Giáo án dạy Vật lý 7 tiết 27: Kiểm tra

Giáo án dạy Vật lý 7 tiết 27: Kiểm tra

Tiết 27: Kiểm tra

 A-Yêu cầu

-Đánh giá kết quả học tập của HS về kiến thức kĩ năng và vận dụng

-Rèn kĩ năng tư duy lô gíc, thái độ nghiệm túc trong học tập và kiểm tra

-Qua kết quả kiểm tra,GV và HS tự rút ra kinh nghiệm về phương pháp dạy và học

 B-Mục tiêu

-Kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng và vận dụng về sự nhiễm điện do cọ sát, các loại điện tích, dòng điện, nguồn điện, các tác dụng của dòng điện, chất dẫn điện, chất cách điện, sơ đồ mạch điện, chiều dòng điện.

 

doc 4 trang Người đăng vultt Lượt xem 1643Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Vật lý 7 tiết 27: Kiểm tra", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 27: Kiểm tra
 A-Yêu cầu 
-Đánh giá kết quả học tập của HS về kiến thức kĩ năng và vận dụng
-Rèn kĩ năng tư duy lô gíc, thái độ nghiệm túc trong học tập và kiểm tra 
-Qua kết quả kiểm tra,GV và HS tự rút ra kinh nghiệm về phương pháp dạy và học
 B-Mục tiêu
-Kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng và vận dụng về sự nhiễm điện do cọ sát, các loại điện tích, dòng điện, nguồn điện, các tác dụng của dòng điện, chất dẫn điện, chất cách điện, sơ đồ mạch điện, chiều dòng điện.
 C-Ma trận thiết kế đề kiểm tra
 Mục tiêu
 Các cấp độ tư duy
Tổng
 Nhận biết
 Thông hiểu
 Vận dụng
TNKQ
 TL
TNKQ
 TL
TNKQ 
 TL
Sự nhiễm điện do cọ xát. Hai loại điện tích
1
 0,5 
1
 0,5
1
 1,5
1
 1,5
4
 4
Dòng điện. Nguồn điện. Chất dẫn điện, chất cách điện. Dòng điện trong kim loại
1
 0,5
1
 0,5
1
 1
3
 2
Sơ đồ mạch điện. Chiều dòng điện
1
 0,5
1
 2
2
 2,5
Các tác dụng của dòng điện
3
 1,5
3
 1,5
 Tổng
2
 1
6
 3
1
 1,5
3
 4,5
12
 10
 D- Thành lập câu hỏi theo ma trận
 Đề I
I- Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng
1. Sau một thời gian hoạt động, cánh quạt bị dính nhiều bụi vì:
 A. Cánh quạt cọ xát với không khí bị nhiễm điện nên hút nhiều bụi 
 B. Cánh quạt bị ẩm nên hút nhiều bụi
 C. Một số chất nhờn trong không khí động lại ở cánh quạt và hút nhiều bụi 
 D. Bụi có chất keo nên bám vào cánh quạt
2. Nếu A đẩy B, B đẩy C thì:
 A. C và A có điện tích cùng dấu B. A và B có điện tích cùng dấu
 C. A, B và C có điện tích cùng dấu D. B và C trung hoà về điện
3. Thiết bị nào sau đây là nguồn điện?
 A. Quạt máy B. Bếp điện
 C. ác quy D. Đèn pin
4. Khi khoá K mở, bóng đèn nào mắc trong sơ đồ sau đây không sáng?
 A. Đ1 và Đ2 
 B. Đ1 và Đ4
 C. Đ2 và Đ4 
 D. Đ2 và Đ3
5. Hãy xếp các vật sau đây vào các cột vật dẫn điện hay vật cách điện: vải, giấy, không khí, vàng, thuỷ tinh, nước muối, than đá, gỗ khô, cao su, sắt, thép.
Vật dẫn điện
Vật cách điện
6. Sự toả nhiệt khi có dòng điện chạy qua được ứng dụng để chế tạo ra:
 A. Máy bơm nước B. Tủ lạnh
 C. Đèn led D. Bàn là điện
7. Người ta ứng dụng tác dụng hoá học của dòng điện để :
 A. Mạ điện B. Làm chuông điện
 C. Chế tạo loa D. Làm đinamô
8. Hãy sắp xếp các hiện tượng sau đây tương ứng với các tác dụng của dòng điện vào cột cho phù hợp
 A. Bác sĩ đông y khi châm cứu, dùng điện chạy qua kim châm vào các huyệt
 B. Màn hình ti vi đang hoạt động
 C. Rơ le nhiệt
 D. Mạ vàng đồ trang sức
 E. Máy giặt đang hoạt động
 F. Màn hình hiện số của máy tính bỏ túi
Tác dụng nhiệt
Tác dụng từ
Tác dụng hóa học
Tác dụng phát sáng
Tác dụng sinh lí
III. Hãy viết câu trả lời đúng cho các câu hỏi sau:
9. Tại sao khi sơn, người ta thường nhiễm điện trái dấu cho sơn và vật cần sơn?
10. Vẽ sơ đồ mạch điện gồm một nguồn điện, 1 khoá K đóng, dây dẫn và chỉ rõ chiều dòng điện trong sơ đồ.
11. Các dụng cụ sửa chữa điện, ở chỗ tay cầm thường bọc nhựa. Tại sao?
12. Treo các quả cầu đã nhiễm điện bằng các sợi chỉ mảnh. Lần lượt đưa quả cầu C nhiễm điện âm đến gần quả cầu A thì chúng hút nhau, lại gần quả cầu B thì chúng đẩy nhau. Hỏi A và B mang điện tích gì? Vì sao?
	E- Đáp án và biểu điểm
I.(4 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm
1.A 2.B 3.C 4.D 6.D 7.A
5. Vật dẫn điện: vàng, nước muối, than, sắt, thép
 Vật cách điện: vải, giấy, không khí, gỗ khô, cao su, thuỷ tinh.
8.
Tác dụng nhiệt
Tác dụng từ
Tác dụng hóa học
Tác dụng phát sáng
Tác dụng sinh lí
C
E
D
B,F
A
II.( 6 điểm): 
9. (1,5 điểm): Vì các vật nhiễm điện trái dấu hút nhau nên khi sơn người ta thường nhiễm điện trái dấu cho sơn và vật cần sơ để sơn bám chắc hơn và tăng độ bền của lớp sơn.
10. (2 điểm): - Vẽ đúng mạch điện: 1 điểm
 - Xác định được chiều dòng điện trong mạch: 1 điểm
11. (1 điểm): Chỗ tay cầm bằng nhựa có tác dụng cách điện. Khi sửa chữa điện, dòng điện không chạy qua cơ thể người tránh hiện tượng giật điện
12. (1,5 điểm)
 - A và C hút nhau chứng tỏ A và C nhiễm điện khác loại. Mà C nhiễm điện âm nên A nhiễm điện dương (0,75 điểm)
 - B và C đẩy nhau chứng tỏ B và C nhiễm điện cùng loại. C nhiễm điện âm nên B cũng nhiễm điện âm (0,75 điểm)
 Đề II
I- Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng
1. Lấy một thanh êbônít cọ xát vào một miếng len. Kết quả nào trong những kết quả nào sau đây đúng?
 A. Chỉ có thanh êbônít bị nhiễm điện 
 B. Chỉ có miếng len bị nhiễm điện
 C. Cả thanh êbônít và miếng len bị nhiễm điện 
 D. Không có vật nào bị nhiễm điện
2. Đưa một đầu thước nhựa dẹt lại gần quả cầu bằng nhựa xốp được treo bằng sợi chỉ, quả cầu nhựa bị đẩy ra xa. Câu kết luận nào sau đây là đúng?
 A. Quả cầu và thước nhựa bị nhiễm điện khác loại
 B. Quả cầu không bị nhiễm điện, thước nhựa bị nhiễm điện
 C. Quả cầu và thước nhựa không bị nhiễm điện
 D. Quả cầu và thước nhựa bị nhiễm điện cùng loại
3. Trong các trường hợp sau, dòng điện chạy trong những vật nào?
 A. Một đũa thuỷ tinh đã được cọ xát vào lụa B. Máy tính bỏ túi đang hoạt động
 C. Bóng đèn của bút thử điện đặt trên bàn D. Một quả pin đặt trên bàn
4. Khi khoá K mở, bóng đèn nào mắc trong sơ đồ sau đây sáng?
 A. Đ1 và Đ2 
 B. Đ1 và Đ4
 C. Đ2 và Đ4 
 D. Đ2 và Đ3
5. Hãy xếp các vật sau đây vào các cột vật dẫn điện hay vật cách điện: bạc, thuỷ tinh, dung dịch đồng sunfat, nhựa, nhôm, than chì, nilông, bêtông.
Vật dẫn điện
Vật cách điện
6. Trong các dụng cụ dùng điện sau đây, dụng cụ nào hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện?
 A. Nồi nấu cơm điện B. Máy giặt
 C. Ti vi D. Cầu chì
7. Người ta ứng dụng tác dụng từ của dòng điện để :
 A. Mạ điện B. Làm chuông điện
 C. Chế tạo loa D. Làm đinamô
8. Hãy sắp xếp các hiện tượng sau đây tương ứng với các tác dụng của dòng điện vào cột cho phù hợp
 A. Dòng điện chạy qua cơ thể làm co giật các cơ
 B. Đèn led trong rađiô
 C. Nồi cơm điện
 D. Mạ kim loại
 E. Máy bơm nước đang hoạt động
 F. Màn hình vi tính
Tác dụng nhiệt
Tác dụng từ
Tác dụng hóa học
Tác dụng phát sáng
Tác dụng sinh lí
II- Hãy viết câu trả lời đúng cho các câu hỏi sau:
9. Trong các phân xưởng dệt, người ta thường treo những tấm kim loại đã nhiễm điện ở trên cao. Làm như vậy có tác dụng gì? Giải thích?
10. Vẽ sơ đồ mạch điện đèn pin (khoá K đóng) và chỉ rõ chiều dòng điện trong sơ đồ.
11. Dưới gầm các ôtô chở xăng bao giờ cũng thấy có một dây xích sắt. Một đầu của dây xích được nối với vỏ thùng chứa xăng, đầu kia được thả kéo lê trên mặt đường. Hãy cho biết dây xích này được sử dụng để làm gì? Tại sao?
12. Sau khi chải tóc bằng lược nhựa, lược nhựa nhiễm điện âm. Hỏi tóc có bị nhiễm điện không và bị nhiễm điện loại gì? Khi đó các êlêctrôn dịch chuyển từ vật nào sang vật nào? Điện tích của hạt nhân nguyên tử tóc và lược nhựa có thay đổi không?
E- Đáp án và biểu điểm
I.(4 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm
1.C 2.D 3.C 4.B 6.D 7.A
5. Vật dẫn điện: bạc, dung dịch đồng sunfat, than chì, nhôm
 Vật cách điện: thuỷ tinh, nhựa, bêtông, nilông
8.
Tác dụng nhiệt
Tác dụng từ
Tác dụng hóa học
Tác dụng phát sáng
Tác dụng sinh lí
C
E
D
B,F
A
II.( 6 điểm):
9. (1,5 điểm): Trong các phân xưởng dệt có nhiều bụi bông bay trong không khí, những bụi này có hại cho sức khoẻ của công nhân. Những tấm kim loại nhiễm điện ở trên cao có tác dụng hút bụi bông lên bề mặt của chúng làm cho không khí trong xưởng ít bụi hơn.
10. (2điểm): - Vẽ đúng mạch điện: 1 điểm
 - Xác định được chiều dòng điện trong mạch: 1 điểm
11. (1 điểm): Khi ôtô chạy sẽ cọ sát mạnh với không khí làm thùng xe bị nhiễm điện. Nếu bị nhiễm điện mạnh sẽ phát sinh tia lửa điện gây cháy nổ. Dây xích sắt là vật dẫn điện nên các điện tích từ ôtô dịch chuyển qua nó xuống đất.
12. (1,5 điểm): Tóc bị nhiễm điện và nhiễm điện dương. Êlêctrôn dịch chuyển từ tóc sang lựơc nhựa, lược nhựa thừa êlêctrôn mang điện tích âm. Điện tích của hạt nhân các nguyên tử tóc và lược nhựa không thay đổi.
 –––––––––––––––––––––––––––––––––

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 27 (7).doc