Giáo án Giáo dục công dân 7 tiết 21 đến 25

Giáo án Giáo dục công dân 7 tiết 21 đến 25

Tiết: 21 Bài 13: QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ CHĂM SÓC VÀ

GIÁO DỤC CỦA TRẺ EM VIỆT NAM

Giảng 7AB.

 7C.

A- Mục tiêu bài học.

1- Kiến thức.

- HS nắm được một số quyền cơ bản và bổn phận của trẻ em Việt Nam.

- Vì sao phải thực hiện các quyền đó.

2- Thái độ.

- Biết ơn sự quan tâm, chăm sóc của gia đình, nhà trường và xã hội.

- Phê phán đấu tranh với các hành vi vi phạm quyền trẻ em.

3- Kĩ năng.

- HS tự giác rèn luyện bản thân.

- Biết bảo vệ quyền và làm tốt các bổn phận.

- Thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình.

- Nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.

 

doc 11 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1583Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 7 tiết 21 đến 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 21 Bài 13: Quyền được bảo vệ chăm sóc và
giáo dục Của trẻ em việt nam
Giảng 7AB..............
 7C.................
A- Mục tiêu bài học.
1- Kiến thức.
- HS nắm được một số quyền cơ bản và bổn phận của trẻ em Việt Nam.
- Vì sao phải thực hiện các quyền đó.
2- Thái độ.
- Biết ơn sự quan tâm, chăm sóc của gia đình, nhà trường và xã hội.
- Phê phán đấu tranh với các hành vi vi phạm quyền trẻ em.
3- Kĩ năng.
- HS tự giác rèn luyện bản thân.
- Biết bảo vệ quyền và làm tốt các bổn phận.
- Thực hiện tốt quyền và bổn phận của mình.
- Nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
B- Chuẩn bị.
- SGK và SGV.
- Hiến pháp năm 1992, Bộ luật dân sự, luật bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em, luật giáo dục.
- Tranh, ảnh, phiếu học tập.
- Giấy khổ lớn, bảng phụ.
C- Các hoạt động dạy và học.
1- ổn định tổ chức.
2- Kiểm tra bài cũ: thu bài về nhà của hai em HS lập kế hoạch làm việc một tuần.
3- Bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: giới thiệu bài.
GV: Tổ chức HS quan sát tranh, ảnh về các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em.
HS: Quan sát và nêu các quyền, bổn phận của trẻ em thể hiện qua tranh ảnh.
? Em hãy nêu 4 nhóm quyền cơ bản của trẻ em đã được học ở bài 12 lớp 6
Nhóm quyền sống còn
Nhóm quyền được bảo vệ
Nhóm quyền phát triển
Nhóm quyền tham gia
? Trẻ em việt nam nói chung và bản thân các em được hưởng quyền gì?
Quyền học tập, khám bệnh, vui chơi, chăm sóc, ăn mặc...
GV: Để làm rõ hơn quyền của trẻ em được văn bản nào quy định và quy định như thế nào? chúng ta học bài hôm nay
Hoạt động 2: Khai thác nội dung chuyện đọc 
HS: Đọc chuyện:” Một tuổi thơ bất hạnh”
? Tuổi thơ của Thái đã diễn ra như thế nào? Những hành vi vi phạm pháp luật của Thái là gì?
Tuổi thơ của Thái: Phiêu bạt, bất hạnh, tủi hờn, tội lỗi. 
Thái đã vi phạm:
+ Lâý cắp xe đạp của mẹ nuôi
+ Bỏ đi bụi đời.
+ Chuyên cướp giật( mỗi ngày từ 1 đến 2 lần)
? Hoàn cảnh nào dẫn đến hành vi vi phạm của Thái? Thái đã không được hưởng những quyền gì?
- Hoàn cảnh của Thái.
+ Bố mẹ ly hôn khi 4 tuổi.
+ Bố mẹ đi tìm hạnh phúc riêng.
+ ở với bà ngoại già yếu
+ Làm thuê vất vả
- Thái không được hưởng các quyền:
+ Được bố, mẹ chăm sóc, dạy bảo.
+ Được đi học 
+ Được có nhà ở 
? Thái phải làm gì để trở thành người tốt?
- Nhận xét về Thái trong trường:
+ Nhanh nhẹn 
+ Vui tính
+ Có đôi mắt to, thông minh.
- Thái phải làm gì?
+ Đi học 
+ Rèn luyện tốt
+ Vâng lời cô chú 
+ Thựcu hiện tốt quy định của trường
? Em có thể đề xuất việc giúp đỡ Thái của mọi người? Nếu em ở hoàn cảnh như Thái em sẽ xử lí như thế nào cho tốt?
Trách nhiệm của mọi người:
+ Giúp Thái có điều kiện tốt trong trường giáo dưỡng.
+ Ra trường giúp Thái hoà nhập cộng đồng
+ Thái được đi học và có việc làm chính đáng để tự kiếm sống.
+ Quan tâm, động viên, không xa lánh.
+ ở với mẹ nuôi chịu khó làm việc để có tiền đi học.
+ Không nghe theo kẻ xấu.
+ Vừa đi học, vừa đi làm để có được cuộc sống yên ổn.
GV: Công ước LHQ về quyền trẻ em đã được VN tôn trọng và phê chuẩn năm 1990 và được cụ thể hoá trong các văn bản pháp luật của quốc gia. Chúng ta sẽ nghiên cứu nội dung của quyền cơ bản đó.
Hoạt động 4: Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài học.
GV: Giới thiệu các loại luật liên quan đến quyền trẻ em của VN.
GV: Viết bảng phụ:
Hiến pháp 1992 trích điều 59,61,65,71.
Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em trích điều 5,6,7,8.
Bộ luật dân sự điều 37,41,55.
Luật hôn nhân gia đình, năm 2003 trích điều 26,37,92.
GV: Cho Hs quan sát tranh trong SGK trang 39 gồm 5 hình ảnh.
 Viết bảng phụ nội dung quyền cơ bản của trẻ em VN.
Quyền khai sinh và có quốc tịch.
Quyền được sống chung với cha mẹ, được hưởng sự chăm sóc của các thành viên trong gia đình.
Quyền được học tập, được vui chơi giải trí, được tham gia hoạt động văn hoá thể thao
Quyền được bảo vệ, chảm sóc sức khoẻ và giáo dục
Quyền được bảo vệ tính mạng, thân thể danh dự và nhân phẩm
Dựa vào nội dung đã ghi các quyền nêu trên hãy phân loại 5 quyền tương ứng với năm hình ảnh trong tranh
Quyền a, e: ảnh 3 
Quyền b: ảnh 2 
Quyền c: ảnh 4 
Quyền d: ảnh 1
? Em hãy trình bày các quyền bảo vệ và chăm sóc và giáo dục của trẻ em?
GV: Các quyền trên đây của trẻ em là nói lên sự quan tâm đặc biệt của nhà nước ta. Khi nói được hưởng các quyền lợi thì chúng ta phải nghĩ đến nghĩa vụ, bổn phận của chúng ta đối với gia đình và xã hội.
? Em hãy nêu bổn phận của trẻ em với gia đình và xã hội?
? Em hãy nêu trách nhiệm của gia đình, nhà nước và xã hội đối với trẻ em?
Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập.
HS đọc yêu cầu bài tập a trang 41.
? Những việc làm nào sau đây thực hiện quyền trẻ em?
1. Tổ chức việc làm cho trẻ em nghèo.
2. Lập quỹ khuyến học giúp đỡ trẻ em nghèo vượt khó.
3. Tổ chức lớp học tình thương.
4. Kinh doanh trên sức lao động trẻ em
5. Tổ chức văn nghệ, thể thao cho trẻ em đường phố.
6. Quan tâm chăm sóc trẻ khuyết tật
I- Truyện đọc.
II- Nội dung bài học.
1-Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục
- Quyền được bảo vệ 
 Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch. Trẻ em được nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng thân thể, nhân phẩm và danh dự .
- Quyền được chăm sóc 
 Trẻ em được chăm sóc, nuôi dạy để phát triển, được bảo vệ sức khoẻ, được sống chung với cha mẹ và được hưởng sự chăm sóc của các thành viên trong gia đình.
Quyền được giáo dục:
+ Trẻ em có quyền được học tập, được dạy dỗ.
+ Trẻ em co quyền được vui chơi, giải trí,tham gia các hoạt động văn hoá.
2. Bổn phận của trẻ em.
- Yêu tổ quốc, có ý thức xây dựng và bảo vệ tổ quốc VN XHCN.
- Tôn trọng pháp luật, tôn trọng tài sản của người khác.
- Yêu quí, kính trọng, giúp đỡ ông bà, cha mẹ, lễ phép với người lớn.
- Chăm chỉ học tập, hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục.
- Không đánh bạc, uống rượu, hút thuốc lá và dùng các chất kích thích có hại cho sức khoẻ.
3- Trách nhiệm của gia đình, nhà nước, xã hội.
- Cha mẹ hoặc người đỡ đầu là người trước tiên chịu trách nhiệm về việc bảo vệ, chăm sóc, nuôi dạy trẻ em tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển trẻ em.
- Nhà nước và xã hội tạo mọi điều kiện tốt nhất để bảo vệ quyền lợi của trẻ em. Có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục và bồi dưỡng các em thành người công dân có ích cho đất nước.
III- Bài tập
Bài tập a:
Đáp án: 1,2,4,6.
Đáp án: 1,2,3,5,6.
 Hoạt động 5: Hướng dẫn học bài.
Về nhà làm bài tập còn lại.
Sưu tầm tranh, ảnh về tài nguyên môi trường.
- Đọc trước bài: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Tiết : 22 
Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Giảng 7AB..............
 7C.............
A- Mục tiêu bài học.
1- Kiến thức.
Giúp HS hiểu:
- Khái niệm môi trường, vai trò ý nghĩa đặc biệt quan trọng của môi trường đối với sự cống hiến và phát triển của con người, xã hội.
2. Thái độ.
- Bồi dưỡng cho HS lòng yêu quí môi trường xung quanh, có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
3. Kĩ năng.
- Hình thành trong HS tính tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Lên án, phê phán, đấu tranh ngăn chặn các biểu hiện, hành vi phá hoại làm ô nhiễm môi trường.
B- Chuẩn bị.
1- Phương pháp.
- Giải quyết tình huống.
- Thảo luận.
- Sắm vai.
2- Tài liệu phương tiện.
- SGK, SGV GDCD 7.
- Tranh, ảnh về bảo vệ môi trường tài nguyên thiên nhiên.
- Phiếu học tập, bảng phụ.
C- Các hoạt động dạy và học.
1- ổn định tổ chức.
2- Kiểm tra bài cũ.
a- Hãy nêu các quyền và bổn phận của trẻ em?
b- Bản thân em đã thực hiện quyền và bổn phận của mình như thế nào?
3- Bài mới.
Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
GV: cho HS quan sát tranh về rừng, núi, sông, hồ, động thực vật, khoáng sản.
GV: Yêu cầu HS mô tả tranh.
GV: Những hình ảnh các em vừa quan sát là điều kiện tự nhiên bao quanh con người, tác động với đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người. Đó chính là môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Vậy môi trường là gì? Tài nguyên thiên nhiên là gì? Tại sao phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên? Để trả lời những câu hỏi đó, chúng ta tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin sự kiện về tài nguyên thiên nhiên.
GV: cho HS đọc mục 1 thông tin sự kiện và tiếp tục xem tranh.
GV: Hướng dẫn HS thảo luận lớp.
? Những hình ảnh em vừa quan sát nói về vấn đề gì?
- Những hình ảnh về sông, hồ, biển, rừng, núi, động thực vật, khoáng sản.
? Em hãy kể một số yếu tố của môi trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên mà em biết?
- Yếu tố của môi trường tự nhiên: đất nước, rừng, động thực vật, khoáng sản, kk, nhiệt độ, as...
- Tài nguyên thiên nhiên là: Sản phẩm do thiên nhiên tạo nên như rừng cây, động vật quí hiếm, khoáng sản, nguồn nước, dầu khí...
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài học.
? Thế nào là môi trường?
GV: Môi trường ở trong bài học này là môi trường sống (môi trường sinh thái) có tác động đến đời sống, sự tồn tại phát triển của con người và thiên nhiên, khác hẳn môi trường xã hội.
? Thế nào là tài nguyên thiên nhiên?
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu vai trò của môi trường, tài nguyên thên nhiên.
HS: Đọc phần thông tin sự kiện (SGK.tr.42,43)
GV: Cho HS quan sát tranh, ảnh về lũ lụt, môi trường bị ô nhiễm, chặt phá rừng.
? Nêu suy nghĩ của em về các thông tin và hình ảnh mà em vừa quan sát?
? Việc môi trường bị ô nhiễm, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác bừa bãi dẫn đến hậu quả như thế nào?
GV: Hiện nay môi trường và tài nguyên thiên nhiên đang bị ô nhiễm, bị khai thác bừa bãi. Điều đó đã dẫn đến hậu quả lớn: Thiên tai, lũ lụt, ảnh hưởng đến điều kiện sống, sức khoẻ tính mạng con người.
? Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng như thế nào đối với đời sống con người?
I- thông tin sự kiện.
II- Nội dung bài học
1- Môi trường: Là toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người có tác động đến đời sống, sự tồn tại phát triển của con người và thiên nhiên. Những điều kiên đó có sẵn trong tự nhiên ( rừng, cây, đồi, núi, sông, hồ...) hoặc do con người tạo ra (nhà máy, đường xá, công trình thuỷ lợi, khói, bụi, rác, chất thải)
2- Tài nguyên thiên nhiên: Là những của cải có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng phục vụ đời sống con người (rừng cây, động vật, thực vật quí hiếm, mỏ khoáng sản, nguồn nước, dầu khí...)
* Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người.
- Tạo cơ sở vật chất để phát triển kinh tế văn hoá xã hội.
- Tạo cho con người phương tiện sống, phát triển trí tuệ đạo đức.
- Tạo cuộc sống tinh thần: Làm cho con người vui tươi, mạnh khoe, làm giàu đời sống tinh thần.
 D- Dặn dò.
 - Học thuộc kiến thức.
 - Chuẩn bị tiết 2 của bài.
Tiết T: 23 Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Giảng 7AB..............
 7C.............
A- Mục tiêu bài học.
B- Chuẩn bị.
C- Tiến trình bài dạy.
1- ổn định tổ chức.
2- Kiểm tra bài cũ.
? Em hãy cho biết môi trường là gì? vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
3- Bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
GV: Cung cấp cho HS các qui định của pháp luật và bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên (ghi trên bảng phụ) (phần tư liệu).
? Em hiểu thế nào là bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
? Pháp luật có qui định gì về bảo vệ môi trường?
? Em có nhận xét gì về việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên ở trường và ở địa phương em?
? Em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
HĐ: Hướng dẫn HS làm bài tập.
BT1: Hãy đánh dấu x vào ô trống tương ứng với hành vi em cho là vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên. Hãy giải thích sự lựa chọn đó?
Đất rác thải.
Giữ vệ sinh cho nhà mình, vứt rác ra hè phố.
Tự ý đọc ống dẫn nước để sử dụng.
Xây bể xi măng chôn chất độc hại.
Chặt cây đã đến tuổi thu hoạch.
Dùng điện ắc qui để đánh bắt cá.
Trả động vật hoang dã về rừng.
Xả khói, bụi bẩn ra không khí.
Đổ dầu thải ra cống thoát nước.
Nhóm bếp than ở ngoài đường để tránh ô nhiễm trong nhà.
 GV: Khi có người bị ô nhiễm môi trường hoặc phải lựa lời can ngăn và báo cho người có trách nhiệm biết.
* Tình huống:
 Trên đường đi học về Tuấn phát hiện thấy một thanh niên đang đổ một xô nước nhờn có màu khác lạ và mùi khác lạ và mùi nồng nặc, khó chịu xuống một hồ nước. Theo em Tuấn ứng xử thế nào?
Giải pháp:
Tuấn im lặng 
 Tuấn ngăn cản không cho người đó đổ tiếp xuống hồ.
Tuấn báo cho người có trách nhiệm biết.
HĐ: Luyện tập đóng vai theo tình huống
GV: Chia lớp thành 2 nhóm theo đơn vị tổ:
 Nhóm 1: Đóng vai tình huống 1.
 Nhóm 2: Đóng vai tình huống 2.
HS: Nhận xét cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống. Chọn cách ứng xử hay.
III- Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
1- Bảo vệ môi trường là: giữ cho môi trường trong lành,sạch đẹp, đảm bảo cân bằng sinh thái, cải thiện môi trường, ngăn chặn khắc phục các hậu quả xấu, do con người và thiên tai gây ra.
- Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tu bổ, tái tạo những tài nguyên có thể phục hồi được.
2- Biện pháp để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Thực hiện qui định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên môi trường.
- Tuyên truuyền nhắc nhở mọi người cùng thực hiện việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Biết tiết kiệm các tài nguyên thiên nhiên.
- Nếu thấy các hiện tượng làm ô nhiễm môi trường phải nhắc nhở hoặc báo cáo với cơ quan thẩm quyền để trừng trị nghiêm khắc kẻ cố tình huỷ hoại môi trường.
IV- Bài tập.
Bài tập 1.
Đáp án: Câu b, c, e, f, h, i, j
Bài tập 2.
Bài tập ứng xử.
Chơi đóng vai:
Tình huống:
Trên đường đi học, em nhìn thấy bạn vứt vỏ chuối xuống đường.
Đến lớp học em thấy các bạn quét lớp bạn mù mịt.
D- Dặn dò
 - Học thộc nội dung bài học
 - Làm bài tập: a,b,e,g (SGK,tr.47)
 - Chuẩn bị bài: Bảo vệ di sản văn hoá.
Tiết PPCT: 24 Bài:15 bảo vệ di sản văn hoá.
(Tiết 1)
Giảng 7AB..............
 7C.............
A- Mục tiêu bài học.
1- Kiến thức.
- Khái niệm di sản văn hoá bao gồm di sản phi vật thể và di sản văn hoá vật thể?
- Hiểu sự khác nhau giữa di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể?
- ý nghĩa của việc giữ gìn và bảo vệ di sản văn hoá.
- Những qui định của pháp luật về sử dụng và bảo vệ di sản văn hoá.
2- Thái độ.
- Có ý thức giữ gìn, bảo vệ và tôn tạo những di sản văn hoá, ngăn ngừa những hành động cố tình hay vô ý xâm phạm đến di sản văn hoá.
3- Kĩ năng.
- Có hành động cụ thể bảo vệ di sản văn hoá.
- Tuyên truyền cho mọi người tham gia giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá.
C- Chuẩn bị.
1- Phương pháp.
- Nêu và giải quyết vấn đề.
- Thảo luận nhóm.
- (xem băng hình).
- Tham quan thực tế.
2- Tài liệu và phương tiện.
- Tranh, ảnh về các di sản văn hoá.
- Bài tập.
- Tình huống.
- Tài liệu sách báo, tạp chí nói về di sản văn hoá.
D- Các hoạt động dạy và học.
1- ổn định tổ chức.
2- Kiểm tra bài cũ.
? Em hãy cho biết các biện pháp để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
3- Bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
? Em hãy kể tên những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của nước ta mà em biết? 
- Vịnh Hạ Long( Quảng Ninh )
- Bảo tàng Hồ Chí Minh( Hà Nội )
- Chùa Thanỳ (Hà Tây )
- Cố Đô Huế
GV: những địa dnh trên là di sản văn hoá của nước ta. Em hiểu thế nào là di sản văn hoá? Chúng ta cùng học bài hôm nay để biết được điều này.
Hoạt động 2: Nhận xét ảnh SGK
GV: Chuẩn bị 3 bức ảnh trong SGK treo lên bảng 
HS: Quan sát phát biểu ý kiến cá nhân
GV: Giới thiệu
? Em hãy nhận xét đặc điểm và phân loại 3 bức ảnhtrên?
ảnh 1: Di tích Mỹ Sơn là công trình kiến trúc (văn hoá) phản ánh tư tưởng xã hội (văn hoá, nghệ thuật, tôn giáo...) của nhân loại thời kì phong kiến.
ảnh 2: Vịnh Hạ long là danh lam thắng cảnh. Là cảnh đẹp tự nhiên đã được xếp hạng là thắng cảnh thế giới.
ảnh 3: Bến Nhà Rồng là di tích lịch sử vì nó đánh dấu sự kiện Chủ Tịch Hồ Chí Minh ra tìm đường cứu nước. Đây là một sự kiện trọng đại
? Từ đặc điểm và phân loại trên, em hãy nêu một số ví dụ về danh lam thắng cảnh di tích lịch sử văn hoá ở địa phương, nước ta và trên thế giới.
Di sản văn hoá: Cố Đô Huế, Phố Cổ Hội An, Thánh Địa Mỹ Sơn, Văn Miếu Quốc Tử Giám, Chữ Nôm, áo dài truyền thống,Bài hát quan họ.
Di tích lịch sử và cách mạng: Bến Nhà Rồng, Bảo Tàng Hồ Chí Minh, Hoả Lò, Côn Đảo, PácBó, Gò Đống Đa.
Danh lam thắng cảnh: Vịnh hạ long, ngũ hành sơn, đồ sơn, rừng cúc phương, hang bích động.
? Việt nam có những di sản văn hoá nào được UNESCO xếp hạng là di sản văn hoá thế giới.
Những di sản văn hoá ở việt nam được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.
+ Cố đô huế
+ Phố cổ hội an
+ Thánh địa mỹ sơn
+ Vịnh hạ long
HS: đọc phần a SGK
Như vậy :
Di sản văn hoá bao gồm văn hoá phi vật thể và văn hoá vật thể.
Di tích lịch sử văn hoá
Danh lam thắng cảnh
Di sản văn hoá
Vật thể
Phi vật thể
- Cố đô huế
- Phố cổ hội an
-Thánh địa mỹ sơn.
- Vịnh Hạ Long.
- Bến cảng Nhà Rồng.
- Kho tàng ca dao, tục ngữ truyện dân gian
- Chữ hán, chữ nôm.
- Các điệu dân ca.
- Tác phẩm văn học.
D- Dăn dò.
- Chuẩn bị tiết 2 của bài.
Tiết: 25 bảo vệ di sản văn hoá
(Tiết 2)
Giảng 7AB..............
 7C.............
A- Mục tiêu bài học. Như ở tiết 1.
B- Chuẩn bị.
- Tranh, ảnh về các di sản văn hoá.
- Bảng phụ, giấy khổ lớn.
C- Hoạt động dạy và học.
1- ổn định tổ chức.
2- Kiểm tra bài cũ.
3- Bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu nội dung bài học
? Em hãy nêu khái niệm về di sản văn hoá, di tích lịch sử? Danh lam thắng cảnh?
? ý nghĩa của việc giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá, di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh?
GV: Ngày nay di sản văn hoá có ý nghĩa kkinh tế không nhỏ. ở nhiều nhiều nước, du lịch sinh thái văn hoá đã trở thành nghành kinh tế chủ chốt, đồng thời qua du lịch thiết lập quan hệ quốc tế, hội nhập cùng phát triển.
? Trách nhiệm của công dân được qui định trong pháp luật?
GV: Bảo vệ di sản văn hoá còn góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường sống của con người, một vấn đề bức xúc hiện nay.
- Để làm tốt vấn đề này, đảng và nhà nước ta đã ban hành luật Di sản văn hoá. Bảo vệ và giữ gìn sử dụng hợp lí di sản văn hoá là quyền và nghĩa vụ của công dân. Chúng ta cần vận động tuyên truyền mọi người cùng thực hiện. Nếu phát hiện hành vi vi phạm thì kịp thời ngăn chặn và xử lí theo pháp luật.
Hoạt động 5: Luyện tập
HS: Đọc yêu cầu bài tập a, SGK.
Hoạt động 6: Mở rộng kiến thức.
Luật di sản văn hoá VN ra đời ngày tháng năm nào?
Em hãy cho biết ý kiến đúng về ý nghĩa du lịch của nước ta hiện nay.
Giới thiệu đất nước, con người VN.
Phát triển kinh tế, xã hội.
Thương mại hoá du lịch.
3- Em sẽ làm gì để góp phần giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh?
II- Nội dung bài học.
1- Khái niệm.
- Di sản văn hoá bao gồm văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có ý nghĩa lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu truyền từ đời này sang đời khác...
- Di tích lịch sử văn hoá là: Công tình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, thuộc công trình địa điểm có giá trị lịch sử, văn hoá khoa học.
- Danh lam thắng cảnh là cảnh quan hiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, thẩm mỹ, khoa học...
2- ý nghĩa.
- Di sản văn hoá, di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh là những cảnh đẹp của đất nước, là tài sản của dân tộc, nói lên truyền thống của dân tộc. Thể hiện công công đức của các thế hệ cha ông trong công cuộc và bảo vệ tổ quốc. Thể hiện kinh nghiệm dân tộc trên các lĩnh vực.
- Những di tích, di sản và cảnh đẹp đó cần được giữ gìn và pháp huy trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Phát triển nền văn hoá VN tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và góp vào kho tàng di sản văn hoá thế giới.
3- Trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ và giữ gìn các di sản văn hoá:
- Nhà nước có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị của di sản văn hoá.
- Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hoá. Chủ sở hữu di sản văn hoá có trách nhiệm giữ gìn và phát huy giá trị của di sản văn hoá.
- Nghiêm cấm các hành vi:
+ Chiếm đoạt làm sai lệnh di sản văn hoá.
+ Huỷ hoại hoặc gây nguy cơ huỷ hoại di sản văn hoá.
+ Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ, xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai, thuộc di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh.
+ Mua bán, trao đổi vận chuyển trái phép di vật, cổ vật...
III- Bài tập.
Bài tập a.
Đáp án:
- Hành vi góp phần giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá:3,7,8,9,11,12.
- Hành vi phá hoại di sản văn hoá: 1,2,4,5,6,10,13.
Ngày 29/6/2001.
Đáp án: a,b,c.
- Giữ gìn sạch đẹp các di sản văn hoá ở địa phương.
- Đi tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử, di sản văn hoá.
- Không vứt rác bừa bãi.
- Tố cáo kẻ gian ăn cắp các cổ vật, di vật...
- Chống mê tín dị đoan.
- Tham gia các lễ hội truyền thống
D- Dặn dò.
 - Về nhà hoàn thành các bài tập còn lại trong SGK.
 - Làm bài tập 3 phần luyện tập củng cố.
 - Sưu tầm tranh ảnh về các di sản văn hoá, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh.

Tài liệu đính kèm:

  • docGDCD 7 tieut 21 25.doc