Giáo án Đề cương ôn tập Lịch sử

Giáo án Đề cương ôn tập Lịch sử

Câu 1: Thế nào là lãnh địa phong kiến? Em hãy nêu những đặc điểm chính của nền kinh tế của lãnh địa?

- Lãnh địa là vùng đất đai rông lớn do lãnh chúa làm chủ, trong đó có lâu đài và thành quách.

- Những đặc điểm chính của nền kinh tế của lãnh địa: Tự cung, tự cấp, không trao đổi với bên ngoài

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1273Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đề cương ôn tập Lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập Lịch sử
Phần I: Khái quát lịch sử thế giới trung đại
Câu 1: Thế nào là lãnh địa phong kiến? Em hãy nêu những đặc điểm chính của nền kinh tế của lãnh địa?
- Lãnh địa là vùng đất đai rông lớn do lãnh chúa làm chủ, trong đó có lâu đài và thành quách.
- Những đặc điểm chính của nền kinh tế của lãnh địa: Tự cung, tự cấp, không trao đổi với bên ngoài
Câu 2:Vì sao xuất hiện thành thị trung đại? Nền kinh tế trong các thành thị có điểm gì khác với nền kinh tế trong lãnh địa? 
Nguyên nhân xuất hiện các thành thị trung đại: Cuối thế kỉ XI, sản xuất phát triển, hàng hóa thừa được đưa đi bán =>Thị trấn ra đời =>Thành thị trung đại xuất hiện.
 - Nền kinh tế trong các thành thị khác với nền kinh tế trong lãnh địa:
+ Nền kinh tế trong các thành thị: Trao đổi, buôn bán hàng hóa
+ Nền kinh tế trong lãnh địa: Tự cung, tự cấp, không trao đổi với bên ngoài
Câu 3: Các cuộc phát kiến địa lí đã có tác động như thế nào đến xã hội Châu Âu?
Tìm ra những con đường mới.
Đem lại những món lợi khổng lồ cho giai cấp tư sản Châu Âu.
Đặt cơ sở cho việc mở rộng thị trường của các nước Châu Âu.
Câu 4: Nguyên nhân xuất hiện văn hóa Phục hưng? Nội dung tư tưởng của phong trào văn hóa Phục hưng? 
Nguyên nhân xuất hiện phong trào văn hóa Phục hưng: 
+ Từ thế kỉ XIV- XVII (Khoảng 10 thế kỉ) chế đọ phong kiến kìm hãm sự phát triển của xã hội.
+ Giai cấp tư sản có thế lực về kinh tế nhưng không có thế lực về địa vị xã hội.
Tư tưởng của phong trào văn hóa Phục hưng:
+ Giá trị chân chính của con người được đề cao, con người phải được tự do phát triển.
=> Kinh tế phát triển, đất nước phồn vinh.
+ Đề cao khoa học tự nhiên, xây dựng thế giới quan duy vật phát triển.
Câu 5: Sự thịnh vượng của Trung Quốc dưới thời nhà Đường biểu hiên ở những mặt nào?
Đối nội: 
+ Ban hành nhiều chính sách đúng đắn: cử các quan cai quản địa phương, mở khoa thi, giảm thuế, chia ruộng.
+ Kinh tế phát triển, đát nước phồn vinh
Đối ngoại:
+ Mở rộng lãnh thổ bằng cách tiến hành chiến tranh
Câu 6: Em hãy nêu những thành tựu lớn về văn hóa, khoa học, kĩ thuật của Trung Quốc thời phong kiến?
Văn hóa:
+ Nhiều nhà thơ, nhà văn nổi tiếng như Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, 
+ Bộ sử kí của Tư Mã Thiên và nhiều bộ sử đồ sộ khác là di sản văn hóa quý giá của nhân dân Trung Quốc.
Khoa học, kĩ thuật: 
+ Nhiều công trình kiến trúc với trình độ cao, phong cách độc đáo thể hiện trong hội họa, điêu khắc kiến trúc,
+ Phát minh ra giấy viết, nghề in, la bàn, thuốc súng, đồ gốm sứ, vải, lụa, luyện sắt, khí đốt,
Câu 7: Em hãy nêu những nghề thủ công truyền thống và nổi tiếng của Ấn Độ? Nêu những thành tựu về văn hóa của Ấn Độ?
Những nghề thủ công truyền thống của Ấn Độ : Thêu, dệt, đúc chuông, in ấn hoa văn
Những thành tựu về văn hóa của Ấn Độ: 
+ Ấn Độ có chữ viết từ rất sớm, phổ biến nhất là chữ Phạn đã trở thành ngôn ngữ ngôn từ 
+ Bộ kin Vê-đa là nguồn gốc của ngôn ngữ và chữ viết ngày nay của Ấn Độ.
+Ở thời phong kiến, Ấn Độ có luật pháp, sử thi, kịch thơ.
Câu 8: Khu vực Đông Nam Á hiện nay gồm những nước nào?
Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Bru-nây, Đông Ti Mo
Câu 9: Xã hội phong kiến ở Phương Đông và Phương Tây có từ bao giờ? Cơ sở của xã hội phong kiến là gì?
Xã hội phong kiến ở Phương Đông hình thành từ trước Công nguyên hoặc đầu Công Nguyên.
Xã hội phong kiến ở Phương Tây hình thành khoảng thế kỉ V.
Cơ sở của xã hội phong kiến: Nông nghiệp
Câu 10: Trong xã hội phong kiến có những giai cấp nào? Quan hệ giữa các giai cấp ấy ra sao?
Các giai cấp trong xã hội phong kiến:
+ Phương Đông: Gồm địa chủ và nông dân.
+ Phương Tây: Gồm lãnh chúa và nông nô.
Quan hệ giữa các giai cấp: Địa chủ và lãnh chúa có địa vị, có ruộng đất còn nông dân và nông nô phải lĩnh canh và nộp thuế.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe cuong on tap lich su.doc