Giáo án dạy Vật lý 7 tuần 26 đến 30

Giáo án dạy Vật lý 7 tuần 26 đến 30

Tuần: - Tiết : 26

 ÔN TẬP

 I – Mục tiêu

*Kiến thức: - Củng cố và hệ thống hoá các kiến thức cơ bản đã học trong chương 3: Điện học, giúp cho học sinh nắm kiến thức một cách hệ thống

*Kĩ năng: - Vận dụng một cách tổng hợp các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi, giải thích các hiện tượng có liên quan và bước đầu biết cách giải các bài tập cơ bản về điện học .

*Thái độ: Có thái độ ham hiểu biết, có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tế, biết cách sử dụng điện an toàn và tiết kiệm điện.

 II – Chuẩn bị

1.Học sinh: Học bài và Ôn tập các kiến thức đã học trong chương.

2. Giáo viên: Giáo án và Hệ thống các câu hỏi và bài tập.

 

doc 15 trang Người đăng vultt Lượt xem 789Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Vật lý 7 tuần 26 đến 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: - Tiết : 26
Ngày soạn: . 
Ngày dạy: 7a:...............
 7b................
Ôn tập
 	I – Mục tiêu
*Kiến thức: - Củng cố và hệ thống hoá các kiến thức cơ bản đã học trong chương 3: Điện học, giúp cho học sinh nắm kiến thức một cách hệ thống 
*Kĩ năng: - Vận dụng một cách tổng hợp các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi, giải thích các hiện tượng có liên quan và bước đầu biết cách giải các bài tập cơ bản về điện học .
*Thái độ: Có thái độ ham hiểu biết, có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tế, biết cách sử dụng điện an toàn và tiết kiệm điện.
	II – Chuẩn bị
1.Học sinh: Học bài và Ôn tập các kiến thức đã học trong chương. 
2. Giáo viên: Giáo án và Hệ thống các câu hỏi và bài tập.
	III – Tổ chức hoạt động dạy học
A– Tổ chức 7a....../.............................7b..../................................. 
B – Kiểm tra
 Kết hợp kiểm tra trong bài mới
C – Bài mới
Hoạt động 1: Hệ thống hoá kiến thức thức cơ bản
 GV đưa ra hệ thống câu hỏi – HS trả lời và thảo luận câu trả lời.
Câu 1: Có thể làm vật nhiễm điện bằng cách nào? Vật bị nhiễm ( vật mang điện tích) có khả năng gì?
Câu 2: Có những loại điện tích nào? Nêu sự tương tác giữa các loại mang điện tích? Quy ước vật nào mang điện tích dương? Vật nào mang điện tích âm?
Câu 3: Khi nào một vật mang điện tích dương? Khi nào vật mang điện tích âm? 
Câu 4: Nêu sơ lược về cấu tạo nguyên tử ?
Câu 5: Thế nào là vật dẫn điện, vật cách điện? Lấy ví dụ?
Câu 6: Dòng điện là gì? So sánh với đặc điểm của dòng điện trong kim loại ?
Câu 7: Quy ước chiều dòng điện? So sánh với chiều dịch chuyển có hướng của các êlectrôn tự do trong dây dẫn kim loại? 
Câu 8: Dòng điện có những tác dụng nào?
Hoạt động 2: Làm bài tập vận dụng
Câu 9: Lấy một thanh êbônít cọ xát vào một miếng len. Kết quả nào trong những kết quả sau đây đúng?
 A- Thanh êbônit bị nhiễm điện, miếng len không nhiễm điện
 B- Miếng len bị nhiễm điện, thanh êbônit không bị nhiễm điện
 C- Cả thanh êbônit và miếng len bị nhiễm điện
 D- Không có vật nào bị nhiễm điện
Câu 10: Hạt nhân nguyên tử vàng có điện tích +79e (-e là điện tích của một êlectrôn) Hỏi: a) Trong nguyên tử vàng có bao nhiêu êlectrôn xung quanh hạt nhân? Giải thích?
 b) Nếu nguyên tử vàng nhận thêm hoặc mất bớt đi 2 electrôn thì điện tích của hạt nhân có thay đổi không? Khi đó nguyên tử vàng mang điện tích gì?
Câu 11: Hai quả cầu nhẹ A, B được treo gần nhau bằng sợi chỉ tơ, chúng 
hút nhau và hai sợi chỉ bị lệch (Hình vẽ). Hỏi các quả cầu bị nhiễm điện 
như thế nào? Hãy phân tích các trường hợp có thể xảy ra.
Câu 12: Cọ xát mảnh Pôliêtilen vào len, mảnh pôliêtilen bị nhiễm điện âm. Khi đó vật nào nhận thêm êlectrôn, vật nào mất bớt êlectrôn?
Câu 13: Trong các sơ đồ mạch điện sau, sơ đồ nào có mũi tên chỉ đúng chiều dòng điện theo quy ước?
Câu 14: Vẽ sơ đồ mạch điện của đèn pin (khoá K đóng). Xác định chiều dòng điện trong mạch.
Câu 15: Trong các hình vẽ sau, nguồn điện được dấu trong hộp kín. Dựa vào chiều dòng điện, hãy xác định các cực của nguồn điện trong mỗi mạch điện.
D– Củng cố
- Khắc sâu lại những kiến thức cơ bản cần phải ghi nhớ
E– Hướng dẫn về nhà
	- Ôn tập toàn bộ các kiến thức đã học trong chương 3 chuẩn bị cho giờ kiểm tra	- Giải lại các bài tập trong sách bài tập.	 
Tuần: - Tiết : 27
Ngày soạn: . 
Ngày dạy: 7a:...............
 7b................
Kiểm tra
 I-Yêu cầu 
-Đánh giá kết quả học tập của HS về kiến thức kĩ năng và vận dụng
-Rèn kĩ năng tư duy lô gíc, thái độ nghiệm túc trong học tập và kiểm tra 
-Qua kết quả kiểm tra,GV và HS tự rút ra kinh nghiệm về phương pháp dạy và học
 II-Mục tiêu
-Kiểm tra, đánh giá kiến thức quá trình nắm kiến thức của học sinh trong nửa đầu học kì II phần điện học, từ đó có thông tin ngược trử lạivà có kế hoạch bồi dưỡng bổ xung kiến thứccho học sinh.
- Có kỹ năng giải thích và vận dụng về sự nhiễm điện do cọ sát, các loại điện tích, dòng điện, nguồn điện, các tác dụng của dòng điện, chất dẫn điện, chất cách điện, sơ đồ mạch điện, chiều dòng điện.
-Giáo dục ý thức tự giác kỉ luật ,tính độc lập suy nghĩ khi làm bài kiểm tra.
 III.Chuẩn bị:
1.Học sinh: Học bài và chuẩn bị giấy kỉêm tra.
2.Giáo viên: Giáo án và phô tô đề kiểm tra.
	 IV- Các hoạt động dạy học
	A- tổ chức: 7a....../.............................7b..../........................... 
	B- Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị giấy của học sinh.
	C- Bài mới: 
 PhầnI -Ma trận thiết kế đề kiểm tra
 Mục tiêu
 Các cấp độ tư duy
Tổng
 Nhận biết
 Thông hiểu
 Vận dụng
TNKQ
 TL
TNKQ
 TL
TNKQ 
 TL
Sự nhiễm điện do cọ xát. Hai loại điện tích
1
 0,5 
1
 0,5
1
 1,5
1
 1,5
4
 4
Dòng điện. Nguồn điện. Chất dẫn điện, chất cách điện. Dòng điện trong kim loại
1
 0,5
1
 0,5
1
 1
3
 2
Sơ đồ mạch điện. Chiều dòng điện
1
 0,5
1
 2
2
 2,5
Các tác dụng của dòng điện
3
 1,5
3
 1,5
 Tổng
2
 1
6
 3
1
 1,5
3
 4,5
12
 10
 Phần II: Đề kiểm tra.
 Đề I
I- Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng
1. Sau một thời gian hoạt động, cánh quạt bị dính nhiều bụi vì:
 A. Cánh quạt cọ xát với không khí bị nhiễm điện nên hút nhiều bụi 
 B. Cánh quạt bị ẩm nên hút nhiều bụi
 C. Một số chất nhờn trong không khí động lại ở cánh quạt và hút nhiều bụi 
 D. Bụi có chất keo nên bám vào cánh quạt
2. Nếu A đẩy B, B đẩy C thì:
 A. C và A có điện tích cùng dấu B. A và B có điện tích cùng dấu
 C. A, B và C có điện tích cùng dấu D. B và C trung hoà về điện
3. Thiết bị nào sau đây là nguồn điện?
 A. Quạt máy B. Bếp điện
 C. ác quy D. Đèn pin
4. Khi khoá K mở, bóng đèn nào mắc trong sơ đồ sau đây không sáng?
 A. Đ1 và Đ2 
 B. Đ1 và Đ4
 C. Đ2 và Đ4 
 D. Đ2 và Đ3
5. Hãy xếp các vật sau đây vào các cột vật dẫn điện hay vật cách điện: vải, giấy, không khí, vàng, thuỷ tinh, nước muối, than đá, gỗ khô, cao su, sắt, thép.
Vật dẫn điện
Vật cách điện
6. Sự toả nhiệt khi có dòng điện chạy qua được ứng dụng để chế tạo ra:
 A. Máy bơm nước B. Tủ lạnh
 C. Đèn led D. Bàn là điện
7. Người ta ứng dụng tác dụng hoá học của dòng điện để :
 A. Mạ điện B. Làm chuông điện
 C. Chế tạo loa D. Làm đinamô
8. Hãy sắp xếp các hiện tượng sau đây tương ứng với các tác dụng của dòng điện vào cột cho phù hợp
 A. Bác sĩ đông y khi châm cứu, dùng điện chạy qua kim châm vào các huyệt
 B. Màn hình ti vi đang hoạt động
 C. Rơ le nhiệt
 D. Mạ vàng đồ trang sức
 E. Máy giặt đang hoạt động
 F. Màn hình hiện số của máy tính bỏ túi
Tác dụng nhiệt
Tác dụng từ
Tác dụng hóa học
Tác dụng phát sáng
Tác dụng sinh lí
III. Hãy viết câu trả lời đúng cho các câu hỏi sau:
9. Tại sao khi sơn, người ta thường nhiễm điện trái dấu cho sơn và vật cần sơn?
10. Vẽ sơ đồ mạch điện gồm một nguồn điện, 1 khoá K đóng, dây dẫn và chỉ rõ chiều dòng điện trong sơ đồ.
11. Các dụng cụ sửa chữa điện, ở chỗ tay cầm thường bọc nhựa. Tại sao?
12. Treo các quả cầu đã nhiễm điện bằng các sợi chỉ mảnh. Lần lượt đưa quả cầu C nhiễm điện âm đến gần quả cầu A thì chúng hút nhau, lại gần quả cầu B thì chúng đẩy nhau. Hỏi A và B mang điện tích gì? Vì sao?
	D- Đáp án và biểu điểm
I.(4 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm
1.A 2.B 3.C 4.D 6.D 7.A
5. Vật dẫn điện: vàng, nước muối, than, sắt, thép
 Vật cách điện: vải, giấy, không khí, gỗ khô, cao su, thuỷ tinh.
8.
Tác dụng nhiệt
Tác dụng từ
Tác dụng hóa học
Tác dụng phát sáng
Tác dụng sinh lí
C
E
D
B,F
A
II.( 6 điểm): 
9. (1,5 điểm): Vì các vật nhiễm điện trái dấu hút nhau nên khi sơn người ta thường nhiễm điện trái dấu cho sơn và vật cần sơ để sơn bám chắc hơn và tăng độ bền của lớp sơn.
10. (2 điểm): - Vẽ đúng mạch điện: 1 điểm
 - Xác định được chiều dòng điện trong mạch: 1 điểm
11. (1 điểm): Chỗ tay cầm bằng nhựa có tác dụng cách điện. Khi sửa chữa điện, dòng điện không chạy qua cơ thể người tránh hiện tượng giật điện
12. (1,5 điểm)
 - A và C hút nhau chứng tỏ A và C nhiễm điện khác loại. Mà C nhiễm điện âm nên A nhiễm điện dương (0,75 điểm)
 - B và C đẩy nhau chứng tỏ B và C nhiễm điện cùng loại. C nhiễm điện âm nên B cũng nhiễm điện âm (0,75 điểm)
 Đề II
I- Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng
1. Lấy một thanh êbônít cọ xát vào một miếng len. Kết quả nào trong những kết quả nào sau đây đúng?
 A. Chỉ có thanh êbônít bị nhiễm điện 
 B. Chỉ có miếng len bị nhiễm điện
 C. Cả thanh êbônít và miếng len bị nhiễm điện 
 D. Không có vật nào bị nhiễm điện
2. Đưa một đầu thước nhựa dẹt lại gần quả cầu bằng nhựa xốp được treo bằng sợi chỉ, quả cầu nhựa bị đẩy ra xa. Câu kết luận nào sau đây là đúng?
 A. Quả cầu và thước nhựa bị nhiễm điện khác loại
 B. Quả cầu không bị nhiễm điện, thước nhựa bị nhiễm điện
 C. Quả cầu và thước nhựa không bị nhiễm điện
 D. Quả cầu và thước nhựa bị nhiễm điện cùng loại
3. Trong các trường hợp sau, dòng điện chạy trong những vật nào?
 A. Một đũa thuỷ tinh đã được cọ xát vào lụa B. Máy tính bỏ túi đang hoạt động
 C. Bóng đèn của bút thử điện đặt trên bàn D. Một quả pin đặt trên bàn
4. Khi khoá K mở, bóng đèn nào mắc trong sơ đồ sau đây sáng?
 A. Đ1 và Đ2 
 B. Đ1 và Đ4
 C. Đ2 và Đ4 
 D. Đ2 và Đ3
5. Hãy xếp các vật sau đây vào các cột vật dẫn điện hay vật cách điện: bạc, thuỷ tinh, dung dịch đồng sunfat, nhựa, nhôm, than chì, nilông, bêtông.
Vật dẫn điện
Vật cách điện
6. Trong các dụng cụ dùng điện sau đây, dụng cụ nào hoạt động dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện?
 A. Nồi nấu cơm điện B. Máy giặt
 C. Ti vi D. Cầu chì
7. Người ta ứng dụng tác dụng từ của dòng điện để :
 A. Mạ điện B. Làm chuông điện
 C. Chế tạo loa D. Làm đinamô
8. Hãy sắp xếp các hiện tượng sau đây tương ứng với các tác dụng của dòng điện vào cột cho phù hợp
 A. Dòng điện chạy qua cơ thể làm co giật các cơ
 B. Đèn led trong rađiô
 C. Nồi cơm điện
 D. Mạ kim loại
 E. Máy bơm nước đang hoạt động
 F. Màn hình vi tính
Tác dụng nhiệt
Tác dụng từ
Tác dụng hóa học
Tác dụng phát sáng
Tác dụng sinh lí
II- Hãy viết câu trả lời đúng cho các câu hỏi sau:
9. Trong các phân xưởng dệt, người ta thường treo những tấm kim loại đã nhiễm điện ở trên cao. Làm như vậy có tác dụng gì? Giải thích?
10. Vẽ sơ đồ mạch điện đèn pin (khoá K đóng) và chỉ rõ chiều dòng điện trong sơ đồ.
11. Dưới gầm các ôtô chở xăng bao giờ cũng thấy có một dây xích sắt. Một đầu của dây xích được nối với vỏ thùng chứa xăng, đầu kia được thả kéo lê trên mặt đường. Hãy cho biết dây xích này được sử dụng để làm gì? Tại sao?
12. Sau khi chải tóc bằng lược nhựa, lược nhựa nhiễm điện âm. Hỏi tóc có bị nhiễm điện không và bị nhiễm điện loại gì? Khi đó các êlêctrôn dịch chuyển từ vật nào sang vật nào? Điện tích của hạt nhân nguyên tử tóc và lược nhựa có thay đổi không?
D- Đáp án và biểu điểm
I.(4 điể ...  dẫn về nhà
	- Học thuộc ghi nhớ và làm bài tập 24.1 24.2, 24.3 (SBT).
	- Đọc trước bài 25: Hiệu điện thế.	 
Tuần: - Tiết : 29
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 7a:...............
 7b................
Bài25
Hiệu điện thế
 	I – Mục tiêu
*Kiến thức:- Biết được ở hai cực của nguồn điệncó sự nhiễm điện khác nhau và giữa chúng có một hiệu điện thế. 
 - Nêu được đơn vị của hiệu điện thế là vôn (kí hiệu: V).
 - Sử dụng vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai cực để hở của nguồn điện( lựa chọn vôn kế phù hợp và mắc đúng vôn kế).
*Kỹ năng : Mắc mạch điện đơn giản, vẽ sơ đồ mạch điện.
*Thái độ: Có thái độ trung thực, ham hiểu biết, hợp tác trong nhóm tạo hứng thú học tập bộ môn.
	II – Chuẩn bị
1.Học sinh: Học bài và làm bài tập.
2.Giáo viên: Giáo án.
 *Mỗi nhóm: 1 số loại pin, ắcquy, 1 biến thế chỉnh lưu, 1 bóng đèn pin đã lắp sẵn vào đế, 1 công tắc, dây nối, 1 vôn kế.
	III – Tổ chức hoạt động dạy học
A – Tổ chức 7a....../.............................7b..../............................. 
B– Kiểm tra
HS1: Trình bày quy tắc sử dụng ampe kế? Bài 24.1SBT
HS2: Nêu nội dung ghi nhớ và làm bài tập 24.2 SBT.
C– Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Tổ chức tình huống học tập (5ph)
- Nguồn điện có tác dụng gì?
- GV cho HS quan sát và yêu cầu HS đọc các số liệu ghi trên pin . 
Vậy vôn là gì? 1,5V cho ta biết điều gì? Để trả lời câu hỏi này chúng ta cùng nghiên cứu bài hôm nay.
HĐ2: Tìm hiểu về hiệu điện thế và đơn vị hiệu điện thế (7ph)
- GV thông báo: Nguồn điện có hai cực: cực (+) và cực (-). Giữa hai cực của nguồn điện có một hiệu điện thế
- GV thông báo kí hiệu và đơn vị của hiệu điện thế (giới thiệu về Alecxanđrô vônta- nhà vật lý người Itali)
- Đổi đơn vị cho các giá trị sau?
 2,5V = ................ mV 
 6kV = .................. V
 110V = .................... kV
 1200mV = ................V
- Cho HS quan sát các loại pin, ác quy. Yêu cầu quan sát và đọc số vôn ghi trên vỏ pin, acquy trả lời C1
- Những con số này cho ta biết điều gì?
HĐ3: Tìm hiểu vôn kế (7ph)
- GV thông báo: vôn kế là dụng cụ đo hiệu điện thế
- Cho HS quan sát vôn kế, yêu cầu HS chỉ ra được đặc điểm để nhận biết vôn kế, các chốt ghi dấu gì? Chốt điều chỉnh kim?
- Yêu cầu HS tìm hiểu GHĐ, ĐCNN của vôn kế ở nhóm mình.
- Yêu cầu HS tìm hiểu GHĐ và ĐCNN của vôn kế H25.2a, b.
Cho biết vôn kế nào dùng kim, vôn kế nào hiện số? 
- GV giới thiệu về đồng hồ vạn năng.
HĐ4: Đo hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện khi mạch điện hở (15ph)
- GV vẽ kí hiệu của vôn kế trên sơ đồ mạch điện
- Yêu cầu HS quan sát H25.3 và trả lời câu hỏi: Bóng đèn, khoá K được mắc như thế nào với nguồn điện? Hai chốt của vôn kế được mắc như thế nào với nguồn điện?
- Yêu cầu HS vẽ sơ đồ mạch điện H25.3, ghi rõ chốt nối của vôn kế. Gọi một HS lên bảng thực hiện, HS khác nhận xét.
Lưu ý: chốt (+) của vôn kế nối với cực (+) của nguồn, chốt (-) của vôn kế nối với cực (-) của nguồn điện.
- Vôn kế của nhóm em có phù hợp để đo hiệu điện thế 6 V không? 
- Kiểm tra xem kim của vôn kế chỉ số không chưa?
- Khi sử dụng vôn kế để đo hiệu điện thế cần chú ý gì? (Quy tắc sử dụng)
- Yêu cầu HS các nhóm mắc mạch điện H25.3, đọc và ghi số chỉ của vôn kế vào bảng 2 trong hai trường hợp: 1pin ,2 pin
- Tổ chức thảo luận để rút ra kết luận.
HĐ5: Vận dụng và ghi nhớ(8ph).
GV yêu cầu HS thảo luận và làm từng bài tập C5,C6.
*Qua bài học cần nắm nội dung gì?
- HS trả lời: Nguồn điện có khả năng cung cấp dòng điện cho các dụng cụ dùng điện hoạt động.
- HS quan sát và đọc số liệu ghi trên quả pin.
- Ghi đầu bài
I- Hiệu điện thế
- Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một hiệu điện thế.
- Hiệu điện thế kí hiêu: U
- Đơn vị: vôn – Kí hiệu: V
 Ước của V là: milivôn – Kí hiệu: mA
Bội của V là kilôvôn – Kí hiệu: kV
 1kV = 1000 V
 1mV = 0,001V
 1MV=1000000V
- HS quan sát các loại pin và các quy để hoàn thiện câu C1
C1: Pin tròn: 1,5 V
 Acquy xe máy: 6V hoặc 12V
 Giữa hai lỗ của ổ lấy điện: 220V
* Khái niệm HĐT: Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện là giá trị hiệu điện thế giữa hai cực của nó khi chưa mắc vào mạch.
II- Vôn kế
- HS đọc thông tinvà ghi vở: 
1.Tìm hiểu vôn kế:
*Vôn kế: là dụng cụ đo hiệu điện thế
V
*Kí hiệu vôn kế:
- HS quan sát vôn kế và nêu được đặc điểm:
+Trên mặt vôn kế có ghi chữ V(số đo của vôn kế tính theo đơn vị vôn) hoặc mV(...)
+ Có hai chốt (+), 1 chốt (-)
+ Chốt điều chỉnh kim
- HS hoạt động theo nhóm, chỉ ra được GHĐ và ĐCNN của vôn kế ở nhóm mình (Chú ý: Phân biệt GHĐ và ĐCNN của hai thang đo)
C2:
Vôn kế
GHĐ
ĐCNN
H 25.2a
H25.2b
300V
20V
20V
2,5V
2.Các loại vôn kế:
 Vôn kế dùng kin chỉ thị ,vôn kế hiện số.
Vôn kế có 2 chốt đó là chốt(+),và chốt(-).
III- Đo hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện khi mạch điện hở
- HS vẽ được kí hiệu của vôn kế trên sơ đồ mạch điện
- HS vẽ sơ đồ mạch điện H25.3 và chỉ ra chốt (+), chốt (-).
- Nhận xét hình vẽ của bạn trên bảng
- Trả lời các câu hỏi của GV ( câu 2, 3 phần III)
- Quy tắc sử dụng vôn kế:
+ Chọn vôn kế có GHĐ, ĐCNN phù hợp với giá trị hiệu điện thế cần đo
+ Điều chỉnh kim của vôn kế chỉ đúng vạch số 0
+ Mắc ampe kế vào mạch điện sao cho chốt (+) của vôn kế với cực (+), chốt (-) của vôn kế nối với cực (-) của nguồn điện
+ Đặt mắt để kim che khuất ảnh của nó trong gương, đọc và ghi kết quả.
- HS làm việc theo nhóm, mắc mạch điện theo H25.3
- Ghi số chỉ của vôn kế vào bảng 2 và rút ra kết luận:
*Kết luận: Số chỉ của vôn kế bằng số vôn ghi trên vỏ nguồn điện.
IV.Vận dụng:
HS hoạt động cá nhân .
1.BàiC5: Đó là vôn kế.
-GHĐ 30V,ĐCNN 1V
-(1) 3V, (2) 28V.
2.BàiC6: 2,GHĐ 5V phù hợp a,1,5V.
 3, GHĐ 10V phù hợp b. 6V.
 1, GHĐ 20V phù hợp c,12V.
3. Ghi nhớ: SGK (t71).
Hai HS đọc ghi nhớ.
D– Củng cố
- Yêu cầu HS trình bày những điểm cần ghi nhớ trong bài học
-Đọc phần có thể em chưa biết.
E– Hướng dẫn về nhà
	- Học thuộc ghi nhớ và làm bài tập 25.1 ,25.2,25.3.(SBT). 
	- Đọc trước bài 26: Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ dùng điện.	 
Tuần: - Tiết : 30
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 7a:...............
 7b................
Bài 26
Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ dùng điện
 	I – Mục tiêu
*Kiến thức: - Nêu được hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn bằng 0 khi không có dòng điện chạy qua bóng đèn và khi hiệu điện thế càng lớn thì dòng điện qua bóng đèn có cường độ càng lớn.
 - Hiểu được mỗi dụng cụ dùng điện sẽ hoạt động bình thường khi sử dụng với hiệu điện thế định mức có giá trị bằng số vôn ghi trên dụng cụ đó.
 - Sử dụng được Ampekế để đo CĐDĐ và vôn kế để đo HĐT giữa hai đầu bóng đèn trong mạch điện kín.
*Kỹ năng :- Mắc mạch điện đơn giản, xác định GHĐ và ĐCNN của vôn kế , và Ampekế để chọn vôn kế và Ampekế phù hợp và đọc đúng kết quả.
*Thái độ: - Có thái độ trung thực, ham hiểu biết, có hứng thú học tập bộ môn, có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.
	II – Chuẩn bị
1.Học sinh: Học bài và làm bài tập.
2.Giáo viên: Giáo án.Bảng kết quả đo, bảng phụ chép câu C8.
 *Mỗi nhóm: 1 biến thế chỉnh lưu, 1 bóng đèn pin đã lắp sẵn vào đế, 1 công tắc, dây nối, 1 vôn kế, 1 ampe kế.
	III – Tổ chức hoạt động dạy học
A – Tổ chức 7a....../.............................7b..../.................................. 
B – Kiểm tra
HS1: Nêu nội dung ghi nhớ. Bài 25.2 SBT.
HS2: Cho mạch điện gồm một bóng đèn, một công tắc, nguồn điện gồm hai pin nếu dùng vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn thì phải mắc vôn kế như thế nào? Vẽ sơ đồ mạch điện đó?
C – Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐ1: Tổ chức tình huống học tập (5ph)
- Yêu cầu HS đọc số liệu ghi trên bóng đèn và nêu ý nghĩa của các con số này
- ĐVĐ: Trên các dụng cụ dùng điện thường ghi số vôn. Con số này có ý nghĩa như bạn vừa trả lời không, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài hôm nay.
HĐ2: Hiêu điện thế giữa hai đầu bóng đèn (20ph)
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm làm thí nghiệm 1, quan sát số chỉ của vôn kế và trả lời câu C1.
- Yêu cầu HS các nhóm thực hiện thí nghiệm 2. GV kiểm tra và hỗ trợ các nhóm gặp khó khăn trước khi đóng công tắc
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên điền kết quả.
- Tổ chức cho HS thảo luận C3.
- Yêu cầu HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi: Nêu ý nghĩa của số vôn ghi trên các dụng cụ dùng điện?
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân giải thích câu C4
HĐ3: Tìm hiểu sự tương tự giữa hiệu điện thế và sự chênh lệch mức nước (5ph)
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm hoàn thành câu C5
- Tổ chức cho HS thảo luận chung cả lớp để thống nhất câu trả C5
HĐ4: Vận dụng và ghi nhớ (8ph)
- Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm hoàn thành câu C6, C7, C8.
- Gọi HS lên bảng trả lời câu C6, C7, C8
- Tổ chức cho HS thảo luận chung để thống nhất câu trả lời.
* Qua bài học ghi nhớ điều gì?
- HS đọc số liệu ghi trên vỏ bóng đèn và nêu ý nghĩa của chúng theo hiểu biết của mình.
- Ghi đầu bài
I- Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn
1- Bóng đèn chưa được mắc vào mạch điện
- HS làm việc theo nhóm, mắc mạch điện H26.1(TN1), quan sát số chỉ của vôn kế và trả lời câu C1.
C1: Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn khi chưa mắc vào mạch điện bằng 0
2- Bóng đèn được mắc vào mạch điện
- HS các nhóm làm TN 2, quan sát số chỉ của vôn kế, ghi kết quả TN vào bảng 1.
C2:
Nguồn
Mạch
Số chỉ vôn kế
Số chỉ ampekế
1pin
2pin
Hở
kín
kín
U=0
U=1V
U=2V
I=0
I=0,16A
I=0,25A
- Thảo luận câu trả lời C3, ghi kết quả đúng vào vở
C3:+ Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn bằng 0 thì không có dòng điện chạy qua bóng đèn.
+ Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn càng lớn thì dòng điện chạy qua bóng đèn có cường độ càng lớn.
- HS đọc thông tin và trả lời được: 
* Số vôn ghi trên mỗi dụng cụ dùng điện là giá trị hiệu điện thế định mức
- HS làm việc cá nhân trả lời C4:
C4: Phải mắc bóng đèn vào hiệu điện thế 2,5V.
II- Sự tương tự giữa hiêu điện thế và sự chênh lệch mức nước
- HS trả lời và thảo luận câu trả lời C5
C5:a) Khi có sự chênh lệch mức nước giữa hai điểm A và B thì có dòng nước chảy từ A đến B.
b) Khi có hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn thì có dòng điện chạy qua bóng đèn.
c) Máy bơm nước tạo ra sự chênh lệch mức nước tương tự như hiệu điện thế tạo ra dòng điện.
III- Vận dụng
- HS hoạt động theo nhóm trả lời và thảo luận câu C6, C7, C8
1.BàiC6: C. 
2.BàiC7: A. 
3.BàiC8: C.
4.Ghi nhớ: SGK (t75).
Hai HS đọc nội dung ghi nhớ.
D– Củng cố
- Yêu cầu HS trình bày những điểm cần ghi nhớ trong bài học (ghi nhớ)
- Hướng dẫn HS tìm hiểu phần : Có thể em chưa biết
- GV nhấn mạnh điểm cần lưu ý để đảm bảo ân toàn và bền khi sử dụng 
 các thiết bị điện.
E– Hướng dẫn về nhà
	- Học thuộc ghi nhớ và làm bài tập 26.1,26.2, 26.3 (SBT). 
	- Đọc trước bài 27: Thực hành: Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế 
	 đối với đoạn mạch nối tiếp
	- Chép mẫu báo cáo thực hành ra giấy

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 26-30.doc