Giáo án Giáo dục công dân lớp 9

Giáo án Giáo dục công dân lớp 9

Bài 2 : Chí công vô tư

A. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

 Giúp HS hiểu được thế nào là chí công vô tư, những phẩm chất của chí công vô tư.

2. Kỹ năng:

- Phân biệt được các hành vi chí công vô tư hoặc không chí công vô tư trong cuộc sống.

3. Thái độ:

- Biết tự kiểm tra và rèn luyện mình trở thành người chí công vô tư.

- Ủng hộ những hành vi thể hiện chí công vô tư và lên án phê phán những hành vi thiếu công bằng trong cuộc sống.

 

doc 104 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1741Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1
Tuần 1
Ngày soạn: 25 / 8 /2008
Ngày dạy: 27 / 8 / 2008
Bài 2 : Chí công vô tư
Mục tiêu bài học:
Kiến thức:
 Giúp HS hiểu được thế nào là chí công vô tư, những phẩm chất của chí công vô tư. 
2. Kỹ năng:
Phân biệt được các hành vi chí công vô tư hoặc không chí công vô tư trong cuộc sống.
3. Thái độ:
- Biết tự kiểm tra và rèn luyện mình trở thành người chí công vô tư.
- ủng hộ những hành vi thể hiện chí công vô tư và lên án phê phán những hành vi thiếu công bằng trong cuộc sống.
B. Chuẩn bị:
- GV: Giáo án, sgk, sgv- GDCD 9,truyện kể, ca dao, tục ngữ về phẩm chất chí công vô tư
 HS: vở ghi, sgk
C. Hoạt động dạy và học:
I. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
II. Giới thiệu bài:
- GV đưa ra 1 vài tấm gương tiêu biểu phẩm chất chí công vô tư. Nêu vấn đề cho HS suy nghĩ. Dẫn dắt vào bài mới.
III. Bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện đọc trong phần đặt vấn đề
- HS đọc truyện.
- GV đưa ra câu hỏi.	
- HS làm việc theo nhóm lớn:
Câu 1:
Tô Hiến Thành đã có suy nghĩ như thế nào về việc dùng người. Qua đó em hiểu gì về chí công vô tư?
Câu 2:
? Em có suy nghĩ gì về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng cuả CTHCM. Điều đó tác động như thế nào đến tình cảm của nhân dân ta đối với Bác?
Câu 3:
? Việc làm của Tô Hiến Thành và CTHCM có điểm gì chung. Nó có tác động gì đối với cộng động?
- Các nhóm cử đại diện lên trả lời.
- GV nhận xét , đánh giá và rút ra :
I. Đặt vấn đề:
Nhóm 1:
- ông suy nghĩ: tiến xử người có tài chứ không vì tình thân mà tiến ái.
-> ông là người công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải và xuất phát từ lợi ích chung của đất nước.
Nhóm 2:
- Bác dành trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp của dân tộc, đất nước và hạnh phúc của nhân dân: “ bất cứ công việc gì mục đích cuối cùng là làm cho ích nước lợi dân” Bác là người chí công vô tư.
=> nhân dân ta đã dành trọn tình cảm đối với Bác.
Nhóm 3:
- Đều biểu hiện của con người chí công vô tư. Luôn đặt lợi ích chung lên hàng đầu. Mong muốn xây dựng đất nước giàu đẹp, nhân dân ấm no, hạnh phúc
KL: Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức tốt đẹp trong sáng và cần thiết đối với mọi người. Song nó không chỉ biểu hiện ở lời nói và còn biểu hiện ở việc làm và hành động.
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung bài học
- GV cho HS tìm những tấm gương 
sáng về chí công vô tư mà các em được biết( và trái với chí công vô tư)
- GV hướng dẫn HS tìm VD và phân tích. Sau đó rút ra kết luận.
- GV đưa ra câu hỏi.
- HS thảo luận lớp.
? Thế nào là chí công vô tư?
GV: đọc câu ca dao:
"Ai ơi giữ chí cho bền
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai"
? ý nghĩa của phẩm chất này trong cuộc sống?
? Để có phẩm chất này chúng ta cần rèn luyện như thế nào?
- HS đạidiện các nhóm trả lời .
- HS nhóm khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, đánh giá và chốt lại các ý chính.
II. Nội dung bài học:
VD: Phan Văn Tài em( U23 VN)
VD: PU 18, Đất đai Đồ Sơn, Lã Thị Kim Oanh.
1, Chí công vô tư:
-Là sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải xuất phát từ lợi ích chung.
2, ý nghĩa:
-Thực hiện được mục tiêu: “ Dân giàu nước mạnh .văn minh”
 - sẽ được mọi người yêu quý kính trọng.
3, Cách rèn luyện:
 - Luôn luôn ủng hộ những việc làm thể hiện chí công vô tư, phê phán những hành vi vụ lợi cá nhân, thiên vị thiếu công bằng.
Hoạt động 3: Làm bài tập
- HS làm bài tập 1, 2/5-6
III. Bài tập:
*Bài 1: 
ý d,e đúng
* Bài 2: HS giải thích rõ các ý
-Tán thành :d,đ
- Không tán thành : a,b,c
IV . Luyện tập- củng cố:
? Tìm những biểu hiện trái với trí công vô tư. Cho VD?
V. Hướng dẫn về nhà:
* Học bài cũ:
Học thuộc nội dung bài học. 
Làm bài tập 3,4 ở sgk.
- Sưu tầm các tấm gương về Chí công vô tư.
Xây dựng kế hoạch rèn luyện phẩm chất chí công vô tư.
* Học bài mới:
Đọc trước và trả lời các câu hỏi gợi ý trong phần ĐVĐ
Chuẩn bị các tư liệu( tranh, truyện) cho bài: “ Tự chủ”
Đối với HS yếu không phải làm bài tập 4
Tuần 2
Tiết 2
Ngày soạn:
Ngày dạy :
Bài 2 : Tự chủ( 1 tiết)
A.Mục đích yêu cầu:
 Giúp HS hiểu:
1. Kiến thức:
Hiểu được thế nào là tự chủ, ý nghĩa của tính tự chủ trong cuộc sống. Thấy được sự cần thiết phải rèn luyện để trở thành người tự chủ.
2. Kỹ năng:
Nhận biết các biểu hiện của tính tự chủ, biết đánh giá bản thân và người khác về tính tự chủ.
Thái độ:
- Có thái độ tôn trọng đối với những người sống tự chủ và có ý thức rèn luyện tính tự chủ trong mọi tình huống.
B. Chuẩn bị:
GV: Giáo án, sgk, sgv, truyện kể.
HS: Vở ghi, sgk, tài liệu chuẩn bị trước.
C. Hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là sống chí công vô tư. Cách rèn luyện phẩm chất này.
? Làm cá bài tập 1, 3, 5.
2. Giới thiệu bài:
- GV: lấy VD về DIDAN.
- GV cho HS tranh luận về hành vi đó.
- GV nhận xét , đánh giá và dẫn dắt vào bài mới.
3. Bài mới:
I. Đặt vấn đề:
- HS đọc câu truyện: “ Một người mẹ”
- GV đưa ra câu hỏi.
- GV và HS cùng đàm thoại.
? Bà Tâm đã làm gì trước nỗi bất hạnh của gia đình?
? Theo em bà Tâm là người như thế nào?
- HS đọc truyện.
- GV đưa câu hỏi.
- HS thảo luận lớp
? N là 1 HS ngoan đi đến chỗ nghiện ngập, trộm cắpvì sao lại như vậy.
? Người tự chủ có những biểu hiện như thế nào?
? Biểu hiện của người thiếu tính tự chủ?
- HS thảo luận bổ sung.
- GV nhận xét và rút ra nội dung chính.
1. Đàm thoại để tìm hiểu biểu hiện của tính tự chủ.
- Tâm trạng bà Tâm:
+ Lúc đầu: Choáng váng, đau khổ, vật vã, mất ngủ.
+ Sau đó: Không khóc trước mặt con, nén chặt nỗi đau, tích cực giúp đỡ người nhiễm HIV
 - Bà Tâm là người đã biết làm chủ được tình cảm, hành vi  vượt qua đau khổ, sống có ích cho xã hôị.
2. Thảo luận lớp câu chuyện:
“ chuyện của N”
 - Bố mẹ cưng chiều, bạn bè rủ rê.tập hút thuốc, uống bia đua xe, thuốc phiện, ăn cắp.=> bị bắt tùgiam=> N là con người thiếu tính tự chủ .
Việc làm: hành vi thiếu suy nghĩ, cân nhắc, lập trường không vững vàng trước sự cám dỗ của người khác.
3. Các biểu hiện của tính tự chủ và thhiếu tự chủ:
 - BH tính tự chủ:
 + Trước mọi việc: Bình tĩnh, không nóng vội.
 + Trước khó khăn: không sợ hãi, chán nản.
 + Trong quan hệ với mọi người: ôn tồn, mềm mỏng, lịch sự.
 - BH thiểu tự chủ:Bột phát, thiếu suy nghĩ, cân nhắc, chắc chắn, rễ nổi nóng, to tiếng dễ cám dỗ.
2. Nội dung bài học:
- GV đưa ra câu hỏi.
- HS thảo luận lớp.
? Thế nào là tự chủ.
? P/c này có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống.
? Để có đức tính tự chủ thì chúng ta cần rèn luyện như thế nào?
- HS phát biểu bổ sung.
- GV nhận xét, đánh giá và rút ra ý chính của bài học.
1. Khái niệm:
- Làm chủ được bản thân, làm chủ được suy nghĩ, tình cảm và hành vi trong mọi hoàn cảnh, tình huống.
2. ý nghĩa :
- Vượt qua mọi khó khăn thử thách cám dỗ
- Sống có văn hoá và được mọi người tin yêu.
3. Cách rèn luyện:
- Tập chung suy nghĩ trước khi nói.
- Sau mỗi việc làm cần kiểm tra xem lới nói, hành động đúng hay sai.
4. Luyện tập- củng cố:
*Hs làm bài tập 1 /8
GV đưa ra câu hỏi.
- HS làm việc theo nhóm.
Câu 1:
? Khi có 1 người nào đó làm những điều bạn không hài lòng, bạn sẽ xử sự ra sao?
Câu 2:
? Khi có người rủ bạn làm việc xấu: ăn trộm, trốn học, đánh nhau..bạn sẽ làm gì..
Câu 3:
? Vì sao cần có thái độ ôn tồn, từ tốn trong giao tiếp.
- Các nhóm trả lời bổ sung.
- GV đánh giá, nhận xét và nhắc sau kiến thức.
Nhóm 1:
- Bình tĩnh, dịu dàng, mềm mỏng, trao đổi với người đó.
Nhóm 2:
- phản đối phê bình góp ý kiến với người đó bằng thái độ ôn tồn, mềm mỏng.
Nhóm 3:
-Làm cho người khác quý mếm, thân thiện và dễ gần hơn.
5. Hướng dẫn về nhà:
* Học bài cũ:
Học thuộc nội dung baì học. 
Làm bài tập 3,4 ở sgk.
- Sưu tầm các tấm gương về Tự chủ
* Học bài mới:
Đọc trước và trả lời các câu hỏi gợi ý trong phần đvđ.
Chuẩn bị các tư liệu( tranh, truyện) cho bài: “Dân chủ và kỷ luật”
* Đối với hs yếu không phải làm bt 4
 Tuần3
Tiết:3
 Ngày soạn: Ngày dạy :
Bài :3
 Dân chủ và kỷ luật 
A.Mục đích yêu cầu:
 Giúp HS hiểu:
1. Kiến thức:
Hiểu đươc thế nào là dân chủ- kỷ luật. Những biểu hiện của dân chủ - kỷ luật trong nhà trường- xã hội. Hiểu được ý nghĩa của nội dung này trong việc xây dựng và phát triển xã hội.
2. Kỹ năng:
Biếtgiao tiếp, ứng xử và phát huy được vai trò của công dân. Biết tự đánh giá bản thân và xây dựng k/h rèn luyện.
3. Thái độ:
- Có ý thức rèn luyện tính kỷ luật trong học tập- cuộc sống, ủng hộ việc làm tốt, phê phán những hành vi vi phạm dan chủ.
B. Chuẩn bị:
GV: giáo án, sgk, sgv, truyện kể.
HS: Vở ghi, sgk..
C. Hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là tự chủ và các biểu hiện của nó.
? Nêu cách rèn luyện phẩm chất này và làm bài tập 4.
2. Giới thiệu bài:
- Trong cuộc sống mỗi người lãnh đạo độc đoán, chuyên quyền, gia trưởng thì sẽ không phát huy được sức mạnh của quần chúng.Công việc, chất lượng hiệu quả không cao. Vậy chất lượng là gì thì hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.
3. Bài mới:
I. Tìm hiểu phần đặt vấn đề:
- GV đưa ra yêu cầu.
- HS thảo luận theưo nhóm, bàn.
? Hãy nêu chi tiết thể hiên việc làm phát huy dan chủ và thiếu dân chủ trong hai tình huống trên.
? Hãy nêu tác dụng của viẹc phát huy dân chủ và thực hiện kỷ luật của lớp 9A.
? Tác hại của việc làm thiếu tính tự chủ của giám đốc? Vì sao?
- Các bàn trả lời bổ sung.
- GV nhận xét, đánh giá, phân tích va rút r kết luận phần ĐVĐ.
- Chi tiết dân chủ:
+ Cả lớp sôi nổi thảo luận, đề xuất các chỉ tiêu cụ thể?
+ Tình nguyện tham gia vào các đội văn nghệ
- Chi tiết thiếu dân chủ:
+ Triệu tập công nhân phô biến yêu cầu của giám đốc đối với mọi người cử 1 đốccông theodõi.
- Tác dụng:
+ Mọi khó khăn được khắc phục.
+ Kế họạch được thực hiện trọn vẹn.
=> Tập thể xuất sắc toàn diện.
- Tác hại:
+ Sức khỏ công nhân giảm sút.
+ Nhiều công nhân phải bỏ việc.
=> SX giảm sút, công ty bị thua lỗ.
Vì: ông giám đốc là người chuyên quyền, độc đoán không kết hợp được sức mạnh của tập thể.
KL: Trong thực tế việc phát huy tính dân chủ và PL là cơ hội, đk cho mọi người hoạt động, phát triển trí tuệ vf năng lực, tạo ra tính thống nhất trong các hoạt động chung để nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc.
II. Nội dung bài học:
- GV lấy vd mẫu và hướng dãn HS làm vd thực tế về viẹc phát huy tính dân chủ và KL ở địa phương, gia đình.
- HS làm việc cá nhân.
GV và HS cả lớp thảo luận những nội dung được đưa ra. Từ đó hướn dẫn HS tím hiểu nội dung bài học.
? Dân chủ là gì?
? Kỷ luật là gì?
? Dân chủ và kỷ luật có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống.
? Để phát huy tính dân chủ và KL thì mỗi người cần phải làm gì?
- Các nhóm, bàn trả lời bổ sung.
- GV đánh giá, nhận xét và nhắc sâu kiến thức trọng tâm.
4. Luyện tập củng cố:
- GV đưa ra yêu cầu:
- HS làm việc cá nhân.
? Phân tích chủ trương của Đảng “ Dân biết dân bàn, dân là ... trường, của Pl.
Quan hệ tốt với bạn bè, thầy cô.
* Hoạt động 4: Luyện tập.
Gv cho HS làm bài tập Sgk.
Hs làm việc cá nhân.
 2 HS nên bảng làm bài, HS còn lại nhận xét.
 Gv đưa ra phương án đúng.
Bài tập 2/Sgk.
Đáp án đúng: 
+ Hành vi vi phạm đạo đức: a, b, c, e, d, đ.
+ Hành vi vi phạm PL: y, h, i, k, l
4. Củng cố bài học.
Gv đưa ra bài tập và hướng dẫn HS trả lời.
Hs làm việc cá nhân.
 Những hành vi sau hành vi nào mà HS chúng ta cần phải rèn luyện.
Kính trọng , lễ phép với thầy cô.
Yêu thương ông bà, cha mẹ, anh chị em..
Thực hiện tốt các qui định của nhà trường, PL
Tránh xa các tệ nạn xã hội và tích cực tham gia bài trừ tệ nạn XH.
5. Hướng dẫn học ở nhà:
Học thuộc nội dung bài học và làm các bài tập còn lại ở Sgk.
Ôn lại các bài đã học ở học kỳ II để tiết sau ôn tập học kỳ.
Tuần: 33
Tiết: 33
Ngày soạn: Ngày dạy :
ôn tập học kỳ II
A. Mục tiêu bài học:
Kiến thức:
Giúp hs hệ thống lại kiến thức đã học trong học kỳ II.
2. Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng tiếp thu và khái quát tri thức của hs
3. Thái độ:
Nghiêm túc hơn trong học tập
Biết học hỏi những điều hay, những điều chưa biết
B. Chuẩn bị:
Đề cương ôn tập
C. Phương Pháp:
Nêu vấn đề
Thuyết trình
D. Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức lớp:ktss
2. Kiểm tra bài cũ:
Nêu khái niệm sống có đạo đức và tuân theo pl?
Nêu trách nhiệm của bản thân?
3. Bài mới:
A.Lý thuyết
Gv đưa ra hệ thống câu hỏi cho hs thảo luận lớp.
Câu 1: Hôn nhân là gì ? Nêu những đIêù cần tránh trong tình yêu?
Câu 2: Nêu những quy tắc ơ bản của hôn nhân ở VN?
Câu 3 :PL nước ta cấm kết hôn trong những trường hợp nào?
Câu 4: Kinh doanh là gì? Thuế là gì?
Câu 5: Trong kinh doanh công dân có nghĩa vụ ntn và quyền ra sao?
Câu 6: Lao động là gì ? Vì sao nói lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân?
Câu 7: VPPL là gì ? Có mấy loại?
Câu 8: TNPL là gì ? Có mấy loại?
Câu 9: Q tham gia quản lý , quản lý xh là gì? Có mấy hình thức tham gia? Cho vd minh hoạ.
Câu 10: Bảo vệ TQ là gì? Vì sao phải bảo vệ TQ? Nêu trách nhiệm của bản thân em?
Câu 11: Thế nào là sống có đạo đức và tuân theo pl? Nêu mqh.
- Hs trả lời cá nhân
- Hs cả lớp nx 
- Gv nx và đánh giá
Tự nguyện, tiến bộ.
Pl bảo vệ
 Vợ chồng có nghĩa vụ.
Đang có vợ hoặc chồng
Chưa đủ tuổi
Cùng dòng máu
 Có quan hệ 3 đời
Mất năng lực hành vi dân sự
Công dân có quyền sử dụng lao động
Có nghĩa vụ lao động để nuôI sống bản thân.
B. Bài tập
Gv yêu cầu hs xem lai tất cả các dạng bàI tập trong sgk từ bàI 11 đến bàI 18
Sau đó gv giảI đáp những thắc mắc của hs.
 Tiếp đó gv đưa ra những bàI tập khác để hs làm.
BàI 1: Dựa vào bàI “ Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân” em hãy giảI thích câu ca dao sau đây:
“ GáI 1 con trông mòn con mắt
GáI 2 con con mắt liếc ngang
 Ba con cổ ngẳng răng vàng
Bốn con quần áo đi ngang khét mù”
BàI 2: Thành 15 tuổi và đang học lớp 9. Muốn có việc làm giúp đỡ gia đình , Thành phảI làm gì?
BàI 3:
Vì hám lợi , nhiều người đã lôI kéo cả người thân, vợ con trong gia đình tham gia vào đường dây buôn bán ma tuý?
? Theo em việc làm này đã vi phạm đạo đức và pl ntn?
4. Củng cố bài học:
Gv yêu cầu hs so sánh giữa pl và đạo đức.
Gọi 2 hs lên bảng làm.
5. Hướng dẫn học ở nhà:
Hs học thuộc phần lý thuyết
Ôn lạI tất cả các dạng bàI tập.
Chuẩn bị học kỹ bàI để giờ sau kiểm tra học kỳ II.
 ..
Tuần: 34
Tiết: 34
Ngày soạn: Ngày dạy :
Kiểm tra học kỳ II
A.Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
 Giúp hs hệ thống hoá kiến thức đã học. Từ đó thấy được những hạn chế của bản thân mà khắc phục đạt kết quả tốt hơn.
2. Thái độ:
 Nghiêm túc trong giờ kiểm tra
 Có ý thức học tập tốt hơn
3.Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng trình bày 1 bài kiểm tra.
B, Phương pháp.
 Nêu vấn đề
C. Tài liệu và phương tiện.
 GV: Đề bài, đáp án, biểu điểm
 HS: Giấy, bút
D. Hoạt động dạy và học.
ổn định tổ chức lớp: ktss
2. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra sự chuẩn bị bút viết của hs
3. Bài mới:
Gv phát đề và nhắc hs làm bài nghiêm túc
Đề bài
Câu: 1 ( 2,5 điểm )
Các hành vi sau đây là vi phạm pháp luật gì? Hãy đánh dấu + vào ô tương ứng:
Hành vi
Vi phạm pháp luật hành chính
Vi phạm pháp luật hình sự
Vi phạm pháp luật dân sự
Vi phạm kỉ luật
1. Đổ rác, phế thải ra đường.
2. Giao hàng không đúng mẫu mã, thời hạn ghi trong hợp đồng.
3. Cố ý đánh người gây thương tích.
4. Giở tài liệu ra xem trong giờ kiểm tra.
5. Đi xe máy 70 phân khối không có giấy phép lái xe.
6. Buôn bán ma tuý.
7. Không thực hiện quy định về an toàn lao động của xí nghiệp.
8. Lấn chiếm vườn nhà hàng xóm.
Câu 2 ( 2,5 điểm )
Cho tình huống sau:
Nam là một học sinh lớp 9 (14 tuổi). Nam nhận chuyển hộ anh hàng xóm một gói hàng để lấy tiền công. Trên đường đi đưa hàng, Nam bị các chú công an kiểm tra và phát hiện trong gói hàng có ma tuý. Các chú công an đã giữ Nam lại.
a. Theo em, Nam có vi phạm pháp luật không? Vì sao?
b. Nam có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Vì sao?
Câu 3 ( 3 điểm )
Em hãy nêu những hậu quả xấu do nạn tảo hôn gây ra đối với người tảo hôn (bản thân), đối với gia đình của họ và đối với xã hội?
Câu 4 (2 điểm)
Theo em, vì sao chúng ta phải sống có đạo đức và tuân theo pháp luật?
Hướng dẫn chấm đề kiểm tra chất lượng học kỳ II
Môn : giáo dục công dân - lớp 9
-----------------------------
Câu 1: ( 2,5 điểm ) 
(Mỗi lựa chọn đúng cho 0,3 đ)
- Vi phạm pháp luật hành chính: 1, 5.
- Vi phạm pháp luật hình sự: 3, 6.
- Vi phạm pháp luật dân sự: 2, 8.
- Vi phạm kỉ luật: 4, 7.
Câu 2: ( 2,5 điểm )
a. Nam có vi phạp pháp luật vì Nam đã có hành vi trái với quy định của pháp luật, cụ thể là vận chuyển trái phép chất ma tuý (mặc dù vô ý) (1 điểm )
b. Nam không phải chịu trách nhiệm hình sự vì còn ít tuổi và hành vi của Nam không cố ý (người từ 14 tuổi trở lên, nhưng cha đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng)
 (1,5 điểm)
Câu 3: ( 3 điểm )
a. Đối với bản thân: Nêu được 2 hậu quả: Sinh con sớm và sinh nhiều con trong khi cơ thể chưa phát triển đầy đủ lên ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, không tiến bộ được vì vướng bận gánh nặng gia đình. (1 điểm)
b. Đối với gia đình: Nêu 2 hậu quả: Đời sống gia đình khó khăn vì vợ chồng trẻ chưa có kinh tế vững vàng, cha mẹ trẻ thiếu kinh nghiệm chăm sóc, giáo dục con, quản lí gia đình, con cái nheo nhóc, thất học... (1 điểm)
c. Đối với xã hội: Dân số tăng nhanh tạo gánh nặng với cộng đồng vì nhu cầu nhà trẻ, bệnh viện.,..tăng, việc giữ gìn trật tự trị an, vệ sinh môi trường...gặp nhiều khó khăn. (1 điểm)
Câu 4: (2 điểm)
Chúng ta phải sống có đạo đức và tuân theo pháp luật vì: Sống có đạo đức vì tuân theo pháp luật là điều kiện, yếu tố giúp mỗi người tiến bộ không ngừng, làm được nhiều việc có ích cho mọi người, cho xã hội và được mọi người yêu quý kính trọng. (2 điểm)
4. Củng cố bài học.
Gv thu bàI và nx giờ kiểm tra
Hướng dẫn học ở nhà:
Xem lạI kiến thức của bài kiểm tra.
Tìm hiểu tình hình tai nạn giao thông ở địa phương và cả nước để giờ sau học ngoạI khoá.
 .
Tuần: 35
Tiết: 35
Ngày soạn: Ngày dạy:
 NgoạI khoá về vấn đề an toàn giao thông 
A. Mục tiêu bài học.
1.Kiến thức.
- Giúp HS hiểu rõ:
+ Các nguyên tắc, qui tắc khi tham gia giao thông.
+ Một số biển báo giao thông và đèn tín hiệu.
+Các vi phạm của xe đạp
2.Kỹ năng:
- Biết vận dụng tốt các qui định của PL khi tham gia giao thông.
3.Thái độ:
Nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông.
Biết phê phán những hành vi vi phạm và báo cho cơ quan có thẩm quyền.
B. Tài liệu và phương tiện dạy học:
Sách an toàn giao thông.
Luật an toàn giao thông.
Hệ thống biển báo.
Phương pháp:
- Diễn giải, Thảo luận, Tổ chức trò chơi ..
D. Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức lớp: KTSS 
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi:
? Nêu bản chất và vai trò của PL. Cho VD minh hoạ.
3. Bài mới:
*Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
GV giới thiệu tình hình tai nạn giao thông năm 2006.
+ Cả nước có 14.000 bị chết.
+ HảI Dương có: 287 vụ TNGT làm chết: 140 người., bị thương: 345 người.
+ Tứ Kỳ có: 67 vụ làm chết 16 người, 68 người bị thương.
+ Nguyên Giáp: làm chết 2 người, 8 người bị thương.
Gv đưa ra câu hỏi.
? Qua số liệu trên, em có nhận xét gì về tình hình tai nạn giao thông
- Gv nhận xét và chuyển vào bài mới.
* Hoạt động 2: Nguyên tắc khi tham gia giao thông.
? Có những nguyên tắc nào.
Gv giải thích và yêu cầu HS lấy thêm VD.
? Hãy cho biết ý thức chung của người tham gia giao thông hiện nay như thế nào
Nguyên tắc:
+ Có ý thức khi tham gia giao thông.
+ Phương tiện đảm bảo.
+ Xử lý nghiêm hành vi vi phạm.
- ý thức chưa cao.
* Hoạt động 3: Các qui tắc khi tham gia giao thông.
? Nêu các qui tắc khi tham gia giao thông. Cho VD.
? Qui tắc khi vượt nhau.
? Qui tắc khi tránh nhau.
Gv giải thích có rất nhiều tai nạn giao thông do người điều khiển phương tiện giao thông không nắm vững các qui tắc khi tham gia giao thông.
? Nêu các vi phạm của xe đạp khi tham gia giao thông.
? Với những vi phạm đó thì bị xử phạt như thế nào.
a. Qui tắc chung:
- Đi bên phải.
Khi sang đường, vượt xe..cần quan sát và có tín hiệu
Qui tắc cụ thể:
Nhường đường:
+ Vận tốc nhỏ nhường đường cho vận tốc lớn.
+ Phương tiện đi trong ngõ nhường đường cho xe ở đường chính.
- Vượt :
+ Bên phải.
+ Cấm vượt khi xe phía trước không có tín hiệu nhường đường, đoạn đường cấm vượt, có vật cản phía trước.
Tránh nhau:
+Bên phải.
+ Đi đúng làn đường
- Buông 2 tay, sai phần đường, lạng lách , đánh võng, đi xe bằng 1 tay..
- Xử phạt tiền, tạm giữ phương tiện 10 ngày 
* Hoạt động 4: Các loại biển báo giao thông đường bộ.
? Có mấy loại đèn giao thông.
? Nêu ý nghĩa từng loại đèn trên.
? Có mấy loại biển báo giao thông.
? Nêu ý nghĩa từng loại biển báo trên.
- Gv yêu cầu Hs từng nhóm hoàn thành 1 loại biển báo( Hình dạng, màu sắc)
a. Đèn giao thông.
Có 3 loại: Xanh, Vàng, Đỏ.
+ Xanh: Được đi.
+ Vàng: Báo hiệu chuẩn bị có đèn đỏ.
+ Đỏ: Dừng lại.
b. Biển báo giao thông.
Có 5 loại:
+ Cấm.
+ Nguy hiểm.
+ Hiệu lệnh.
+ Chỉ dẫn.
+ Biển phụ.
Hoạt động 5: Luyện tập.
Gv đưa ra một số tình huống
1. Người tham gia điều khiển phương tiện giao thông( Xe đạp, xe máy) qui định độ tuổi là bao nhiêu.
2. Nêu các hành vi vi phạm luật ATGT mà HS thường mắc phải.
Hoạt động 6: Củng cố.
Gv đưa ra bài tập tình huống.
Tình huống: Ngày chủ nhật, Hùng 15 tuổi lấy xe máy đèo em đến nhà bạn chơi. Đằng sau em Hùng mở ô che nắng. Đi một đoạn bị cảnh sát giao thông dừng lại. Cả 2 ngơ ngác không hiểu điều gì đẫ xẩy ra.
?Vậy theo em cảnh sát giao thỗng xử phạt anh em Hùng đúng hay sai. Vì sao.
4. Hướng dẫn học ở nhà:
- Ôn lại kiến thức của học kỳ II. 
- Tìm hiểu các tai nạn giao thông thông ở địa phương và cả nước .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an thi 9.doc