Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 5 đến tuần 8 - Hoàng Thu Hương - Trường PTCS Đồng Văn

Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 5 đến tuần 8 - Hoàng Thu Hương - Trường PTCS Đồng Văn

TẬP ĐỌC

Những hạt thóc giống

I. MỤC TIÊU

- Đọc trơn toàn bộ bài với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi đức tính trung thực của chú bé mồ côi. Đọc phân biệt lời nhân vật (chú bé mồ côi, nhà vua) với lời người kể chuyện. Đọc đúng ngữ điệu câu kể và câu hỏi.

- Hiểu nghĩa các từ trong bài. Nắm được những ý chính của câu chuyện.

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dán nói lên sự thật.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ câu chuyện.

- Bảng phụ viết săn câu, đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. BÀI CŨ:

Hai HS đọc thuộc lòng bài: Tre Việt Nam.

? Bài thơ ca ngợi những phẩm chất gì? Của ai?

 

doc 130 trang Người đăng phuongthanh95 Ngày đăng 05/07/2022 Lượt xem 258Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 - Tuần 5 đến tuần 8 - Hoàng Thu Hương - Trường PTCS Đồng Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5
Ngày giảng, thứ 2, ngày 22 tháng 9 năm 2008
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu
Giúp học sinh:
- Củng cố về nhận biết số ngày trong một tháng của một năm.
- Biết năm nhuận có 366 ngày, năm không nhuận có 365 ngày.
- Củng cố về mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian đã học, cách tính mốc thế kỷ.
II. Hoạt động dạy học
A. Bài cũ:
HS lên bảng chữa bài 3 SGK.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
Nêu mục đích yêu cầu.
2. Hướng dẫn làm bài tập:
* Bài 1: Viết tiếp vào chỗ chấm:
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài cá nhân, hai học sinh làm bảng.
- Chữa bài:
? Giải thích cách làm?
- Một HS đọc, cả lớp soát bài.
a) 
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
..ngày
..hoặc
...ngày
..ngày
..ngày
.ngày
.ngày
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng11
Tháng12
..ngày
...ngày
..ngày
..ngày
.ngày
.ngày
b)
Năm nhuận có..ngày
Năm không nhuận cóngày
* Gv chốt: HS nhận biết số ngày trong một tháng của một năm. Năm nhuận và năm không nhuận có bao nhiêu ngày.
* Bài 2: Viết tiếp vào chỗ chấm.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài cá nhân, hai học sinh làm bảng.
- Chữa bài:
? Giải thích cách làm?
? Nêu cách tính thế kỉ?
- Đổi chéo vở kiểm tra.
- Vua Quang Trung qua đời năm 1792. Năm đó thuộc thế kỉ:..(XVIII)
- Tính từ đó đến nay đã được..năm.
* Gv chốt: Cách tính thể kỉ.
* Bài 3: Điền dấu.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm nhóm bàn, đại diện hai nhóm làm bảng.
- Chữa bài:
? Giải thích cách làm?
? Khi đổi từ giờ ra phút ta làm phép tính gì?
? Khi đổi từ phút ra giờ ta làm phép tính gì?
- GV lên biểu điểm, HS chấm bài chéo.
2ngày ..40 giờ 2giờ 5phút..25phút
5phút.giờ 1phút 10giây.100giây
phút ..30giây 1phút rưỡi..90giây
* Gv chốt: HS nhận biết mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian.
* Bài 4: Khoanh vào chữ trước câu trả lời đúng.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm nhóm.
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi làm nhanh làm đúng.
- Chữa bài:
? Giải thích cách làm?
? Tháng 5 có bao nhiêu ngày?
? Một tuần có bao nhiêu ngày?
? Nêu cách đổi từ 7kg 2g ra g?
- Nhận xét, tuyên dương đội thắng.
a) Ngày 23 tháng 5 là thứ ba. Ngày 1 tháng 6 cùng năm đó là:
A. Thứ tư B. Thứ năm
C. Thứ sáu D. Thứ bảy
b) 7kg 2g = ..g
Số thích hợp để viết vào chỗ chấm là:
A. 72 B. 702
C. 7002 D. 720
* GV chốt: Cách tính thứ ngày trong tháng, cách đổi các đơn vị đo khối lượng.
3. Củng cố:
Nhận xét tiết học
4. Rút kinh nghiệm:
-----------------------------------------------------------
Tập đọc
Những hạt thóc giống
I. Mục tiêu
- Đọc trơn toàn bộ bài với giọng kể chậm rãi, cảm hứng ca ngợi đức tính trung thực của chú bé mồ côi. Đọc phân biệt lời nhân vật (chú bé mồ côi, nhà vua) với lời người kể chuyện. Đọc đúng ngữ điệu câu kể và câu hỏi.
- Hiểu nghĩa các từ trong bài. Nắm được những ý chính của câu chuyện.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi chú bé Chôm trung thực, dũng cảm, dán nói lên sự thật.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ câu chuyện.
- Bảng phụ viết săn câu, đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
III. Hoạt động dạy học
A. Bài cũ:
Hai HS đọc thuộc lòng bài: Tre Việt Nam.
? Bài thơ ca ngợi những phẩm chất gì? Của ai?
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Dùng tranh minh hoạ giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc.
- Gv chia đoạn:
+ Đoạn 1: 3 dòng đầu.
+ Đoạn 2: 5 dòng tiếp theo.
+ Đoạn 3: 5 dòng tiếp theo.
+ Đoạn 4: còn lại.
- 4HS đọc nối tiếp lần 1 
+ Sửa lỗi cho HS: nẩy mầm, thu hoạch, lo lắng.
+ Hướng dẫn đọc đoạn, câu dài:
“ Vua ra lệnh.gieo trồng/ và giao hẹn:..nhất/ sẽ được, thóc nộp/ sẽ bị trừng phạt”
- 4HS đọc nối tiếp lần 2 (2 lượt)
+) HS đọc thầm phần chú giải SGK
- Hs luyện đọc nối tiếp theo nhóm bàn.
- Hai HS đọc cả bài.
- Gv đọc mẫu.
b) Tìm hiểu bài:
- HS đọc thầm toàn bài và trả lời câu hỏi:
? Nhà vua chọn người như thế noà để truyền ngôi?
- Vua muốn chọn người trung thực để truyền ngôi.
* Kế sách của nhà vua:
- HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
? Nhà vua đã làm cách nào để chọn người trung thực?
- Gv giảng để HS thấy được sự thông minh của nhà vua trong việc chọn người trung thực.
- Phát cho mỗi người một thúng thóc giống đã luộc chín về gieo trồng và ra hẹn: Ai thu được nhiều thóc sẽ truyền ngôi, ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt.
* Hành động của chú bé Chôm:
- Hs đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
? Theo lệnh vua chú bé Chôm đã làm gì? Kết quả ra sao?
? đến kì nộp thóc cho vua, mọi người làm gì? Chôm làm gì?
? Hành động của chú Chôm có gì khác với mọi người?
- Chôm đã gieo trồng, dốc công chăm sóc nhưng hạt không nảy mầm.
- Mọi người: chở thóc nộp.
- Chôm: Không có thóc lo lắng, đến trước vua quì tâu: “Tâu bệ hạ! con không làm sao cho thóc nảy mầm được”
- Dũng cảm, dám nói lên sự thật, không sợ bị trừng phạt.
* Thái độ của mọi người khi nghe lời nói thật của Chôm:
- HS đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi:
? Thái độ của mọi người như thế nào khi nghe lời nói thật của Chôm?
- Sững sờ, ngạc nhiên, sợ hãi.
* Chôm được truyền ngôi:
- HS đọc thầm đoạn còn lại và trả lời câu hỏi:
? Theo em vì sao trung thực lại là người đánh quí?
? Nêu ý nghĩa của câu chuyện?
- Vì người trung thực bao giờ cũng nói thật, không vì lợi ích của mình mà nói dối, làm hỏng việc chung.
- Như mục I.
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- 3 4HS nối tiếp đọc 4 đoạn của bài
- Hướng dẫn HS luyện đọc đoạn:
Chôm lo lắng đến trước nhà vua quì tâu:
- Tâu bẹ hạ!.......
..thóc giống của ta.
- Một Hs đọc và nêu giọng đọc.
- Một HS đọc thể hiện lại.
+ GV đọc mẫu.
+ HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
+ Hai HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
+ Nhận xét HS đọc hay nhất theo tiêu trí sau:
+) Đọc đúng bài, đúng tốc độ chưa?
+) Đọc ngắt nghỉ hơi đúng chưa?
+) Đọc đã diễn cảm chưa?
3. Củng cố:
? Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
Nhận xét tiết học.
4. Rút kinh nghiệm:
-----------------------------------------------------------
Đạo đức
Biết bày tỏ ý kiến (tiết 1)
I. Mục tiêu
Học xong bài này, HS có khả năng:
- Nhận thức được các em có quyền có ý kiến, có quyền trình bày ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến trẻ em.
- Biết thực hiện quyền tham gia ý kiến của mình trong cuộc sống ở gia đình, nhà trường.
- Biết tôn trọng những ý kiến của người khác.
II. Hoạt động dạy học
A. bài cũ:
Khởi động trò chơi: “Diến ra”
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
Biết bày tỏ ý kiến
2. Các hoạt động:
a) Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (Câu 1, 2 SGK)
- GV chia lớp thành 8 nhóm.
- HS thảo luận theo câu hỏi SGK.
- Đại diện các nhóm trình bài.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Gv kết luận:
- Cần nói rõ để mọi người xung quanh hiểu về khả năng, nhu cầu, mong muốn, ý kiến của em. Điều đó có lợi cho em và cho tất cả mọi người.
- Mối người, mỗi trẻ em có quyền có ý kiến riêng và cần bày tỏ ý kiến của mình.
b) Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi ( bài tập 1 SGK)
- GV nêu yêu cầu.
- HS thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Nhận xét, bổ sung.
* GV kết luận: Việc làm của bạn Dung là đúng, vì bạn đã biết bày tỏ mong muốn, nguyện vọng của mình, còn việc làm của Hồng và Khánh là không đúng.
c) Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến (Bài 2 SGK)
- GV phổ biến cho HS cách bày tỏ thái độ thông qua các tấm bìa màu (Đỏ: tán thành, xanh: phản đối; trắng: phân vân)
- Gv nêu ý kiến – HS biểu lộ thái độ theo cách đã qui định.
- Yêu cầu HS giải thích lí do chọn lựa.
* GV kết luận: Các ý kiến a, b, c, d là đúng.
ý kiến đ là sai vì: Chỉ có những mong muốn thực sự có lợi cho sự phát triển của chính các em và phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình, của đất nước mới cần được thực hiện.
- Hai HS đọc ghi nhớ SGK.
3. Củng cố:
- Dặn dò về nhà:
+ Thực hiện yêu cầu bài tập 4.
+ Tập tiếp tiểu phẩm: Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa.
Nhận xét tiết học.
4. Rút kinh nghiệm:
Khoa học
Sử dụng hợp lý các chất béo và muối ăn
I/ Mục tiêu
Sau bài học, Hs có thể:
- Giải thích lí do cần ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật.
- Nói về ích lợi của muốn iốt.
- Nêu tác hại của thói quen ăn mặn.
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ HS chơi trò chơi ở hoạt động 1.
III. Hoạt động dạy học
A. Bài cũ:
? Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật?
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
Sử dụng hợp lí các chất béo và muối ăn.
2. Các hoạt động:
a) Hoạt động 1: Trò chơi thi kể tên các món ăn cung cấp nhiều chất béo.
* Mục tiêu: Lập ra được danh sách tên các món ăn chứa nhiều chất béo.
* Cách tiến hành:
- Chia lớp thàhh hai đội.
- Các đội thi kể tên các món ăn chứa nhiều chất béo, Các đội cử một bạn ghi tên lên bảng.
- Nhận xét đội thắng.
- Các loại thịt rán, cá rán, đậu rán, bánh rán.
- Chân giò luộc, thịt lợn luộc, canh sườn, lòng luộc.
- Muối vừng, lạc.
b) Hoạt động 2: Thảo luận về ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc thực vật và nguồn gốc động vật.
* Mục tiêu: 
- Biết tên một số món ăn vừa cung cấp chất béo động vật vừa cung cấp chất béo thực vật.
- Nêu mục đích của việc ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật.
* Cách tiến hành:
- HS đọc lại danh sách các món ăn vừa liệt kê.
? kể tên các món ăn vừa chứa chất béo động vật vừa chứa chất béo thực vật?
? Tại sao chúng ta nên ăn phối hợp các chất béo động vật với các chất béo thực vật?
- Gà rán, cá rán.
- Chất béo động vật có chứa nhiều a – xít béo no.
- Chất béo thực vật chứa nhiều a – xít béo không no.
=> Vì vậy cần ăn phối hợp để khẩu phần ăn có cả hai loại a xít trên.
- Lưu ý: Hạn chế ăn nhiều thứ như: óc và các laọi phủ tạng động vật có chứa nhiều chất làm tăng huyết áp và các bệnh về tim mạch.
c) Hoạt động 3: Thảo luận về lợi ích của muối iốt và tác hại của ăn mặn.
* Mục tiêu:
- Nêu được lợi ích của muối iốt.
- Nêu được tác hại của thói quen ăn mặn.
* Cách tiến hành:
- Chia lớp thành các nhóm nhỏ (4HS)
- Các nhóm thảo luận câu hỏi:
? Làm thế noà để bổ sung muối iốt cho cơ thể?
? Tại sao không nên ăn mặn?
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
- Nên ăn muối iốt và các thức ăn có chứa iốt.
- Ăn mặn có liên quan đến bệnh huyết áp cao.
3. Củng cố:
- HS đọc mục bạn cần biết SGK.
- Nhận xét tiết học.
4. Rút kinh nghiệm:
Ngày giảng, Thứ 3, ngày 23 tháng 9 năm 2008.
Toán
Tìm số trung bình cộng
I. Mục tiêu
Giúp học sinh:
- Có hiểu biết ban đầu về số trunh bình cộng của nhiều số.
- Biết tìm số trung bình cộng của nhiều số.
II. Đồ dùng dạy hoc
Bảng phụ ghi sẵn đề bài của bài toán 1.
III. Hoạt động dạy học
A. Bài cũ:
? Nêu những tháng có 30 ngày? 31 ngày? 28 (29) ngày?
? Năm nhuận có bao nhiêu ngày? 
? Một thế kỉ có bao nhiêu năm?
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
Tìm số trung bình cộng
2. Giới thiệu số trung bình cộng và cách tìm số trung bình cộng:
- Gv nêu bài toán (treo bảng phụ đ ... êu cầu.
2. Hướng dẫn làm bài tập:
* Bài 1: 
- HS đọc yêu cầu.
? Câu chuyện trong công xưởng xanh là lời thoại trực tiếp hay lời kể?
- ? Hãy kể lại lời thoại giữa Tin – tin và em bé thứ nhất?
- Nhận xét.
- Gv treo bảng phụ cách chuyển lời thoại thành lời kể.
- Gv treo tranh minh hoạ truyện: ở vương quốc Tương Lai.
- HS kể cho nhau nghe trong nhóm 4 HS theo trình tự thời gian.
- Tổ chức thi kể từng màn.
- Nhận xét cho điểm cho HS.
-
- Là lời thoại trực tiếp của các nhân vật với nhau.
- HS nối tiếp đọc cách chuyển trên bảng phụ.
- HS quan sát tranh, kể và sửa cho nhau nghe trong nhóm 4 HS.
- 5 HS thi kể.
* Bài 2: 
- HS đọc yêu cầu.
? Trong chuyện: ở vương quốc Tương Lai, hai bạn Tin – tin và Mi – tin có đi thăm cùng nhau không?
? Họ đi nơi nào trước? Nơi nào sau?
- GV hướng dẫn HS kể theo yêu cầu bài.
- HS kể cho nhau nghe trong nhóm bàn.
- Thi kể.
Nhận xét
- Hai bạn đi thăm công xưởng xanh và khu vườn kì diệu cùng nhau.
- Công xưởng xanh trước, khu vườn kỳ diệu thăm sau.
* Bài 3:
- HS đọc yêu cầu.
- GV treo bảng phụ.
? Hãy nêu về trình tự sắp xếp?
? Nêu về từ ngữ nối hai đoạn?
- HS đọc và trao đổi trả lời câu hỏi:
- Có thể kể đoạn trong công xưởng xanh trước đoạn trong khu vườn kỳ diệu và ngược lại.
- Được thay đổi bằng các từ ngữ kể địa điểm.
3. Củng cố:
? Có những cách nào để phát triển câu chuyện? Những cách đó có gì khác nhau?
- Nhận xét tiết học.
------------------------------------------------------
Thể dục
 Động tác vươn thở và tay
Trò chơi : Nhanh lên bạn ơi
 I- Mục tiêu 
- Học động tác vươn thở và tay của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác.
 - Tham gia trò chơi “ Nhanh lên bạn ơi “. Yêu cầu tham gia trò chơi chủ động, nhiệt tình .
- Giáo dục HS ý thức tập luyện tốt.
 II- Địa điểm phương tiện :
 - Sân tập ,còi. thước dây, 4 cờ nhỏ, cốc đựng cát. 
 iii- Hoạt động dạy học 
 Nội dung 
KLVĐ
 Phương pháp tổ chức 
1- Phần mở đầu 
 - GVphổ biến nội dung yêu cầu giờ học .
 - Hướng dẫn HS khởi động 
 2, Phần cơ bản 
 * Bài thể dục phát triển chung : 
 Động tác vươn thở
- GV nêu tên động tác, tập mẫu và phân tích giảng giải từng nhịp
- GV nhận xét sửa sai cho học sinh 
- GV cho cán sự lên hô nhịp
 Động tác tay
( Quy trình tương tự)
 * Trò chơi :Nhanh lên bạn ơi
 - GV nêu tên trò chơi ,giải thích cách chơi , luật chơi 
 - GV tuyên dương đội thắng cuộc
 3 - Phần kết thúc 
 - Hướng dẫn học sinh thả lỏng 
 - GV nhận xét giờ học. 
6-10phút
18- 22ph
4 lần
2 x 8nhịp
3,4 lần
1 lần
1,2 lần
3 lần
4-6 phút 
- HS tập hợp lớp , chấn chỉnh đội ngũ , báo cáo sĩ số ...
 - HS xoay các khớp tay , chân 
- HS quan sát
- HS tập theo nhịp hô của GV
- HS tập luyện
- Cán sự hô- lớp tập luyện cả hai động tác
- 1 tổ chơi thử 
- Cả lớp chơi thử
- HS vui chơi thi đua giữa các tổ
 - Tập một số động tác thả lỏng
- HS hát và vỗ tay theo nhịp .
 - Vệ sinh vào lớp 
----------------------------------------------------
Ngày giảng , Thứ ,ngày tháng năm 2008
Toán
Góc nhọn, góc tù, góc bẹt (Tiết 39)
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
-Có biểu tượng về góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
-Biết dùng ê ke để nhận dạng góc nào là góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
II/ Đồ dùng dạy học:
-Ê ke; bảng phụ.
III/ Các hoạt động dạy học:
1.Giới thiệu góc nhọn, góc tù, góc bẹt
a) Góc nhọn: Treo bảng phụ.
-GV chỉ vào hình vẽ góc nhọn: Đây là góc nhọn. Đọc là: Góc nhọn đỉnh O cạnh OA, OB.
-GV vẽ lên bảng góc nhọn khác.Yêu cầu HS quan sát rồi đọc.
-Hãy nêu ví dụ thực tế về góc nhọn?
-GV áp ê ke vào góc nhọn( như hình vẽ)...so sánh góc nhọn với góc vuông?
b) Giới thiệu về góc tù ( tương tự như trên).
*Nhận xét: Góc tù lớn hơn góc vuông.
c)Giới thiệu góc bẹt( tương tự các bước trên)
* Nhận xét: Góc bẹt bằng 2 góc vuông.
2.Thực hành:
* Bài 1: Yêu cầu HS nhận biết được góc nào là góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
-Gọi HS chỉ và nêu từng góc.
-GV nhận xét, chốt kết quả.
* Bài 2:
-Hình tam giác nào có 3 góc nhọn?
-Hình tam giác nào có góc vuông?
-Hình tam giác nào có góc tù?
+GV theo dõi giúp HS yếu nhận biết từng hình tam giác.
3. Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét giờ học.
-Dặn ôn bài, chuẩn bị bài sau.
- Vài HS nhắc lại.
-HS quan sát rồi đọc.
 P
 O Q
- Góc nhọn bé hơn góc vuông.
M
 O N
 C O D
- HS nêu yêu cầu; Có thể quan sát tổng thể để nhận dạng hoặc dùng ê ke để nhận biết góc.
+Góc nhọn: Góc đỉnh A, cạnh AM, AN
 Góc đỉnh D, cạnh DV, DU.
+Góc tù: Góc đỉnh B, cạnh BP,BQ
 Góc đỉnh O, cạnh OG, OH.
+Góc vuông: Góc đỉnh C...
+Góc bẹt: Góc đỉnh E...
-HS quan sát hình vẽ trong bài.
+Tam giác DEG
+Tam giác MNP
...
-Lớp làm vào vở.
Tập làm văn
Luyện tập phát triển câu chuyện (Tiết 16)
I/ Mục tiêu:
-Củng cố cho HS kĩ năng phát triển câu chuyện.
-HS biết sắp xếp các đoạn văn kể chuyện theo trình tự thời gian.
-Viết được câu mở đoạn để liên kết các đoạn văn theo trình tự thời gian.
II/ Đồ dùng dạy học: 
-Tranh minh hoạ cốt truyện Vào nghề; giấy khổ to.
III/ Các hoạt động dạy học:
A.Kiểm tra:
-2 HS đọc bài viết của mình giờ trước.
B.HD cho HS làm bài tập:
* Bài tập 1:
-Yêu cầu HS mở SGK, xem lại ND bài tập 2, bài đã làm trong vở.
-GV theo dõi, giúp HS yếu.
-GV dán bảng 4 tờ phiếu đã hoàn chỉnh 4 đoạn văn.
+ Với đoạn 1
+ Với đoạn 2
+Với đoạn 3
+ Với đoạn 4
*Bài tập 2:-GV cùng lớp nhận xét, chốt lại:
a)Các đoạn văn được xếp theo trình tự?
b)Vai trò của các câu mở đầu đoạn văn?
*Bài tập 3:
-GV nhấn mạnh để HS hiểu rõ hơn: Có thể chọn kể một câu chuyện đã học.Khi kể chú ý trình tự nối tiếp nhau của các sự việc.
-GV cùng lớp nhận xét.
C.Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét giờ học.
-Yêu cầu HS ghi nhớ: có thể kể câu chuyện theo trình tự thời gian.
-Lớp theo dõi, nhận xét.
-HS đọc yêu cầu của bài.
-HS làm bài; Mỗi HS lần lượt đều viết 4 câu mở đầu cho cả 4 đoạn văn.4 HS làm bài trên phiếu.
-HS phát biểu ý kiến.
-Lớp nhận xét.
-Tết năm ấy, Va- li- a tròn mười một tuổi, bố mẹ cho em đi xem xiếc...
-Một hôm, rạp xiếc thông báo tuyển diễn viên. Va- li- a xin bố mẹ cho ghi tên học.
-Thế là từ hôm đó, ngày ngày Va- li- a đến làm việc trong chuồng ngựa...
-Thế rồi cũng đến ngày Va- li a trở thành diễn viên thực thụ.
-HS đọc yêu cầu, suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
-Trình tự thời gian( sự việc xảy ra trước thì kể trước,...)
-Thể hiện sự tiếp nối về thời gian để nối đoạn văn với đoạn văn trước đó.
-HS đọc yêu cầu của bài.
-HS nói tên câu chuyện mình sẽ kể( Dế Mèn bênh vực kẻ yếu; Người ăn xin; Nỗi dầưn vặt của An- đrây- ca; sự tích hồ Ba Bể;...)
-Lớp suy nghĩ, làm bài, viết nhanh ra nháp trình tự của các sự việc.
-HS kể trước lớp.
===========================================
Khoa học
Ăn uống khi bị bệnh (Tiết 16)
I. Mục tiêu
Giúp học sinh:
- Nêu được chế độ ăn uống khi bị một số bệnh thông thường và đặc biệt khi bị bệnh tiêu chảy.
- Biết cách chăm sóc người thân khi bị ốm.
- Có ý thức tự chăm sóc mình và người thân khi bị bệnh.
II. Đồ dùng dạy học
- Các tranh minh hoạ SGK.
- Gói dung dịch ô - xê – dôn, phiếu học tập.
III. Hoạt động dạy học
A. Bài cũ:
? Những dấu hiệu nào cho biết khi cơ thể bị bệnh?
? Khi bị bệnh cần phải làm gì?
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
Ăn uống khi bị bệnh
2. Các hoạt động:
a) Hoạt động 1: Chế độ ăn uống khi bị bệnh:
* Mục tiêu: 
- Nêu được chế độ ăn uống khi bị một số bệnh thông thường và đặc biệt khi bị bệnh tiêu chảy.
- Biết cách chăm sóc người thân khi bị ốm.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS quan sát H34, 35 SGK và thảo luận câu hỏi:
? Khi bị bệnh thông thường ta thường cho người bệnh ăn những loại thức ăn nào?
? Đối với người ốm nặng nên cho ăn thức ăn đặc hay loãng? Tại sao?
? Đối với người ốm không muốn ăn hoặc ăn quá ít cần cho ăn như thế nào?
? Đối với người bệnh cần ăn kiêng thì nên cho ăn như thế nào?
? Làm thế nào để chống mất nước cho bệnh nhân bị tiêu chảy, đặc biệt là trẻ em?
- Nhận xét, bổ sung câu trả lời của các nhóm.
- GV kết luận:
- HS thảo luận , đại diện các nhóm trình bày:
- Ăn thức ăn chứa nhiều chất như: Thịt, cá, uống nhiều chất lỏng có chứa nhiều loại rau xanh, hoẩ quả.
- Thức ăn loảng để dẽ nuốt, không làm cho người bệnh sợ ăn.
- Dỗ dành, động viên và cho ăn nhiều bữa trong ngày.
- Theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Cho ăn bình thường, đủ chất, ngoài ra cho uống dung dịch ô - rê – dôn, cháo muối.
- Mục bạn cần biết.
b) Hoạt động 2: Chăm sóc người bệnh bị tiêu chảy:
* Mục tiêu: HS biết cách chăm sóc bgười bị bệnh tiêu chảy và cách pha dung dịch ô - rê – dôn.
* Cách tiến hành:
- HS quan sát H35 SGK và nêu cách nấu cháo và thực hành pha dung dịch ô - rê – dôn.
- Kết luận.
- HS thảo luận – thực hành.
- 4 HS trình bày cách nấu cháo và pha ô - rê – dôn.
c) Hoạt động 3: Trò chơi: Em tập làm bác sĩ.
* Mục tiêu: HS có ý thức chăm sóc người thân và bản thân khi bị ốm.
* Cách tiến hành:
- HS thi sắm vai.
+ Gv phát phiếu ghi tình huống.
+ Các nhóm thoả luận và tìm cách giải quyết qua sắm vai.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Nhận xét.
3. Củng cố:
- Hai HS đọc mục bạn cần biết SGK.
- GV nhận xét tiết học.
==============================================
Kĩ thuật
Khâu đột thưa (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
-HS biết cách khâu đột thưa và ứng dụng của khâu đột thưa.
-Khâu được các mũi khâu đột thưa theo đường vạch dấu.
-Hình thành thói quen làm việc kiên trì, cẩn thận, khoa học.
II. Đồ dùng dạy học:
 +Tranh qui trình khâu mũi đột thưa
 +Mẫu đường khâu đột thưa.
 +Vật liệu và dụng cụ cần thiết.
III. Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS.
2.Dạy bài mới:
a. Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét mẫu.
- GV đính mẫu lên bảng giới thiệu đường khâu đột thưa
+Nhận xét đặc điểm của mũi khâu đột thưa ở mặt phải và mặt trái đường khâu.
+Thế nào là khâu đột thưa?
- GV nhận xét, kết luận.
b.Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
-Treo tranh qui trình khâu đột thưa.
+Nêu cách vạch dấu đường khâu đột thưa?
+Cách khâu các mũi khâu đột thưa?
- GV hướng dẫn thao tác bắt đầu khâu, khâu mũi 1, mũi 2,...
-Cách kết thúc đường khâu và cách vê nút chỉ?
c.Thực hành
 - Cho HS thực hành tập khâu đột thưa trên giấy kẻ ô li.
-Theo dõi, giúp HS.
-HS quan sát các mũi khâu đột thưa ở mặt phải, mặt trái...
+Mặt phải: các mũi khâu cách đều nhau
(giống các mũi khâu thường).
+Mặt trái: Mũi khâu sau lấn lên 1/3 mũi khâu trước liền kề.
-HS dựa vào phần ghi nhớ 1 trả lời.
-3,4 HS đọc Ghi nhớ SGK tr 20.
-HS quan sát tranh qui trình kết hợp nghiên cứu SGK trả lời.
-HS nhắc lại cách vạch dấu đường khâu.
-HS quan sát H.3 a, b, c trả lời.
-HS quan sát, tiếp tục thực hiện các mũi tiếp theo.
-HS quan sát H.4 a, b để trả lời.
-Lớp thực hành theo cá nhân.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại các bước khâu đột thưa. 
-GV nhận xét giờ học.
- Dặn chuẩn bị giờ sau

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_tuan_5_8_hoang_thu_huong_truong_ptcs_d.doc