I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Trình bày được cách thức người dân châu Phi khai thác thiên nhiên ở các môi trường khác nhau.
- Rèn luyện kĩ năng so sánh cách thức khai thác thiên nhiên ở các môi trường với nhau.
- Biết cách khai thác thông tin SGK, Internet, thực tế (nếu có).
2. Về năng lực
- Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học: tự học và hoàn thiện các nhiệm vụ học tập.
+ Giao tiếp và hợp tác: sử dụng ngôn ngữ, kết hợp với các công cụ học tập để trình bày thông tin, thảo luận nhóm.
+ Giải quyết vấn đề sáng tạo.
- Năng lực đặc thù:
+ Năng lực nhận thức khoa học Địa lí: giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí (giải thích được những hệ quả (tích cực, tiêu cực) do con người tác động đến môi trường tự nhiên; giải thích được tính cấp thiết của việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường).
TÊN BÀI DẠY: CHƯƠNG 3: CHÂU PHI BÀI 11. PHƯƠNG THỨC CON NGƯỜI KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ THIÊN NHIÊN Ở CHÂU PHI Môn học/Hoạt động giáo dục: LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ; lớp:7 Thời gian thực hiện: . tiết I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Trình bày được cách thức người dân châu Phi khai thác thiên nhiên ở các môi trường khác nhau. - Rèn luyện kĩ năng so sánh cách thức khai thác thiên nhiên ở các môi trường với nhau. - Biết cách khai thác thông tin SGK, Internet, thực tế (nếu có). 2. Về năng lực - Năng lực chung: + Tự chủ và tự học: tự học và hoàn thiện các nhiệm vụ học tập. + Giao tiếp và hợp tác: sử dụng ngôn ngữ, kết hợp với các công cụ học tập để trình bày thông tin, thảo luận nhóm. + Giải quyết vấn đề sáng tạo. - Năng lực đặc thù: + Năng lực nhận thức khoa học Địa lí: giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí (giải thích được những hệ quả (tích cực, tiêu cực) do con người tác động đến môi trường tự nhiên; giải thích được tính cấp thiết của việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường). + Năng lực tìm hiểu Địa lí: Sử dụng các công cụ địa lí học: Hình ảnh trong SGK, bảng số liệu, biểu đồ, Khai thác Internet phục vụ môn học: Tìm kiếm, thu thập, chọn lọc và hệ thống hoá được các thông tin địa lí cần thiết từ các trang web về việc con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở châu Phi: khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở môi trường xích đạo, khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở môi trường nhiệt đới, khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở môi trường hoang mạc, khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở môi trường cận nhiệt. + Năng lực vận dụng kiến thức, kí năng Địa lí vào cuộc sống: Liên hệ các vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở địa phương. Vẽ tranh hoặc viết một đoạn văn thể hiện thông điệp kêu gọi bảo vệ động vật hoang dã ở châu Phi. 3. Về phẩm chất - Hiểu rõ thiên nhiên, tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên. - Yêu khoa học, ham học hỏi, tìm tòi. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên - Máy tính, bài giảng Powerpoint. - Một số hình ảnh về khai thác và sử dụng thiên nhiên tại các môi trường tự nhiên ở châu Phi. - Các video về khai thác và sử dụng thiên nhiên tại các môi trường tự nhiên châu Phi. - Giấy A0, A1. - Bút dạ. 2. Chuẩn bị của học sinh - Sưu tầm tranh ảnh, số liệu, thông tin về việc khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở châu Phi. - Sách giáo khoa địa lí 7. - Đồ dùng học tập. - Giấy note. - Thiết bị điện tử có kết nối Internet: Máy tính laptop, điện thoại, III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU/KHỞI ĐỘNG a) Mục tiêu: Gợi mở và kết nối kiến thức vào bài học. b) Nội dung: GV sử dụng kĩ thuật KWL, HS ghi lại những điều đã biết và những nội dung muốn biết liên quan đến bài học. c) Sản phẩm: Phiếu KWL của HS. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: . + HS hoạt động cá nhân. + Nhiệm vụ: Điền vào phiếu KWL + Thời gian: 2 phút. - Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ theo sự chỉ dẫn của giáo viên trong thời gian 2 phút. - Bước 3: GV tổ chức báo cáo, thảo luận: + GV gọi một số HS phát biểu. + HS khác có thể bổ sung. + GV kết nối với bài học. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. Môi trường tự nhiên châu Phi rất đa dạng. Nguời dân châu Phi sinh sống ở các môi trường khác nhau đã khai thác và bảo vệ thiên nhiên như thế nào để phù hợp với điếu kiện tự nhiên? HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI a) Mục tiêu: - Trình bày được cách thức người dân châu Phi khai thác thiên nhiên ở các môi trường khác nhau. - Rèn luyện kĩ năng so sánh cách thức khai thác thiên nhiên ở các môi trường với nhau. - Biết cách khai thác thông tin SGK, Internet, thực tế (nếu có). b) Nội dung: HS hoạt động theo nhóm, vượt qua các chặng thử thách để tìm hiểu về phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở châu Phi. c) Sản phẩm: Học sinh hoàn thành tìm hiểu kiến thức: BÀI 11. PHƯƠNG THỨC CON NGƯỜI KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ THIÊN NHIÊN Ở CHÂU PHI Môi trường tự nhiên Môi trường xích đạo Môi trường nhiệt đới Môi trường hoang mạc Môi trường cận nhiệt Phạm vi phân bố Bồn địa Công-gô và Duyên hải phía bắc Vịnh Ghi-nê 2 bên xích đạo, bao quanh môi trường xích đạo. Dọc 2 đường chí tuyến, nội địa và nơi có dòng biển lạnh đi qua. Cực bắc và cự nam châu Phi Cách thức khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên + Trồng gối vụ, xen canh nhờ nhiệt độ và độ ẩm cao giúp cây trồng phát triển quanh năm. + Hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp (cọ dầu, ca cao,...) theo quy mô lớn nhằm xuất khẩu hoặc cung cấp nguyên liệu cho nhà máy chế biến. + Bảo vệ rừng và trồng rừng để giữ tầng mùn trong đất không bị nước mưa rửa trôi (đặc biệt là ở các sườn dốc của đổi, núi). + Ở những khu vực khô hạn như vùng xa van ở Nam Xa ha-ra: làm nương rẫy, cây trồng chính là lạc, bông, kê,...; chăn nuôi dê, cừu,... theo hình thức chăn thả. + Ở những khu vực có khí hậu nhiệt đới ẩm như Đông Nam Phi: hình thành các vùng trồng cây ăn quả (chuối,...) và cây công nghiệp (mía, chè, thuốc lá, bông, cà phê,...) để xuất khẩu. + Phát triển hoạt động khai thác và xuất khẩu khoáng sản (vàng, đồng, chì, dầu mỏ, khí tự nhiên,,..); phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm cây nông nghiệp và sản phẩm chăn nuôi. + Cần chú ý xây dựng các công trình thuỷ lợi. + Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên. + Trổng một số loại cây nông nqhiệp phù hựp trong các ốc đảo (cam, chanh, chà là, lúa mạch,...), chăn nuôi gia súc theo hình thức du mục. + Dùng lạc đà để vận chuyển hàng hoá và buôn bán xuyên hoang mạc. + Ứng dụng kĩ thuật khoan sâu để khai thác một số tài nguyên trong lòng đất (dầu mỏ, khí đốt, khoáng sản, nùớc ngầm) + Các nước trong khu vực thực hiện nhiều biện pháp chống hoang mạc hóa. + Trổng các loại cây ăn quả (nho, cam, chanh, ô liu,...) có giá trị xuất khẩu và một số cây lương thực (lúa mì, ngô). Gia súc chính là cừu. + Phát triển khai thác khoáng sản, hoà Nam Phi). + Phát triển các hoạt động du lịch. + Các nước trong khu vực cần chống khô hạn và hoang mạc hoá. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: + GV tiến hành chia nhóm HS (mỗi nhóm 5 – 6 HS). + Giao nhiệm vụ: + Phiếu trả lời của các nhóm: - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Bước 3: Tổ chức báo cáo, thảo luận: - Bước 4: Kết luận, nhận định + Các nhóm đánh giá chéo. + GV nhận xét chung cả lớp và các nhóm. + GV chốt lại một số kiến thức cơ bản, chiếu nội dung kiến thức cần ghi vở. + Mở rộng: Khai thác gỗ ở Bờ Biển Ngà: những khu rừng mưa nhiệt đới trong vùng nội địa ẩm ướt của Bờ Biển Ngà đang bị phá hoại nghiêm trọng. Người ta chặt cây rừng để trồng cây ca cao có giá trị kinh tế hơn. Hạt ca cao được chuyển tới các nhà máy dọc bờ biển để chế biến thành bơ ca cao - một nguyên liệu quan trọng để làm sô-cô-la và một số loại mĩ phẩm. Hàng xuất khẩu được gửi qua cảng A bít-gian, nơi trước đâv từng là thủ đô của Bờ Biển Ngà, hiện tại là một hải cảng lớn ở Tây Phi. Đập Át-xu-an (Ai Cập): thuỷ lợi có thể biến một vùng hoang mạc thành vùng đất màu mỡ, xanh tươi. Ai Cập đã xây dựng đập nước Át-xu-an cao 111 m, dài 3,8 km trên dòng sông Nin để ngăn lũ trên sông, mở rộng diện tích tưới tiêu cho nông nghiệp và đem lại giá trị thuỷ điện. Đập này cho phép Ai Cập mở rộng khoảng 840000 ha đất ớ đổng bằng châu thổ hạ lưu và dọc theo thung lũng sông Nin. Đặc biệt mở rộng diện tích trồng bông là cây xuất khẩu chính cùng với đậu, lúa mì, ngô, kê,... HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP a) Mục tiêu: Củng cố kiến thức về vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở châu Phi, rèn luyện năng lực hợp tác, trung thực, giao tiếp của học sinh. b) Nội dung: GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi “Hỏi nhanh đáp gọn” và giải bài tập, HS dựa vào nội dung đã học để hoàn thành nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Bài làm của HS. d) Tổ thức thực hiện: - Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ: + Nhiệm vụ 1: “Hỏi nhanh – đáp gọn”: + Nhiệm vụ 2: Hãy lập bảng so sánh cách thức con người khai thác thiên nhiên ở môi trường xích đạo và môi trường nhiệt đới châu Phi. - Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS huy động kiến thức đã học và kiến thức của bản thân hoàn thành nhiệm vụ. - Bước 3: GV tổ chức báo cáo, thảo luận: + GV gọi các nhóm trả lời. + Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: Giáo viên nhận xét thái độ, cách làm việc của học sinh, khen thưởng. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG a) Mục tiêu: HS có hiểu biết rộng hơn về vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên ở châu Phi. b) Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học để giải quyết 1 trong 2 nhiệm vụ giáo viên đưa ra. c) Sản phẩm: Sản phẩm của HS. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: + Hoạt động cá nhân. + Nhiệm vụ: + Thời gian trình bày sản phẩm: 1 phút. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: + GV gọi 2 - 3 HS trình bày sản phẩm học tập. + GV giới thiệu một số sản phẩm tiêu biểu. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS. SUY NGẪM SAU BÀI HỌC
Tài liệu đính kèm: