Giáo án Giáo dục công dân 7 tiết 30 bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo

Giáo án Giáo dục công dân 7 tiết 30 bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo

Bài16: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO.

I.Mục tiêu:

1.Kiến thức: Giúp hs hiểu:

- Hiểu thế nào là Tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo.

- Kể tên một số tín ngưỡng tôn giáo chính ở nước ta

2.Kĩ năng:

Biết phát hiện và báo cho người có trách nhiệm về những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm những việc xấu.

3.Thái độ:

-HS có thái độ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo.

- Đấu tranh chống các hiện tượng mê tín dị đoan và các hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo.

 

doc 5 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 2582Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 7 tiết 30 bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29 NS:.././.
Tiết30	 ND:.././.
Bài16: QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO.
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức: Giúp hs hiểu:
- Hiểu thế nào là Tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
- Kể tên một số tín ngưỡng tôn giáo chính ở nước ta
2.Kĩ năng:
Biết phát hiện và báo cho người có trách nhiệm về những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm những việc xấu.
3.Thái độ:
-HS có thái độ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo.
- Đấu tranh chống các hiện tượng mê tín dị đoan và các hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo.
II. Các KNS cơ bản được giáo dục trong bài:
- KN phân tích, so sánh giữa tín ngưỡng và tôn giáo; tín ngưỡng, tôn giáo và mê tín dị đoan.
- KN thu thập và xử lý thông tin về tình hình tôn giáo ở nước ta và chính sách của nhà nước.
- KN tư duy phê phán đối với những việc làm lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo.
- KN kiên định, tự tin, biết từ chối không tham gia những hoạt động mê tín dị đoan.
III.Chuẩn bị:
Giáo viên:
a-Phương pháp: Thảo luận nhóm, sắm vai, trình bày, xử lý tình huống.
b. ĐDDH:
-SGK, giáo án, tranh ảnh và quy mô gia đình.
-Hiến pháp VN 1992, điều 70.
-Bộ luật hình sự nước Viện Nam năm 1999, điều 129.
Học sinh:
-SGK, tập ghi, chuẩn bị bài.
IV.Các bước lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Ổn định lớp:
-Điểm danh sĩ số.
Kiểm tra bài cũ:
(?)Đi tham quan viện bảo tàng lịch sử, tại đây trưng bày các hiện vật quý hiếm hàng nghìn năm nay. Khi xem các hiện vật cổ, một số bạn cười đùa chế nhạo. Em có ý kiến gì?
Bài mới:
GV giới thiệu bài bằng tình huống.
Lan thắc mắc với mẹ “ Mẹ ơi! Sao nhà bạn Mai không có bàn thờ để thắp hương như nhà ta?” 
Mẹ Lan đang thắp hương trên bàn thờ, quay lại nói với Lan “Nhà bạn Lan nhà Đức Chúa Trời, bà bạn ấy theo Đạo Thiên Chúa Giáo. Lan: “Thế nhà mình theo đạo gì hả mẹ?” 
Mẹ: “Nhà mình theo đạo Phật”
Lan: “ Thế 2 đạo khác nhau như thế nào hả mẹ?”.
Mẹ nhắc Lan không hỏi nữa.
Để giúp Lan và các em hiểu thêm về vấn đề này, chúng ta vào bài học hôm nay.
HĐ 1: Tìm hiểu thông tin, sự kiện:
GV: Cho hs đọc tình huống thông tin và sự kiện về tôn giáo ở Việt Nam?
(?) Tình hình tôn giáo ở Việt Nam?
(?) Nhận xét những mặt tích cực và tiêu cực của tôn giáo nước ta?
-GV nhận xét,.
HĐ 2: HDhs tìm hiểu NDbài học:
GV cho HS thảo luận nhóm.
(?) Thế nào là tôn giáo? Tín ngưỡng là gì? Cho ví dụ?
(?) Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo có nghĩa là gì?
HĐ 3: Liên hệ tìm hiểu khái niệm.
“ Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giổ tổ mùng 10 tháng 3”.
(?) Câu ca dao nói: “Nhớ ngày giổ tổ” vậy Tổ là ai? Vì sao phải giỗ? Biểu hiện của việc làm đó như thế nào?
(?) Em cho biết nhà Lan theo đạo phật, nhà Mai theo đạo Thiên Chúa thì thờ cúng ai?
-GV yêu cầu hs liên hệ thực tế về gia đình mình.
(?) Gia đình em có theo tôn giáo nào không?Có thờ cúng tổ tiên hay không?Bà và mẹ em có hay đi chùa hay đi lễ nhà thờ hay không?
*GV kết luận: 
 Gia đình các em cũng như bao gia đình khác trên đất nước ta, có thể theo đạo Phật, đạo Thiên Chúa,và có thể không theo đạo nào.Dù là đạo nào thì mục đích chung cũng là hướng vào điều thiện, tránh điều ác.Việc làm đó thể hiện việc sùng bái, tôn kính, nhớ về cội nguồn, tổ tiên.Tôn vinh người có công với đất nước.
* KNS: Em sẽ làm gì để thực hiện quyền tự do tín ngưỡng của công dân.
Củng cố, luyện tập:
- Gọi Hs đọc và làm bài tập a, b
- nhận xét – ghi điểm
(?) Tình hình tôn giáo ờ Việt Nam như thế nào?
(?)Đảng và nhà nước ta đã có những chính sách và chủ trương nào đối với tín ngưỡng và tôn giáo?
5.HD HS học ở nhà:
-HS về nhà học bài.
-Xem nội dung phần bài học tiết sau học tiếp theo.
-Lớp trưởng báo cáo.
- Học sinh thảo luận.
-HS lắng nghe 
+ 2HS đóng vai:
-1 hs vai mẹ.
-1 hs đóng vai Lan.
-Cả lớp theo dõi.
- H: Tình hình tôn giáo:
 Việt Nam là nước có nhiều loại tin ngưỡng, tôn giáo gồm: Phật Giáo, Thiên chúa Giáo, Cao Đài, Hoà Hảo, Tin Lành,.
Ưu điểm
Nhược điểm
-Đại đa số các đồng bào tôn giáo là người lao động.
-Cò tinh thần yêu nước, cộng đồng.
-Góp nhiều công sức xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
-Thực hiện chính sách pháp luật tốt.
-Có hàng chục vạn thanh niên có đạo đã hi sinh trong cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước.
-Do trình độ văn hoá thấp nên còn mê tín và lạc hậu.
-Bị kích động và lợi dụng vào mục đích xấu.
-Hành nghề mê tín.
-Hoạt động trái pháp luật.
-Ảnh hưởng tói sức khoẻ và tài sản công dân.
-Tổn hại lợi ích quốc gia.
Trả lời tho NDBH sgk
-Quyền tự do tin ngưỡng có nghĩa là:
-Công dân có quyền theo hoặc không theo một tín ngưỡng hay tôn giáo nào.
-Người đã theo một tôn giáo nào có quyền theo hoặc không theo tôn giáo đó nữa hay chuyển sang theo một tôn giáo khác mà không ai có quyền cưỡng bức hay cản trở.
- Tổ là vua Hùng, người có công dựng nước.Việc thờ cúng vua Hùng thể hiện truyền thống thờ cúng tổ tiên.
- Đạo Phật thờ Phật Tổ, thờ tổ tiên bằng cách lập bàn thờ, tụng kinh, thắp hương.
- Đạo Thiên Chúa thờ Đức Chúa, không thắp hương mà đi nghe giảng kinh đạo.
*HS liên hệ:
-GĐ em theo đạo Phật, Thiên Chúa Giáo.
-GĐ em có thờ cúng tổ tiên.
-Bà và mẹ em có đi chùa.
-HS lắng nghe.
Hs đọc và lên bảng làm
Hs khác nhận xét
Trả lời
nghe
I.Tìm hiểu chung
1.Thông tin, sự kiện:
2. Nhận xét
aTình hình tôn giáo ở Việt Nam:
- VN là nước có nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo gồm: Phật Giáo, Thiên chúa Giáo, Cao Đài, Hoà Hảo, Tin Lành, Cơ Đốc Giáo,
II.Nội dung bài học:
Khái niệm về tín ngưỡng, tôn giáo:
A Tín ngưỡng:
-Là lòng tin vào một điều thần bí.
Vd: Thần linh, thượng đế, chúa trời,
b.Tôn giáo:
Là một hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức.
Vd: Đạo Phật, Đạo Thiên Chúa,
Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo có nghĩa là: ( ý c sgk 53)
III. Bài tập
Bt a; phải
Bt b
- Tín ngưỡng:Là lòng tin vào một điếu thần bí
- Tôn giáo: Là hình thức tín ngưỡng có tổ chức hệ thống
- Mê tín dị đoan: Tin vào những điều mơ hồ thậm chí dẫn đến kết quả xấu
V.Rút kinh nghiệm, bổ sung tiết dạy:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 16 Quyen tu do tin nguong va ton giao(1).doc