Giáo án dạy Vật lý khối 7 bài 17: Sự nhiễm điện do cọ xát

Giáo án dạy Vật lý khối 7 bài 17: Sự nhiễm điện do cọ xát

CHƯƠNG III: ĐIỆN HỌC

I/ MỤC TIÊU:

 1/ Kiến thức:Nắm được các nội dung sau :

 -Có mấy loại điện tích? Những loại điện tích nào thì đẩy nhau, hút nhau

 -Dòng điện là gì? Dòng điện có tác dụng gì?

 -Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế như thế nào?

 -Cường độ dòng điện và hiệu điện thế có đặc điểm gì trong đoạn mạch nối tiếp và trong đoạn mạch song song?

 -Sử dụng điện như thế nào để đảm bảo an toàn ?

 2/ Kĩ năng:

 -Biết sử dụng dụng cụ thí nghiệm đối với từng bài

 -Biết thu thập và sử lí thông tin từ thí ngghiệm

 -Phải sử dụng những khái niệm mới để mô tả và giải thích các hiện tượng, các quá trình vật lý

 

doc 4 trang Người đăng vultt Lượt xem 785Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Vật lý khối 7 bài 17: Sự nhiễm điện do cọ xát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG III: ĐIỆN HỌC
I/ MỤC TIÊU:
	1/ Kiến thức:Nắm được các nội dung sau :
	-Có mấy loại điện tích? Những loại điện tích nào thì đẩy nhau, hút nhau
	-Dòng điện là gì? Dòng điện có tác dụng gì?
	-Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế như thế nào?
	-Cường độ dòng điện và hiệu điện thế có đặc điểm gì trong đoạn mạch nối tiếp và trong đoạn mạch song song?
	-Sử dụng điện như thế nào để đảm bảo an toàn ?
	2/ Kĩ năng:
	-Biết sử dụng dụng cụ thí nghiệm đối với từng bài
	-Biết thu thập và sử lí thông tin từ thí ngghiệm
	-Phải sử dụng những khái niệm mới để mô tả và giải thích các hiện tượng, các quá trình vật lý 
II/ CHUẨN BỊ:
	1/ Đối với GV:
	-Giáo án, SGK, SBT
	-Những dụng cụ cần thiết cho mỗi nhóm HS và cho cả lớp đối với từng bài
	2/ Đối với HS:
	-Học bài và làm bài tập trước khi đến lớp
	-Nghiên cứu bài mới
	-Mang theo những vật dụng có liên quan đến bài học mà GV yêu cầu 
	 	BÀI 17: SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT
I/ MỤC TIÊU:
	1/ Kiến thức:
	-Học sinh mô tả được 1 hiện tượng hoặc 1 thí nghiệm chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát
	-Giải thích được 1 số hiện tượng nhiễm điện do cọ xát trong thực tế
	2/ Kĩ năng: Làm thí nghiệm nhiễm điện cho vật bằng cách cọ xát
	3/ Thái độ: Yêu thích môn học, ham hiểu biết, khám phá thế giới xung quanh
II/ CHUẨN BỊ: 
	1/ Đối với GV:
	a/ Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS:
	-Một thước nhựa, 1 thanh thủy tinh hữu cơ, 1 mảnh phim nhựa, 1 mảnh nilông
	-Một quả cầu nhựa xốp có xuyên sợi chỉ khâu, 1 giá treo
	-Một mảnh len, 1 mảnh lụa, 1 mảnh vải
	-Một mẫu giấy vụn, 1 mảnh tôn, 1 bút thử điện
	b/ Chuẩn bị cho cả lớp: Bảng phụ 
	2/ Đối với HS:
	Nghiên cứu bài mới
	3/ Kiểm tra bài cũ: 
III/ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
TRỢ GIÚP CỦA GV
NỘI DUNG
BỔ SUNG
*HĐ1: Tìm hiểu bài: (5p)
Cá nhân đọc nội dung của chương (1 em)
Cả lớp cùng lắng nghe GV nói lại các nội dung của chương
Cả lớp cúng lắng nghe 
Cá nhân đọc phần mở đầu của bài (1 em)
*HĐ2: Vật nhiễm điện: (30p)
Cá nhân đọc thí nghiệm
Cá nhân nêu các bước tiến hành TN1 (2 em)
Cả lớp lắng nghe GV nói lại các bước tiến hành thí nghiệm
Cả lớp cùng lắng nghe
Nhóm trưởng nhận dụng cụ
Các nhóm làm thí nghiệm (3p)
Đại diện nhóm ghi kết quả (4 em)
Cá nhân điền từ vào kết luận (1 em)
Cá nhân nhận xét phần điền từ của bạn (1 em)
Cá nhân đọc và nêu các bước làm TN (2 em)
Cả lớp cùng lắng nghe
Nhóm trưởng nhận dụng cụ (4 em)
Các nhóm tiến hành thí nghiệm 2 (3p)
Cá nhân đọc, điền từ vào kết luận 2 (2 em)
Cá nhân nêu nhận xét phần điền từ của bạn (1 em)
Cá nhân lắng nghe
Cá nhân trả lời hai câu hỏi của GV (2 em)
Cá nhân lặp lại câu trả lời của bạn khi GV đã sữa sai (1 em)
* HĐ3: Vận dụng ( 8p )
Thảo luận nhóm C1, C2, C3 (4p)
Cá nhân ghi các câu trả lời vào vở 
GV: Gọi HS đọc những nội dung trang 47 SGK 
GV: Nói lại từng nội dung cần tìm hiểu của chương giúp HS nắm rõ hơn
GV: Để tìm hiểu xem có mấy loại điện tích trước hết ta tìm hiểu một trong các cách làm nhiễm điện cho các vật là “ Nhiễm điện do cọ xát”
GV: Đề nghị HS đọc phần mở đầu của bài 
GV: Để hiểu rõ hơn vấn đề này ta cùng đi vào nội dung của bài
GV: Yêu cầu HS đọc TN
GV: Gọi HS nêu các bước thí nghiệm
GV: Nói lại các bước tiến hành TN
GV:Lưu ý HS trước khi cọ xát các vật phải kiểm tra đưa thước nhựa, mảnh nilông, thanh thủy tinh lại gần giấy vụn, quả cầu xốp để kiểm tra xem có hiện tượng gì xảy ra chưa?
GV: Khi cọ xát nhớ là cọ mạnh nhiều lần theo một chiều và ghi kết quả vào bảng kết quả TN1
GV: Cô chia lớp làm bốn nhóm, hai bàn liền thành một nhóm 
GV: Yêu cầu nhóm trưởng nhận dụng cụ và tiến hành thí nghiệm 
GV: Theo dõi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn
GV: Gọi đại diện nhóm lên ghi kết quả 
GV: Nhân xét kết quả của các nhóm 
GV: Treo bảng con kết luận 1/ .Yêu cầu HS hòan thành kết luận 1
GV: Đề nghị HS nhận xét phần điền từ của bạn 
GV: Nhận xét và bổ sung nếu có 
GV: Gọi HS đọc TN2 và nêu các bước tiến hành
GV: Nói lại các bước tiến hành để HS nắm rõ hơn 
GV: Đề nghị nhóm trưởng nhận dụng cụ thí nghiệm 
GV: Lưu ý HS kiểm tra xem mảnh tôn trước khi đặt vào mảnh nhựa xem bóng điện của bút thử điện có sáng không?
GV: Yêu cầu các nhóm tiến hành thí nghiệm 2
GV: Theo dõi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn 
GV: Treo bảng con phần kết luận .Gọi cá nhân đọc và hòan thành kết luận 2
GV: Đề nghị HS khác nhận xét phần điền từ của bạn
GV: Nêu nhận xét câu trả lời của HS
GV: Thông báo các vật bị cọ xát có khả năng hút các vật khác hoặc có thể làm sáng bóng đèn của bút thử điện. các vật đó được gọi là các vật nhiễm điện hay các vật mang điện tích
GV: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
- Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách nào?
- Vật bị nhiễm điện ( Vật mang điện tích ) có khả năng gì?
GV: Nhận xét câu trả lời của HS. Gọi HS khác lặp lại GV ghi bảng 
GV: Tổ chức cho HS họat động nhóm thảo luận C1, C2, C3 sau đó thảo luận chung cả lớp.
GV: Chốt lại câu trả lời đúng để HS hòan thành câu trả lời vào vở
I/ Vật nhiễm điện:
 Thí nghiệm 1:
*Kết luận 1:(có khả năng hút )
 *Thí nghiệm 2
*Kết luận 2: ( làm sáng )
- Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát
- Vật bị nhiễm điện ( vật mang điện tích ) có khả năng hút các vật khác
II/ Vận dụng:
C1: Lượt và tóc cọ sát => lượt và tóc đều bị nhiễm điện => lượt hút kéo tóc thẳng ra
C2: - khi thổi, luồng gió làm bụi bay đi
 - Cánh quạt quay cọ xát với không khí => cánh quạt bị nhiễm điện => cánh quạt hút các hạt bụi ở gần nó. Mép cánh quạt cọ xát nhiều nên nhiễm điện nhiều nhất => Mép quạt hút bụi mạnh nhất , bụi bám nhiều nhất 
C3: Gương, kính, màn hình tivi cọ xát với khăn lau=> nhiễm điện vì thế chúng hút bụi vải ở gần 
IV/ PHỤ CHÚ: (2P)
	-Học bài và làm các bài tập từ bài 17.1 đến bài 17.4 trang 18 SBT. Lưu ý khi làm thí nghiệm bài 17.1, 17.2 các vật nhiễm điện phải sạch, phải khô
	-Đọc mục“ Có thể em chưa biết” để hiểu nguyên nhân của hiện tượng chóp và sấm sét
	-Nghiên cứu bài mới” Hai loại điện tích”. Đọc kĩ nội dung của bài để trả lời các câu C1, C2, C3, C4
 *Rút kinh nghiệm tiết dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 17.doc