Giáo án Địa lí Lớp 7 - Bài 44: Kinh tế Trung và Nam Mĩ - Năm học 2019-2020 - Phạm Thị Kim Ngân

Giáo án Địa lí Lớp 7 - Bài 44: Kinh tế Trung và Nam Mĩ - Năm học 2019-2020 - Phạm Thị Kim Ngân

3.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY, HỌC

a. Ổn định lớp (1’): Kiểm tra sĩ số

b. Kiểm tra bài cũ(5’)

- Quan sát hình 43.1, giải thích sự thưa thớt dân cư ở một số vùng của châu Mĩ? ( 10đ)

- Quá trình đô thị hoá ở Trung & Nam Mĩ khác với ở Bắc Mĩ như thế nào? ( 10đ)

c. Dạy nội dung bài mới(1’): Tiết trước chúng ta tìm hiểu về dân cư, xã hội Trung và Nam Mĩ . Vậy Trung và Nam Mĩ có đặc điểm về kinh tế như thế nào chúng ta hãy vào bài học hôm nay.

 

doc 3 trang Người đăng Thái Bảo Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 302Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí Lớp 7 - Bài 44: Kinh tế Trung và Nam Mĩ - Năm học 2019-2020 - Phạm Thị Kim Ngân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 44: KINH TẾ TRUNG VÀ NAM MĨ
1.Tuần 24 
2.Tiết 45 
3.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY, HỌC
a. Ổn định lớp (1’): Kiểm tra sĩ số
b. Kiểm tra bài cũ(5’)
- Quan sát hình 43.1, giải thích sự thưa thớt dân cư ở một số vùng của châu Mĩ? ( 10đ)
- Quá trình đô thị hoá ở Trung & Nam Mĩ khác với ở Bắc Mĩ như thế nào? ( 10đ) 
c. Dạy nội dung bài mới(1’): Tiết trước chúng ta tìm hiểu về dân cư, xã hội Trung và Nam Mĩ . Vậy Trung và Nam Mĩ có đặc điểm về kinh tế như thế nào chúng ta hãy vào bài học hôm nay. 
TL
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
Nội dung viết bảng
 17’
 13’
* Hoạt động 1( Nhóm): Hướng dẫn HS tìm hiểu nông nghiệp Trung và Nam Mĩ 
 ** Các hình thức sở hữu trong nông nghiệp
- Gv yêu cầu học sinh thảo luận nhóm qsát h44.1, h44.2, h44.3 và ttsgk cho biết:
H: Trung và Nam Mĩ có mấy hình thức sản xuất nông nghiệp chính ? 
H: h44.1, h44.2 sgk đại diện cho hình thức sản xuất nông nghiệp nào.(h44.1 canh tác lúa mì với phương thức canh tác cổ truyền dùng sức trâu bò kéo, cày đất bằng dụng cụ thô sơ, trên mảnh đất nhỏ bé, năng suất, sản lượng sẽ thấp; h44.2: Chăn nuôi bò trên các đồng cỏ lớn theo hình thức chăn thả cổ truyền)
H: h44.3 đại diện cho hình thức sản xuất nông nghiệp nào.( thu hoạch đậu tương được tiến hành bằng cơ giới trên quy mô lớn)
H: Nêu sự khác nhau giữa hai hình thức
- Chia 4 nhóm thảo luận trong 4’ nội dung sau:
- Nhóm 1,2,3
+ Quy mô diện tích của 2 hình thức SX
+ Quyền sở hữu
+ Hình thức canh tác
+ Nông sản chủ yếu
+ Mục đích sản xuất
 - Gv yêu cầu các nhóm báo cáo 
- Yêu cầu các nhóm khác nhận xét và bổ sung
- Gv chuẩn xác lại kiến thức ở bảng phụ
H: Sự bất hợp lí trong chế độ sở hữu ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ thể hiện điểm nào?
Chuyển ý: Với các hình thức sở hữu đất đai như vậy, các ngành nông nghiệp ở Trung & Nam Mĩ phát triển ntn, chúng ta sẽ nghiên cứu vấn đề này ở mục b sau đây.
** b. Các ngành nông nghiệp
Cá nhân
H: Nông nghiệp bao gồm những ngành nào?
H: Nêu đặc điểm ngành trồng trọt. Vì sao lại có tình trạng như vậy?
GV: Nguyên nhân là do lệ thuộc vào nước ngoài, mỗi quốc gia chỉ trồng một vài loại cây CN, cây ăn quả để xuất khẩu.
GV: Vì thế, phần lớn các nước Trung và Nam Mĩ phải nhập lương thực và thực phẩm.
H: Dựa vào H 44.4 cho biết T và NM có các loại cây trồng chủ yếu nào và phân bố ở đâu? 
- Dựa vào hình 44.4 SGK cho biết các loại gia súc chuyên được nuôi ở Trung và Nam Mĩ. Chúng được nuôi ở đâu? Vì sao 
- GV chuẩn kiến thức 
H: Đánh cá phát triển ở nước nào?
- Quan sát h44.1, h44.2, h44.3 trả lời
- Có 2 hình thức
- Tiểu điền trang( mi-ni-fun-đi-a )
- Đại điền trang( la-ti-fun-đi-a)
- Thảo luận nhóm thống nhất: các hình thức sx nông nghiệp, nội dung đặc điểm của các hình thức đó, đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung
- Người nông dân chiếm số đông trong dân số nhưng sở hữu diện tích nhỏ à không ruộng làm thuê. Trong khi đó đại điền chủ có diện tích canh tác lớn à sự bất hợp lý à khiến các QG ở Trung và TM đã ban hành luật cải cách ruộng đất. Kết quả cải cách ruộng đất ít thành công
- Ngành trồng trọt & ngành chăn nuôi
- Mang tính độc canh
- Do sx nn lệ thuộc chặt chẽ vào sự đầu tư nước ngoai
- Eo đất Trung Mĩ : chuối, cà phê, mía, bông
- QĐ Ăng-ti : Mía, cà phê, ca cao, cây ăn quả...
+ Bò: Bra-xin-> nhiều đồng cỏ
+ Cừu: sườn núi Trung An-đét->KH cận nhiệt đới, ôn đới
Pê-ru
->dòng hải lưu lạnh
1. Nông nghiệp Trung và Nam Mĩ.
a. Các hình thức sở hữu trong nông nghiệp.
- Có 2 hình thức sở hữu trong nông nghiệp chính : đại điền trang và tiểu điền trang.
* Bảng phụ( phần phụ lục)
b. Các ngành nông nghiệp
* Ngành trồng trọt: Mang tính độc canh
+ Các quốc gia ở Eo đất Trung Mĩ trồng mía, bông, cà phê và đặc biệt là chuối.
+ Các quốc gia trên đảo Ăng-ti trồng cà phê,ca cao, thuốc lá và đặc biệt là mía(Cu ba)
+ Các quốc gia Nam Mĩ: bông, chuối, ca cao, mía, cây ăn quả nhiệt đới, cà phê.
 *Nguyên nhân là do lệ thuộc vào nước ngoài
* Ngành chăn nuôi
- Bra-xin, Ac-hen-ti-na, U-ru-goay, Pa-ra-goay là những nước có ngành chăn nuôi bò thịt, bò sữa với quy mô lớn nhừ có nhiều đồng cỏ rộng tươi tốt
Đặc điểm
Tiểu điền trang
Đại điền trang
1. Qui mô, diện tích
- Dưới 5 ha
- Hàng nghìn ha
2. Quyền sở hữu
- Các hộ nông dân
- Các đại điền chủ 
3. Hình thức canh tác
- Cổ truyền dụng cụ thô sơ, năng suất thấp
- Hiện đại cơ giới hoá các khâu SX
4- Nông sản chủ yếu
- Cây lương thực 
- cây CN, chăn nuôi
5. Mục đích sx
- Tự cung, tự cấp
- Xuất khẩu nông sản
*Phụ lục
d. Củng cố (5’)
- Nêu lên sự bất hợp lý trong chế dộ sở hữu ruộng đất ở Trung và Nam Mĩ?
+ Nêu tên và xác định trên bản đồ sự phân bố các cây trồng chính ở Trung và Nam Mĩ
e. dẫn HS tự học ở nhà( 3’) 
- Học bài 
- Chuẩn bị bài mới theo nội dung sau: 
+ Những nước công nghiệp mới có nền kinh tế phát triển nhất khu vực Trung và Nam Mĩ là những nước nào?
+ Hoạt động kinh tế chủ yếu của khu vực Trung và Nam Mĩ là gì?
+ Biểu hiện sự phụ thuộc nước ngoài của nền kinh tế Trung và Nam Mĩ là gì? 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dia_li_lop_7_bai_44_kinh_te_trung_va_nam_mi_nam_hoc.doc