thích.
- Giải thích được vì sao lại có nhật thực và nguyệt thực.
II. Chuẩn bị:
Đèn pin.
Đèn 220v-40w và vật cản nhỏ.
- Mô hình nhật thực, nguyệt thực.
III. Hoạt động lên lớp:
1. ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: Không.
3. Bài mới:
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
Hoạt động 1: Nêu vấn đề.
- GV nêu vấn đề như phần mở bài trong SGK.
- HS nhận biết vấn đề cần tìm hiểu của bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về bóng tối, bóng nửa tối.
- GV yêu cầu các nhóm h/s làm thí nghiệm 1 H3.1. Quan sát hiện tượng, nhận xét hiện tượng và trả lời C1.
- HS thực hiện thí nghiệm và rút ra nhận xét về hiện tượng vừa quan sát được và trả lời câu hỏi C1.
- GVhướng dẫn h/s để h/s hiểu rõ về bóng tối.
- GV yêu cầu h/s thực hiện thí nghiệm 2 H3.2, quan sát hiện tượng và rút ra nhận xét.
- HS làm thí nghiệm, phân tích hiện tượng để làm rõ khái niệm bóng nửa tối.
- GV hướng dẫn để h/s hiểu sâu hơn.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về nhật thực và nguyệt thực.
- GV yêu cầu h/s đọc thông tin trong SGK tìm hiểu về nhật thực và nguyệt thực.
- HS đọc thông tin nhận biết về nhật thực và nguyệt thực.
- GV phân tích cho h/s hiểu về nhật thực và nguyệt thực trên mô hình để h/s nắm vững hơn. 
- HS quan sát mô hình , phân tích kỹ hiện tượng để hiểu sâu sắc về nhật thực và nguyệt thực.
Hoạt động 4: Vận dụng. 
- GV yêu cầu h/s tìm hiểu nội dung câu hỏi C5, C6 suy nghĩ trả lời.
- HS hoạt động cá nhân vận dụng trả lời câu hỏi C5, C6.
- GV yêu cầu h/s đọc và học thuộc phần ghi nhớ.
I. Bóng tối- bóng nửa tối.
*Thí nghiệm1.
C1.Phần tối không nhận được ánh sáng, vì ánh sáng truyền theo đường thẳng và bị vật chắn chặn lại.
+ Nhận xét: Trên màn chắn đặt phía sau vật cản có một vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn tới gọi là bóng tối.
* Thí nghiệm 2.
C2. 
- Vùng 1 là bóng tối.
- Vùng 3 được chiếu sáng đầy đủ.
- Vùng2 nhận được một phần ánh sáng.
+ Nhận xét: Trên màn chắn đặt phía sau vật cản có vùng chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng tới gọi là bóng nửa tối.
II . Nhật thực và nguyệt thực.
*Nhật thực: Là hiện tượng mặt trăng che không cho ánh sáng mặt trời chiếu đến trái đất.
C3. Nơi có nhật thực toàn phần nằm trong vùng bóng tối. Vì thế đứng ở đó ta không nhìn thấy mặt trời.
* Nguyệt thực: Là hiện tượng trái đất che không cho ánh sáng mặt chiếu đến mặt trăng.
C4. - Vị trí 1: Có nguyệt thực.
 - Vị trí 2,3: Có trăng sáng.
III. Vận dụng:
C5. Khi dịch miếng bìa lại gần màn chắn thì bóng tối, bóng nửa tối thu hẹp lại. Khi sát màn thì hầu như bóng nửa tối không còn nữa.
C6.
+ Ghi nhớ: 
 SGK.
3.Củng cố.
- GV hệ thống nội dung chính của bài và khắc sâu nội dung đó cho h/s.
- Đọc có thể em chưa biết.
4.Hướng dẫn học ở nhà.
- Học bài theo vở và SGK.
- Làm bài tập từ 3.1đến 3.4 SBT.
- Chuẩn bị trước bài 4.
Ngày soạn:..
Ngày giảng. 
 Tiết 4. 
định luật phản xạ ánh sáng
 I. Mục tiêu:
- Biết tiến hành thí nghiệm để nghiên cứu đường đi của tia sáng phản xạ trên gương phẳng.
- Biết xác định tia tới, tia phản xạ, pháp tuyến, góc tới, góc phản xạ trong mỗi thí nghiệm.
- Phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng.
- Biết ứng dụng định luật để thay đổi hướng đi của tia sáng.
II. Chuẩn bị:
Gương phẳng.
Đèn pin.
Thước đo góc.
III. Hoạt động lên lớp:
1. ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút:
* Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng:
Câu 1. Một nguồn sáng đi ểm chiếu vào một vật chắn sáng. Phía sau vật là:
A. Vùng tối.
B. Vùng nửa tối.
C. Cả vùng tối và vùng nửa tối.
D. Vùng tối và vùng nửa tối xen kẽ nhau.
Câu 2. Hiện tượng nhật thực là hiện tượng:
A. Hình thành bóng đen trên trái đất khi mặt trăng nằm giữa trái đất và mặt trời.
B. Hình thành bóng đen trên mặt trăng khi mặt trăng nằm giữa trái đất và mặt trời.
C. Hình thành bóng đen trên trái đất khi trái đất nằm giữa mặt trăng và mặt trời.
D. Hình thành bóng đen trên mặt trăng khi trái đất nằm giữa mặt trăng và mặt trời.
Câu 3. Hiện tượng nguyệt thực là hiện tượng:
A. Hình thành bóng đen trên trái đất khi mặt trăng nằm giữa trái đất và mặt trời.
B. Hình thành bóng đen trên mặt trăng khi mặt trăng nằm giữa trái đất và mặt trời.
C. Hình thành bóng đen trên trái đất khi trái đất nằm giữa mặt trăng và mặt trời.
D. Hình thành bóng đen trên mặt trăng khi trái đất nằm giữa mặt trăng và mặt trời.
Câu 4. Khi có nhật thực toàn phần, ở mặt đất ta thấy:
Một phần của mặt trời chưa bị che khuất.
Mặt trời bị che khuất hoàn toàn và không nhìn thấy bất kỳ tia sáng nào của mặt trời.
Mặt trời bị che khuất hoàn toàn và nhìn thấy các tia lửa xung quanh mặt trời.
Một phần của mặt trời chưa bị che khuất và nhìn thấy các tia lửa xung quanh mặt trời.
* Bài tập: 
 Cho nguồn sáng A. Hãy vẽ vùng tối xuất hiện trên màn?.
 A.
 Vật chắn
 Màn
* Đáp án và thang điểm:
Câu hỏi
1
2
3
4
 Đáp án
A
A
D
C
* Bài tập:
 B
 A. Vùng tối
 Vật chắn C
 Màn
3. Bài mới:
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
Hoạt động 1: Nêu vấn đề.
- GV nêu vấn đề như phần mở bài trong SGK.
- HS nhận biết vấn đề cần tìm hiểu của bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm gương phẳng.
- GV dùng gương phẳng cho h/s soi và chỉ ra ảnh của h/s trong gương là ảnh tạo bởi gương phẳng.
- HS thực hiện thí nghiệm quan sát và nhận biết, từ đó trả lời C1.
- HS liên hệ thực tế và lấy thí dụ cho C1.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về định luật phản xạ ánh sáng.
- GV yêu cầu các nhóm h/s làm thí nghiệm H4.2 để nhận biết tia tới , tia phản xạ và rút ra khái niệm về hiện tượng phản xạ ánh sáng.
- HS làm thí nghiệm nhận biết về hiện tượng phản xạ ánh sáng.
- GV quan sát hướng dẫn h/s làm thí nghiệm.
- GV yêu cầu h/s quan sát thí nghiệm H4.2 và chỉ ra tia phản xạ nằm trong mặt phẳng nào.
- HS quan sát, nhận xét và hoàn thành C2.
- GV hướng dẫn để h/s nhận biết về phương của tia phản xạ và tia tới.
- GV yêu cầu h/s dự đoán mối quan hệ giữa góc tới và góc phản xạ. Yêu cầu h/s làm thí nghiệm kiểm tra.
- HS dự đoán, làm thí nghiệm kiểm tra và rút ra kết luận.
- GV hướng dẫn h/s đưa ra định luật phản xạ ánh sáng thông qua các kết luận trên.
- HS ghi nhớ định luật và biểu diễn các tia trên hình vẽ.
- HS tìm hiểu nội dung C3 và trả lời câu hỏi đó.
Hoạt động 4: Vận dụng. 
- GV yêu cầu h/s tìm hiểu nội dung câu hỏi C4 suy nghĩ trả lời.
- HS hoạt động cá nhân vận dụng trả lời câu hỏi C4.
- GV yêu cầu h/s đọc và học thuộc phần ghi nhớ.
I. Gương phẳng. 
* Hình của một vật quan sát được trong gương gọi là ảnh của vật tạo bởi gương.
C1. Mặt nước, gạch hoa...
II . Định luật phản xạ ánh sáng..
* Thí nghiệm: 
+ Hiện tượng tia sáng chiếu tới gương và bị hắt lại ánh sáng gọi là hiện tượng phản xạ ánh sáng.
+ Tia chiếu tới gọi là tia tới.
+ Tia bị hắt lại gọi là tia phản xạ.
Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng nào.
C2. Kết luận: Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới và đường pháp tuyến tại điểm tới.
Phương của tia phản xạ quan hệ thế nào với phương của tia tới.
+ Góc SIN=i (Góc tới) S . N .R
+ Góc Nỉ = i( Góc phản xạ)
 i i
 I
* Kết luận: Góc phản xạ luôn luôn bằng góc tới.
3. Định luật phản xạ ánh sáng:
- Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng với tia tới và đường pháp tuyến tại điểm tới.
- Góc phản xạ bằng góc tới.
4. Biểu diễn gương phẳng và các tia trên hình vẽ:
C3. ) S . N .R
 i i
 I
4. Vận dụng:
C4. S S N R
N I 
 I
 R
+ Ghi nhớ: 
 SGK.
3.Củng cố.
- GV hệ thống nội dung chính của bài và khắc sâu nội dung đó cho h/s.
- Đọc có thể em chưa biết.
4.Hướng dẫn học ở nhà.
- Học bài theo vở và SGK.
- Làm bài tập từ 4.1đến 4.4 SBT.
- Chuẩn bị trước bài 3.
Ngày soạn:..
Ngày giảng. 
 Tiết 5. 
ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
 I. Mục tiêu:
- Bố trí được thí nghiệm để nghiên cứu ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.
- Nêu được những tính chất của ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.
- Vẽ được ảnh của một vật đặt trước gương phẳng.
II. Chuẩn bị:
Gương phẳng.
Kính màu trong suốt
Một số quả pin to bằng nhau.
III. Hoạt động lên lớp:
1. ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng? Vận dụng làm bài 4.4?.
3. Bài mới:
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
Hoạt động 1: Nêu vấn đề.
- GV nêu vấn đề như phần mở bài trong SGK.
- HS nhận biết vấn đề cần tìm hiểu của bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng.
- GV yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm H5.2, tìm hiểu về các tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng.
- HS dự đoán C1, C2 sau đó tiến hành thí nghiệm kiểm tra.
- HS thực hiện thí nghiệm quan sát và nhận biết, từ đó trả lời C1, C2.
- GV hướng dẫn các nhóm h/s làm thí nghiệm kiểm tra dự doán từ đó rút ra kết luận C1, C2.
- GV yêu cầu h/s dự đoán C3 và làm thí nghiệm kiểm tra dự đoán.
- GV hướng dẫn, điều khiển các nhóm làm thí nghiệm, yêu cầu h/s nhận xét và rút ra kết luận.
Hoạt động 3: Giải thích sự tạo thành ảnh bởi gương phẳng.
- GV yêu cầu h/s vận dụng tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng, suy 
nghĩ và trả lời C4.
- HS thảo luận và hoàn thành câu hỏi C4.
-GV quan sát hướng dẫn h/s trả lời C4 để h/s có kết luận đúng.
Hoạt động 4: Vận dụng. 
- GV yêu cầu h/s tìm hiểu nội dung câu hỏi C5, C6 suy nghĩ trả lời.
- HS hoạt động cá nhân vận dụng trả lời câu hỏi C5, C6.
- GV hướng dẫn h/s trả lời các câu hỏi trong phần vận dụng.
- GV yêu cầu h/s đọc và học thuộc phần ghi nhớ.
I. Tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng. 
1. ảnh của vật tạo bởi gương phẳng có hứng được trên màn chắn không?.
C1. Kết luận1: ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn gọi là ảnh ảo.
2. Độ lớn của ảnh có bằng độ lớn của vật không?.
C2. Kết luận 2: Độ lớn của ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng bằng độ lớn của vật.
3. So sánh khoảng cách từ vật đến gương và từ gương đến ảnh.
C3. Kết luận 3: Điểm sáng và ảnh của nó tạo bởi gương phẳng cách gương một khoảng bằng nhau.
II . Giải thích sự tạo thành ảnh bởi gương phẳng.
C4. .S N N
 R R
 I K 
 S
* Kết luận: Ta nhìn thấy ảnh ảo S vì các tia phản xạ lọt vào mắt có đường kéo dài đi qua ảnh S.
+ ảnh của một vật là tập hợp tất cả các điểm trên vật.
III. Vận dụng.
C5. B
 A 
 A
 B
C6.
+ Ghi nhớ: 
 SGK.
3.Củng cố.
- GV hệ thống nội dung chính của bài và khắc sâu nội dung đó cho h/s.
- Đọc có thể em chưa biết.
4.Hướng dẫn học ở nhà.
- Học bài theo vở và SGK.
- Làm bài tập từ 5.1đến 5.4 SBT.
- Chuẩn bị trước tiết 6.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai soan ly 7.doc