Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Cánh diều - Chương trình cả năm

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Cánh diều - Chương trình cả năm

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức:

- Hiểu được truyền thống tốt đẹp của quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

- Nêu được một số truyền thống văn hoá, truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương.

- Biết phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương. Đồng thời biết thực hiện được những việc làm phù hợp để giữ gìn truyền thống của quê hương.

2. Về năng lực:

- Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận ra được, nêu được một số truyền thống của quê hương. Nhận xét, đánh giá được những việc làm đã thể hiện/ chưa thể hiện giữ gìn truyền thống quê hương.

- Năng lực phát triển bản thân: Thực hiện được những việc làm để giữ gìn truyền thống quê hương.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết xác định công việc, biết sử dụng ngôn ngữ, hợp tác theo nhóm thảo luận về nội dung bài học, biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp với các bạn.

3. Về phẩm chất:

- Yêu nước: Có ý thức tìm hiểu truyền thống của quê hương; tích cực học tập, rèn luyện để phát huy truyền thống của quê hương.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Thiết bị: Giấy A0, A4, bút dạ, nam châm, máy tính, tivi

docx 352 trang Người đăng Thái Bảo Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 196Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Cánh diều - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Kế hoach bài dạy GDCD 7 CÁNH DIỀU GV : 
BÀI 1: TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG
Môn học: GDCD lớp7
Thời gian thực hiện: (2 tiết)
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức:
- Hiểu được truyền thống tốt đẹp của quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. 
- Nêu được một số truyền thống văn hoá, truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của quê hương.
- Biết phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương. Đồng thời biết thực hiện được những việc làm phù hợp để giữ gìn truyền thống của quê hương.
2. Về năng lực:
- Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận ra được, nêu được một số truyền thống của quê hương. Nhận xét, đánh giá được những việc làm đã thể hiện/ chưa thể hiện giữ gìn truyền thống quê hương.
- Năng lực phát triển bản thân: Thực hiện được những việc làm để giữ gìn truyền thống quê hương.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết xác định công việc, biết sử dụng ngôn ngữ, hợp tác theo nhóm thảo luận về nội dung bài học, biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp với các bạn.
3. Về phẩm chất: 
- Yêu nước: Có ý thức tìm hiểu truyền thống của quê hương; tích cực học tập, rèn luyện để phát huy truyền thống của quê hương.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Thiết bị: Giấy A0, A4, bút dạ, nam châm, máy tính, tivi
- Học liệu: Tranh vẽ, Video học liệu điện tử(https://youtu.be/bKByToJzMaI), phiếu học tập.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động: Mở đầu (10 phút)
a) Mục tiêu: Giúp học sinh tiếp cận nội dung bài học, tạo hứng thú học tập.
b) Nội dung: Học sinh ghép từ/ cụm từ có nghĩa từ bảng chữ cái có sẵn.
c) Sản phẩm: Những từ/ cụm từ có nghĩa, xuất hiện nhiều từ nói về truyền thống quê hương (Truyền thống, quê hương em, yêu nước, kiên cường, hiếu học, hiếu thảo, dũng cảm, )
d) Tổ chức thực hiện: 
* Gv tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”
- Luật chơi: Trong khoảng thời gian 3 phút HS ghép các từ đứng liền nhau trong bảng chữ cái thành các từ/ cụm từ có nghĩa, ai tìm được nhiều từ có nghĩa nhất là người thắng cuộc. 
* HS tự tìm từ theo yêu cầu, viết ra giấy A4.
* Hết thời gian gọi một số HS lên bảng dán, trình bày kết quả. 
* GV nhận xét, chuyển ý: Một số từ/ cụm từ vừa tìm là Truyền thống, quê hương em, yêu nước, kiên cường, hiếu học, hiếu thảo, dũng cảm, nội dung bài học của chúng ta.
Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút)
Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là truyền thống quê hương (15’).
a) Mục tiêu: Hiểu được thế nào là truyền thống quê hương và nêu được một số truyền thống văn hóa của quê hương. Phân biệt được truyền thống tốt đẹp của quê hương với những biểu hiện lạc hậu.
b) Nội dung: HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
Câu hỏi: 1. Theo em, những truyền thống tốt đẹp nào được thể hiện trong hình ảnh?
Câu hỏi: 2, Quê hương em có những truyền thống tốt đẹp nào? Em hãy giới thiệu về những truyền thống đó?
Câu hỏi 3: Khi giới thiệu về truyền thống của quê hương có bạn nêu những biểu hiện sau: ma chay cưới hỏi linh đình, thách cưới, cờ bạc, rượu chè, thanh niên đua đòi ăn chơi
Theo em, các biểu hiện trên có phải là truyền thống tốt đẹp của quê hương không? Vì sao?
Em hãy bày tỏ thái độ và quan điểm của bản thân về các biểu hiện đó?
 Câu 4: Em hiểu thế nào là truyền thống quê hương? 
Yêu nước chống giặc ngoại xâm
c) Sản phẩm: 
Tôn sư trọng đạo
Múa rối nước
Nghệ thuật dân gian
Cần cù lao động
Yêu thương con người
Câu 2: Những truyền thống tốt đẹp của quê hương: Yêu nước, đoàn kết, hiếu học, lao động cần cù sáng tạo, yêu thương con người, hiếu thảo; các lễ hội văn hóa truyền thống,
Câu 3: Ma chay cưới hỏi linh đình, thách cưới, cờ bạc, rượu chè; thanh niên đua đòi ăn chơiLà những biểu hiện lạc hậu, sai trái, vi phạm pháp luật. Những biểu hiện này sẽ gây ra những hậu quả xấu ảnh hưởng đến xã hội. Chúng ta cần loại bỏ.
Câu 4: Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của môi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Truyền thống tốt đẹp của quê hương bao gồm: 
Truyền thống phản ánh kinh nghiệm sản xuất (nghề trồng lúa)
Truyền thống đạo đức (chuẩn mực trong các quan hệ người với người)
Truyền thống nghệ thuật (múa rối nước, làn điệu dân ca...)
Truyền thống văn hóa (giao tiếp, trang phục, tập quán...)
d) Tổ chức thực hiện: 
GV: Chia lớp theo nhóm, phát phiếu học tập
* Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm quan sát ảnh và trả lời câu hỏi.
* Hs quan sát ảnh trong sgk trang 5, trao đổi với bạn cùng bàn bạc thảo luận để trả lời các câu hỏi.
Gv quan sát, hỗ trợ HS.
* Hết thời gian, đại diện các nhóm mang kết quả của nhóm mình treo lên bảng. Hs đại diện trình bày kết quả.
HS các nhóm theo dõi, trao đổi và nhận xét.
* Gv nhận xét, đánh giá, chốt nội dung:
- Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của một vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Những truyền thống tốt đẹp của quê hương: Yêu nước, đoàn kết, hiếu học, lao động cần cù sáng tạo, yêu thương con ngời, hiếu thảo; các lễ hội văn hóa truyền thống, 
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương. (25’)
a) Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu cần phải làm gì để giữ gìn truyền thống tốt đẹp của quê hương, từ đó có những việc làm phù hợp để giữ gìn truyền thống quê hương; Biết đánh giá, nhận xét việc làm trái ngược với việc giữ gìn truyền thống quê hương. 
b) Nội dung:
* Học sinh xem clip “Giữ gìn truyền thống quê em” và trả lời câu hỏi
Đoạn clip nói về những truyền thống tốt đẹp nào? Em hãy nêu ý nghĩa của những truyền thống đó?
	* Học sinh đọc và phân tích 3 trường hợp trong sgk trang 7, câu hỏi:
- Vân và Hùng đã giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp nào của quê hương? Hai bạn đã thể hiện niềm tự hào về truyền thống tốt đẹp của quê hương bằng những việc làm cụ thể nào?
- Em có đồng ý với thái độ và hành vi của anh Q không? Vì sao?
- Nêu những việc em có thể làm để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương?
c) Sản phẩm:
 * Truyền thống tôn sư trọng đao, yêu thương con người, một số món ăn là đặc sản của vùng miền. Những truyền thống đó đã nói lên đặc trưng của những nét văn hóa từng quê hương, vùng miền; góp phần làm phong phú thêm truyền thống dân tộc. 
* Để giữ gìn truyền thống quê hương mỗi người cần:
- Siêng năng kiên trì học tập và rèn luyện, đoàn kết giúp đỡ nhau, chủ động và tích cực tham gia các hoạt động của cộng đồng, góp phần vào sự phát triển cuae quê hương.
- Phê phán những hành động làm tổn hại đến truyền thống tốt đẹp của quê hương.
d) Tổ chức thực hiện: 
* Học sinh xem clip, trả lời câu hỏi :
1, Đoạn clip nói về những truyền thống tốt đẹp nào? Em hãy nêu ý nghĩa của những truyền thống đó?
* HS thảo luận nhóm 2 đội đọc Các trường hợp 1,2,3 và trả lời các câu hỏi:
2, Vân và Hùng đã giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp nào của quê hương? Hai bạn đã thể hiện niềm tự hào về truyền thống tốt đẹp của quê hương bằng những việc làm cụ thể nào?
3, Em có đồng ý với thái độ và hành vi của anh Q không? Vì sao?
4, Nêu những việc em có thể làm để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương?
* Mỗi nhóm 2 hs, thảo luận trong thời gian 5 phút, trả lời câu hỏi lên phiếu học tập.
Trường hợp 1
Trường hợp 2
Trường hợp 3
GV quan sát, theo dõi học sinh làm việc, hỗ trợ học sinh nếu cần.
* Gọi một nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nghe nhận xét bổ sung.
* Gv nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức:
- Truyền thống tôn sư trọng đao, yêu thương con người, một số món ăn là đặc sản của vùng miền. Những truyền thống đó đã nói lên đặc trưng của những nét văn hóa từng quê hương, vùng miền; góp phần làm phong phú thêm truyền thống dân tộc. 
- Để giữ gìn truyền thống quê hương mỗi người cần:
Siêng năng kiên trì học tập và rèn luyện, đoàn kết giúp đỡ nhau, chủ động và tích cực tham gia các hoạt động của cộng đồng, góp phần vào sự phát triển của quê hương.
3. Hoạt động 3: Luyện tập (30’)
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để nhận xét đánh giá việc làm thể hiện giữ gìn truyền thống quê hương; kể được những việc cần làm để giữ gìn truyền thống quê hương.
b) Nội dung: Học sinh chơi trò chơi, làm bài tập trong sgk.
Bài 1: Hãy liệt kê những truyền thống tốt đẹp của quê hương em và viết những việc cần làm để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương theo bảng sau
Bài 2,3 sgk trang 8.
c) Sản phẩm: 
Tên truyền thống
Những việc làm
Yêu nước
Cố gắng học tập và rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước
Hiếu học
Cố gắng học tập và rèn luyện để đạt kết quả cao.
Làm mộc La Xuyên
Tìm hiểu về truyền thống, kế thừa và phát huy nghề truyền thống.
Đúc đồng Tống Xá
Khảm trai Yên Tiến
Hát chèo Yên Phong
Hát Xẩm Yên Phú
Bài 2: Đồng tình với việc làm B, D, E. Vì đây là những việc làm góp phần giữ gìn truyền thống quê hương.
d) Tổ chức thực hiện: 
- Bài 1 và 2 Hs làm ra giấy, Gọi 2 Hs lên bảng làm
- Nhận xét bài làm của HS làm trên bảng
Học sinh làm bài tập 1 sgk trang ra phiếu học tập
* Học sinh làm bài ra phiếu học tập, nộp lại bài làm cho Gv: HS kể được một số truyền thống quê hương và nêu được việc làm phù hợp để giữ gìn truyền thống (khoảng 5 tt).
* Chữa một số bài của hs, còn lại Gv sẽ chấm và trả sau.
- Thu kết quả, chấm
Bài tập 3
* GV tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Vòng quay may mắn”
- Luật chơi: Gọi lần lượt học sinh chọn 1 số tương ứng với câu hỏi. Học sinh trả lời đúng câu hỏi thì được tham gia quay vòng quay may mắn, số điểm thưởng tương ứng với số điểm mà hs quay được.
- Câu hỏi:
1, Câu ca dao “Thương người như thể thương thân” nói đến truyền thống nào sau đây?
A. Hiếu học B. Yêu thương con người C. Tôn sư trọng đạo D. Lao động cần cù
2, Lễ hội Đền Hùng được tổ chức ở vùng quê nào sau đây?
a. Nam Định b. Thái Bình c. Phú Thọ d. Vĩnh Phúc
3, Địa danh nào là đền thờ bà Lương Thị Minh Nguyệt (người có công trong công cuộc diệt giặc Minh)
a. Yên Trung. b. Yên Nghĩa . c. Yên Thọ. d. Yên Phương.
4, Việc làm nào sau đây là giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương?
Giới thiệu với mọi người về truyền thống quê hương mình.
Giới thiệu với các bạn về một quyển sách hay.
Kể về một chuyến thăm quan đầy ý nghĩa.
Chăm sóc cây trong khu vườn trường. 
5, Khi nhắc đến địa danh Tống Xá chúng ta nghĩ đến nghề truyền thống nào sau đây?
Nghề làm nón lá c. Nghề làm mộc. 
Nghề đúc đồng. d. Nghề dệt lụa. 
Học sinh trả lời đúng giáo viên khuyến khích, động viên bằng điểm thưởng hoặc phần quà.
4. Hoạt động 4: Vận dụng(15’)
a) Mục tiêu: Tạo cơ hội cho ... y định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của mọi thành viên trong gia đình , hiểu ý nghĩa của những quy định đó .
2 . Về kỹ năng :
- Hs biết cách ứng xử phù hợp với các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của bản thân trong đình . 
- Hs Biết đánh giá hành vi của bản thân và của người khác theo quy định của pháp luật .
3. Về thái độ :
Hs có thái độ trân trọng gia đình và tình cảm gia đình , có ý thức xây dựng gia đình hạnh phúc .
Thực hiện tốt nghĩa vụ đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em .
4. Năng lực:
 NL tư duy, NL hợp tác, NL giao tiếp, NL ngôn ngữ, NL giải quyết vấn đề,
II. Chuẩn bị :
 1. GV: Kế hoạch bài học, SGK, SGV, .... 
 2. HS : Xem trước nội dung bài học.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học.
Tên hoạt động
Phương pháp thực hiện
Kĩ thuật dạy học
A. Hoạt động khởi động
- Dạy học nghiên cứu tình huống.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
B. Hoạt động hình thành kiến thức 
- Dạy học theo nhóm
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Thuyết trình, vấn đáp.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật học tập hợp tác
C. Hoạt động luyện tập
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Dạy học theo nhóm cặp đôi
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
- Kĩ thuật học tập hợp tác
- Kĩ thuật động não
D. Hoạt động vận dụng
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
- Đóng vai
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
.
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề
- Dự án
- Kĩ thuật đặt câu hỏi
2. Tổ chức các hoạt động:
Hoạt động 1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần thiết của tiết học.
- Nội dung hoạt động: Tìm một số biểu hiện của việc thực hiện tốt và chưa tốt về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình.
- Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: HS tìm được một số biểu hiện của người thực hiện tốt và chưa tốt về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình.
- Kỹ thuật tổ chức hoạt động: Giáo viên giao nhiệm vụ, HS tiếp nhận nhiệm vụ, HS hoạt động cá nhân suy nghĩ và phát biểu.
- Năng lực: Rèn cho HS năng lực tư duy, suy luận, giải quyết vấn đề....
- Phương tiện hỗ trợ dạy học: Máy tính, máy chiếu.
- Kiểm tra, đánh giá: GV và HS nhận xét, đánh giá sau các hoạt động.
Dự kiến thời gian cho hoạt động này khoảng 5 phút.
- Tiến trình hoạt động:
*Chuyển giao nhiệm vụ 
 Gv : Đọc bài hát Nhà là nơi của nhạc sĩ Phong Nhã :
..Nhà là nơi..suốt đời.
 ? Em và các bạn hãy tìm những ca từ trong bài hát gắn vói quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình?
 GV: Bài hát nói về tình cảm gia đình , công ơn to lớn của cha mẹ đối với con cái , bổn phận của con cái phải kính trọng có hiếu với cha mẹ . 
? Tình cảm gia đình đối với em quan trọng như thế nào ?
+ Dự kiến: Hs trả lời : Gia đình và tình cảm gia đình là điều thiêng liêng với mỗi con người . Để xây dựng gia đình hạnh phúc mỗi người phải thực hiện tôt bổn phận trách nhiệm của mình đối với gia đình .
Gv nhận xét chốt. chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Mục tiêu: Học sinh nắm được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của mọi thành viên trong gia đình , hiểu ý nghĩa của những quy định đó .
2 . Về kỹ năng :
- Nội dung hoạt động: Nghiên cứu sách giáo khoa.
- Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: HS biết được một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của mọi thành viên trong gia đình , hiểu ý nghĩa của những quy định đó .
2 . Về kỹ năng :
- Kỹ thuật tổ chức hoạt động: GV giao nhiệm vụ, HS làm việc cá nhân nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm giải quyết vấn đề, GV chốt kiến thức.
- Phương tiện hỗ trợ dạy học: bảng phụ, tranh ảnh.
- Kiểm tra, đánh giá: GV và HS nhận xét, đánh giá sau các hoạt động.
Dự kiến thời gian cho hoạt động này khoảng 23 phút.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1:
TÌM HIỂU THÔNG TIN Ở SGK:
* Mục tiêu: Hs hiểu được vai trò của gia đình, biết thực hiện tốt nghĩa vụ của con cháu đối với ông bà; cha mẹ
*Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Cá nhân nghiên cứu Sgk, giải quyết vấn đề, thảo luận cá nhân, nhóm
*Năng lực: Rèn cho HS năng lực tư duy, giải quyết vấn đề, hợp tác....
*Cách tiến hành:
GV: Chuyển giao nhiệm vụ
Gv : Gọi hs quan sát các hình ảnh và đọc thông tin phần khám phá.
Hs :quan sát, đọc 
? Hãy liên kết các hình ảnh trên thành một câu chuyện về mối quan hệ trong gia đình và vai trò của gia đình với mỗi thành viên?
? Theo em gia đình là gì? Gia đình có vai trò như thế nào đối với mỗi người ?
? Theo em Bác Hồ muốn nhấn mạnh điều gì trong thông tin trên?
? Em hãy cho biết gia đình có vai trò như thế nào đối với xã hội ?
* Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh :thảo luận
- Giáo viên: Quan sát
- Dự kiến sản phẩm
*Báo cáo kết quả: Phiếu học tập
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức: Gv: Là con cháu phải kính trọng, yêu thương, chăm sóc ông bà .
Gv : Hướng dẫn hs thảo luận , phân tích thông tin giúp hs phát triển nhận thức về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình .
Gv :Giới thiệu điều 64 – hiến pháp 92 
 Luật hôn nhân gia đình .
 Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng con người , là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách 
Hoạt động 2:
TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI HỌC
* Mục tiêu: Hs biết được k/n sống và làm việc có k/h.
*Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Cá nhân nghiên cứu Sgk, giải quyết vấn đề.
*Năng lực: Rèn cho HS năng lực tư duy, ngôn ngữ....
*Cách tiến hành:
GV: Chuyển giao nhiệm vụ
? Tình cảm gia đình đối với em quan trọng như thế nào ?
Gv : Gia đình và tình cảm gia đình là điều thiêng liêng với mỗi con người . Để xây dựng gia đình hạnh phúc mỗi người phải thực hiện tôt bổn phận trách nhiệm của mình đối với gia đình .
? Nêu quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái?
- HS: Nuôi dạy...........................
? Nêu quyền và nghĩa vụ của ông bà đối với con cháu?
- HS: Trông nom, chăm sóc...................
? Con cháu có nghĩa vụ như thế nào trong gia đình ?
- HS: Yêu quý, kính trọng....................
?Anh chị em có bổn phận như thế nào trong gia đình 
- HS: Yêu quý, kính trọng..................
? Nêu ý nghĩa của những quy định pháp luật trên?
- HS: xây dựng gia đình hoà thuận, hạnh phúc.......
? Nêu trách nhiệm công dân?
 - Học sinh tiếp nhận
* Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh : cá nhân
- Giáo viên: Quan sát
- Dự kiến sản phẩm: câu trả lời của hs
*Báo cáo kết quả: Phiếu học tập
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức
I . Khám phá.
II. Nội dung bài học .
Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và ông bà : 
Cha mẹ:
+ Nuôi dạy con thành những công dân tốt. 
+ Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con. 
+ Tôn trọng ý kiến của con .
+ Không được phân biệt đối xử giữa các con .
+ Không ngược đãi xúc phạm con, ép buộc con làm những điều trái pháp luật, trái đạo đức .
Ông bà (nội, ngoại):
+ Trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu.
+ Nuôi dưỡng cháu chưa thành niên hoặc cháu thành niên bị tàn tật nếu cháu không có người nuôi dưỡng .
2. Quyền và nghĩa vụ của con cháu:
- Yêu quý, kính trọng, biết ơn ông bà cha mẹ.
- Chăm sóc, nuôi dưỡng ông bà, cha mẹ.
- Nghiêm cấm con cháu có hành vi ngược đãi, xúc phạm ông bà cha mẹ.
Bổn phận của anh chị em.
- Thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau.
- Nuôi dưỡng nhau nếu không còn cha mẹ.
3.Thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình
4. Ý nghĩa:
- Nhằm xây dựng gia đình hoà thuận, hạnh phúc.
- Giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình Việt Nam.
Hoạt động 3: LUYỆN TẬP 
- Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học để làm bt.
- Nội dung hoạt động: Trả lời các câu hỏi, bài tập.
- Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: Giải quyết được các tình huống trong thực tế.
- Kỹ thuật tổ chức hoạt động: GV giao nhiệm vụ: Làm bài tập trong SGK tại lớp, HS suy nghĩ, thảo luận cặp đôi làm bài tập, GV cho HS nhận xét bổ sung.
- Phương tiện hỗ trợ dạy học: bảng phụ.
- Kiểm tra, đánh giá: GV và HS nhận xét, đánh giá sau các hoạt động.
Dự kiến thời gian cho hoạt động này khoảng 7 phút.
Hoạt động GV và HS
Nội dung
GV: HD học sinh làm bài tập 1,2,3,4 SGK/67
III.Luyện tập
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS làm BT.
- Gv nhận xét, cho điểm
Hoạt động 4 : Vận dụng
- Mục tiêu: Tạo cho HS yêu thích môn GDCD
- Nội dung hoạt động: Em hãy cùng các bạn lập kế hoạch tổ chức một buổi toạ đàm về chủ đề “Quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.” theo các gợi ý sau:
- Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: 
- Lập kế hoạch (xác định thời gian, địa điểm tổ chức, trang trí, chương trình, nội dung chương trình,...).
- Xây dựng nội dung toạ đàm (xây dựng bộ câu hỏi, lựa chọn trò chơi, viết bài phát biểu....).
- Tổ chức toạ đàm theo kế hoạch.
Các em tự lựa chọn thời gian, địa điểm tổ chức, trang trí, chương trình,
* Gợi ý: toạ đàm “ Quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.”
 Mở đầu:
  - Giới thiệu khách mời.
  - Lí do thực hiện: để mọi người hiểu rõ hơn về Quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình.
 Nội dung chính:
  - Phổ biến các quyền có trong Hiến pháp 2013.
  - Nội dung từng quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
  - Vận động học sinh, sinh viên thực hiện đúng các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo quy định.
  - Trò chơi .
 Kết thúc:
  - Đặt và trả lời các câu hỏi giải đáp thắc mắc.
  - Kết luận buổi tọa đàm.
 Nhận xét được các hoạt động của bạn.
- Kỹ thuật tổ chức hoạt động: GV giao nhiệm vụ, HS chuẩn bị.
- Kiểm tra, đánh giá: GV và HS nhận xét, đánh giá sau các hoạt động.
Dự kiến thời gian cho hoạt động này khoảng 5 phút.
GV: Chuyển giao nhiệm vụ 
HS chơi trò chơi, đóng vai:
Tình huống : Bài tập 1 sgk-67
- Học sinh tiếp nhận
* Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh cùng bạn lập kế hoạch.
- Giáo viên: Quan sát
- Dự kiến sản phẩm: bài làm của hs 
*Báo cáo kết quả: 
*Đánh giá kết quả
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức
Hoạt động 5: TÌM TÒI, MỞ RỘNG
- Mục tiêu: Tạo cho HS thấy được sự liên hệ giữa GDCD và thực tế cuộc sống.
- Nội dung hoạt động: Tìm hiểu các biểu hiện đúng và chưa đúng của những người xung quanh trong việc thực hiện nghĩa vụ của công dân đối với gia đình.
- Dự kiến sản phẩm hoạt động của HS: truyện hoặc bài báo
- Kỹ thuật tổ chức hoạt động: GV giao nhiệm vụ, HS về nhà làm.
Dự kiến thời gian cho hoạt động này khoảng 1 phút.
* GV giao nhiệm vụ
? Em hãy nêu một tấm gương ở quanh em đã thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình? Em học tập được điều gì ở họ?

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_7_canh_dieu_chuong_trinh_ca_na.docx