Tiết 48, Bài 17 ĐỊNH DẠNG ĐOẠN VĂN BẢN
(GIÁO ÁN DỰ GIỜ)
A. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này học sinh cần đạt được các mục tiêu sau:
1. Kiến thức:
- Biết các nội dung định dạng đoạn văn bản.
2. Kỹ năng:
- Thực hiện các thao tác định dạng đoạn văn bản cơ bản.
3. Thái độ:
- Hình thành phương pháp làm việc khoa học.
- Vận dụng vào trong học tập và thực tiễn.
Ngày soạn: 23/02/2011 Ngày dạy: /03/2011 Lớp: 6A Giáo viên hướng dẫn: Lê Đình Trung Giáo viên dạy: Cái Thị Hạ Ngân Tiết 48, Bài 17 ĐỊNH DẠNG ĐOẠN VĂN BẢN (GIÁO ÁN DỰ GIỜ) A. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này học sinh cần đạt được các mục tiêu sau: 1. Kiến thức: - Biết các nội dung định dạng đoạn văn bản. 2. Kỹ năng: - Thực hiện các thao tác định dạng đoạn văn bản cơ bản. 3. Thái độ: - Hình thành phương pháp làm việc khoa học. - Vận dụng vào trong học tập và thực tiễn. B.Chuẩn bị 1. Giáo viên - Bài giảng truyền thống, bài giảng điện tử. - Sơ đồ logic nội dung. - Máy tính, Projector. 2. Học sinh - SGK, và dụng cụ học tập. C. Phương pháp - Thuyết trình. - Vấn đáp. - Trực quan. - Phát hiện và giải quyết vấn đề. D. Tiến trình lên lớp I. Ổn định tổ chức - Kiểm tra sĩ số( vắng . : . phép,. không phép). - Ổn định chổ ngồi học sinh. II. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi 1: Để thay đổi phông chữ trong văn bản Word, em có thể thực hiện? Nháy chọn Font từ bảng chọn Format và nháy trang Font. Nháy chuột ở nút Font trên thanh công cụ và chọn phông thích hợp trong danh sách. Nháy nút phải chuột và chọn Font. Cả 3 thao tác trên đều được._ Câu hỏi 2: Muốn chọn phông chữ em dùng nút lệnh nào? A. . B. C. D. Không có nút lệnh nào đúng. III. Triển khai bài mới Khi viết một bài văn các em thường trình bày như thế nào?( Thường trình bày theo ba phần: mở bài, thân bài, kết luận. Trong phần thân bài có nhiều đoạn văn nhỏ, mỗi lần xuống dòng đều phải thụt vào một ô). Đối với việc soạn thảo trên máy vi tính, để có được một văn bản đẹp, dễ đọc cũng phải thực hiện tuân theo các thao tác đó. Để thực hiện các thao tác đó chúng ta cần phải sử dụng những lệnh nào? Bài học hôm nay sẽ trả lời câu hỏi này cho chúng ta. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI MỚI Hoạt động 1: Định dạng đoạn văn GV: * Đặt vấn đề: Cho HS quan sát hai đoạn văn bản có cùng nội dung, một văn bản đã được định dạng và một văn bản chưa được định dạng. (1) (2) * Đặt câu hỏi: Sau khi quan sát hai đoạn văn bản trên em có nhận xét gì về cách trình bày của hai đoạn văn bản không? HS: Trả lời. GV: Khái quát lại: Những điểm trình bày khác biệt của đoạn văn bản 2 đó chính là sự thay đổi các thuộc tính (tính chất) của đoạn văn bản đó. Để biết được sự thay đổi các thuộc tính (tính chất) ở trong đoạn văn bản được gọi là gì? (Chúng ta đi vào phần 1: Định dạng đoạn văn) * Đặt câu hỏi: Từ ví dụ trên em nào có thể cho cô biết thế nào là định dạng đoạn văn ? HS: Theo dõi ví dụ và các đặc trưng đã được rút ra để trả lời. GV: Gọi 2- 3 HS trả lời. HS: Định dạng đoạn văn là thay đổi các tính chất của đoạn văn bản. GV: * GV khái quát lại. * Ghi bảng. HS: Ghi bài. GV: Đoạn văn bản có các tính chất nào? * Gọi 2- 3 HS trả lời. HS: Các tính chất của đoạn văn bản: Kiểu căn lề. Vị trí lề của cả đoạn văn bản so với toàn trang. Khoảng cách lề của dòng đầu tiên. Khoảng cách đến đoạn văn trên hoặc dưới. Khoảng cách giữa các dòng trong đoạn văn. GV: Gọi 2- 3 HS trả lời. HS: Trả lời. GV: * Kết luận lại. * Ghi bảng. HS: Ghi bài. GV: * Minh họa trực quan cho HS quan sát * Giải thích cho HS (1) Căn giữa (2) Căn thẳng lề trái (3) Căn thẳng lề phải (4) Căn thẳng hai lề (5) Thụt lề cả đoạn văn (6) Thụt lề dòng đầu tiên (7) Khoảng cách đến đoạn trên (8) Khoảng cách đến đoạn dưới (9) Khoảng cách giữa các dòng tăng lên HS: Quan sát. Định dạng đoạn văn * Định dạng đoạn văn là thay đổi các tính chất của đoạn văn bản. * Các tính chất của đoạn văn bản: Kiểu căn lề. Vị trí lề của cả đoạn văn bản so với toàn trang. Khoảng cách lề của dòng đầu tiên. Khoảng cách đến đoạn văn trên hoặc dưới. Khoảng cách giữa các dòng trong đoạn văn. Hoạt động 2: Sử dụng các nút lệnh để định dạng đoạn văn * Đặt vấn đề: Trong định dạng kí tự, để định dạng ta thường sử dụng nút lệnh và bảng chọn. Tương tự với định dạng kí tự, định dạng đoạn văn cũng sử dụng các nút lệnh và bảng chọn để định dạng. Để xem thử nút lệnh và bảng chọn của định dạng đoạn văn có gì giống và khác so với nút lệnh và bảng chọn định dạng kí tự không? (Chúng ta đi vào phần 2: Sử dụng các nút lệnh để định dạng đoạn văn) GV: Để thực hiện việc định dạng kí tự trước tiên em phải thực hiện thao tác nào ? HS: Chọn phần văn bản muốn định dạng. GV: Tương tự, để định dạng đoạn văn trước tiên em phải thực hiện thao tác nào ? HS: Chọn phần văn bản muốn định dạng. GV: * Kết luận lại. + Đối với định dạng đoạn văn chúng ta không cần chọn phần văn bản muốn định dạng mà chỉ cần đưa con trỏ soạn thảo vào đoạn văn bản. * Đặt câu hỏi + Sau khi đưa con trỏ soạn thảo vào đoạn văn bản, thao tác tiếp theo là gì? + Gọi 2- 3 HS trả lời. HS: Sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ định dạng. GV: Đặt câu hỏi + Để định dạng đoạn văn thực hiện các bước nào? + Gọi 2- 3 HS trả lời. HS: Trả lời Bước 1: Đưa con trỏ soạn thảo vào đoạn văn bản. Bước 2: Sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ định dạng. GV: * Kết luận lại. * Ghi bảng. HS: Ghi bài. GV: Đây là thanh công cụ định dạng chứa các nút lệnh để định dạng và chú thích ý nghĩa các nút lệnh. Căn lề trái Căn lề phải Căn giữa Căn thẳng hai lề HS:Quan sát. GV: Làm mẫu cho HS quan sát. Sau đó gọi 2- 3 HS lên thực hiện theo ba thao tác trên HS: Lên thực hiện. GV: * Nhận xét. * Ghi bảng. HS: Ghi bài. Sử dụng các nút lệnh để định dạng đoạn văn * Để định dạng đoạn văn thực hiện các bước: Bước 1: Đưa con trỏ soạn thảo vào đoạn văn bản. Bước 2: Sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ định dạng. * Sử dụng các nút lệnh Căn lề: Căn lề trái, căn giữa, căn lề phải, căn thẳng hai lề. Thay đổi lề cả đoạn văn: tăng, giảm lề trái của cả đoạn văn bản. Khoảng cách dòng trong đoạn văn. Hoạt động 3: Định dạng đoạn văn bằng hộp thoại Paragraph * Đặt vấn đề: Trong các nội dung định dạng đoạn văn bản nói trên duy nhất có việc đặt khoảng cách đến đoạn văn bản trên hoặc văn bản dưới là không sử dụng nút lệnh để định dạng. Vậy, nếu không có nút lệnh thì sử dụng lệnh nào? (Chúng ta đi vào phần 3: Định dạng đoạn văn bằng hộp thoại Paragraph) GV: Thực hiện tuần tự các thao tác định dạng cho HS quan sát sau đó yêu cầu HS nêu lại các bước. Gọi 2- 3 HS trả lời. HS: Trả lời GV: Qua các câu trả lời của các bạn cô sẽ đối chiếu với đáp án. Các em xem thử mình trình bày còn thiếu hay thừa thao tác nào không. HS: Theo dõi để đối chiếu. GV: Gọi HS nêu các bước một cách hoàn chỉnh. HS: Trả lời. GV: * Kết luận. * Ghi bảng. HS: Ghi bài. GV: Gọi 2- 3 HS lên thực hiện. HS: Thực hiện. GV: Mở một văn bản gốc, thực hiện các nội dung định dạng bằng hộp thoại Paragraph. Sau đó yêu cầu HS quan sát và rút ra nhận xét. Sau khi cô thực hiện thao tác định dạng bằng hộp thoại Paragraph em thấy đoạn văn bản trên có gì thay đổi không? Gọi 2- 3 HS trả lời. HS: Trả lời. GV: Qua các câu trả lời của các bạn, như vậy hộp thoại Paragraph có tất cả các nội dung định dạng đoạn văn bản. Gọi 2- 3 HS lên bảng thực hiện các nội dụng định dạng theo yêu cầu cụ thể bằng hộp thoại Paragraph HS: Lên thực hiện. GV: Nhận xét và gọi HS nhận xét bài làm của bạn. Định dạng đoạn văn bằng hộp thoại Paragraph Bước 1: Đặt điểm chèn vào đoạn văn bản cần định dạng. Bước 2: Mở bảng chọn Format , chọn lệnh Paragraph. Bước 3: Chọn các khoảng cách thích hợp trong các ô Before (trước) và After (sau). Bước 4: Bấm OK. IV. Củng cố Câu 1: Hãy điền tác dụng định dạng đoạn văn bản của các nút lệnh sau ? Nút dùng để .. Nút dùng để .. Nút dùng để .. Nút dùng để .. Câu 2: Để định dạng đoạn văn bản ta sử dụng lệnh nào? Format à Font à Paragraph. Format à Font . Format à Paragraph. Format à Paragraph à Font . V. Dặn dò * Bài cũ: + Học bài cũ, làm các bài tập trong sách giáo khoa. + Làm lại các thao tác định dạng đoạn văn với tất cả các nội dung. * Bài mới: + Hệ thống lại các thao tác định dạng ở hai bài : Định dạng văn bản và định dạng đoạn văn bản. + Nếu ai có máy, thực hành trước ở nhà để thành thục các thao tác và rút kinh nghiệm. E. RÚT KINH NGHIỆM Ngày tháng 03 năm 2011 Duyệt GV hướng dẫn Lê Đình Trung
Tài liệu đính kèm: