Giáo án Giáo dục công dân 7 trọn bộ

Giáo án Giáo dục công dân 7 trọn bộ

TIẾT 1: BÀI 1: SỐNG GIẢN DỊ

A.MỤC TIÊU BÀI HỌC

1.Kiến thức

-Giúp học sinh hiểu thế nào là sống giản dị và không giản dị, Tại sao cần phải sống giản dị.

2.Kỹ năng

-Giúp học sinh biết tự đánh giá hành vi của bản thân và của ng¬ời khác về lối sống giản dị ở mọi khía cạnh: Lời nói, cử chỉ, tác phong, cách ăn mặc và giao tiếp với mọi ng¬ời; biết xây dựng kế hoạch tự rèn luyện, tự học tập những tấm g¬ương sống giản dị của mọi ng¬ời xung quanh để trở thành ng¬ời sống giản dị.

3.Thái độ

-Hình thành ở học sinh thái độ sống giản dị, chân thật; xa lánh lối sống xa hoa, hình thức.

 

doc 105 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1758Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân 7 trọn bộ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Ngày soạn:21-08-2010 
Ngày giảng:24-08-2010 
 TIẾT 1: BÀI 1: SỐNG GIẢN DỊ
A.MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Kiến thức
-Giúp học sinh hiểu thế nào là sống giản dị và không giản dị, Tại sao cần phải sống giản dị.
2.Kỹ năng
-Giúp học sinh biết tự đánh giá hành vi của bản thân và của ngời khác về lối sống giản dị ở mọi khía cạnh: Lời nói, cử chỉ, tác phong, cách ăn mặc và giao tiếp với mọi ngời; biết xây dựng kế hoạch tự rèn luyện, tự học tập những tấm gương sống giản dị của mọi ngời xung quanh để trở thành ngời sống giản dị.
3.Thái độ
-Hình thành ở học sinh thái độ sống giản dị, chân thật; xa lánh lối sống xa hoa, hình thức.
B.PHƯƠNG TIỆN VÀTÀI LIÊU
 -GV: Tranh ảnh, câu chuyện, câu thơ, câu ca dao, tục ngữ nói về lối sống giản dị
- HS: Đọc trớc bài trong sgk
C.PHƯƠNG PHÁP
-Đàm thoại
- Thảo luận nhóm
- Nêu và giải quyết tình huống
D- TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
1.ổn định tổ chức
2.Kiểm tra
-Không kiểm tra 
3.Bài mới
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
-Trong cuộc sống, chúng ta ai cũng cần có một vẻ đẹp. Tuy nhiên cái đẹp để cho mọi người tôn trọng và kính phục thì chúng ta cần có lối sống giản dị. Giản dị là gì? Chúng ta tìm hiểu ở bài học hôm nay.
 Hoạt động của GV-HS
 Nội dung cần đạt
Hoạt động2:Tìm hiểu bài
- HS: Đọc diễn cảm truyện? 
-Gv cho cả lớp thảo luận theo câu hỏi sgk
? Tìm chi tiết biểu hiện cách ăn mặc, tác phong và lời nói của Bác?
? Em có nhận xét gì về cách ăn mặc, tác phong và lời nói của Bác?
?Hãy tìm thêm ví dụ khác nói về sự giản dị của Bác
? Em hãy nêu những tấm gương sống giản dị ở lớp, trờng, ngoài xã hội mà em biết?
- GV bổ sung bằng câu chuyện: Bữa ăn của vị Chủ tịch nớc.
- GV chốt lại: Trong cuộc sống quanh ta, giản dị đợc biểu hiện ở nhiều khía cạnh. Giản dị là cái đẹp. Đó là sự kết hợp giữa vẻ đẹp bên ngoài và vẻ đẹp bên trong. Vậy chúng ta cần học tập những tấm gương ấy để trở thành ngời sống giản dị.
-Gv tổ chức cho hs thành 4 nhóm Thảo luận để tìm ra những biểu hiện trái với giản dị.
+nhóm 1và 2: Tìm 5 biểu hiện của lối sống giản dị 
+nhóm 3 và 4:5 biểu hiện trái với giản dị.
- HS trình bày ý kiến thảo luận 
- GV chốt vấn đề: Giản dị không có nghĩa là qua loa, đại khái, cẩu thả tuỳ tiện trong nếp sống nếp nghĩ, nói năng cụt ngủn, trống không tâm hồn nghèo nàn, trống rỗng. Lối sống giản dị phù hợp với lứa tuổi, điều kiện gia đình, bản thân, xã hội. 
Hoạt động 3:Tìm hiểu nội dung bài học
? Thế nào là sống giản dị ?
?Biểu hiện của sống giản dị ?
? ý nghĩa của phẩm chất này trong cuộc sống?
? Em hãy giải thích nghĩa của câu tục ngữ và danh ngôn ở sgk.
 Hoạt động 4:Luyện tập
- HS đọc yêu cầu BT a.
- HS nhận xét tranh.
- HS đọc yêu cầu BT b
- HS trình bày, Gv nhận xét.
- GV nêu bài tập c
- HS trình bày ý kiến.
- GV chuẩn xác
I. Truyện đọc
Bác Hồ trong ngày Tuyên ngôn độc lập
1.Cách ăn mặc, tác phong và lời nói của Bác:
- Bác mặc bộ quần áo ka-ki, đội mũ vải đã ngả màu, đi dép cao su.
- Bác cười đôn hậu vẫy tay chào.
- Thái độ: Thân mật như cha với con.
- Hỏi đơn giản: Tôi nói đồng bào nghe rõ không?
2. Nhận xét:
- Bác ăn mặc đơn giản không cầu kì, phù hợp với hoàn cảnh của đất nước.
- Thái độ chân tình, cởi mở, không hình thức, không lễ nghi.
- Lời nói gần gũi, dễ hiểu, thân thương với mọi người.
*, Biểu hiện của lối sống giản dị.
- Không xa hoa, lãng phí.
- Không cầu kì, kiểu cách. 
- Không chạy theo những nhu cầu vật chất, hình thức bề ngoài.
- Thẳng thắn chân thật, gần gũi với mọi người. 
*, Trái với giản dị:
- Sống xa hoa, lãng phí.
- Phô trương về hình thức.
- Học đòi ăn mặc.
- Cầu kì trong giao tiếp.
II. Nội dung bài học 
1.Thế nào là sống giản dị
Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội
- Biểu hiện: Không xa hoa, lãng phí, không cầu kì kiểu cách, không chạy theo những nhu cầu vật chất và hình thức bề ngoài.
2, ý nghĩa
-Giản dị là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người. 
-Người sống giản dị sẽ được mọi người xung quanh yêu mến, cảm thông và giúp đỡ.
III. Bài tập 
a.
-Đáp án: Tranh 3
b.
 -Biểu hiện nói lên tính giản dị (2),(5)
Hoạt động 5: Củng cố –dặn dò
1.Củng cố
? Thế nào là sống giản dị? Sống giản dị có ý nghĩa gì?
2.Dặn dò
- Sưu tầm câu ca dao, tục ngữ nói về tính giản dị.
- Xây dựng kế hoạch rèn luyện bản thân trở thành người học sinh có lối sống giản dị. 
- Chuẩn bị bài 2: Trung thực. 
Tuần 2
Ngày soạn: 23-08-2010 
Ngày giảng: 31-08-2010 
 TIẾT 2 .BÀI 2: TRUNG THỰC
A.MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1.Kiến thức.
 - Giúp HS hiểu thế nào là trung thực, biểu hiện của lòng trung thực và vì sao cần phải có lòng trung thực.
2.Kĩ năng.
 - Giúp HS biết phân biệt các hành vi biểu hiện tính trung thực và không trung thực trong cuộc sống hàng ngày; Biết tự kiểm tra hành vi của mình và rèn luyện để trở thành người trung thực.
3. Thái độ .
 -Hình thành ở học sinh thái độ quý trọng, ủng hộ những việc làm trung thực và phản đối những việc làm thiếu trung thực.
B.PHƯƠNG TIỆN VÀ TÀI LIỆU
-GV: Sgk,sgv GDCD7
 - Tranh, ảnh, câu chuyện thể hiện tính trung thực.
-HS:Đọc trước bài mới
C.PHƯƠNG PHÁP
 Đàm thoại.
-Nêu gương.
-Thảo luận nhóm.
D.TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
1.ổn định tổ chức 
2.Kiểm tra bài cũ
? Thế nào là sống giản dị? Em đã rèn tính giản dị như thế nào?
3.Bài mới:
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
-Vì không học bài ở nhà nên đến tiết kiểm tra Lan đã không làm được bài nhưng Lan đã quyết tâm không nhìn bài bạn, không xem vở và xin lỗi cô giáo.
 việc làm của bạn Lan thể hiện đức tính gì ?chúng ta cùng tìm hiểu ở bài học hôm nay. 
 Hoạt động của GV-HS
 Nội dung cần đạt
Hoạt động 2:Tìm hiểu bài
- HS đọc diển cảm truyện .
 ? Bra-man-tơ đã đối xử với Mi-ken-lăng-giơ như thế nào?
 ? Vì sao Bran-man-tơ có thái độ như vậy?
 ? Mi-ken-lăng-giơ có thái độ như thế nào?
 ? Vì sao Mi-ken-lăng-giơ xử sự như vậy?
 ? Theo em ông là người như thế nào?
* Liên hệ thực tế để thấy được nhiều biểu hiện khác nhau của tính trung thực.
 -Gv cho cả lớp thảo luận theo câu hỏi
?Tìm những biểu hiện tính trung thực trong học tập
?Tìm những biểu hiện tính tung thực trong quan hệ với mọi người
?Tìm những biểu hiện tính trung thực trong hành động
-Hs thảo luận-báo cáo-bổ sung
-Gv chuẩn xác
-Gv cho hs tìm các biểu hiện trái với trung thực
- Gv chia lớp thành 3 nhóm thảo luận.
 +N1: Biểu hiện của hành vi trái với trung thực?
 +N2: Người trung thực thể hiện hành động tế nhị, khôn khéo như thế nào?
+N3:hành vi nào không nói đúng sự thật mà vẫn là hành vi trung thực?
- Nhóm trình bày ý kiến thảo luận
- GV chuẩn xác
 GV kết luận
Hoạt động 3:Tìm hiểu nội dung bài học
?Thế nào là trung thực
?biểu hiện của trung thực
?ý nghĩa của trung thực
Hoạt động 4:Luyện tập
Gv cho hs làm bài tập a
? Nếu nhặt được của rơi em sẽ làm gì
? Hãy tìm một số câu ca dao ,tục ngữ nói về tính trung thực
I. Truyện đọc
 Sự công minh, chính trực của một nhân tài
- Không ưa thích, kình địch, chơi xấu, làm giảm danh tiếng, làm hại sự nghiệp.
- Sợ danh tiếng của Mi-ken-lăng-giơ nối tiếp lấn át mình.
- Oán hận, tức giận.
- Công khai đánh giá cao Bra-man-tơ là người vĩ đại.
- Ông thẳng thắn, tôn trọng và nói sự thật, đánh giá đúng sự việc. 
- Ông là người trung thực, tôn trọng công lý, công minh chính trực.
*.Biểu hiện của tính trung thực 
- Trong học tập: Ngay thẳng, không gian dối (không quay cóp, chép bài bạn...)
- Trong quan hệ với mọi người: Không nói xấu hay tranh công, đỗ lỗi cho người khác, dũng cảm nhận khuyết điểm khi mình có lỗi.
- Trong hành động: Bảo vệ lẽ phải, đấu tranh, phê phán việc làm sai.
*. Trái với trung thực là dối trá, xuyên tạc, bóp méo sự thật, ngược lại chân lí
-Không phải điều gì cũng nói ra,chỗ nào cũng nói,không nói to,ồn ào..
-Bác sĩ không nói bệnh tật cho bệnh nhân,nói dối kẻ địch..
II. Nội dung bài học
1.Thế nào là trung thực
-Là tôn trọng sự thật,tôn ttọng lẽ phải,chân lí
2.Biểu hiện
-ngay thẳng ,thật thà,dám dũng cảm nhận lỗi
3.ý nghĩa
-Là đức tính cần thiết quý báu,giúp nâng cao phẩm giá,được mọi người tin yêu kính trọng,làm cho xã hội lành mạnh
-Sống ngay thẳng thật thà trung thực không sợ kẻ xấu,không sợ thất bại
III.Bài tập
a.Đáp án:4,5,6
Hoạt động 5:Củng cố-dặn dò
1.Củng cố
-Thế nào là trung thực?biểu hiện?
-Trung thực có ý nghĩa gì?
2.Dặn dò
- Học bài, làm bài tập c,d,d.
 -Đọc bài 3
Tuần 3
Ngày soạn:30-08-2010
Ngày giảng:07-09-2010
 TIẾT 3. BÀI 3: TỰ TRỌNG
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 1.Kiến thức
-Giúp học sinh hiểu thế nào là tự trọng và không tự trong; Vì sao cần phải có lòng tự trọng.
 2. Kỹ năng 
-Giúp học sinh biết tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về những biểu hiện của tính tự trọng, học tập những tấm gương về lòng tự trọng của những người sống xung quanh.
 3. Thái độ
-Hình thành ở học sinh nhu cầu và ý thức rèn luyện tính tự trọng ở bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào trong cuộc sống.
B.PHƯƠNG TIỆN VÀ TÀI LIỆU
-Gv: Sgk,sgv GDCD 7
 Câu chuyện, tục ngữ, ca dao nói về tính tự trọng.
 Bút dạ, giấy khổ lớn.
-HS: Đọc trước bài mới
C. PHƯƠNG PHÁP
-Thảo luận
-Nêu và giải quyết tình huống
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 
1 ổn định tổ chức
2 Kiểm tra bài cũ
 ? Thế nào là trung thực? ý nghĩa của tính trung thực?
 ? Em đã làm gì để rèn luyện tính trung thực?
3 Bài mới
 Hoạt động 1:Giới thiệu bài
 -GV kể câu chuyện thể hiện tính tự trọng để giới thiệu bài.
Hoạt động của GV-HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 2:Tìm hiểu bài
- Gv cho4 hs đọc truyện trong cách phân vai.
? Hành động của Rô-be qua câu chuyện trên?
? Vì sao Rô-be làm như vậy?
? Em có nhận xét gì về hành động Rô-be?
? Việc làm đó thể hiện đức tính gì
? Hành động của Rô be đã tác động đến tác giả như thế nào
Liên hệ thực tế HS chơi trò chơi 
Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm chia thành 5 bạn chơi.
Nội dung: Viết các hành vi thể hiện tính tự trọng và không tự trọng.
Hình thức: Viết vào giấy khổ lớn
 Mỗi bạn viết mỗi thể hiện
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV chốt lại: Lòng tự trọng biểu hiện ở mọi nơi, mọi lúc, biểu hiện từ cách ăn mặc, cư xử với mọi người. Khi có lòng tự trọng con người sẽ sống tốt đẹp hơn, tránh được những việc làm xấu cho bản thân, gia đình và xã hội 
Hoạt động 3: Nội dung bài học.
? Thế nào là tự trọng?
? Biểu hiện của tự trọng?
? ý nghĩa của tự trọng?
? Giải thích câu tục ngữ:
Chết vinh còn hơn sống nhục.
Đói cho sạch rất cho thơm
Hoạt động 4:luyện tập
- GV hướng dẫn HS làm BT a,b (12)
- HS trình bày bài làm 
- GV nhận xét
?Trong những câu tục ngữ dưới đây câu nào nói lên dức tính tự trọng
-Giấy rách phải giữ lấy lề
-Đói cho sạch rách cho thơm
-Học thày không tày học bạn
-Chết vinh còn hơn sống đục
-Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
I. Truyện đọc
Một tâm hồn cao thượng
- hành động của Rô-be:
+ Là em bé mồ ... hường, thị trấn).
- Trạm xá.
- Công an.
- Ban văn hoá xã.
Sắm vai:
- HS lên thể hiện.
-> Việc làm của gia đình sai.
-> Việc vi phạm đó phải do cơ quan cảnh sát giao thông xử lí theo qui định của pháp luật.
Hoạt động 4:Củng cố,dặn dò
1.Củng cố
-Nhiệm vụ và quyền hạn của UBND xã (phường, thị trấn) ?
-Trách nhiệm của công dân đối với cơ quan nhà nước ở điạ phương?
2.Dặn dò
- Học thuộc nội dung bài học trong SGK.
- Làm hoàn chỉnh lại các bài tập.
- Ôn tập các nội dung đã học, làm lại các dạng bài tập ở các bài.
Tuần 34
Ngày soạn:19/4/2011
Ngày giảng:27/4/2011
TIẾT 33.ÔN TẬP HỌC KÌ II
A- Mục tiêu bài dạy:
1.Kiến thức
- Hệ thống hoá, khái quát háo các nội dung, kiến thức đã học.
2.Kĩ năng
- Rèn kĩ năng khái quát tổng hợp.
3.Thái độ
- Giáo dục ý thức học tập, tìm hiểu, nghiên cứu.
B- Tài liệu và phương tiện:
Gv: SGK, SGV, những biểu hiện thực tế.
Hs: SGK. Ôn lại các kiến thức đã học, xem lại các dạng bài tập.
C- Phương pháp:
- Hỏi đáp, phân tích.
- Thảo luận, giải quyết tình huống.
D.Tiến trình dạy học
1.Ổn định tổ chức.
2- Kiểm tra bài cũ:
- Kết hợp kiểm tra trong tiết dạy.
3- Bài mới:
Hoạt động 1:Giới thiệu bài
Để giúp các em hệ thống hoá lại các nội dung kiến thức đã học hôm nay chúng ta cùng
Hoạt động của Gv-HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 2:Hệ thống lại những kiên thức đã học
-Thế nào là sống và làm việc có kế hoạch?
-Kế hoạch sống và làm việc phải đảm bảo điều gì?
-Kể tấm gương sống và làm việc có kế hoạch?
-Em hiểu thế nào là quyền được bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em Việt Nam?
-Nêu nội dung của các quyền?
-Trẻ em có bổn phận gì?
-Gia đình và nhà trường có trách nhiệm như thế nào đối với trẻ em?
-Môi trường là gì?
-Tài nguyên thiên nhiên là gì?
-Môi trường và TNTN có tầm quan trọng như thế nào đối với đời sống con người?
-Chúng ta cần làm gì để góp phần giữ gìn môi trường và TNTN?
-Di sản văn hoá là gì?
-Nhà nước ta có những quy định gì để bảo vệ di sản văn hoá?
-Nêu những hành vi vi phạm?
-Nêu quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân?
-Thế nào là mê tín, dị đoan?
-So sánh sự khác nhau giữa mê tín dị đoan với tín ngưỡng, tôn giáo?
-Nhà nước CHXHCN Việt Nam là nhà nước của ai? Do Đảng nào lãnh đạo?
-Bộ máy nhà nước ta được phân thành mấy cấp?
-Bộ máy nhà nước ta được phân thành mấy cơ quan?
-Cơ quan nào là cơ quan quyền lực cao nhất?
-Cơ quan nào là cơ quan hành chính cao nhất?
-Bộ máy nhà nước cấp cơ sở có những cơ quan nào?
-Khi cần giải quyết các công việc thì đến cơ quan nào?
-Những công việc thế nào thì cần đến UBND xã?
Hoạt động 3:Gv hướng dẫn học sinh làm một số bài tập trong sgk
1- Sống và làm việc có kế hoạch
- Biết xác định nhiệm vụ.
- Biết xắp xếp công việc hàng ngày, hàng tuần hợp lí để thực hiện được mọi việc đầy đủ, có hiệu quả, có chất lượng.
- Đảm bảo cân đối các nhiệm vụ, rèn luyện, học tập, lao động, hoạt động, nghỉ ngơi, giúp đỡ gia đình.
2- Quyền được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam
- Quyền được bảo vệ: Trẻ em có quyền khai sinh, có quốc tịch, được nhà nước và xã hội tôn trọng bảo vệ.
- Quyền được chăm sóc: Trẻ em được chăm sóc được nuôi dạy, phát triển, bảo vệ sức khoẻ, sống chung với cha mẹ.
- Quyền được giáo dục: Có quyền học tập, dạy dỗ.
* Bổn phận của trẻ em:
- Yêu tổ quốc
- Yêu quí, giúp đỡ ông bà cha mẹ.
- Chăm chỉ học tập.
- Không đánh bạc, uống rượu, hút thuốc.
3- Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
- Môi trường: Là toàn bộ điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người
-TNTN: Là những của cải vật chất có sẵn trong tự nhiên
- Vai trò: Tạo cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội. Tạo cho con người phương tiện sống
- Trách nhiệm của công dân và HS:
-> Bảo vệ, giữ gìn, ngăn chặn, khắc phực hậu quả xấu
4- Bảo vệ di sản văn hoá
- Di sản văn hoá là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này
* Quy định của nhà nước:
- Nghiêm cấm:
+ Chiếm đoạt, làm sai lệch
+ Huỷ hoại, đào bới trái phép
+ Mua bán, trao đổi, vận chuyển bất hợp pháp.
5- Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo
 - Công dân có quyền theo hoặc không theo một tín ngưỡng, tôn giáo nào
- Mê tín dị đoan: Là những điều mơ hồ nhảm nhí gây ảnh hưởng xấu tới bản thân, gia đình và xã hội.
+ TNTG: Khuyên con người ăn ở lương thiện
+ Mê tín dị đoan: Gây hậu quả xấu tới bản thân, gia đình và xã hội
6- Nhà nước CHXHCN Việt Nam
- Nhà nước CHXHCN Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân bởi vì
- Nhà nước CHXHCN Việt Nam do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
- Bốn cấp: 
+ Trung ương. 
+ Tỉnh (thành phố).
+ Huyện (quận, thị xã).
+ Xã (phường, thị trấn).
- Bốn cơ quan: 
+Các cơ quan quyền lực đại diện của nhân dân.
+ Các cơ quan hành chính nhà nước.
+ Các cơ quan xét xử.
+ Các cơ quan kiểm soát.
7- Bộ máy nhà nước cấp cơ sở (xã, 
phường, thị trấn)
- HĐND xã (phường, thị trấn).
- UBND xã (phường, thị trấn).
-> Đến UBND xã, phường, thị trấn nơi mình cư trú.
- Đăng kí tạm trú, tạm vắng.
- Xin cấp giấy khai sinh.
- Xác nhận lý lịch
Hoạt động 4:Củng cố,dặn dò 
1.Củng cố
- Khái quát lại nội dung cho H/S nắm.
2.Dặn dò 
- Học thuộc nội dung các bài 13 -> 18.
- Làm lại các dạng bài tập.
- Chuẩn bị giấy kiểm tra.
- Liên hệ bản thân qua các nội dung đã học.
Tuần 35
Ngày soạn:
Ngày giảng:
TIẾT 34.KIỂM TRA HỌC KÌ II
A.Mục tiêu
1.Kiến thức
-Kiểm tra đánh giá việc tiếp thu lĩnh hội kiến thức của học sinh trong học kì II.Củng cố khắc sâu những kiến thức cơ bản đã học
2.Kĩ năng
-Rèn luyện kĩ năng tổng hợp ,trình bày,giải quyết vấn đề có lô gic,khoa học.Biết phân tích đánh giá xử lí các tình huống
3.Thái độ
-Có ý thức học tập nghiêm túc
B.Phương tiện và tài liệu
Gv:Đề kiểm tra-đáp án-Biểu điểm
Hs:Ôn tập các bài đã học
C.Phương pháp
-Kiểm tra viết
D.Tiến trình dạy học
1.ổn định tổ chức
2.Kiểm tra
Đề bài
Câu 1.
Nêu nội dung quyền được bảo vệ và chăm sóc ,giáo dục của trẻ em Việt Nam.Khi được hưởng các quyền đó thì trẻ em có bổn phận gì?
Câu 2
Thế nào là bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?Học sinh có thể làm gì để góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
Câu 3
Em sẽ làm gì nếu:
a.Có người đe doạ ,lôi kéo em vào con đường phạm tội,trộm cắp.
b.Em nhìn thấy có người đốt rừng làm nương rẫy
c.Có người rủ em đi xem bói
d.Em muốn xin bản sao giấy khai sinh
Đáp án
Câu 1:4 điểm
-Quyền được bảo vệ:Được khai sinh và có quốc tịch,được nhà nước và xã hội tôn trọng,bảo vệ tính mạng,thân thể,danh dự và nhân phẩm
-Quyền được chăm sóc:Được chăm sóc nuôi dạy để phát triển,được bảo vệ chăm sóc sức khoẻ,được sống chung với cha mẹ và các thành viên trong gia đình.Trẻ em tàn tật khuyết tật không nơi nương tựa được nhà nước và xã hội giúp đỡ,chăm sóc,nuôi dưỡng
-Quyền được giáo dục:Được học tập,vui chơi giải trí ,tham gia các hoạt động văn hoá thể thao..
-Bổn phận của trẻ em:
+Yêu tổ quốc,có nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc
+Tôn trọng pháp luật và tài sản của người khác
+Yêu quý kính trọng giúp đỡ ông bà cha mẹ,lễ phép với người lớn
+Chăm chỉ học tập hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục
+Không đánh bạc,hút thuốc,uống rượu
Câu 2:3 điểm
-Bảo vệ môi trường là giữ cho môi trường trong lãnh sạch đẹp,bảo đảm cân bằng sinh thái,cải thiện môi trường,ngăn chặn khắc phục hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra
-Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là khai thác sử dụng hợp lí tiết kiệm ,hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên
-Học sinh cần:Thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên,tuyên truyền vận động mọi người cùng thực hiện,phê phấn tố cáo hành vi phá hoại môi trường
Câu 3:3 điểm
a.Em báo cho thầy cô giáo ,bố mẹ biết để đề nghị giúp đỡ
b.Em khuyên bảo,ngăn cản và yêu cầu phải đảm bảo an toàn để tránh cháy lây lan ra diện tích khác
c.Em không đồng ý và khuyên giải cho bạn biết xem bói là mê tín dị đoan không có lợi cho bản thân
d.Em sẽ đến UBND xã xuất trình các thủ tục và đề nghị xin cấp lại giấy khai sinh
3.Củng cố dặn dò
Gv thu bài nhận xét giờ kiểm tra
Dặn dò chuẩn bị tiết thực hành ngoại khoá tìm hiểu địa phương
Tuần 36
Ngày soạn:
Ngày giảng:
TIẾT 35 THỰC HÀNH,NGOẠI KHOÁ C ÁC VẤN ĐỀ Ở ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC NỘI DUNG ĐÃ HỌC
 A. Mục tiêu bài học
1.Kiến thức
- Giúp học sinh nắm được một số qui định của luật an toàn giao thông đường bộ.
2.Kĩ năng
 - Học sinh có ý thức bảo vệ các công trình giao thông và thưch hiện tốt luật giao thông đường bộ.
3.Thái độ
 - Giáo dục học sinh ý thức sống, học tập , lao động theo qui định của pháp luật.
 B. Phương tiện và tài liệu
 Gv : tài liệu về an toàn giao thông ( Biển báo giao thông, Một số quy định của luật an toàn giao thông đường bộ ) 
Hs : tìm hiểu luật an toàn giao thông đường bộ.
 C. Phương pháp
 -Nêu và giải quyết vấn đề
 -thảo luận
- đàm thoại
D.Tiến trình dạy học
1. ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ: 
Không kiểm tra
3. bài mới:
Hoạt động 1:Giới thiệu bài
Gv nêu mục đích của tiết thực hành ngoại khoá để dẫn vào bài
Hoạt động của GV-HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 2:ngoại khoá các vấn đề về an toàn giao thông
? Hãy kể tên các loại đường giao thông ở Việt Nam.
? Nêu những qui tắc chung dành cho người tham gia giao thông.
? Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm những gì.
? Hiệu lệnh của cảnh sát có ý nghĩa gì.
? Hệ thống đèn tín hiệu có ý nghĩa gì.
? Hệ thống biển báo gồm mấy nhóm? Là những nhóm nào.
 -Giáo viên giới thiệu cho học sinh nắm được hình dáng, màu sắc, ý nghĩa của các nhóm biển báo trên.
1. Hệ thống giao thông Việt Nam:
 - Đường bộ.
 - Đường sắt.
 - Đường thuỷ.
 - Đường không.
 - Đường ống (hầm ngầm)
2. Những quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ:
 a. Quy tắc chung:
 - Đi bên phải mình.
 - Đi đúng phần đường quy định.
 - Chấp hành đúng hệ thống báo hiệu đường bộ.
 - Nghiêm chỉnh chấp hành sự điều khiển của cảnh sát giao thông.
 b. Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm:
 Hiệu lệnh người điều khiển, tín hiệu đèn giao thông, biển báo, vạch kẻ đường, cọc tiêu , rào chắn
 - Hiệu lệnh của cảnh sát có ý nghĩa điều khiển, chỉ huy người tham gia giao thông sao cho giao thông được đảm bảo thông suốt.
 VD: Khi người cảnh sát giơ tay thẳng đứng ( tất cả mọi người phải dừng lại )
- Đèn tín hiệu:
+ Đèn xanh: Được đi.
+ Đèn đỏ: Dừng lại trước vạch.
+ Đèn vàng: Báo hiệu sự thay đổi tín hiệu mọi người phải dừng trước vạch.
+ Đèn vàng nhấp nháy: Được đi nhưng cần chú ý.
- Hệ thống biển báo: Gồm 5 nhóm.
+ Biển báo cấm.
+ Biển báo nguy hiểm.
+ Biển hiệu lệnh.
+ Biển chỉ dẫn.
+ Biển phụ.
Hoạt động 3.Củng cố,dặn dò
1.Củng cố
- Hệ thống nội dung bài học.
2.Dặn dò
 - Tìm hiểu thêm về luật an toàn giao thông đường bộ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an gdcd 7 10-11.doc