I/ Mục tiêu:
- Học sinh nắm được định nghĩa và tính chất của tam giác cân, tam giác đều, tam giác vuông cân.
- Nhận biết tam giác cân, tam giác đều, tam giác vuông cân.
- Dấu hiệu nhận biết tam giác cân, tam giác đều.
II/ Phương tiện dạy học:
- GV: Thước thẳng, êke, phấn màu, compa.
- HS: Thước thẳng, compa, êke.
TuÇn 21 Ngày soạn: 15/1/2009 Ngày dạy: 23/1/2009 Tiết 35: Bài 6: TAM GIÁC CÂN I/ Mục tiêu: - Học sinh nắm được định nghĩa và tính chất của tam giác cân, tam giác đều, tam giác vuông cân. - Nhận biết tam giác cân, tam giác đều, tam giác vuông cân. - Dấu hiệu nhận biết tam giác cân, tam giác đều. II/ Phương tiện dạy học: - GV: Thước thẳng, êke, phấn màu, compa. - HS: Thước thẳng, compa, êke. III/ Tiến trình dạy học Hoạt động của GV Họat động của HS Ghi bảng Hoạt động 1: Định nghĩa Gv treo bảng phụ có vẽ tam giác ABC cân ở A lên bảng. Yêu cầu HS quan sát và nêu nhận xét về các cạnh của tam giác trên. Gv giới thiệu định nghĩa tam giác cân. Tam giác có hai cạnh bằng nhau được gọi là tam giác cân. Giới thiệu cạnh bên, cạnh đáy,góc ở đáy, góc ở đỉnh. Làm bài tập ?1 HS quan sát hình vẽ, dùng thước thẳng đo các cạnh và nêu nhận xét hai cạnh AB và AC bằng nhau. Các tam giác cân có trong hình 112 là: DADE cân ở A. AD, AE : cạnh bên, DE : cạnh đáy. ÐD, ÐE : góc đáy, ÐA : góc ở đỉnh. I/ Định nghĩa: Tam giác cân là tam giác có hai cạnh bằng nhau. A B C DABC có AB = AC gọi là tam giác cân tại A. AB; AC : cạnh bên. BC : cạnh đáy. ÐB, ÐC : góc ở đáy. ÐA : góc ở đỉnh. Hoạt động 2: Tính chất Gv nêu bài tập ?2. Yêu cầu HS giải theo nhóm. Gọi một nhóm trình bày bài giải. Qua bài toán trên, em có kết luận gì về hai góc đáy trong tam giác cân? Gv giới thiệu định lý 1. Tóm tắt định lý bằng ký hiệu? Gv giới thiệu khái niệm về định lý thuận, định lý đảo. Sau đó nêu định lý 2 là định lý đảo của định lý 1. Định lý 2 đã được chứng minh ở bài tập 44. Yêu cầu HS viết tóm tắt bằng cách dùng ký hiệu. Gv dùng ký hiệu “Û” để thể hiện hai định lý 1 và 2. DABC cân ở A Û ÐB = ÐC. Giới thiệu tam giác vuông cân bằng hình vẽ sẵn. Làm bài tập ?3 Các nhóm giải bài tập ?2. Nhóm 1 cử đại diện lên bảng trình bày bài giải. Kết luận: Trong một tam giác cân, hai góc ở đáy bằng nhau. DABC cân ở A => ÐB = ÐC. HS nhắc lại định lý 2. DABC có ÐB = ÐC => DABC cân tại A. HS nhắc lại định nghĩa, vẽ hình vào vở. Vì DABC vuông ở A => ÐB +ÐC = 90°. Vì DABC cân ở A => ÐB = ÐC. => ÐB = ÐC = 45°. II/ Tính chất : 1/ Định lý 1: Trong một tam giác cân, hai góc ở đáy bằng nhau. DABC cân ở A => ÐB = ÐC. Cm: ẻ phân giác AD của góc A.Ta có DABD = DADC vì : AD : cạnh chung. ÐBAD = ÐCAD AB = AD => ÐB = ÐC (góc tương ứng) 2/ Định lý 2: Nếu một tam giác có hai góc bằng nhau thì tam giác đó là tam giác cân. DABC có ÐB = ÐC => DABC cân tại A. DABC cân ở A Û ÐB = ÐC. 3/ Định nghĩa: Tam giác vuông cân là tam giác vuông có hai cạnh góc vuông bằng nhau. A B C Hoạt động 3: Tam giác đều Gv giới thiệu tam giác đều là tam giác có ba cạnh bằng nhau. Hướng dẫn HS vẽ tam giác đều bằng cách dùng thước và compa. Làm bài tập ?4 Qua bài tập 4 em rút ra kết luận gì? Gv giới thiệu hệ quả rút ra từ định lý 1 và 2. HS ghi định nghĩa vào vở. Vẽ tam giác đều bằng cách dùng thước và compa theo hướng dẫn của Gv. Giải bài tập ?4: DABC cân ở A =>ÐB = ÐC. DABC cân ở B =>ÐA = ÐC. do đó : ÐB = ÐC = ÐA = 60°. Trong một tam giác đều, mỗi góc bằng nhau và bằng 60°. III/ Tam giác đều: 1/ Định nghĩa: Tam giác đều là tam giác có ba cạnh bằng nhau. A B C 2/ Hệ quả: a/ Trong một tam giác đều, mỗi góc bằng nhau và bằng 60°. b/ Nếu một tam giác có ba cạnh bằng nhau thì tam giác đó là tam giác đều. c/ Nếu tam giác có một góc bằng 60° thì tam giác đó là tam giác đều. Hoạt động 4: Củng cố Nhắc lại nội dung của bài học. Làm bài tập 47 / 127. * Hướng dẫn về nhà: Học thuộc lý thuyết, làm bài tập 46; 49/ 127
Tài liệu đính kèm: