Giáo án giảng dạy Công nghệ 7 cả năm

Giáo án giảng dạy Công nghệ 7 cả năm

Phần I: Trồng trọt

Chương I: Đại cương về kỹ thuật trồng trọt

Tiết 1- Bài 1, 2: Vai trò, nhiệm vụ của trồng trọt

Khái niệm về đất trồng và thành phần của đất trồng

I. Mục tiêu bài học:

* Kiến thức: Trình bày được vai trò của trồng trọt, khái niệm đất trồng là gì ? Vai trò của đất trồng với cây trồng. Đất trồng gồm các thành phần gì ?

- Trình bày được nhiệm vụ của trồng trọt và một số biện pháp thực hiện.

* Kĩ năng: có kĩ năng khoa học nghiên cứu về một số loại đất trồng.

* Thái độ: Có hứng thú trong học tập kỹ thuật nông nghiệp và coi trọng sản xuất trồng trọt.

- Có ý thức giữ gìn, bảo vệ tài nguyên môi trường đất.

* Kĩ năng chuyên biệt: Biết cách trồng các loại cây trồng để bảo vệ môi trường, chống BĐKH.

 

doc 184 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1529Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy Công nghệ 7 cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/08/2014	 
Phần I: Trồng trọt
Chương I: Đại cương về kỹ thuật trồng trọt
Tiết 1- Bài 1, 2: Vai trò, nhiệm vụ của trồng trọt
Khái niệm về đất trồng và thành phần của đất trồng
I. Mục tiêu bài học:
* Kiến thức: Trình bày được vai trò của trồng trọt, khái niệm đất trồng là gì ? Vai trò của đất trồng với cây trồng. Đất trồng gồm các thành phần gì ?
- Trình bày được nhiệm vụ của trồng trọt và một số biện pháp thực hiện.
* Kĩ năng: có kĩ năng khoa học nghiên cứu về một số loại đất trồng.
* Thái độ: Có hứng thú trong học tập kỹ thuật nông nghiệp và coi trọng sản xuất trồng trọt. 
- Có ý thức giữ gìn, bảo vệ tài nguyên môi trường đất.
* Kĩ năng chuyên biệt: Biết cách trồng các loại cây trồng để bảo vệ môi trường, chống BĐKH.
II. Chuẩn bị.
GV: 	Soạn bài, nghiên cứu tài liệu. Bảng phụ.
HS: Chuẩn bị bài theo yêu cầu: đọc và trả lời câu hỏi SGK.
III. Tiến trình dạy học.
1. Kiểm tra bài cũ (không).
2. Bài mới.
ĐVĐ:Hàng ngày mỗi người phải sử dụng đến lương thực, thực phẩm. Để có nhiều thực phẩm như thịt, trứng, sữa cần phải có nhiều sản phẩm từ thực vật, muốn vậy phải trồng trọt. Như vậy trồng trọt có vai trò như thế nào ? Và nó có nhiệm vụ gì đối với sự phát triển của xã hội và đời sống con người ? Ta vào bài hôm nay:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
HĐ1:Tìm hiểu về vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt.
GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, hình 1 và trả lời câu hỏi.
? Dựa vào hình 1 SGK em hãy cho biết trồng trọt có vai trò gì trong nền kinh tế?
GV nhấn mạnh: ngoài nhiệm vụ trên cây trồng còn thực hiện nhiệm vụ thu giữ khí cácbônic, giải phóng khí ôxi, góp phần điều hòa khí hậu, phủ xanh đất trống, chống xói mòn đất. Trồng các cây họ đậu góp phần làm giàu dinh dưỡng cho đất.
GV chia nhóm HS và yêu cầu: Em hãy ghi các loại cây trồng cần phát triển vào các cột tương ứng ở bảng sau:
HS hoàn thành bài tập, mỗi nhóm cử đại diện trình bày trước lớp.
? Từ bài tập trên em rút ra được kết luận gì về nhiệm vụ của trồng trọt ?
HS trả lời.
GV nêu câu hỏi:
? Em hãy đề xuất làm thế nào để tăng năng suất cây trồng trong vụ ? làm thế nào để cho được nhiều vụ trong năm ? và tăng diện tích canh tác.
(trả lời theo mẫu bảng SGK)
? Các biện pháp để thực hiện nhiệm vụ trồng trọt là gì ?
Hs trả lời câu hỏi.
GV mỏ rộng và tổng kết:
* Mục đích cuối cùng của các biện pháp trên là sản xuất ra nhiều nông sản có chất lượng.
HĐ2: Tìm hiểu khái niệm về đất trồng và thành phần của đất trồng.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK quan sát hình 2 (SGK) và trả lời các câu hỏi.
? Qua thực tế em hãy cho biết đất trồng là gì 
? Trồng cây trong môi trường đất và môi trường nước có điểm gì giống và khác nhau.
? Như vậy đất có tầm quan trọng như thế nào đối với cây trồng ?
HS trả lời câu hỏi.
GV nhận xét.
- GV yêu cầu Hs đọc sơ đồ 1 SGK và trả lời câu hỏi:? Thành phần của đất trồng gồm những gì ?
HS trả lời câu hỏi.
GV nhận xét và tổng hợp
I. Vai trò và nhiệm vụ của trồng trọt
 1. Vai trò của trồng trọt. 
- Cung cấp lương thực thực phẩm cho con người.
- Cung cấp thức ăn cho vật nuôi.
- Cung cấp nguyên liệu cho CN.
- Cung cấp nông sản cho xuất khẩu.
2. Nhiệm vụ của trồng trọt. 
=> Đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm để đảm bảo đời sống hàng ngày của nhân dân, phát triển chăn nuôi và xuất khẩu.
- Cung cấp nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu.
- Trồng các cây công nghệp, cây nông nghiệp, lâm nghiệp có khả năng chống chịu với BĐKH.
3. Để thực hiện nhiệm vụ của trồng trọt, cần sử dụng những biện pháp gì ? 
- Khai hoang, lấp biển để tăng diện tích đất trồng.
- Dùng giống ngắn ngày để tăng vụ.- Sử dụng kỹ thuật tiên tiến để nâng cao năng suất.
- Phát triển các mô hình cây trồng thủy canh, khí canh để tăng năng suất, chất lượng nông sản, thích ứng với BĐKH.
II. Khái niệm về đất trồng và thành phần của đất trồng.
1. Khái niệm về đất trồng. 
a. Đất trồng là gì ?
Đất trồng là lớp đất xốp của vỏ trái đất trên đó cây trồng có khả năng sinh sống và sản xuất ra sản phẩm.
b. Vai trò của đất trồng.
- Đất trồng cung cấp chất dinh dưỡng ôxi, nước cho cây và giữ cho cây đứng vững.
2. Thành phần của đất trồng 
 Đất trồng
Phần khí phần rắn phần lỏng
 Chất vô cơ Chất hữu cơ
- Thể khí (phần khí)
- Thể lỏng (phần lỏng)
- Thể rắn (phần rắn)
 + Chất vô cơ.
 + Chất hữu cơ.
* Ghi nhớ SGK
3: Luyện tập, củng cố: 
* Gv nêu một vài câu hỏi củng cố lại kiến thức bài học :
? Nếu đặc điểm cơ bản nhất của đất trồng? Đất gồm những thành phần nào? Vai trò của mỗi thành phần đối với cây trồng ?
? Trình bày khái niệm về Đất trồng và thành phần của Đất trồng?
HS trả lời các câu hỏi.
+ GV tóm tắt lại và nhận xét lại ý thức học tập.
4. Hướng dẫn học bài ở nhà. 
- Trả lời câu hỏi ở cuối bài trong SGK.- Đọc trước bài 3 SGK: 
	 Ngày soạn: 26/09/2014
Tiết 2- Bài 3:
Một số tính chất của đất trồng
I. Mục tiêu bài học:
* Kiến thức: Trình bày được thành phần cơ giới của đất là gì ? Thế nào là đất chua, kiềm và đất trung tính. Vì sao đất giữ được nước và chất dinh dưỡng. Thế nào là độ phì nhiêu của đất.
* Kĩ năng: phân biệt được một số loại đất, thành phần của đất.a
* Thái độ: Có ý thức bảo vệ, duy trì và nâng cao độ phì nhiêu của đất.
* Kĩ năng chuyên biệt: thực nghiệm phân tích độ pH, xác định được tính chất của một số đất trồng.
II. Chuẩn bị.
GV: 	Soạn bài, nghiên cứu tài liệu. Đọc thêm đất trồng trọt.
Tranh có liên quan đến bài học.
HS: Chuẩn bị bài theo yêu cầu: đọc và trả lời câu hỏi SGK.
III.Tiến trình dạy học
 1. Kiểm tra bài cũ. ? Đất trồng gồm có những thành phần nào ?
2. Bài mới.
* Giới thiệu bài: Đa số cây trồng nông nghiệp sống và phát triển trên đất. Thành phần và tính chất của đất ảnh hưởng tới năng xuất và chất lượng nông sản. Muốn sử dụng đất hợp lý cần phải biết được các đặc điểm và tính chất của đất.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
HĐ1: Tìm hiểu thành phàn cơ giới của đất.
- GV yêu câu HS nghiên cứu phần I SGK và trả lời các câu hỏi.
? Em hãy cho biết đất trồng được tạo nên bởi những thành phần nào ?
? Dựa vào kích thước em hãy cho biết hạt cát, hạt limon, hạt sét khác nhau như thế nào ?
- HS trả lời các câu hỏi.
- GV tổng kết.
HĐ2: Tìm hiểu độ chua, kiềm trong đất.
- GV nêu vấn đề: Người ta thường dùng số độ pH để đánh giá độ chua kiềm của đất. Để đo độ chua, kiềm của đất người ta lấy dung dịch đất để đo dộ pH từ đó xác định độ chua của đất.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi
? Từ phương pháp trên người ta đã xác định được thế nào là đất chua ? đất trung tính và đất kiềm.
? Tại sao người ta lại phải chia đất thành đất chua, đất kiềm và trung tính ?
- HS trả lời các câu hỏi.
- GV tổng kết.
HĐ3:Tìm hiểu khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất. 
- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS trả lời câu hỏi.
? Vì sao đất giữ được nước và chất dinh dưỡng ?
?Đất sét, đất thịt, đất cát đất nào giữ nước tốt hơn ? Làm thế nào có thể xác định được ?
- HS trả lời câu hỏi.
- GV làm thí nghiệm cho HS quan sát và điền vào bảng trong SGK.
- HS quan sát thí nghiệm và làm bài tập vào bảng.
HĐ3: Tìm hiểu độ phì nhiêu của đất. 
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi
? Đất phì nhiêu phải có đủ các đặc điểm quan trọng nào ?
? Làm thế nào để đất luôn luôn có độ phì nhiêu.
- HS trả lời các câu hỏi.
- GV tổng kết.
I. Thành phần cơ giới của đất là gì. 
Gồm có 3 phần: Khí, lỏng, rắn.
- Tỉ lệ % các loại hạt cát, limon, sét trong đất là thành phần cơ giới của đất.
- Dựa vào thành phần cơ giới người ta chia đất thành đất cát, đất thịt, đất sét.
Đất sét: 25% cát, 30% limon, 45% sét.
Đất thịt: 45% cát, 40% limon, 15% sét.
Đất cát: 85% cát, 10% limon, 5% sét.
II. Tìm hiểu độ chua, kiềm trong đất. 
- Đất có pH < 6,5 là đất chua.
- Đất có pH = 6,6 - 7,5 là đất trung tính.
- Đất có pH > 7,5 là đất kiềm.
Người ta chia đất thành đất chua, đất kiềm và trung tính để có kế hoạch sử dụng và cải tạo đất bởi vì mỗi loại cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt trong một phạm vi pH nhất định. Việc nghiên cứu xác định độ pH của đất giúp ta bố trí cây trồng phù hợp với đất, đối với đất chua cần bón vôi để cải tạo.
III. Khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất. 
Nhờ có các hạt cát, limon, hạt sét và chất mùn mà đất giữ được nước và các chất dinh dưỡng.
- Đất sét giữ nước, chất dinh dưỡng tốt.
- Đất thịt giữ nước và chất dinh dưỡng trung bình.
- Đất cát giữ nước và chất dinh dưỡng kém.
IV. Độ phì nhiêu của đất là gì? 
- Khả năng của đất cung cấp đủ nước, ôxi, chất dinh dưỡng cho cây trdưỡngdamr bảo năng năng suất cao đồng thời không chứa các chất có hại cho cây.
- Cày, cuốc, xới cỏ, bón phân, áp dụng đúng khoa học kỹ thuật bên cạnh đó phải có đủ các điều kiện đất phì nhiêu, thời tiết thuận lợi, giốn tốt và chăm sóc tốt.
3. Luyện tập, củng cố. 
- GV cho Hs đọc phần ghi nhớ.
- Đất sét và đất thịt loại nào giữ nước tốt hơn ? Vì sao ?
- Tính chất chính của đất là gì ?
4. Hướng dẫn học bài ở nhà. 
- Đọc và trả lời câu hỏi cuối bài.
- Chuẩn bị bài 6: Biện pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất.
 Ngày soạn: 02/09/2014
Tiết 3- Bài 6 :
 Biện pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất
I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này HS sẽ:
* Kiến thức: Trình bày được ý nghĩa của việc sử dụng đất hợp lý. 
* Kĩ năng: Biết các biện pháp cải tạo và bảo vệ đất.
* Thái độ: Có ý thức chăm sóc, bảo vệ tài nguyên môi trường đất.
* Kĩ năng chuyên biệt: Sử dụng hợp lí, cải tạo và bảo vệ tốt đất trồng của gia đình.
II. Chuẩn bị.
Tranh vẽ về các biện pháp cải tạo đất trồng.
III. Tiến trình bài dạy.
1. Kiểm tra bài cũ (không).
2. Bài mới.
* Giới thiệu bài :Đất là tài nguyên quý của quốc gia, là cơ số sản xuất nông lâm nghiệp. Vì vậy chúng ta phải biết sử dụng cải tạo và bảo vệ đất. Bài học này giúp các em hiểu sử dụng đất ntn là hợp lý. Có những biện pháp nào để cải tạo, bảo vệ đất.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
HĐ1:Tìm hiểu vì sao phải sử dụng đất hợp lí.
GV yêu cầu HS nghiên cứu phần I SGK và trả lời các câu hỏi.
?Theo em đất phải như thế nào mới có thể cho cây trồng có năng suất cao
? Những loại đất nào sau đây đã và sẽ giảm độ phì nhiêu nếu không sử dụng tốt: đất bạc màu, đất cát ven biển, đất phèn, đất đồi trọc.
?Vì sao cần phải sử dụng đất hợp lý ?
? Vì sao cần phải bảo vệ và cải tạo đất.
HS: Trả lời các câu hỏi.
GV mở rộng: Sau khi khai hoang, lấn biển xong đất còn mặn, nhân dân ta thường trồng cây cói (cây chịu mặn). Sau vài năm đất đỡ mặn, họ trồng các giống lúa chịu mặn. Khi hết mặn người ta sẽ trồng các giống lúa mới.
HĐ2: Tìm hiểu các biện pháp cải tạo và bảo vệ đất.
- GV nêu câu hỏi yêu cầu HS trả lời:
? Một số loại đất cần cải tạo ở nước ta là những loại đất nào ?
? Mục đích của biện pháp cày sâu, bừa kỹ, kết hợp với bón phân là gì?
? Tại sao phải làm ruộn ...  SGK
Ngày soạn: 15/04/2008	 Ngày giảng: 17/04/2004	
Tiết 42 - Bài 46, 47 : phòng, trị bệnh 
thông thường cho vật nuôi,
Vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi
A. Phần chuẩn bị.
I. Mục tiêu bài học
- Nêu được khái niệm phòng, trị bệnh thông thường cho vật nuôi
- Chỉ ra những nguyên nhân sinh bệnh
- Nêu được khái niệm vắc xin, tác dụng của vắc xin
- Biết sử dụng vắc xin bằng các phương pháp: tiêm, nhỏ mắt, mũi
- Vận dụng tốt vào thực tiễn
II. Chuẩn bị.
GV: Soạn bài, nghiên cứu tài liệu
HS: Chuẩn bị bài theo yêu cầu
B. Nội dung trên lớp.
I. Kiểm tra bài cũ (5').
Nêu kỹ thuật chăn nuôi đực giống?
- Chăm sóc: 	+ Vận động
	+ Tắm, chải
	+ Kiểm tra sức khỏe, tinh dịch
- Nuôi dưỡng: Thức ăn đủ: 	+ Protein
	+ Khoáng, vitamin
II. Bài mới.
Bệnh tật có thể làm cho vật nuôi chết hàng loạt hoặc làm giảm sút khả năng sản xuất, giảm giá trị kinh tế, hàng hóa của vật nuôi. Vậy làm thế nào để hạn chế thiệt hại về mọi mặt do bệnh gây ra? Ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Nhìn một đàn gá, một đàn lợn em phát hiện thấy con bị bệnh có đặc điểm như thế nào?
Kém ăn, thường nằm im, mệt nhọc, có thể bị sốt, bài tiết phân không bình thường
Nếu không kịp thời chữa trị thì hậu quả ra sao?
Con vật gầy yếu, tăng trọng kém, có thể chết lây sang con khác
Nguyên nhân nào sinh ra bệnh ở vật nuôi?
Bên trong cơ thể con vật do tác động của môi trường
VD: Do di truyền gây bệnh
Bệnh bạch tạng, dị tật, quái thai: lợn 2 đầu, khèo chân
VD: Do yếu tố cơ học
Lợn dẵm phải đinh, gà gãy xương, húc nhau chảy máu
VD: Yếu tố hóa học: ngộ độc thức ăn
VD: Yếu tố sinh học: giun, sán
Phòng và trị bệnh biện pháp nào hiệu quả kinh tế cao hơn?
Phòng là chính, phòng bệnh hơn chữa bệnh
Muốn phòng bệnh cho vật nuôi phải làm những công việc gì?
Trị bệnh cho vật nuôi phải làm những công việc gì?
Mời cán bộ thú y đến khám và điều trị kịp thời 
Vắc xin là gì?
Có mấy loại vắc xin?
2 loại: + Vắc xin nhược độc
 + Vắc xin chết
Bảo quản vắc xin thế nào cho tốt?
(Chỗ tối, nhiệt độ thấp 150C, không để lâu)
Khi vật đang ủ bệnh có tiêm vắc xin không? (Không)
Khi vật nuôi mới khỏi ốm chưa hồi phục có nên tiêm vắc xin không?
Không vì kháng sinh sẽ vô hiệu hóa tác dụng của kháng sinh
I. Phòng trị bệnh cho vật nuôi. (15')
1. Khái niệm bệnh và nguyên nhân sinh ra bệnh. (7')
- Khi bị bệnh khả năng sinh trưởng, phát triển, sức sản xuất đều giảm sút
=> Nguyên nhân
+ Di truyền
+ Yếu tố bên ngoài môi trường
2. Kỹ thuật phòng trị bệnh cho vật nuôi
- Chăm sóc nuôi dưỡng chu đáo, đủ dinh dưỡng
- Tiêm phòng vắc xin
- Vệ sinh sạch sẽ môi trường thức ăn, nước uống
- Vật nuôi ốm không mổ thịt, không bán để phòng lây bệnh
II. Vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi. (20')
1. Khái niệm
- Là chế phẩm sinh học để phòng bệnh truyền nhiễm
- 2 loại: + Vắc xin nhược độc
 + Vắc xin chết
2. Cách bảo quản và sử dụng vắc xin
=> Bảo quản vắc xin nơi nhiệt độ thấp, không để nơi có ánh nắng chiếu vào, sử dụng đúng theo hướng dẫn
* Ghi nhớ: SGK
III. Hướng dẫn học bài. (2')
- Học bài theo câu hỏi SGK
- Đọc và chuẩn bị trước bài 48
+ Kim tiêm
+ Bơm tiêm nhựa, thủy tinh
+ Một số mg nước cất
Ngày soạn: 19/04/2008	 Ngày giảng: 21/04/2008 	
Tiết 43 - Bài 48 : thực hành
Nhận biết một số vắc xin phòng bệnh cho gia cầm Và phương pháp sử dụng vắc xin newcastle 
phòng bệnh cho gà
A. Phần chuẩn bị.
I. Mục tiêu bài học
Nhận biết tên, đặc điểm một số loại vắc xin
Sử dụng vắc xin bằng phương pháp tiêm, nhỏ mũi, nhỏ mắt
Vận dụng vào thực tiễn sản xuất, rèn tính cẩn thận
II. Chuẩn bị.
GV: Soạn bài, nghiên cứu tài liệu
HS: Chuẩn bị bài theo yêu cầu
B. Nội dung trên lớp.
I. Kiểm tra việc chuẩn bị của HS.
- Bẹ chuối, ống thuốc chứa nước sạch
- Phân nhóm, cử nhóm trưởng
- Nhóm trưởng phân công các bạn: ghi chép, báo cáo trước lớp, làm vệ sinh, nhận và trả dụng cụ thí nghiệm
II. Bài mới.
Quy trình thực hành
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Em hãy nhắc lại để thực hành được cần những vật liệu và dụng cụ gì?
(SGK)
a. Quan sát chung:
- Loại vắc xin
- Đối tượng dùng
- Thời hạn sử dụng
b. Dạng vắc xin
Dạng bột, dạng nước, màu sắc
c. Kiểu dùng: Tùy loại có cách dùng phù hợp
Nêu các bước sử dụng vắc xin Newcastle phòng bệnh cho gà
Bước 1: Nhận biết các bộ phận tháo, lắp, điều chỉnh bơm tiêm
Bước 2: Tập tiêm trên thân cây chuối
Bước 3: 
+ Dùng bơm tiêm hút nước cất
+ Bơm nước cất vào lọ vắc xin
+ Lắc quay tròn cho vắc xin tan hết
+ Hút vắc xin đã hòa tan vào bơm tiêm
Bước 4: Tập tiêm dưới da phía trong của cánh gá. Nhỏ mũi hoặc nhỏ mắt cho gà
(Lưu ý vị trí tiêm)
I. Vật liệu và dụng cụ cần thiết. (5')
II. Quy trình thực hành
1. Nhận biết một số vắc xin phòng bệnh cho gia cầm
2. Phương pháp sử dụng vắc xin Newcastle phòng bệnh cho gà
Ngày soạn: 22/04/2008	 Ngày giảng: 24/04/2008	
Phần 4: thủy sản
Chương I: đại cương về kỹ thuật nuôi thủy sản
Tiết 44 - Bài 49 : vai trò, nhiệm vụ của nuôi thủy sản
A. Phần chuẩn bị.
I. Mục tiêu bài học
- Nêu được 4 vai trò của thủy sản
+ Làm thực phẩm
+ Làm hàng xuất khẩu
+ Làm thức ăn cho vật nuôi
+ Bảo vệ môi trường
- Giải thích được 3 nhiệm vụ chủ yếu của nuôi trồng thủy sản
II. Chuẩn bị.
GV: Soạn bài, nghiên cứu tài liệu
HS: Chuẩn bị bài theo yêu cầu
B. Nội dung trên lớp.
I. Kiểm tra bài cũ (Không).
II. Bài mới.
Nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho nghề nuôi thủy sản do đó nghề này đã trở thành nghề truyền thống lâu đời và hiện nay đang phát huy vai trò rất mạnh mẽ trong nền kinh tế mỗi gia đình, mỗi địa phương ở nhiều nơi.
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
HS đọc mục I và quan sát tranh vẽ 75 trang 131 SGK
Nhìn vào tranh (a) cho biết hình này nói lên điều gì?
(Các đĩa đựng tôm, cá và các sản phẩm thủy sản khác là thức ăn)
Em hãy kể tên những sản phẩm thủy sản em và gia đình đã ăn (HS kể tôm, cá, cua)
Vậy vai trò thứ nhất của nuôi thủy sản là gì?
Cung cấp thực phẩm chất lượng cao cho con người
Nhìn vào hình (b) em cho biết ý đồ SGK muốn nói lên điều gì?
Xuất khẩu thủy sản
Em hãy kể những loại thủy sản có thể xuất khẩu được
Cá Basa, tôm đông lạnh
ảnh (c) muốn nói lên điều gì?
Cá ăn nhiều sinh vật nhỏ như bọ gậy, vi khuẩn, mùn hữu cơ làm sạch môi trường nước
Trong các thùng, bể chứa nước thông thường thả vài con cá vào nhằm mục đích gì?
Ăn bọ gậy, báo cho người biết trong nước có chất độc vì có chất độc cá sẽ chết
ảnh (d) muốn nói lên điều gì?
Sản phẩm thủy sản làm thức ăn cho gia súc, gia cầm
Em kể tên thức ăn gia súc, gia cầm có nguồn gốc thủy sản mà em biết
(Tùy địa phương các em cho VD khác nhau)
HS đọc mục II trang 132 SGK
Muốn nuôi thủy sản cần có điều kiện gì?
Vực nước và giống thủy sản
Tại sao có thể nói nước ta có điều kiện phát triển thủy sản?
Có nhiều ao hồ mặt nước lớn
Hãy kể tên các loại thủy sản được nuôi ở địa phương em
Cá, tôm, ốc
Cho biết vai trò quan trọng của thủy sản đối với con người
Cung cấp 40 - 50% thực phẩm
Thủy sản tươi là thế nào?
Mới đánh bắt lên khỏi mặt nước được chế biến ngay để làm thực phẩm
I. Vai trò của nuôi thủy sản. (20')
- Thức ăn chất lượng cao cho con người
- Thức ăn cho gia súc, gia cầm
- Nguyên liệu cho xuất khẩu và công nghiệp chế biến
- Làm sạch môi trường nước
II. Nhiệm vụ của nuôi thủy sản ở nước ta. (15')
- Khai thác tối đa tiềm năng mặt nước và giống
- ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào nghề nuôi thủy sản
- Cung cấp nhiều thực phẩm tươi sạch cho tiêu dùng và xuất khẩu
* Ghi nhớ: SGK
III. Hướng dẫn học bài. (1')
- HS học bài theo câu hỏi SGK
- Đọc trước bài mới
Môi trường nuôi thủy sản
+ Đặc điểm của nước nuôi thủy sản
+ Tính chất của vực nước nuôi thủy sản
Ngày soạn: 	 Ngày giảng: 	
Tiết 45 - Bài 50 : môi trường nuôi thủy sản
A. Phần chuẩn bị.
I. Mục tiêu bài học
- Hiểu được nội dung kiến thức cơ bản 3 đặc điểm của nước nuôi thủy sản
- Phân biệt được các tính chất vật lý, hóa học và sinh vật học của nước
- Trình bày được biện pháp cải tạo nước và đáy ao để nâng cao chất lượng vực nước nuôi thủy sản
II. Chuẩn bị.
GV: Soạn bài, nghiên cứu tài liệu
HS: Chuẩn bị bài theo yêu cầu
B. Nội dung trên lớp.
I. Kiểm tra bài cũ (5').
Nhiệm vụ của nuôi thủy sản ở nước ta
- Khai thác tối đa tiềm năng mặt nước và giống
- ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào nghề nuôi thủy sản
- Cung cấp nhiều thực phẩm tươi sạch cho tiêu dùng và xuất khẩu
II. Bài mới.
Để tìm hiểu các đặc điểm của nước nuôi thủy sản và tính chất của vực nước nuôi thủy sản như thế nào ta cùng tìm hiểu bài hôm nay
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Có 1 chậu nước ao hồ, nếu ta cho vào đó 3 - 5 gam muối hoặc phân đạm hiện tượng gì xảy ra?
(Hạt đạm, hạt muối tan nhanh)
Hiện tượng đó nói lên đặc điểm gì của nước?
(Nước có khả năng hòa tan chất đạm, muối)
Vận dụng đặc điểm này trong thực tiễn nuôi trồng thủy sản như thế nào?
(Bón phân hữu cơ, vô cơ, vôi cho ao thủy sản để làm tăng nguồn thức ăn)
Tại sao mùa hè chúng ta thích tắm?
(Khi trời nóng thì nước mát hơn không khí)
Ôxi trong nước do đâu mà có?
(Ôxi không khí hòa tan vào)
Như vậy nước có mấy đặc điểm?
Tính chất lý học của nước nuôi thủy sản gồm những yếu tố nào?
4 yếu tố
Độ trong của nước nói lên điều gì?
(Nước có nhiều chất bẩn, thực vật, động vật phù du hay không)
Nước màu xanh nõn chuối tốt hay xấu?
(Tốt có nhiều loại tảo là thức ăn tốt của tôm cá)
Vì sao nước có màu đen, mùi hôi thối không thể nuôi động vật thủy sản được?
(Có nhiều khí độc và vi trùng gây bệnh)
Nước có hình thức chuyển động nào?
(Sóng, đối lưu lên xuống, dòng chảy làm cho oxi, thức ăn phân bố đều trong vực nước)
Hãy nêu tính chất hóa học của nước
Cho biết tên những sinh vật trong hình 78 SGK
Tảo khuê, tảo dung, tảo 3 góc, trùng ba chi, rong tôm, ốc hến
Cải tạo nước nhằm mục đích gì?
Tạo điều kiện thuận lợi về thức ăn, oxi, nhiệt độ đủ cho thủy sản sinh trưởng phát triển tốt
Biện pháp cải tạo nước ao?
Thiết kế ao có chỗ nông sâu khác nhau để điều hòa nhiệt độ, diệt côn trùng, bọ gậy, vệ sinh mặt nước, hạn chế sự phát triển quá mức của thực vật thủy sinh
* Củng cố:
Nêu các tính chất hóa học của nước
- Các chất khí hòa tan
- Độ pH
- Các muối hòa tan
1. Đặc điểm của nước nuôi thủy sản. (15')
- Điều hòa ổn định chế độ nhiệt
- Hòa tan các chất vô cơ, hữu cơ
- Nồng độ CO2 cao và O2 thấp hơn không khí
2. Tính chất của vực nước nuôi thủy sản. (20')
* Lý học:
- Sự chuyển động của nước
- Nhiệt độ
- Độ trong
- Màu nước
* Hóa học:
- Các chất khí hòa tan
- Độ pH
- Các muối hòa tan
* Sinh học:
=> Nước có 3 tính chất lý học, sinh vật học, hóa học
3. Biện pháp cải tạo nước và đáy ao. (5')
III. Hướng dẫn học bài. (1')
- Học thuộc phần ghi nhớ
- Trả lời câu hỏi SGK vào vở
- Đọc trước bài thực hành

Tài liệu đính kèm:

  • doccn7, 2014 - 2015.doc