Giáo án dạy Vật lý 7 tiết 28 bài 24: Cường độ dòng điện

Giáo án dạy Vật lý 7 tiết 28 bài 24: Cường độ dòng điện

Tiết 28 Bài 24

CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nêu được dòng điện càng mạnh thì cường độ của nó càng lớn và tác dụng của dòng điện càng mạnh.

- Nêu được đơn vị cường độ dòng điện là ampe, kí hiệu là A.

2. Kĩ năng:

Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện ( chọn ampe kế thích hợp 1và mắc đúng qui tắc dùng).

3. Tư tưởng:

- Trung thực, tỉ mỉ, cẩn thận trong khi làm TN.

- Có tinh thần cộng tác phối hợp với bạn trong hoạt động chung của nhóm.

 

doc 4 trang Người đăng vultt Lượt xem 886Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Vật lý 7 tiết 28 bài 24: Cường độ dòng điện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/03/2009
Tiết 28 Bài 24
CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN
I. MỤC TIÊU:	
1. Kiến thức: 
Nêu được dòng điện càng mạnh thì cường độ của nó càng lớn và tác dụng của dòng điện càng mạnh.
Nêu được đơn vị cường độ dòng điện là ampe, kí hiệu là A.
2. Kĩ năng:
Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện ( chọn ampe kế thích hợp 1và mắc đúng qui tắc dùng). 
3. Tư tưởng: 
- Trung thực, tỉ mỉ, cẩn thận trong khi làm TN.
- Có tinh thần cộng tác phối hợp với bạn trong hoạt động chung của nhóm.
II. CHUẨN BỊ:
1. Thầy: 
* Đồ dùng cho cả lớp: 
Hình vẽ to H 24.1;24.2; 24.3 SGK ; bảng 2 SGK; 
Nguồn là ăcqui 12V.
1 ampe kế loại to.
1 biến trở.
Một bóng đèn 6V.
* Đồ dùng cho mỗi nhóm HS: 2 pin 1,5V và đế lắp; 1 bóng đèn, 1 khoá, 5 dây nối; 1 ampe kế.
- Bảng 1 SGK ( làm 6 bảng nhóm).
2. Trò: Học thuộc bài cũ xem trước bài mới.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tình hình lớp: (1’) Kiểm tra sĩ số, quan sát lớp.
Lớp
7A1
7A2
7A3
7A4
7A5
Sĩ số
H. diện
Vắng
2. Kiểm tra bài cũ: (2’) 
CH: Nêu các tác dụng của dòng điện?
TL: Dòng điện có tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng, tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lí.
3. Giảng bài mới
a) Giới thiệu bài mới (1’)
 Dòng điện có thể gây ra các tác dụng khác nhau. Mỗi tác dụng này có thể mạnh, yếu khác nhau tuỳ thuộc vào cường độ dòng điện. Cường độ dòng điện là một đại lượng vật lý, vì vậy nó có đơn vị đo và dụng cụ đo riêng. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cường độ dòng điện qua bài học hôm nay.
b) Tiến trình bài dạy: 	
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung 
7’
Hoạt động 1
 Tìm hiểu cường độ dòng điện và đơn vị cường độ dòng điện.
I. Cường độ dòng điện.
- Cường độ dòng điện cho biết mức độ mạnh hay yếu của dòng điện.
- Cường độ dòng điện kí hiệu là I.
- Đơn vị đo cường độ dòng điện là ampe, kí hiệu là A.
- GV giới thiệu mạch điện TN hình 24.1. Thông báo với HS: ampe kế là dụng cụ đo cường độ dòng điện để cho biết dòng điện mạnh hay yếu, biến trở là dụng cụ để thay đổi cường độ dòng điện trong mạch.
- GV làm TN cho HS quan sát. GV dịch chuyển con chạy của biến trở để thay đổi độ sáng của bóng đèn. Yêu cầu HS quan sát số chỉ của ampe kế tương ứng khi đèn sáng mạnh, yếu để hoàn thành nhận xét (chưa yêu cầu HS đọc số chỉ của ampe kế).
- Gọi vài HS đọc nhận xét – GV sửa cách dùng câu từ của HS và chốt lại nhận xét đúng.
- GV thông báo về cường độ dòng điện, kí hiệu và đơn vị cường độ dòng điện. Lưu ý HS khi viết kí hiệu, đơn vị đúng.
- Để đo dòng điện có cường độ nhỏ, người ta dùng đơn vị miliampe (mA)
 1A = 1000mA
 1mA = = 0,001 A
- HS quan sát số chỉ của ampe kế tương ứng với khi bóng đèn sáng mạnh, yếu để hoàn thành nhận xét.
* Nhận xét: ..... mạnh .......... lớn.
- HS lắng nghe và ghi vào vở kí hiệu của cường độ dòng điện I và đơn vị đo là ampe(kí hiệu là A).
10’
Hoạt động 2
Tìm hiểu về ampe kế
II. Ampe kế.
- Ampe kế là dụng cụ để đo cường độ dòng điện.
- Cách nhận biết: Trên mặt có ghi chữ A hoặc mA.
- GV nhắc lại HS ghi vở: ampe kế là dụng cụ dùng để đo cường độ dòng điện.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu ampe kế:
* Nhận biết: GV đưa ra 2 đồng hồ đo điện giống nhau ampe kế và vônkế. H. Điểm nào trên mặt đồng hồ đo giúp chúng ta phân biệt ampe kế với dụng cụ đo khác?
- Yêu cầu các nhóm, tìm hiểu về GHĐ, ĐCNN của ampe kế của nhóm mình và tìm hiểu một số đặc điểm của ampe kế theo trình tự a, b, c, d.
- Điều khiển thảo luận các nội dung mục a, b, c, d. – chốt lại kết quả đúng.
- HS quan sát mặt ampe kế để nêu đựoc đặc điểm phân biệt ampe kế với dụng cụ đo điện khác. 
TL: Trên mặt ampe kế có ghi A (hoặc mA).
- HS hoạt động theo nhóm, tìm hiểu một số đặc điểm của ampe kế.
- Mỗi nhóm cử đại diện trình bày các nội dung mục a,b,c, d đã thảo luận trong nhóm và nêu nhận xét các ý kiến của các nhóm khác trong lớp. Yêu cầu nêu được: 
a. + Hình 24.2a:
GHĐ: 100mA; ĐCNN: 10mA.
+ Hình 24.2b: 
GHĐ: 6A; ĐCNN: 0,5A.
b. Ampe kế H24.2a,b dùng kim chỉ thị, ampe kế H24.2c hiện số.
c. Ampe kế có 2 chốt nối dây dẫn : chốt dương (+), chốt âm (-).
d. HS nhận biết được chốt điều chỉnh kim của ampe kế cụ thể của nhóm mình.
15’
Hoạt động 3
Mắc ampe kế để xác định cường độ dòng điện.
III. Đo cường độ dòng điện.
( SGK)
- GV giới thiệu kí hiệu ampe kế trong sơ đồ mạch điện, bổ sung thêm kí hiệu cho chốt (+), chốt (-) của ampe kế 
- Yêu cầu HS vẽ sơ đồ mạch điện hình 24.3, chỉ rõ chốt (+), chốt (-) của ampe kế trên sơ đồ mạch điện.
- Gọi HS nhận xét sơ đồ trên bảng.
- GV treo bảng số liệu hình 24.4
H. Hãy cho biết ampe kế của nhóm em có thể dùng để đo cường độ dòng điện qua dụng cụ nào? Tại sao?
- GV lưu ý HS khi dùng ampe kế để đo cường độ dòng điện qua dụng cụ dùng điện nào ta phải chọn ampe kế có GHĐ phù hợp, nhưng trong các ampe kế đó ampe kế có ĐCNN càng nhỏ, độ chính xác của kết quả đo càng cao.
- Yêu cầu các nhóm mắc mạch điện H24.3 ( chưa đóng công tắc).
- GV kiểm tra mạch mắc của các nhóm. Lưu ý HS mắc đúng, đảm bảo chốt (+) của ampe kế được mắc với cực (+) của nguồn, không được mắc trực tiếp chốt (+) và chốt (-) của ampe kế với hai cực của nguồn điện. Nhắc nhở sai sót của HS khi chưa điều chỉnh kim ampe kế về vạch số 0. Sau đó cho các nhóm đóng công tắc.
H. Khi sử dụng ampe kế để đo cường độ dòng điện trong mạch điện, ta cần phải chọn ampe kế, mắc ampe kế vào trong mạch điện như thế nào? 
H. Đặt mắt đọc kết quả đo như thế nào để kết quả chính xác?
GV chốt lại một số điểm lưu ý khi sử dụng ampe kế.
- Yêu cầu các nhóm mắc thêm 1 pin nữa cho nguồn điện và tiến hành tương tự để đo cường độ dòng điện trong mạch trong trường hợp này, quan sát độ sáng của đèn, hoàn thành mục 6 và trả lời câu C2.
- Hướng dẫn HS thảo luận – rút ra nhận xét.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
- Vẽ sơ đồ mạch điện hình 24.3.
- Nhận xét sơ đồ mạch điện của bạn ở trên bảng.
- HS dựa vào bảng số liệu và GHĐ của ampe kế nhóm mình để trả lời câu hỏi của GV.
- Mắc mạch điện hình 24.3 (với nguồn điện 1 pin theo nhóm).
- Khi GV đã kiểm tra mạch đúng, đóng công tắc và đọc số chỉ của ampe kế , ghi kết quả vào phiếu học tập.
- Tự ghi vào vở những điểm cần lưu ý khi sử dụng ampe kế đo cường độ dòng điện.
+ Chọn ampe kế có GHĐ phù hợp với giá trị cường độ dòng điện muốn đo.
+ Phải điều chỉnh để kim ampe kế chỉ đúng vạch số 0.
+ Mắc ampe kế vào mạch điện sao cho chốt (+) của ampe kế với cực (+) của nguồn điện.
+ Khi đọc kết quả phải đặt mắt sao cho kim che khuất ảnh của nó trong gương.
- Các nhóm tiến hành TN với nguồn 2 pin, quan sát, nhận xét, hoàn thành mục 6 và câu C2.
*Nhận xét: dòng điện qua đèn có cường độ càng lớn (nhỏ) thì đèn sáng càng mạnh (yếu).
8’
Hoạt động 4: Củng cố, vận dụng.
- Yêu cầu HS nhắc lại những điểm cần ghi nhớ trong tiết học.
- Vận dụng trả lời C3, C4, C5. Với C4, GV viết lên bảng thành 2 cột:
1 cột là GHĐ của một số ampe kế, 1 cột là giá trị cần đo để HS dùng gạch nối để chọn.
- Hướng dẫn thảo luận câu C3, C4, C5 chốt lại câu trả lời đúng để HS ghi vào vở.
- HS nhớ tại lớp các điểm cần ghi nhớ như phần ghi nhớ SGK.
- Vận dụng làm việc cá nhân trả lời câu hỏi C3, C4, C5. 
C3: 
a) 175mA b) 380mA
c)1,25 A d) 0,28A.
C4: 
2+a; 3+b; 4+c
C5: chọn a vì các chốt mắc đúng.
- HS chữa bài nếu sai.
4) Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học sau: (1’)
- Học bài : học ở vở ghi và xem thêm SGK.
- Làm bài tập từ bài 1 đến bài 6 SBT.
- Xem trước: Bài 25: Hiệu điện thế.
IV. RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG:	

Tài liệu đính kèm:

  • docT28.doc