Giáo án Hình học 7 - Tiết 11: Từ vuông góc đến song song (2 tiết)

Giáo án Hình học 7 - Tiết 11: Từ vuông góc đến song song (2 tiết)

I- MỤC TIÊU:

- Kiến thức: + HS hiểu hai đường thẳng cùng vuông góc hoặc cùng song song với một đường thẳng thứ 3 thì song song với nhau.

 + HS hiểu được nếu một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì nó cũng vuông góc với đường thẳng còn lại.

- Kỹ năng: + Nhận biết hai đường thẳng song song.

 + Vẽ đường thẳng vuông góc với hai đường thẳng song song.

 + Biết ghi giả thiết, kết luận dưới dạng kí hiệu toán học.

 + Phát biểu chính xác 3 tính chất.

- Thái độ: đo và vẽ chính xác.

II- CHUẨN BỊ:

- GV: thước đo độ, êke, thước thẳng.

- HS: thước đo độ, êke.

III- PHƯƠNG PHÁP: luyện tập thực hành, trực quan, đặt và giải quyết vấn đề.

IV- TIẾN TRÌNH:

1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện lớp 7A1:

 7A2:

 7A3:

2 Kiểm tra bài cũ:

 

doc 4 trang Người đăng danhnam72p Lượt xem 585Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 7 - Tiết 11: Từ vuông góc đến song song (2 tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 6
Tiết: 11
ND: 23/09/2009
 TỪ VUÔNG GÓC ĐẾN SONG SONG
MỤC TIÊU:
- Kiến thức: + HS hiểu hai đường thẳng cùng vuông góc hoặc cùng song song với 	 một đường thẳng thứ 3 thì song song với nhau.
 + HS hiểu được nếu một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì nó cũng vuông góc với đường thẳng còn lại. 
- Kỹ năng: + Nhận biết hai đường thẳng song song.
	 + Vẽ đường thẳng vuông góc với hai đường thẳng song song.
	 + Biết ghi giả thiết, kết luận dưới dạng kí hiệu toán học.
	 + Phát biểu chính xác 3 tính chất.
Thái độ: đo và vẽ chính xác.
CHUẨN BỊ:
GV: thước đo độ, êke, thước thẳng.
HS: thước đo độ, êke.
PHƯƠNG PHÁP: luyện tập thực hành, trực quan, đặt và giải quyết vấn đề.
TIẾN TRÌNH:
Ổn định tổ chức: Kiểm diện lớp 7A1:	
 7A2:	
 7A3:	
Kiểm tra bài cũ: 	
- Phát biểu dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song?	(5 đ)
- Phát biểu tính chất của hai đường thẳng song song?	(5 đ)
- Gọi học sinh trả lời.
- Học sinh nhận xét, góp ý.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá và chấm điểm học sinh.
- Giáo viên củng cố dấu hiệu nhận biết và tính chất của hai đường thẳng song song.
- Nếu đường thẳng c cắt hai đường thẳng a và b sao cho trong các góc tạo thành có 1 cặp góc so le trong bằng nhau (hoặc một cặp góc đồng vị bằng nhau) thì a//b.
- Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì:
	+ Hai góc so le trong bằng nhau.
	+ Hai góc đồng vị bằng nhau.
	+ Hai góc trong cùng phía bù nhau.
Bài mới:	
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Giáo viên vẽ hình rồi nêu câu hỏi:
- GV: em hãy nhận xét mối quan hệ giữa đường thẳng a và đường thẳng c?
- HS: a^b
- GV: em hãy nhận xét mối quan hệ giữa đường thẳng b và đường thẳng c?
- HS: b^c. 
- GV: theo các em thì a và b có quan hệ như thế nào với nhau?
- HS: a//b
- GV: do đâu mà em khẳng định a//b?
- HS: vì có cặp góc so le trong bằng nhau là 900.
- GV: ta viết bằng ký hiệu là Þ a//b
- GV: vậy nếu hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba thì hai đường thẳng đó như thế nào với nhau?
- HS: Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau.
- GV: vậy nếu lật ngược vấn đề. Giả sử cho trước a//b và c^a thì c như thế nào với b?
- HS: c^b.
- GV: vậy viết ký hiệu tính chất này như thế nào?
- HS: Þ c^b
- GV: vậy phát biểu bằng lời tính chất này như thế nào?
- HS: Nếu một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì nó cũng vuông góc với đường thẳng kia.
GV nêu vấn đề: cho đường thẳng d (giáo viên vẽ lên bảng)
- GV : em vẽ đường thẳng d’ song song với d.
- Giáo viên gọi học sinh lên bảng vẽ.
- GV: em hãy vẽ tiếp đường thẳng d’’ song song với d.
- GV: hãy nhận xét mối quan hệ giữa d’ và d’’?
- HS: d’//d’’
- GV: chúng ta sẽ suy luận để chứng tỏ d’//d’’
Chúng ta kẻ đường thẳng a sao cho a^d.
- GV: đường thẳng a có vuông góc với d’? vì sao?
- HS: Þ a^d’ (tính chất 2)
- GV: đường thẳng a có vuông góc với d’’’? vì sao?
- HS: Þ a^d’’ (tính chất 2)
- GV: a^d’ và a^d’’ vậy ta suy ra điều gì?
- HS: d’//d’’ (theo tính chất 1)
- Vậy viết ký hiệu tính chất này như thế nào?
- HS: Þ d’//d’’
- GV: vậy em nào phát biểu được tính chất 3?
- HS: Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với một đường thẳng thứ 3 thì chúng song song với nhau.
- GV: Khi đó ba đường thẳng d, d’, d’’ vuông góc với nhau từng đôi một ta nói ba đường thẳng vuông góc và ký hiệu là d//d’//d’’.
Quan hệ giữa tính vuông góc và tính song song:
a) Tính chất 1:
 ?1
 Þ a//b
Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau.
b) Tính chất 2:
 Þ c^b
Nếu một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì nó cũng vuông góc với đường thẳng kia..
Ba đường thẳng song song:
 ?2 
 Þ d’//d’’
Tính chất 3: Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với một đường thẳng thứ 3 thì chúng song song với nhau. 
 4. Củng cố và luyện tập:
- Giáo viên yêu cầu học sinh phát biểu lại 3 tính chất?
- HS: Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau.
- HS: Nếu một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì nó cũng vuông góc với đường thẳng kia.
- HS: Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với một đường thẳng thứ 3 thì chúng song song với nhau.
Cho học sinh hoạt động nhóm làm bài tập 40 và bài tập 41 trong thời gian 3 phút.
- Giáo viên gọi bất kỳ học sinh nào trong các nhóm, yêu cầu trả lời.
- Học sinh nhận xét, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá bài làm các nhóm.
.
Bài tập 40:
Nếu thì a//b (tính chất 1)
Nếu thì c^b (tính chất 2)
Bài tập 41: 
Nếu thì b//c (tính chất 3)
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
Học thuộc thật kỹ 3 tính chất, vẽ hình minh hoạ và viết ký hiệu cho 3 tính chất đó.
Xem lại bài tập 40, 41 đã làm hôm nay.
Làm bài tập 42 SGK / 98.
Chuẩn bị bài tập 43, 44, 46, 47 phần luyện tập.
Mang thước kẻ, thước đo góc, êke.
Ôn dấu hiệu nhận biết và tính chất của hai đường thẳng song song.
RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_7_tiet_11_tu_vuong_goc_den_song_song_2_tiet.doc