Giáo án giảng dạy Vật lý 7 tiết 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng

Giáo án giảng dạy Vật lý 7 tiết 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng

TIẾT 3: ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG

CỦA ÁNH SÁNG

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

 - Nhận biết được bóng tối, bóng nửa tối và giải thích.

 - Giải thích được vì sao có hiện tượng nhật thực và nguyệt thực.

2. Kỹ năng:

 - Quan sát, làm TN.

 - Vận dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng để giải thích 1 một số hiên tượng đơn giản trong thực tế: ngắm đường thẳng, bóng tối, nhật thực, nguyệt thực, 3. Thái độ:

 Cẩn thận, chính xác, tuân thủ các yêu cầu của giáo viên,hợp tác nhóm, trung thực.

 

doc 4 trang Người đăng vultt Lượt xem 1009Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án giảng dạy Vật lý 7 tiết 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 08/09/2010 
Ngày giảng: 7A1 10/09/2010
	7A2 11/09/2010
tiết 3: ứng dụng định luật truyền thẳng 
của ánh sáng
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
	- Nhận biết được bóng tối, bóng nửa tối và giải thích. 	
	 - Giải thích được vì sao có hiện tượng nhật thực và nguyệt thực.
2. Kỹ năng:
	 - Quan sát, làm TN. 	
	 - Vận dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng để giải thích 1 một số hiên tượng đơn giản trong thực tế: ngắm đường thẳng, bóng tối, nhật thực, nguyệt thực, 3. Thái độ:
 Cẩn thận, chính xác, tuân thủ các yêu cầu của giáo viên,hợp tác nhóm, trung thực. 
II. Chuẩn bị:
4 đèn, 4 cây nến, 4vật cản bằng bìa dày
4màn chắn, hình vẽ nhật thực, nguyệt thực
III. Phương pháp:
Trực quan, vấn đáp, dạy học tích cực
IV. Tiến trình:
1. ổn định:(1p)
- 7A1:
- 7A2:
2. Kiểm tra bài cũ: (5p)
CH: Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng 
? Đường truyền của tia sáng được biểu diễn ntn ? 
Đáp án: - Định luật: Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường thẳng 
-  Bằng 1 đường thẳng có hướng gọi là tia sáng. 
3. Bài mới:
+ Đặt vấn đề (Như Sgk) 
Hoạt động 1: Quan sát, hình thành KN bóng tối, bóng nửa tối (12p)
Mục tiêu: Nhận biết được bóng tối, bóng nửa tối và giải thích. 
ĐDDH: Đèn pin; miếng bìa, Màn chắn.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Cho H/s nghiên cứu SGK 
- Gọi học sinh đọc phần TN1 (SGK) 
? trong TN1 yêu cầu ta quan sát gì ? và trả lời C1
- GV giới thiệu dụng cụ TN: Đèn, 1 vật cản bằng bìa dày, 1 màn chắn. 
- GVhướng dẫn học sinh bố trí thí nghiệm 
GV hướng dẫn: Để đèn ra xa -> bóng đèn rõ nét
- Phát dụng cụ thí nghiệm. 
- Tiến hành làm TN theo nhóm và trả lời C1. 
- Gọi đại diện 1-2 nhóm báo cáo kết quả 
- Đại diện các nhóm khác lên nhận xét. 
- GV đưa bảng phụ -> yêu cầu H/s điền vào chỗ trống trong câu nhận xét. Đọc phần nhận xét đủ 
GV: Khi thay đèn = 1 nguồn sáng rộng hoặc 1 cây nến thì 
 ? ở thí nghiệm 2 yc quan sát gì
-Làm thí nghiệm 2: Cho cây nến to đốt cháy (hoặc 1 bóng đèn sáng ) -> tạo nguồn sáng rộng. 
? Hiện tượng ở TN2 có gì khác hiện tượng ở TN1 ? 
- chỉ rõ trên màn chắn vùng nào là được chiếu sáng đầy đủ , vùng nào là vùng bóng tối 
- Nhận xét độ sáng của vùng còn lại so với hai vùng trên 
? Vì sao có sự khác nhau đó 
? Vị trí của các vùng trên màn chắn ntn ?
 - gv thông báo :vùng bóng tối ở giữa màn chắn, vùng sáng ở ngoài cùng, vùng xen giữa bóng tối, vùng sáng gọi là bóng nửa tối 
- YC học sinh điền vào phần nhận xét và đọc phần nhận xét đủ 
? vậy thế nào gọi là bóng nửa tối 
- Bóng nửa tối khác bóng tối ntn ? 
- YC học sinh điền vào phần nhận xét
? Vậy thế nào gọi là bóng nửa tối 
I/ Bóng tối, bóng nửa tối 
+ Thí nghiệm 1 ( SGK – 9) 
 ( HĐ nhóm) 
-.. Vùng sáng , vùng tối trên màn 
-- HS quan sát. 
- Các nhóm thực hiện TN 
- Quan sát hiện tượng trên màn chắn. 
C1: 
 Phần màn đen hoàn toàn không nhận được ánh sáng từ nguồn tới vì ánh sáng truyền thẳng bị vật chắn chặn lại. 
* Nhận xét (Sgk – 9) 
  nguồn sáng  
+, Thí nghiệm 2: ( SGK-9)
- Quan sát trên màn chắn 
 ( nguồn sáng rộng) : 3 vùng sáng tối khác nhau. 
*, C2: 
 - Trên màn chắn ở sau vật cản, vùng 1 là vùng bóng tối, vùng 3 được chiếu sáng đầy đủ 
- vùng 2 nửa tối nửa sáng 
-vùng 2 chỉ nhận được ánh sáng từ 1 phần của nguồn sáng nên khôngsáng bằng vùng 3. 
* Nhận xét: (Sgk) 
  1 phần của nguồn sáng  
Hoạt động 2: Hình thành khái niệm nhật thực và nguyệt thực (12p)
Mục tiêu: Giải thích được vì sao có hiện tượng nhật thực và nguyệt thực 
ĐDDH: Hình vẽ nhật thực, nguyệt thực. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
? Hãy trình bày quỹ đạo CĐ của mặt trăng, mặt trời và trái đất. 
- GV đưa ra tranh vẽ hiện tượng nhật thưc. 
? Nhận xét gì về mặt trời, TĐ và mặt trăng ? 
- Khi mặt trời, MT và TĐ nằm trên cùng 1 đường thẳng.thì có gì giống trong thí nghiệm 2 
- Cho hs đọc sgk và cho biết : đứng ở vị trí nào thì có hiện tượng nhật thực toàn phần ?
? đứng ở vị trí nào thì cho ta hiện tượng nhật thực một phần 
- Trên hình 3.3 chỗ nào nhật thực toàn phần , chỗ nào nhật thực một phần ?
- YC học sinh trả lời C3theo nhóm bàn : 
 - Cho học sinh đọc sgk và cho biết khi nào thì có hiện tượng nguyệt thực ? 
+ Đưa hình vẽ 3 . 4 ( Sgk ) và cho học sinh lên bảng trả lời c4
? Nguyệt thực có thể xảy ra trong cả đêm không ? 
 GV: Có thể thông báo mặt phẳng quỹ đạo CĐ của mặt trăng và mp’ quỹ đạo CĐ của TĐ lệch nhau khoảng 60 
II/ NHật thực – nguyệt thực (HĐ cá nhân)
  TĐ quay xung quanh mặt trời, mặt trăng quay xung quanh trái đất. 
a) Nhật thực 
(cùng nằm trên 1 đường thẳng ) 
-Nguồn sáng: Mặt trời 
 Mặt trăng: Vật cản 
 Trái đất: Là màn chắn
+ Nhật thực TP: Đứng trong vùng bóng tối, không nhìn thấy mặt trời. 
+ Nhật thực 1 phần: Đứng trong vùng nửa tối, nhìn thấy 1 phần mặt trời. 
-C3: Nơi có nhật thực toàn phần nằm trong vùng bóng tối của mặt trăng, bị mặt trăng cho khuất không cho ánh sáng mặt trời chiếu đến, vì thế đứng ở đó, ta không nhìn thấy mặt trời và trời tối lại. 
b) Nguyệt thực: 
- khi mặt trăng bị trái đất che không được mặt trời chiếu sáng nữa thì có hiện tượng nguyệt thực 
 - C4: + ở vị trí 1 :có nguyệt thực. 
 + Vị trí 2 và 3: Trăng sáng 
+ Chỉ xảy ra trong 1 thời gian  
Hoạt động 3: Vận dụng (10p)
Mục tiêu: Vận dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng để giải thích 1 một số hiên tượng đơn giản trong thực tế.
ĐDDH: Đèn pin; miếng bìa, Màn chắn.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV làm thí nghiệm 
- Di chuyển miếng bìa lại gần màn chắn ta thấy hiện tượng gì ? 
- YC họcsinh đọc C6 và trả lời C6 theo nhóm bàn 
- C5: H/s quan sát, trả lời. 
 Đều thu hẹp lại hơn. 
- Khi miếng bìa lại sát màn chắn thì hầu như không còn bóng nửa tối nữa, chỉ thấy bóng tối rõ nét. 
- C6:khi dùng quyển vở che kín bóng đèn dây tóc bóng đèn đang sáng , bàn nằm trong vùng bóng tối , không nhận được ánh sáng từ đèn truyền tới nên ta không thể đọc được sách 
- dùng quyển vở  
* Ghi nhớ ( Sgk – 10) 
4. Củng cố:(3p)
- Qua bài học hôm nay em ghi nhận được những nội dung kiến thức nào?
- Gọi 1hs đọc ghi nhớ ở sgk 
5. Hướng dẫn về nhà: (2p)
- Về nhà học phần ghi nhớ. 	
- Trả lời lại từ C1 -> C6 
- Làm bài tập: 3.1 -> 3.4 ( SBT 5) 

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet3.doc