A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
- Hiểu được thế nào là liêm khiết; phân biệt được hành vi liêm khiết và không liêm khiết trong cuộc sống hàng ngày .
- Vì sao phải liêm khiết , muốn liêm khiết cần phải làm gì?
- Học sinh có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân có lối sống liêm khiết .
- Có thái độ đồng tình ,ủng hộ và học tập những tấm gương của những người liêm khiết , đồng thời biết phê phán những hành vi thiếu liêm khiết trong cuộc sống hàng ngày.
Tuần 2 Tiết 2 bµi 2 Liªm KhiÕt A.MỤC TIÊU: Giúp học sinh: - Hiểu được thế nào là liêm khiết; phân biệt được hành vi liêm khiết và không liêm khiết trong cuộc sống hàng ngày . - Vì sao phải liêm khiết , muốn liêm khiết cần phải làm gì? - Học sinh có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình để rèn luyện bản thân có lối sống liêm khiết . - Có thái độ đồng tình ,ủng hộ và học tập những tấm gương của những người liêm khiết , đồng thời biết phê phán những hành vi thiếu liêm khiết trong cuộc sống hàng ngày. B.CHUẨN BỊ: 1-Thầy : SGK, SGV, các mẩu chuyện , tư liệu tham khảo . 2-Trò : SGK, đọc trước bài ở nhà. - Nêu và giải quyết vấn đề. C.LÊN LỚP : HOAT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ(5p) GV chi bàng làm hai và gọi học sinh lên bảng Câu 1 : Tìm những hành vi của học sinh biết tôn trọng lẽ phải ? Câu 2 : Tìm những hành vi học sinh không biết tôn trọng lẽ phải ? Biểu điểm: Đối tượng: GV nhận xét , bổ sung và cho điểm. HS trả lời Hoạt động 2:Bài mới(5p) - Vào bài : Từ xưa đến nay ông cha ta luôn coi trọng và đề cao vấn để danh dự và nhân phẩm của con người . Đói cho sạch , rách cho thơm Bần tiến bất năng dâm Phú quý bất năng di Uy vũ bất năng khuất. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng không thay đổi phải giữ cho được sự trong sạch và thanh thản của tâm hồn. HS nghe GV : Gọi 3 học sinh có giọng đọc tốt đọc các mẩu chuyện phần đặt vấn đề. GV : tổ chức HS thảo luận nhóm Chia lớp thành 3 nhóm ứng với 3 câu hỏi sau : Câu 1. Bà Mari Quy-ri đã có những việc làm gì? Hành động đó thể hiện đức tính gì? Câu 2. Hãy nêu những hành động của Dương Chấn . Những hành động đó thể hiện đức tính gì? Câu 3. Hành động của Bác Hồ được đánh giá như thế nào ? Những hành động đó của Bác thể hiện đức tính gì ? HS các nhóm cử đại diện trả lời . GV nhận xét và bổ sung và đặt câu hỏi chung cho cả lớp . - Em có suy nghĩ gì về những cách xử sự trên ? - Theo em những cách xử sự trên có điểm gì giống nhau ? Vì sao? GV tổ chức học sinh liên hệ thực tế tìm hiểu những tấm gương liêm khiết. GV sử dụng phiếu có in câu hỏi trước. Câu 1. Việc học tập đức tính liêm khiết đối với chúng ta có phù hợp và cần thiết không ? Có ý nghĩa gì không ? Câu 2. Nêu những hành vi biểu hiện lối sống liêm khiết trong cuộc sống hành ngày . Câu 3 . Nêu những hành vi trái với đức tính liêm khiết. GV gọi một vài học sinh lên bảng trình bày và cho điểm. GV kết luận và chuyển ý . GV : Nói tới đức tính liêm khiết là nói tới đức tính trong sạch trong đạo đức dù là người dân hay là người có chức quyền . Từ xưa đến nay, chúng ta rất coi trọng những người liêm khiết. GV: đối thoại với học sinh bằng những câu hỏi. - Em hiểu thế nào là liêm khiết ? - ý nghĩa của đức tính liêm khiết trong cuộc sống ? GV: kết luận toàn bài . Yêu cầu học sinh đọc nội dung bài tập 1 SGK. HS cả lớp suy nghĩ và làm bài. Học sinh đọc yêu cầu của đề bài và suy nghĩ tìm đáp án trả lời. - GV yêu cầu học sinh giảI thích việc lựa chọn đáp án trả lời của mình. I.ĐẶT VẤN ĐỀ(15P) 1- Nhận xét tình huống . Nhóm 1. - Bà Mari Quy-ri và chồng đã có những đóng góp cho thế giới những sản phẩm có giá trị khoà học và kinh tế. - Không giữ bản quyền sáng chế cho mình ,sẵn sàng sống túng thiếu. - Bà gửi biết tài sản cho trẻ mồ côi - Không nhận món quà của tổng thông - Bà không vụ lợi, tham lam sống có trách nhiệm với gia đình và xã hội. Nhóm 2. - Từ chối vàng bạc Vương Mật mang đến biếu. - Ông nói tiến cử người làm việc tốt chứ không cần vàng. - Đức tính thanh cao , vô tư không vụ lợi. Nhóm 3. - Cụ sống như những người Việt Nam bình thường - Khước từ nhà cửa , quân phục ,huân huy chương - Cụ là người Việt Nam trong sạch và liêm khiết. 2- Bài học . - Những cách xử sự đó là những tấm gương sáng để chúng ta học tập và noi theo. - Những cách xử sự đó nói nên lối sống thanh tao , không vụ lợi, không hám danh , làm việc vô tư có trách nhiệm, không đòi hỏi vật chất. - Việc học tập đó làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn nên rất cần thiết và có ý nghĩa. - Làm giàu bằng tai năng , sức lực. - Kiên trì học tập , vươn lên bằng sức lực của mình . - Trưởng thôn làm việc tận tuỵ không đòi hỏi vật chất. - Lớp trưởng vất vả hết mình với phong trào của lớp không đòi hỏi quyền lợi riêng . - ông B bỏ vốn xây dựng công ty giảI quyết công ăn việc làm cho mọi người. - Lợi dụng chức quyền tham ô. - Lâm tặc móc lối với công an , cán bộ kiểm lâm ăn cắp gỗ - Công ty A làm ăn gian lận . - Công ty B trốn thuế nhà nước. - Bạn A không quan tâm đến phong trào của lớp , chỉ lo vun vén cho cá nhân mình - Không tham gia các hoạt động công ích II.NỘI DUNG BÀI HỌC(10P) 1- Liêm khiết. - Là phẩm chất đạo đức của con người thể hiện lối sống không hám danh , hám lợi , không nhỏ nhen ích kỷ. 2- ý nghĩa - Sống liêm khiết giúp con người thanh thản, được mọi người quý trọng , tin cậy , góp phần làm cho xã hội tốt đẹp hơn. III.BÀI TẬP(15P) Bài tập 1. - Đáp án: Các hành vi liêm khiết là 1,3,5 và 7. - Hành vi không liêm khiết là 2,4 và 6. Bài tập 2. Đáp án: không đồng tình với tất cả các ý kiến trên . *. Củng cố: ? Hãy kể về một tấm gương liêm khiết mà em biết? Qua tấm gương đó bản thân em học tập được điều gì cho mình? *. Hướng dẫn về nhà: Làm các bài tập còn lại SGK + Tôn trọng người khác là gì ? Vì sao cần tôn trọng người khác? +Những hành vi tôn trọng người khác? + Học sinh phải làm gì để rèn luyện đức tính này? Bổ sung: ................................................................................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: