Giáo án Giáo dục công dân 7 cả năm - Trường THCS Nguyễn Du

Giáo án Giáo dục công dân 7 cả năm - Trường THCS Nguyễn Du

Bài 1

SỐNG GIẢN DỊ.

A.MỤC TIÊU:

- Giúp hs hiểu: Thế nào là sống giản dị và ko giản dị. Tại sao cần phải sống giản dị.

- Hình thành ở hs thái độ quí trọng sự giản dị, chân thật, xa lánh lối sống xa hoa hình thức.

- Giúp hs biết tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về lối sống ở mọi khía cạnh : lời nói , cử chỉ, tác phong , cách ăn mặc và thái độ giao tiếp với mọi người; biết xây dựng kế hoạch tự rèn luyện để tự rèn luyện , học tập những tấm gương sống giản dị của mọi người xung quanh để trở thành người sống giản dị .

B.CHUẨN BỊ.

- G: Soạn bài, sưu tầm những mẩu chuyện, tranh ảnh nói về giản dị.

- H: Đọc trước bài ở nhà .

 

doc 80 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 2204Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 7 cả năm - Trường THCS Nguyễn Du", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:14.08.2008
Ngày dạy:22.08.2008
	Tiết 1	
	Bài 1 
sống giản dị.
A.Mục tiêu:
- Giúp hs hiểu: Thế nào là sống giản dị và ko giản dị. Tại sao cần phải sống giản dị. 
- Hình thành ở hs thái độ quí trọng sự giản dị, chân thật, xa lánh lối sống xa hoa hình thức.
- Giúp hs biết tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về lối sống ở mọi khía cạnh : lời nói , cử chỉ, tác phong , cách ăn mặc và thái độ giao tiếp với mọi người; biết xây dựng kế hoạch tự rèn luyện để tự rèn luyện , học tập những tấm gương sống giản dị của mọi người xung quanh để trở thành người sống giản dị .
B.Chuẩn bị.
- G: Soạn bài, sưu tầm những mẩu chuyện, tranh ảnh nói về giản dị.
- H: Đọc trước bài ở nhà .
C. Tiến trình dạy- học:
ổn định lớp:(1p)
 + Sĩ số: 7A............................7B............................7c..............................
 2. Kiểm tra bài cũ:(4p)
	 - G: Kiểm tra vở ghi, sgk của học sinh.
 3. Bài mới: (35p)
	 Giáo viên nêu tình huống cho hs trao đổi vào bài mới.
Hoạt động của gv và hs
Kiến thức cơ bản
- Gv : Cho hs đọc truyện “ Bác Hồ trong ngày tuyên ngôn độc lập’’.
- Hs: Đọc truyện.
- Gv : Hướng dẫn hs thảo luận lớp theo câu hỏi sgk.
- Hs: Thảo luận, phát biểu ý kiến.
? Tìm chi tiết thể hiện cách ăn mặc , tác phong lời nói của Bác?
? Em có nhận xét gì về cách ăn mặc, tác phong và lời nói của Bác trong truyện đọc.
? Em hãy tìm thêm các vd khác nói về sự giản dị của Bác Hồ.
? Hãy nêu các tấm gương sống giản dị ở lớp, trường , ở xã hội mà em biết.
- Hs: Suy nghĩ , tự bộc lộ.
- Gv: Nhận xét, kết luận.
- Gv: Tổ chức cho hs thảo luận nội dung sau:
? Tìm những biểu hiện của lối sống giản dị và trái với giản dị.
- Hs: Chơi trò chơi tiếp sức .
- Hs: Các nhóm khác bổ sung.
- Gv: Chốt lại vấn đề, hướng hs vào nội dung bài học.
- Gv kết luận: Giản dị ko có nghĩa là qua loa, đại khái ,cầu kì, cẩu thả.
? Em hiểu thế nào là sống giản dị?
- Gv: Cho hs làm bt1,2 sgk- 5
? ý nghĩa của phẩm chất này trong cuộc sống.
- Gv: Chốt lại NDBH trong sgk.
- Hs: Đọc to NDBH.
- Gv: Hướng dẫn hs luyện tập.
- Hs: Xác định yêu cầu bài tập làm việc cá nhân.
- Gv : Gọi hs nhận xét.
- Gv : Đưa tình huống.
- Hs : Nêu ý kiến riêng.
- Tình huống: Sinh nhật lần thứ 12 của Hoa đc tổ chức rất linh đình.
- Gv: Nhận xét và kết luận.
I. Tìm hiểu Truyện đọc (10p)
- Bác mặc bộ quần áo ka ki, đọi mũ vải đã ngả màu, đi dép cao su.
- Cười đôn hậu và vẫy tay chào mọi người .
- Câu hỏi đơn giản: Tôi nói đồng bào nghe rõ ko?
* Bác ăn mặc đơn sơ, ko cầu kì , phù hợp với hoàn cảnh đất nước.
- Thái độ chân tình, cởi mở ko hình thức lễ nghi nên đã xua tan tất cả những gì còn xa cách giữa vị chủ tịch và nhân dân.
- lời nói của Bác dễ hiểu, gần gũi thân thương với mọi người.
*Biểu hiện của lối sống giản dị:
- ko xa hoa lãng phí.
- ko cầu kì kiểu cách.
- ko chạy theo những nhu cầu vật chất và hình thức bề ngoài.
- thẳng thắn , chân thật, gần gũi. 
* Biểu hiện trái với giản dị :
- Sống xa hoa lãng phí , học đòi trong ăn mặc
- Cầu kì trong giao tiếp sinh hoạt
II. Nội dung bài học.(15p)
1.Khái niệm: ( Sgk- 4)
2. Biểu hiện: (sgk-4)
III. Bài tập.(10p)
a.
b. Đáp án đúng: 2,5.
-Việc làm của Hoa là xa hoa lãng phí , ko phù hợp với điều kiện bản thân.
4. Củng cố (3p)
	 ? Em hiểu thế nào là sống giản dị ?
 ? Biểu hiện của lối sống giản dị?
 ? ý nghĩa của lối sống giản dị trong cuộc sống . 
	5. Hướng dẫn về nhà.(2p)
 - Học kĩ nội dung bài học,làm tiếp bài tập d,đ,e - sgk.
	 - Đọc trước bài 2: Trung thực
	+Truyện đọc, khái niệm.
	 + biểu hiện
 + ý nghĩa
Ngày soạn:22.08.2008
Ngày dạy:29.08.2008
	Tiết 2
Bài 2 : trung thực.
A.Mục tiêu:
- Giúp hs hiểu: Thế nào là trung thực , biểu hiện của lòng trung thực trong cuộc sống. Vì sao cần phải trung thực.
- Hình thành ở hs thái độ quí trọng , ủng hộ những việc làm trung thực và phản đói những hành vi thiếu trung thực.
- Giúp hs biết phân biệt các hành vi thể hiện tính trung thựcvà ko trung thực trong cuộc sống hàng ngày, biết tự kiểm tra đánh giá hành vi của mình và rèn luyện dể trở thành người trung thực.
B.Chuẩn bị.
- G: Soạn bài, sưu tầm ca dao, tục ngữ nói về tính trung thực.
- H: Đọc trước bài ở nhà .
C. Tiến trình dạy- học:
ổn định lớp:(1p)
 + Sĩ số: 7A............................7B............................7c..............................
 2. Kiểm tra bài cũ:(4p)
	 ? Thế nào là sống giản dị ? biểu hiện của lối sống giản dị ?
 	 ? Sống giản dị có ý nghĩa ntn trong cuộc sống.
 3. Bài mới: (35p)
	 Giáo viên đưa bài tập, dẫn dắt vào bài mới.
Hoạt động của gv và hs
Kiến thức cơ bản
- Gv : Cho hs đọc truyện 
- Hs: Đọc truyện.
- Gv : Hướng dẫn hs trả lời câu hỏi bằng pp thảo luận lớp theo câu hỏi sgk.
- Hs: Thảo luận , phát biểu ý kiến.
? Braman- tơ đã đối xử với Mikenlan-giơ ntn.
? Vì sao Braman-tơ lại có thái độ như vậy.
? Mikenlangiơ có thái độ ntn.
? Vì sao Milen langiơ lại có thái độ như vậy.
? Theo em ông là người ntn.
- Gv: Nhận xét, ghi ý kiến của học sinh lên bảng.
- Gv: Rút ra kết luận qua câu chuyện. 
- Gv: Cho hs cả lớp thảo luận sau dó mời hs lên bảng trình bày.
? Tìm những biểu hiện của tính trung thực trong học tập, trong quan hệ với mọi người, trong hành động.
? Biểu hiện của hành vi trái với trung thực.
? Người trung thực thể hiện hành động tế nhị và khôn khéo ntn.
? Trong thực tế có những lời nói ko đúng sự thật mà vẫn là hành vi trung thực ? cho vd.
- Hs: Thảo luận ghi ý kiến ra giấy, cử đại diện trình bày.
- Gv: Nhận xét,bổ sung, đánh giá, rút ra khái niệm.
? Thế nào là trung thực.
? Biểu hiện của tính trung thực.
? Trung thực có ý nghĩa ntn trong cuộc sống.
- Gv: Cho hs đọc nội dung bài học sgk và câu tục ngữ.
- Gv kết luận: Có trường hợp người trung thực phải chịu thua thiệt em hãy lâý vd.
- Hs: Giải thích vấn đề.
- Gv: Kết luận, chốt lại nội dung bài học.
- Gv: Cho hs làm bt1,2 sgk- 7
- Hs: Đọc và xác định yêu cầu bt1.
? Hành vi nào thể hiện tính trung thực . Vì sao.
- Hs: Độc lập làm bài, và phát biểu ý kiến cá nhân.
- Gv: Gọi hs nhận xét.
- Gv: Giải đáp và giải thích bài tập.
- Gv: Đưa ra tình huống.
- Tình huống: Thầy thuốc ko cho bệnh nhân biết về căn bệnh hiểm nghèo của họ
- Gv:Cho hs đọc tình huống để sắm vai.(stk-t16)
I. Tìm hiểu Truyện đọc(10p)
- Ko ưa thích, kình địch, chơi xấu làm giảm danh tiếng, làm hại sụ nghiệp.
- Sợ danh tiếng của Mikenlangiơ nối tiếp lấn át mình.
- Ban đầu: vô cùng tức giận.
- Sau đó : công khai đánh giá Braman-tơ là người vĩ đại.
--> Ông là người thẳng thắn, tôn trọng và nói sự thật, đáng giá đúng sự việc.
- Là người trung thực, tôn trọng chân lý, công minh chính trực.
II. Nội dung bài học.(15p)
- Học tập: ngay thẳng, ko quay cóp
- Trong quan hệ: ko nói xấu, ko lừa dối
- Trong hành động: bênh vực, bảo vệ cái đúng
- Dối trá, xuyên tạc
-->Ko phải chỗ nào cũng nói, ko nói to, ồn ào
1.Khái niệm: 
Là tôn trọng sự thật, tôn trọng lẽ phải, tôn trọng chân lý.
2. Biểu hiện: (sgk-7)
3. ý nghĩa: (sgk – 7)
-Bác sĩ nói dối người bệnh, nói dối kẻ thù, nói dối để làm giảm sự dau khổ
III. Bài tập(10p)
a.Bài tập 1.
- Đáp án đúng: 4,5,6.
- Hành động của bác sĩ xuất phát từ tấm lòng nhân đạo, mong muốn bệnh nhân sống lạc quan có nghị lực và hi vọng họ sẽ chiến thắng bệnh tật.
4. Củng cố (3p)
	 ? Em hiểu thế nào là trung thực ? biểu hiện của tính trung thực?
? Trung thực có ý nghĩa ntn trong cuộc sống của con người. 5. Hướng dẫn về nhà.(2p)
 - Học kĩ nội dung bài học.
 - Làm tiếp bài tập trong sgk.
 - Sưu tầm các câu ca dao tục ngữ nói về trung thực
 - Đọc trước bài 3: Tự trọng.
 +Truyện đọc, khái niệm.
	 + biểu hiện
 + ý nghĩa
Ngày soạn:03 / 09/2008
Ngày dạy:13/ 09/2008.
	Tiết 3	
Bài 3 : tự trọng.
A.Mục tiêu
- Giúp hs hiểu: Thế nào là tự trọngvà không tự trọng, biểu hiện của lòng tự trọng trong cuộc sống, ý nghĩa của lòng tự trọng.
- Hình thành ở hs nhu cầu và ý thức rèn luyện tính tự trọng
- Giúp hs biết tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác, học tập những tấm gương về lòng tự trọng.
B.Chuẩn bị.
- G: Soạn bài, sưu tầm những câu chuyện nóivề lòng tự trọng, bảng phụ.
- H: Đọc trước bài ở nhà .
C. Tiến trình dạy- học:
ổn định lớp:(1p)
 + Sĩ số: 7A............................7B............................7c..............................
 2. Kiểm tra bài cũ:(5p)
	 ? Thế nào là trung thực ? Biểu hiện của trung thực ?
 	 ? Sống trung thực có ý nghĩa ntn trong cuộc sống.
 3. Bài mới: (34p)
	 Giáo viên đưa bài tập, dẫn dắt vào bài mới.
- Gv : Cho hs đọc truyện 
-Hs: Đọc truyện.
- Gv : Hướng dẫn hs trả lời câu hỏi bằng pp thảo luận lớp theo câu hỏi sgk.
- Hs: Thảo luận , phát biểu ý kiến.
? Em hãy tìm những hành động của Rôbe trong câu chuyện trên.
-Hs: trả lời.
? Vì sao Rô be lại nhờ em mình trả lại tiền cho nguời mua diêm.
? Em có nhận xét gì về hành động của Rôbe.
? Việc làm của Rôbe thể hiện đức tính gì. 
? Hđ của Rôbe tác động gì đến tác giả.
- Hs: Nêu ý kiến cá nhân.
- Gv: Bổ sung,nhận xét, ghi ý kiến của học sinh lên bảng.
- Gv: Rút ra kết luận qua câu chuyện . 
- Gv: giải thích “chuẩn mực xã hội”
- Gv:Chia nhóm cho hs thảo luận.
? Tìm những biểu hiện của tính tự trọng và ko tự trọng trong thực tế.
- Hs: 2 nhóm thảo luận, phát biểu.
- Gv: Gọi hs lên bảng làm theo pp sắm vai, chơi trò chơi tiếp sức.
- Gv: Giảng ,kết luận.
? Em hiểu thế nào là tự trọng.
- Hs trả lời.
- Gv nhận xét.
? Tìm những biểu hiện của lòng tự trọng.
? Lòng tự trọng có ý nghĩa ntn đối với cá nhân , gia đình và xã hội.
- Hs: Thảo luận trả lời.
- Gv: Nhận xét,bổ sung, đánh giá.
- Gv: Yêu cầu hs giải thích câu tục ngữ:
“ Chết vinh còn hơn sống nhục”
“ Đói cho sạch rách cho thơm”
- Gv: Nhận xét khái quát bài học, hướng dẫn hs làm bài tập tại lớp.
- Hs: Đọc và xác định yêu cầu bt1.
? Các hành vi sau hành vi nào thể hiện tính tự trọng . Vì sao?
- Hs: Độc lập làm bài, và phát biểu ý kiến cá nhân.
- Gv: Gọi hs nhận xét.
I. Tìm hiểu Truyện đọc(10p)
“ Một tâm hồn cao thượng”
- Là một em bé nghèo khổ đi bán diêm
- Cầm đồng tiền vàng đỏi lấy tiền lẻ trả lai cho người mua diêm .
- khi bị xe chẹt nhờ em mình trả lại tiền cho khách.
=> Vì cậu muốn giữ đúng lời hứa, ko muốn người khác nghĩ xấu về mình, ko muốn bị coi thường.
- Có ý thức trách nhiệm cao, giữ đúng lời hứa , tôn trọng người khác và tton trọng chính mình; tâm hồn cao thuợng dù cuộc sống nghèo đói.
-> Đức tính tự trọng.
- Làm thay đổi tình cảm của tác giả từ chỗ nghi ngờ ko tin đến sững sờ , tim se lại vì hối hận.
II. Nội dung bài học.(15p)
Tự trọng
Ko tự trọng
Ko quay cóp
Giữ đúng lời hứa
Cư xử đàng hoàng
Giữ chữ tín
Sai hẹn 
Sống buông thả 
nịnh bợ luồn cúi, dối trá.
 1.Khái niêm.
- Tự trọng là biết coi trọ ... Gv: Nhận xét cho điểm.
II. Nội dung bài học:
a. HĐND và UBND (phường, thị trấn) là cơ quan chính quyền cấp cơ sở.
b. Do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước dân về :
+ ổn định kinh tế .
+ nâng cao đời sống nhân dân.
+ củng cố quốc phòng an ninh.
c. UBND do HĐND bẩu ra có nhiệm vụ
+ chấp hành nghị quyết của HĐND.
+ Là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương.
 d. Trách nhiệm của công dân.
+ tôn trọng và bảo vệ
+ làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ với Nhà nước.
+ chấp hành nghiêm chỉnh qui định của Pháp luật, qui định của địa phương.
III. Bài tập
1.Bài tập 1:
+ A1,A4, A5, A6, A9- B2
+ A2, A3:-- B1
+ A8 – B3
+ A7—B4
2. Bài tập 2:
4.Củng cố: (4’)
? Nêu các VD về vi phạm hoạt động của bộ máy chính quyền cơ sở ở địa phương em,.các tấm gương cán bộ làm tốt nhiệm vụ.
5.Hướng dẫn về nhà:(2’)
Học thuộc bài,xem kĩ nội dung bài học.
Làm bài tập sgk
Tìm hiểu lịch sử truyền thống quê hương. 
Ôn tập toàn bộ kiến thức hk2.
Ngày soạn: 27/04/2009
Ngày dạy: 05/05/2009
 Tiết 33	
 ôn tập học kì II
C.mục tiêu:
 - Giúp hs hệ thống hoá các kiến thức cơ bản về lí thuyết, bài tập đã học từ học kì 2 để chuẩn bị kiếm tra cuối năm .
 - Rèn kĩ năng tổng hợp,khái quát vấn đề, kĩ năng vận dụng lí thuyết để xủ lí các tình huống
 - Bồi dưỡng hs ý thức sống và làm việc theo các chuẩn mực đạo đức, pháp luật.
B . chuẩn bị:
Câu hỏi ôn tập.
Bài tập tình huống.
C. tiến trình dạy – học:
1.ổn định lớp:((1’)
2.Kiểm tra bài cũ:(4’)
? Nêu trách nhiệm của công dân để đảm bảo cho bộ máy chính quyền cơ sở hoạt động có hiệu quả.
 3. Bài mới: (32’)
Hoạt động của giáo viên và hs.
Kiến thức cần đạt
- Gv: Yêu cầu hs 
? trong HK II em đã đc học những nội dung chính nào của môn GDCD .
- Hs: Trả lời.
? Trong những nội dung đã học em có điều gì chưa hiểu
- Hs: nêu thắc mắc.
- Gv: giải đáp.
1.Thế nào là sống và làm việc có kế hoạch .Yêu cầu đặt ra khi thực hiện kế hoạch?
2. Nêu nội dung quyền đc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của trẻ em?
3. Nêu bổn phận của trẻ em đối với tổ quốc, gia đình và xã hội?
4. Lấy một vài vd về những hành vi vi phạm quyền bảo vệ, chăm sóc giáo dục của trẻ em?
5. Môi trường là gì? Tài nguyên thiên nhiên là gì?
6. Nêu các biện pháp để bảo vệ môi trường tài nguyên thiên nhiên?
7. Di sản văn hoá là gì? Những qui định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá?
8.Hãy lấy VD về một số di sản văn hoá trên thế giới , ở Việt Nam , ở Hải Dương mà em biết?
9.Tín ngưỡng là gì ? Tôn giáo là gì ? Quyền tự do tín ngưỡng 
tôn giáo là gì ? Mê tin dị đoan là gì nó khác gì so với tín ngưỡng
 - tôn giáo?
 10. Bộ máy Nhà nước được phân chia thành mấy cấp ? Mỗi cấp lại gồm những cơ quan nào?
11. Bộ máy Nhà nước ta gồm những cơ quan nào ? Mỗi loại cơ quan gồm những cơ quan cụ thể nào kể tên những cơ quan đó?
12. Bộ máy Nhà nước cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn )gồm có những cơ quan nào? Nêu nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan đó? 
- Hs: Lần lượt trả lời các câu hỏi.
- Gv: Nhận xét, bổ sung.
- Gv: hướng dẫn hs lập bảng theo mẫu:
stt
Các qui định của pháp luật
Khái niệm 
- thể hiện
ý nghĩa
Trách nhiệm của công dân.
* Bước 1: Gv giải đáp thắc mắc của hs
* Bước 2: Gv đưa ra hệ thống câu hỏi ôn tập .
* Bước3 : Học sinh tự ôn tập kiến thức bằng cách lập bảng.
* Bước 4: GV và HS cùng chữa một số bài tập.
4. Củng cố(5’)
- GV: nhận xét ý thức trong giờ ôn tập của cả lớp :
Khen ngợi những em tích cực ôn tập.
Nhắc nhở những em chưa tích cực
- GV: nhấn mạnh, khắc sâu kiến thức ôn tập
5. Hướng dẫn về nhà (2’)
- Tự ôn tập ở nhà.
- Nắm chắc kiến thức ở từng bài.
- Chuẩn bị cho kiểm tra học kì.
Ngày soạn: 06/05/2009
Ngày dạy: Theo lịch chung của trường
 	Tiết 34 
Kiểm tra học kì II
A. Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố, hệ thống hoá toàn bộ kiến thức về pháp luật và đạo đức đã học ở học kì II
- Biết vận dụng và giải quyết những tình huống đó trong đời sống hàng ngày
- Rèn kĩ năng làm bài độc lập và có tư duy sáng tạo khi làm bài
B. Chuẩn bị:
 - GV: Ra đề
 - HS: Ôn tập
C. Tiến trình dạy học:
 1. Tổ chức (1 p)
 2. Kiểm tra bài cũ (miễn):
 3. Bài mới ( 45p):
* Giới thiệu bài : GV nêu yêu cầu của giờ kiểm tra và phát đề
I . Phần trắc nghiệm.
Câu1 :(1đ) Hãy trả lời các câu hỏi sau bằng cách ghi lại chữ cái đầu trước đáp án đúng nhất vào bài làm.
1. Trong những hành vi sau, hành vi nào là phá hoại di sản văn hoá?
A. Giữ gìn sạch sẽ di tích, danh lam thắng cảnh.	B.Tham quam tìm hiểu di tích lịch sử.
C. Giúp các nhà khoa học sưu tầm cổ vật.	D. Đào cổ vật mang đi bán
2. Trong trường hợp có người lạ rủ em đi chơi xa, em sẽ làm gì?
Tìm mọi cách phản ánh ngay cho cơ quan công an hoặc báo cho cha mẹ.
Im lặng, bỏ qua.
Biết là sai nhưng vì bị đe doạ nên phải làm theo lời dụ dỗ.
Phản ứng gay gắt trước mặt kẻ xấu.
3. Trong những hành vi sau, hành vi nào không phải là mê tín?
Lên đồng 	 B.Xem bói 	 C. Thắp hương trên bàn thờ tổ tiên D.Yểm bùa
4. Chính phủ do:
A. Nhân dân cả nước bầu ra	B. Chủ tịch nước bổ nhiệm.
C. Nhân dân một tỉnh bầu ra	D. Quốc hội bầu ra	
Câu 2: ( 1đ) Hãy nối các mục ở cột A sao cho phù hợp với các mục ở cột B: (Chỉ ghi lại kí hiệu. Ví dụ: 1- a).
A (Việc cần giải quyết)
B (Cơ quan giải quyết)
Đăng ký kết hôn
Xin sổ khám bệnh
Xác nhận bảng điểm học tập 
Khai báo tạm trú, tạm vắng
Phòng giáo dục và đào tạo
Uỷ ban nhân dân xã
Trường học 
Công an
Trạm y tế xã (bệnh viện)
Câu 3 :(1 đ) Hãy vẽ và điền tiếp những từ còn thiếu vào sơ đồ phân công bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đưới đây:
Bộ máy nhà nước
Phần II: Tự luận (6 điểm)
Câu 1: (2 đ) Thế nào là tôn giáo? Hãy kể tên một số tôn giáo mà em biết? 
Em sẽ làm gì để thực hiện tốt quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân?
Câu 2: (3 đ)
- Tài nguyên thiên nhiên là gì? Tầm quan trọng của tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống của con người và xã hội? 
- Cho 4 ví dụ về những việc làm ảnh hưởng và cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên nhiên?
Câu 3: (2đ) 
Trước đây, mỗi lần về thăm quê ngoại, Lan thường cảm thấy rất thích thú cứ muốn ở lại lâu vì ở quê có những rặng tre xanh, có hàng cau, hàng xoan soi bóng xuống ao, lạch trong xanh. Những ngày hè, đi trên con đường làng rợp bóng cây mát lịm thật thú vị!
Bây giờ về thăm quê, nhất là vào những tháng hè sao Lan thấy ngột ngạt quá vì quê không còn nhiều bóng cây xanh. Ao, lạch bị san lấp gần hết để lấy đất xây nhà tầng, rác thải có ở khắp nơi. Đường làng thì láng xi măng làm hơi nóng bốc lên hầm hập.
Nếu em là người lãnh đạo xã, em sẽ làm thế nào để vừa xây dựng nông thôn hiên đại vừa giữ được môi trường xanh mát?
Đáp án - biểu điểm 
Phần I : trắc nghiệm.
Câu1:(1 điểm) Mỗi ý đúng 0,25đ
Câu
Đáp án
a
D
b
A
c
C
d
D
Câu 2:(1điểm) Mỗi ý đúng 0,25đ
	a - 2	b - 5	c - 3	d- 4
Câu 3:(1điểm) Mỗi ý đúng 0,25đ
- Các cơ quan quyền lực, đại biểu cho nhân dân. - Các cơ quan hành chính nhà nước.
- Các cơ quan xét xử. 	 - Các cơ quan kiểm sát.
Phần II: tự luận
Câu1:(2 điểm)
* Tôn giáo: Là hình thức tín ngưỡng có hệ thống, tổ chức với những quan niệm, giáo lí thể hiện rõ sự tín ngưỡng, sùng bái thần linh và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy. Tôn giáo còn gọi là Đạo (0,5đ)
- Vd: đạo Phật, đạo Thiên Chúa, đạo Tin lành, đạo Hồi...) - 0,5đ
* Trách nhiệm của công dân :( Mỗi ý đúng 0,25đ)
- Tôn trọng nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo (đền, chùa, miếu, nhà thờ...)
- Không gây mất đoàn kết, chia rẽ những người có tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau.
- Không lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật
- Tìm hiểu, hiểu biết pháp luật về tôn giáo để không VPPL.
Câu2:(3 điểm)
* Tài nguyên thiên nhiên là: Là những của cải có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng để phục vụ cho đời sống của con người. (1đ)
* Tầm quan trọng của tài nguyên thiên nhiên (1đ) - Mỗi đáp án đúng 0,25đ
- Có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người:
+ Tạo cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, xã hội.
+ Tạo cho con người phương tiện sống, phát triển trí tuệ đạo đức.
+ Tạo cuộc sống tinh thần: Làm con người vui tươi, khoẻ mạnh.
- Cho 4 ví dụ (Mỗi VD đúng 0,25đ)
+ Khai thác khoáng sản bừa bãi.	+ Mua bán động thực vật quý hiếm.
+ Đánh bắt thuỷ sản bằng chất nổ	+ Chặt phá rừng bừa bãi.
Câu 3: (2 điểm) Mỗi giải pháp đúng 0,5 điểm
- Để vừa xây dựng nông thôn hiện đại vừa giữ được môi trường xanh mát cần:
+ Có kế hoạch phát triển kinh tế lâu dài vừa phát triển vừa bảo vệ môi trường
+ Trồng nhiều cây xanh, xây dựng bồn rác công cộng.
+ Giáo dục ý thức tự giác bảo về môi trườngcho người dân địa phương
+ Tổ chức lao động vệ sinh tập thể vào ngày cuối tuần...
Ngày soạn: 02/05/2009
Ngày dạy: 09/05/2009
 Tiết 35 
Thực hành, ngoại khoá
Các vấn đề của địa phương và các nội dung đã học
Tìm hiểu 
 lịch sử đảng bộ xã Quang minh
A. Mục tiêu: Giúp HS
- Hiểu về lịch sử Đảng bộ và nhân dân địa phương xã Quang Minh
- Rèn kĩ năng tìm hiểu, phân tích vấn đề, bồi dưỡng ý thức học bộ môn
B. Chuẩn bị :
 *Băng hình, tài liệu về lịch sử Đảng bộ xã Quang Minh
C. Tiến trình dạy học :
 1. Tổ chức (1 p)
 2. Kiểm tra bài cũ (5p):
? Nêu nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND và UBND xã ( phường, thị trấn)
? Nêu trách nhiệm của công dân với HĐND và UBND cấp xã( phường, thị trấn).
 3. Bài mới (35 p):
- Gv: Giới thiệu bài
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
- Gv: Cho HS xem băng “ Đất và người Hải Dương” giới thiệu về xã Quang Minh
? Sau khi xem xong băng, hình em rút ra nhân xét gì về đất và người Quang Minh
- Hs: Nêu ý kiến
- Gv: Dùng tài liệu lịch sử Đảng bộ xã và nhân dân xã Quang Minh giới thiệu cho học sinh nghe về lịch sử và truyền thống của Đảng bộ và nhân dân xã
- Hs: Nghe, ghi chép những ý chính
- Gv: Tổng kết toàn bài
* Giới thiệu lịch sử Đảng Bộ xã Quang Minh
- Quang Minh là 1 xã tiêu biểu, là 1 tấm gương tiên tiến, dẫn đầu trong toàn huyện về các mặt: Kinh tế, chính trị, văn hoá,giáo dục....
* Tài liệu.....
1. Chương I: Quá trình vận động giành chính quyền trong cách mạng tháng 8-1945
2. Chương II: Củng cố và bảo vệ chính quyền cách mạng, chuẩn bị lực lượng và tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ( 1945-1954)
3. Chương III: Hàn gắn vết thương chiến tanh, hoàn thành cải cách ruộng đất, cải tạo và phát triển kinh tế - xã hội ( 1955-1965)
4. Chương I V: Đảng bộ xã Quang Minh.....( 1965-1975)
4. Củng cố 3 p):
- Yêu cầu: Hãy nêu nhân xét của bản thân em về tình hình phát triển hiện nay của xã Quang Minh về các mặt: Kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội....
- Hs: Phát biểu ý kiến
5. Hướng dẫn về nhà ( 2p):
	- Tự ôn lại các bài đã học và áp dụng vào thực tế của địa phương
	- Tiếp tục tìm hiểu tình hình của xã Quang Minh
	- Chuẩn bị nội dung ôn tập chương trình HK II

Tài liệu đính kèm:

  • docGDCD 7(5).doc