Giáo án Hình học 7 - Chương II: Tam giác - GV: Phạm Thị Là

Giáo án Hình học 7 - Chương II: Tam giác - GV: Phạm Thị Là

CHƯƠNG II: TAM GIÁC.

MỤC TIÊU: Học xong chương này, học sinh cần hiểu và biết:

- Định lý tổng ba góc trong một tam giác. Định lý góc ngoài của một tam giác.

- Biết được khái niệm hai tam giác bằng nhau. Biết các trường hợp bằng nhau của hai tam giác.

- Biết các khái niệm tam giác vuông, cân, đều. Biết tính chất của tam giác vuông, cân, đều.

- Biết định lý Pytago, và biết vận dụng định lý Pytago để tìm độ dài một cạnh của tam giác vuông.

- Biết các trường hợp bằng nhau của hai tam giác vuông.

- Biết vận dụng các trường hợp bằng nhau để chứng minh hai tam giác bằng nhau.

- Biết chứng minh các đoạn thẳng bằng nhau, các góc bằng nhau. Biết vẽ tam giác cân, tam giác đều, tam giác vuông.

 

doc 43 trang Người đăng vultt Lượt xem 324Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hình học 7 - Chương II: Tam giác - GV: Phạm Thị Là", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG II: TAM GIÁC.
MỤC TIÊU: Học xong chương này, học sinh cần hiểu và biết:
- Định lý tổng ba góc trong một tam giác. Định lý góc ngoài của một tam giác.
- Biết được khái niệm hai tam giác bằng nhau. Biết các trường hợp bằng nhau của hai tam giác.
- Biết các khái niệm tam giác vuông, cân, đều. Biết tính chất của tam giác vuông, cân, đều.
- Biết định lý Pytago, và biết vận dụng định lý Pytago để tìm độ dài một cạnh của tam giác vuông.
- Biết các trường hợp bằng nhau của hai tam giác vuông.
- Biết vận dụng các trường hợp bằng nhau để chứng minh hai tam giác bằng nhau.
- Biết chứng minh các đoạn thẳng bằng nhau, các góc bằng nhau. Biết vẽ tam giác cân, tam giác đều, tam giác vuông.
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN THEO PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH.
Tuần
Tiết 
Nội dung 
9
17
@ .Bài 1: Tổng ba góc của một tam giác
18
@ . Luyện tập. Trả bài kiểm tra và rút kinh nghiệm
10
19
@ . Bài 2: Hai tam giác bằng nhau
20
@ . Luyện tập
11
21
@ . Bài 3: Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác (c-c-c)
22
@ . Luyện tập 1
12
23
@ . Luyện tập 2
24
@ . Bài 4: Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác (c-g-c)
13
25
@ . Luyện tập 1
26
@ . Luyện tập 2
14
27
@ . Bài 5: Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác (g-c-g)
28
@ . Luyện tập 1
15
29
@ . Luyện tập 2
16
30
@ . Ôn tập học kỳ I
17
31
@ . Ôn tập học kỳ I (tiếp theo)
18
19
32
@ . Kiểm tra học kỳ I (kết hợp tiết 39 của phần đại số thành bài kiểm tra 90 phút gồm đại số và hình học)
HỌC KỲ II 
20
33
@ . Trả và sửa bài kiểm tra học kỳ I (phần hình học)
34
@ . Luyện tập về ba trường hợp bằng nhau của tam giác
21
35
@ . Bài 6: Tam giác cân
36
@ . Luyện tập
22
37
@ . Bài 7: Định lý Pytago
22
38
@ . Luyện tập 1
23
39
@ . Luyện tập 2
40
@ . Bài 8: Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông
24
41
@ . Luyện tập
42
@ . Bài 9: Thực hành ngoài trời
25
43
@ . Bài 9: Thực hành ngoài trời (tiếp theo)
44
@ . Ôn tập chương II (với sự trợ giúp của máu tính)
26
45
@ . Ôn tập chương II (tiếp theo)
Tuần 19. Tiết 17. Ngày soạn: Ngày dạy:
BÀI 1: TỔNG BA GÓC CỦA MỘT TAM GIÁC.
&&
MỤC TIÊU: Qua bài học này, học sinh cần hiểu và biết:
- Biết định lý về tổng ba góc của một tam giác. Chứng minh được định lý tổng ba góc của một tam giác.
- Biết định lý về góc ngoài của một tam giác, hiểu liên hệ giữa góc ngoài và các góc trong một tam giác.
- Biết vận dụng định lý tổng ba góc của một tam giác để tìm số đo các góc trong tam giác
- Biết vận dụng định lý góc ngoài của một tam giác để tìm số đo các góc ngoài, trong một tam giác.
CHUẨN BỊ: 
G: Thước đo góc, thước thẳng, phấn màu, tấm bìa hình tam giác, kéo, giáo án, hệ thống câu hỏi.
H: Tấm bìa hình tam giác, kéo, thước đo góc, thước, vở ghi, bút . . .
HOẠT ĐỘNG TRÊN : 
Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra các dụng cụ học tập của học sinh.
(1)
(2)
G: Yêu cầu học sinh vẽ một tam giác tùy ý, dùng thước đo góc đo số đo ba góc của tam giác, rồi tìm tổng ba góc của tam giác vừa vẽ xong?
H:
G: Gọi tùy ý ba học sinh đọc kết quả của mình vừa đo và cộng cả ba góc lại.
H:
G: Tấm bìa hình tam giác, hãy dùng kéo cắt rời hai góc ra khỏi tam giác, sau đó ghép hai góc đó liền kề với góc còn lại tạo thành góc bẹt.
H:
G: Kiểm tra hình ghép của học sinh, chọn ra một hình phù hợp nhất cho học sinh theo dỏi
G: Qua đó tổng ba góc của một tam giác bằng bao nhiêu độ?
G: Hướng dẫn chứng minh thông qua cách ghép hình.
G: Qua điểm A, vẽ đường thẳng xy có vị trí thế nào đối với đường thẳng BC.
H:
G: Nếu xy // BC thì góc B bằng góc nào? Góc C bằng góc nào ?
1) Tổng ba góc của một tam giác:
Định lý: 
Tổng ba góc của một tam giác bằng 1800 .
Chứng minh: 
Qua điểm A, vẽ xy // BC. Ta có:
Vì xy // BC Þ góc B = Â1 (1) (s.l.t)
Vì xy // BC Þ góc C = Â2 (2) (s.l.t)
G: Ba góc Â1 , Â và Â2 có tổng bằng bao nhiêu? Vì sao?
H:
G: Lưu ý: để cho gọn tổng số đo hai góc ta gọi là tổng hai góc. Cũng như hiệu số đo hai góc ta gọi là hiệu hai góc.
G: Hãy nêu định lý tổng ba góc trong một tam giác
H
G: là tam giác vuông
G: Hãy định nghĩa tam giác vuông?
H:
G: Giới thiệu các góc góc và các cạnh trong một tam giác vuông.
G: Cho tam giác MNP vuông tại P. Hãy chỉ ra cạnh huyền, cạnh góc vuông, các góc nhọn.
H:
G: Vận dụng định lý tổng ba góc vào tam giác vuông?
G: Hãy cho biết tổng hai góc nhọn B và C trong tam giác vuông ABC bằng bao nhiêu độ? Vì sao
H:
Do ba góc cộng lại bằng 1800, mà góc A = 900 nên hai góc còn lại cộng lại bẳng 900 vì 90 + 90 = 180
G: Hãy nêu định lý về góc trong tam giác vuông.
H:
Mà Â1 + Â + Â2 = 1800 (3) 
Từ (1), (2) và (3) suy ra: 
góc B + Â + góc C = 1800 
2) Áp dụng vào tam giác vuông:
Định nghĩa: 
Tam giác vuông là tam giác có một góc vuông.
Ví dụ: DABC có Â = 900 
Þ DABC vuông tại A có:
Cạnh BC là cạnh huyền
Hai cạnh AB và AC là hai cạnh góc vuông
Hai góc B và góc C là hai góc nhọn.
Định lý: 
Trong một tam giác vuông hai góc nhọn phụ nhau.
Ví dụ: DABC vuông tại A
Þ góc B + góc C = 900 
G: Trên hình góc xBA gọi là góc ngoài tại đinhB của DABC.
G: Hãy định nghĩa góc ngoài của một tam giác
H:
G: Vận dụng định lý tổng ba góc trong một tam giác vào góc ngoài của tam giác
G: Quan sát trên hình, góc B là góc kề với góc ngoài xBA, hai góc trong không kề với góc xBA là hai góc nào?
H:
G: Hãy so sánh góc xBA với tổng hai góc A và
3) Góc ngoài của tam giác:
Định nghĩa: 
Góc ngoài của một tam giác là góc kề bù với một góc của tam giác ấy.
C
H:Vì góc A + góc B + góc C = 1800 
Mà góc B + góc xBA = 1800 
Þ góc A + góc B + góc C = góc B + góc xBA 
Vậy góc B + góc C = góc xBA
G: Hãy nêu tính chất góc ngoài của một tam giác
H:
G: Hãy so sánh góc ngoài của mỗi tam giác với mỗi góc trong không kề với nó?
H:
Ví dụ: góc xBA là góc ngoài của DABC tại đỉnh B,các góc A, góc B, góc C là các góc trong của DABC
Định lý: 
Mỗi góc ngoài của một tam giác bằng tổng hai góc trong không kề với nó.
Nhận xét: 
Góc ngoài của tam giác lớn hơn mỗi góc trong không kề với nó.
Cũng cố: 
G: Trong một tam giác có thể có hai góc vuông hay không?Vì sao?
H: 
G: Giới thiệu: Một tam giác có ba góc nhọn gọi là tam giác nhọn. Một tam giác có một góc vuông thì hai góc còn lại là hai góc nhọn gọi là tam giác vuông. Một tam giác có một góc tù thì hai góc còn lại là hai góc nhọn gọi là tam giác tù.
G: Hãy quan sát các hình sau, và cho biết x , y bằng bao nhiêu trên mỗi hình?
H:
Đáp án: 
Hình 1 có x = 1800 – (900 + 550 ) = 350 
Hình 2 có x + x = 1800 – 500 = 1300 suy ra x = 650 
Hình 3 có x = 400 + 700 = 1100 và y = 1800 – (700 + 800 ) = 300 
G: Vận dụng định lý tổng ba góc trong tam giác, định lý góc ngoài của tam giác để tìm.
Dặn dò: 
Tiếp tục vận dụng định lý tổng ba góc trong tam giác, định lý góc ngoài của tam giác để tìm số đo các góc trên mỗi hình cho sẵn.
Làm bài 2, 3, bài 1 hình 48 và 50 trang 108
Rút kinh nghiệm:
Tuần 9. Tiết 18. Ngày soạn: Ngày dạy:
LUYỆN TẬP (TỔNG BA GÓC CỦA MỘT TAM GIÁC).
&&
MỤC TIÊU: Qua tiết luyện tập này, học sinh được ôn, luyện tập để hiểu và biết:
- Định lý tổng ba góc trong một tam giác, định lý góc ngoài của tam giác, định lý về góc của tam giác vuông.
- Biết vận dụng các định lý về góc trong tam giác để tìm số đo các góc của tam giác.
- Nhận biết các góc phụ nhau trên hình vẽ, Biết vận dụng tính chất về góc để chứng minh hai đường thẳng song song.
- Vận dụng các tính chất vào thực tế: Như tìm số đo của một góc bằng cách gián tiếp thống qua một hình vẽ khác.
HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
Kiểm tra bài cũ: 
Câu 1: Nêu định lý tổng ba góc trong một tam giác
Vận dụng: Tìm x trong hình 48/108 SGK
Đáp án: Tổng ba góc của một tam giác bằng 180 độ
Trong hình 48: DHGI có góc H + góc G + góc I = 1800 
 x + 300 + 400 = 1800 
 x = 1800 – (300 + 400 ) = 1100 
Câu 2: Nêu định nghĩa và định lý góc ngoài của tam giác.
Vận dụng: Tìm x, y trong hình 50/108 SGK
Đáp án: Góc ngoài của một tam giác là góc kề bù với một góc trong tam giác đó.
Góc ngoài của một tam giác bằng tổng hai góc trong không kề với nó.
Trong hình 50: y là số đo góc ngoài của tam giác EKD tại đỉnh D nên:
 y = góc E + góc K = 600 + 400 = 1000 
Vì x là số đo của góc kề bù với góc K nên: x + góc K = 1800 
 x + 400 = 1800 
 x = 1400 
(1)
(2)
1) Hệ thống kiến thức:
a) DABC có: 
góc A + góc B + góc C = 1800 
b) DABC vuông tại A có 
góc B + góc C = 900 
c) Nếu góc xAB là góc ngoài tại đỉnh A của DABC thì:
góc xAB = góc B + góc C
G: Hôm nay luyện tập giải toán trên hình vẽ cho sẵn, và luyện tập vẽ hình 
Bài 1 (Bài 6/109 SGK)
G: Phân công bốn tổ, mỗi tổ tìm x ở một hình 
2) Luyện tập:
(bốc thăm), thời gian 5 phút để trình bày bài làm trên bảng nhóm.
H:
G: Lưu ý khi học sinh giải như sau
DAHI vuông tại H có 
Góc A + góc HIA = 900 (1)
DIBK vuông tại K có
Góc B + góc BIK = 900 (2)
Từ (1) và (2) suy ra 
Góc A + góc HIA = Góc B + góc BIK (3)
Mà góc HIA = góc BIK (4) (đối đỉnh)
Từ (3) và (4) suy ra góc B = góc A
Suy ra x = 400 
G: Hãy cung cấp cho học sinh một phương pháp chứng minh hai góc bằng nhau : khi chúng cùng phụ một góc thì hai góc đó bằng nhau
G: Từ kiến thức trên, hãy nhìn vào hình 56, đoán xem x = ?
H:
G: Nhìn vào hình 57, đoán xem x = ?
H:
G: nhìn vào hình 58, đoán xem x = ?
H:
G: Giới thiệu trong hình 56 hai góc ABD và góc ACE cùng phụ góc A nên góc ABD = góc ACE 
Vậy x = 250 
Bài 1: 
Å Hình 55 có: DHIA vuông tại H
Suy ra góc A + góc HIA = 900 
 400 + góc HIA = 900 
Suy ra Góc HIA = 500 
Þ góc BIK = góc HIA = 500 (đối đỉnh)
Ta có DIBK vuông tại K
Suy ra góc BIK + góc B = 900 
 500 + x = 900 
Vậy x = 400 
Å Hình 56 có DACE vuông tại E
Suy ra  + góc C = 900 
 Â + 250 = 900 
 Â = 900 – 250 = 650 
DABD vuông tại D
Suy ra  + góc B = 900 
 650 + x = 900 
 x = 900 – 650 = 250 
Å Hình 57 có: DMNP vuông tại M
Suy ra góc N + góc P = 900 
 600 + góc P = 900 
 Góc P = 900 – 600 = 300 
DMIP vuông tại I
Suy ra góc IMP + P = 900 
 x + 300 = 900 
 x = 900 – 300 = 600 
Å Hình 58 có DAHE vuông tại H 
Suy ra  + góc E = 900 
 550 + góc E = 900 
 Góc E = 900 – 550 = 350 
Vì góc HBK là góc ngoài của DBEK nên
Góc HBK = góc K + góc E = 900 + 350 
Suy ra x = 1250 
G: Luyện tập vẽ hình và nhận dạng các góc trên hình vẽ
Bài 2: (bài 7/109 SGK)
Cho DABC vuông tại A. Kẻ AH vuông góc với BC tại H
a) Tìm các cặp góc phụ nhau trong hình vẽ
b)Tìm các cặp góc nhọn bằng nhau trong hình vẽ
Bài 2: 
G: Kiểm tra hình vẽ của học sinh
G: Cho học sinh tham khảo một số hình vẽ sẵn
G: Yêu cầu học sinh tìm các cặp góc phụ nhau trên hình vẽ?
H:
G: Từ các cặp góc phụ nhau, hãy tìm các cặp góc nhọn bằng nhau
H:
a) Các cặp góc phụ nhau là:
Góc B và góc C ; góc BAH và góc CAH
Góc BAH và góc B; góc CAH và góc C
b) Các cặp nhọn bằng nha ... ABH = DACH vì
Xét hai tam giác ABH và ACH có:
HB = HC (giả thiết)
Góc AHB = góc AHC = 900 
AH là cạnh chung
Vậy DABH = DACH (c-g-c)
Å Trên hình 106 có DDEK = DDFK vì
Xét hai tam giác DEK và DFK có:
Góc EDK = góc KDF (giả thiết)
DK là cạnh chung
Góc DKE = góc DKF = 900 
Vậy DDEK = DDFK (g-c-g)
Å Trên hình 107 có DABD = DACD vì
Xét Dvuông ABD và Dvuông ACD có:
AD là cạnh chung, góc BAD = góc CAD
Vậy DABD = DACD (cạnh huyền – góc nhọn)
Å Trên hình 108 có DABD = DACD (1), 
DABH = DACE (2); DBDE = DCDH (3)vì:
(1) Chứng minh như hình 107
(2) Xét Dvuông ABH và Dvuông ACE có:
AB = AC (do DABD = DACD)
Góc A chung; góc ABH = góc ACE = 900 
Vậy DABH = DACE (g-c-g)
(3) Xét Dvuông BDE và Dvuông CDH có:
BD = DC (do DABD = DACD)
Góc DBE = góc DCH = 900 
Góc BDE = góc CDH (đối đỉnh)
Vậy DBDE = DCDH (g-c-g)
H:
G: Quan sát hình vẽ, hãy đoán xem BE có bằng CF hay không?
H:
G: Để chứng minh BE = CF ta cần chứng minh điều gì?
H:
G: Dựa vào GT và hình vẽ, đã đủ điều kiện để chứng minh tam giác BME và CMF bằng nhau hay chưa?
H:
G: Hãy chứng minh BE = CF
H:
Bài 2: 
Chứng minh: 
Xét hai tam giác vuông BME và CMF có:
BM = CM ( do M là trung điểm của BC)
Góc BME = góc CMF (đối đỉnh)
Vậy DBME = DCMF (cạnh huyền – góc nhọn)
Suy ra BE = CF (hai cạnh tương ứng)
G: cho học sinh đọc bài 3
Bài 3: (bài 41/124 SGK)
Cho DABC. Các tia phân giác của các góc B và C cắt nhau ở I. Vẽ ID ^ AB ( D Î AB), IE ^ BC ( E Î BC), IF ^ AC ( F Î AC). Chứng minh rằng ID = IE = IF. 
G: Tóm tắt bài toán bằng kí hiệu.
H:
G: Vận dụng phần tóm tắt của bài toán, hãy vẽ hình
H:
G: Trước hết các em cần chứng minh ID = IE và IE = IF.
Muốn chứng minh ID = IE em phải làm gì?
Muốn chứng minh IE = IF em phải làm gì?
H:
G: cho học sinh chứng minh
H:
Bài 3: 
GT: DABC, BI là tia phân giác của góc B.
 CI là tia phân giác của góc C.
 ID ^ AB tại D, IE ^ BC tại E
 IF ^ AC tại F.
KL: ID = IE = IF
Chứng minh: 
Xét Dvuông IDB và Dvuông IEB có:
IB là cạnh chung; góc IBD = góc IBE
ÞDIDB = DIEB (cạnh huyền-góc nhọn)
Þ ID = IE (1) (hai cạnh tương ứng)
Tương tự ta có: DICE = DICF
Þ IE = IF (2)
Từ (1) và (2) Þ ID = IE = IF (đpcm)
Dặn dò: Ôn luyện tập các trường hợp bằng nhau, hệ thống các kiến thức, chuẩn bị ôn tập học kì I. Các em có hai tiết ôn tập, tuần 16 và tuần 17.
Lớp trưởng đại diện lớp nhận đề cương ôn thi. Hai tiết sau ta ôn tập theo đề cương này.
Rút kinh nghiệm: 
Tuần 16. Tiết 30. Ngày soạn: Ngày dạy:
ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN HÌNH 7.
&&
MỤC TIÊU: Sau khi ôn tập xong, học sinh biết hệ thống kiến thức để chuẩn bị thi học kì I. Do đó học sinh cần được ôn, luyện tập để hiểu và biết chứng minh các bài tập có liên quan đến các kiến thức đã học
- Nhận biết, và vẽ được hai góc đối đỉnh, hai đường thẳng vuông góc
- Nhận biết, và vẽ được hai được thẳng song song.
- Vận dụng trường hợp bằng nhau để chứng minh hai tam giác bằng nhau. Hai góc bằng nhau. Hai đoạn thẳng bằng nhau. Hai đường thẳng song song. Hai đường thẳng vuông góc.
- Vận dụng tính chất hai đường thẳng song song, hai tam giác bằng nhau để tìm số đo các góc trong bài toán.
CHUẨN BỊ: 
G: Thước, thước đo góc, com pa, giáo án, hệ thống câu hỏi.
H: Thước, thước đo góc, vở ghi, vở nháp, soạn các câu hỏi ôn tập.
HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
Kiểm tra bài cũ: Kết hợp với ôn tập
(1)
(2)
G: Tính chất hai góc đối đỉnh?
H:
G: Đường trung trực của một đoạn thẳng? Tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng.
H:
G: Tính chất hai đường thẳng song song. Vẽ hình minh họa
H:
1) Hệ thống kiến thức:
1) Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau.
2) Đường trung trực của một đoạn thẳng là đường thẳng đi qua trung điểm và vuông góc với đoạn thẳng đó.
I là trung điểm của AB
d ^ AB tại I
d là đường trung trực của AB.
- Nếu điểm M nằm trên d thì MA = MB
- A và B đối xứng nhau qua d
3) Tính chất hai đường thẳng song song:
G: Nêu các dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song. Vẽ hình minh họa
H:
G: Nêu các quan hệ từ vuông góc đến song song
H:
G: Định lý tổng ba góc trong một tam giác
H:
G: Nêu định lý về góc trong tam giác vuông.
H:
G: Định lý góc ngoài của tam giác.
H:
G: Nêu các trường hợp bằng nhau của hai tam giác, của hai tam giác vuông.
4) Các dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song.
Một đường thẳng cắt hai đường thẳng a và b, trong các góc tạo thành có 
- Một cặp góc so le trong bằng nhau, hoặc 
- Một cặp góc đồng vị bằng nhau, hoặc
- Một cặp góc trong cùng phía bù nhau
Thì a và b song song với nhau.
5) Quan hệ từ vuông góc đến song song.
Nếu a ^ c và b ^ c thì a // b
Nếu a // b và a ^ c thì b ^ c
Nếu a // c và b // c thì a // b
6) Tam giác:
Tổng ba góc trong một tam giác bằng 1800 
Trong tam giác vuông có một góc vuông, có hai góc nhọn phụ nhau
Trong một tam giác, mỗi góc ngoài bằng tổng hai góc trong không kề với nó.
7) Tam giác bằng nhau.
G: Cho học sinh đọc bài 1
Bài 1: Cho DABC có góc A = 280, góc B = 520 tìm góc C?
G: Cho học sinh giải thích 
H:
G: Cho hình vẽ sau , hãy tìm số đo của góc AIB?
H: 
2) Bài tập:
Bài 1: 
Trong DABC có:
Góc A + góc B + góc C = 1800 
280 + 520 + góc C = 1800 
Góc C = 1800 – (28 + 52)0 = 1000 
Bài 2: Vẽ đường thẳng c, sao cho c // a
Vì a // b và c // a nên c // b
Vì a // c nên góc I1 = góc A = 300 (s.l.t)
Vid c // b nên góc I2 + góc B = 1800 
Góc I2 = 180 – góc B = 1800 – 1200 = 600 
Góc AIB = góc I1 + góc I2 = 300 + 600 
 Vậy góc AIB = 900 
Dặn dò: Tiết sau, tiếp tục luyện tập để chuẩn bị thi học kì I
Rút kinh nghiệm: 
Tuần 17. Tiết 31. Ngày soạn: Ngày dạy:
ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN HÌNH 7 (tiếp theo).
&&
MỤC TIÊU: Sau khi ôn tập xong, học sinh biết hệ thống kiến thức để chuẩn bị thi học kì I. Do đó học sinh cần được ôn, luyện tập để hiểu và biết chứng minh các bài tập có liên quan đến các kiến thức đã học
- Nhận biết, và vẽ được hai góc đối đỉnh, hai đường thẳng vuông góc
- Nhận biết, và vẽ được hai được thẳng song song.
- Vận dụng trường hợp bằng nhau để chứng minh hai tam giác bằng nhau. Hai góc bằng nhau. Hai đoạn thẳng bằng nhau. Hai đường thẳng song song. Hai đường thẳng vuông góc.
- Vận dụng tính chất hai đường thẳng song song, hai tam giác bằng nhau để tìm số đo các góc trong bài toán.
CHUẨN BỊ: 
G: Thước, thước đo góc, com pa, giáo án, hệ thống câu hỏi.
H: Thước, thước đo góc, vở ghi, vở nháp, soạn các câu hỏi ôn tập.
HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
Kiểm tra bài cũ: Kết hợp với ôn tập
(1)
(2)
G: Cho học sinh đọc bài 1
Bài 1: Cho DABC có AB = AC, gọi H là trung điểm của BC. Chứng minh 
a) DABH = DACH; b) AH ^ BC
c) Từ H vẽ HM ^ AB, HN ^ AC, (M ÎAB, N ÎAC). Chứng minh HM = HN
G: Tóm tắt đề bài.
H:
G:vẽ hình 
H:
G: Hãy chứng minh DABH = DACH
H:
Bài 1: 
GT DABC, AB = AC, H là trung điểm của 
 BC, HM ^ AB tại M, HN ^ AC tại N
 Vẽ HM ^ AB tại M, HN ^ AC tại N
KL a) DABH = DACH ; b) AH ^ BC
 c) HM = HN
Chứng minh: 
a) Xét hai tam giác ABH và ACH có:
AB = AC (giả thiết)
AH là cạnh chung
BH = CH ( do H là trung điểm của BC)
Vậy DABH = DACH (c-c-c) (đpcm)
G: Để chứng minh AH vuông góc BC, em phải làm sao?
H:
G: Hãy vẽ thêm các đoạn HM và HN
H:
G: làm thế nào để chứng minh HM = HN
H:
b) Ta có: DABH = DACH (c.m.t)
Þ góc AHB = góc AHC (1) (hai góc tương ứng)
Mà góc AHB + góc AHC = 1800 (2) (kề bù) 
Từ (1) và (2) Þ góc AHB = 900 
Vậy AH ^ BC. (đpcm)
c) Xét Dvuông BHM và Dvuông CHN có:
BH = CH (c.m.t)
Góc B = góc C( do DABH = DACH)
Vậy DBHM = DCHN (cạnh huyền – góc nhọn)
Þ HM = HN (hai cạnh tương ứng) (đpcm)
G: Cho học sinh đọc bài 2
Bài 2: 
Cho DABC (AB ¹ AC), M là trung điểm của BC. Trên tia đối của tia MA lấy điểm D sao cho M là trung điểm của AD. Chứng minh
a) DAMB = DDMC, b) AB // DC
G: Hãy vẽ hình, sau đó tóm tắt đề bài.
H:
G: Hãy chứng minh DAMB = DDMC
H:
G: Làm thế nào chứng minh AB // DC?
H:
Bài 2: 
GT DABC, AB ¹ AC, M là trung điểm của
 BC, M là trung điểm của AD
KL a) DAMB = DDMC, b) AB // DC
Chứng minh: 
a) Xét DAMB và DDMC có:
AM = MD (do M là trung điểm của AD)
BM = MC (do M là trung điểm của BC)
Góc AMB = góc DMC (đối đỉnh)
Vậy DAMB = DDMC (c-g-c)
b) Ta có: DAMB = DDMC (c.m.t)
Suy ra góc MAB = góc MDC (hai góc tương ứng)
Suy ra AB // CD (do có cặp góc so le trong bằng nhau)
Bài 3: Cho AB // CD và AC // BD. Chứng minh AB = DC, AC = BD
G: Cho học sinh đọc và vẽ hình bài 3
H:
G: yêu cầu HS chứng minh.
Bài 3: 
Chứng minh: 
Vẽ đoạn thẳng AD
Vì AB // CD Þ góc BAD = góc CDA
Vì AC // BD Þ góc CAD = góc BDA
Xét hai tam giác ABD và DCA có:
AD là cạnh chung
Góc BAD = góc CDA (c.m.t)
Góc BDA = góc CAD (c.m.t)
Suy ra DABD = DDCA (g-c-g)
Suy ra AB = CD (hai cạnh tương ứng)
AC = BD (hai cạnh tương ứng)
Dặn dò: Về nhà, các em cần phải ôn, luyện tập để kiểm tra học kỳ I đạt kết quả tốt.
Rút kinh nghiệm: 
Tuần 18 và 19. Tiết 32 (hình), tiết 39 (đại) Ngày soạn:
THI HỌC KÌ I MÔN TOÁN 7.
&&
MỤC TIÊU: Thu thập thông tin, để đánh giá xem học sinh có đạt chuẩn về kiến thức, kỹ năng trong chương trình đã học hay chưa. Từ đó cần điều chỉnh PPDH và đề ra biện pháp thực hiện trong chương trình học kì II.
CHUẨN BỊ: 
G: Ma trận và đề kiểm tra
H: Ôn tập và hệ thống các kiến thức đã học
HÌNH THỨC RA ĐỀ: Trắc nghiệm 30% và tự luận 70% .
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I.
 Cấp độ
Chủ đề 
Nhận biết 
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Mức độ thấp
Mức độ cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Lũy thừa với số mũ hữu tỉ
Thực hiện được các phép toán lũy thừa cơ bản 
Biết so sánh hai lũy thừa với nhau
Số câu 
Số điểm
Số điểm
2
0,5
5%
1
1
10%
1
1
10%
4
2,5
25%
Số hữu tỉ
Các phép toán cộng, trừ trên tập Q, chuyển vế.
Các phép toán cộng, trừ trên Q, chuyển vế
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
0,25
2,5%
1
1
10%
2
1,25
12,5%
Tổng ba góc của tam giác
Tính các góc của một tam giác
Tính góc của tam giác đặc biệt
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
2
0,5
5%
1
0,25
2,5%
3
0,75
7,5%
Tỉ lệ thức
Biết biển đổi các tỉ lệ thức
Tìm hai số, biết một số điều kiện cho trước của tỉ lệ thức
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
0,25
2,5%
1
1
10%
2
1,25
12,5%
Các trường hợp bằng nhau của tam giác
Từ hai tam giác bằng nhau suy ra các yếu tố bằng nhau
Chứng minh hai tam giác bằng nhau, hai góc bằng nhau, hai cạnh bằng nhau
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
0,25
2,5%
1
3
30%
2
3,25
32,5%
Số thực, số vô tỉ
Tìm x dưới dấu căn bậc hai
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
0,25
2,5%
1
9,25
2,5%
Giá trị tuyệt đối của số hữu tỉ.
Biết tính giá trị tuyệt đối của một số
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
0,25
2,5%
1
0,25
2,5%
Tiên đề Ơ-clit
Nhận biết, tính chất tiên đề Ơ-clit
Số câu 
Số điểm
Tỉ lệ %
2
0,5
5%
2
0,5
5%
Tổng:
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ%
8
2
20%
4
1
10%
3
5
50%
1
1
10%
1
1
10%
17
10
100%

Tài liệu đính kèm:

  • docCHUONG II HINH 7.doc