Giáo án Hình học 7 tiết 48 đến 60

Giáo án Hình học 7 tiết 48 đến 60

Tuần 26 :

Tiết 48 : LUYỆN TẬP

I/ Mục tiêu :

· Củng cố các định lí quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác.

· Rèn kĩ năng vận dụng các định lí đó để so sánh các đoạn thẳng, các góc trong tam giác.

· Rèn kĩ năng vẽ hình đúng theo yêu cầu bài toán, biết ghi giả thiết, kết luận, bước đầu biết phân tích để tìm hướng chứng minh, trính bày bài suy luận có căn cứ.

II/ Chuẩn bị :

 GV : Thước thẳng, eke, thước đo độ, phấn màu

 HS : Thước thẳng, eke, thước đo độ, phấn màu, làm bài tập tại nhà , thước com pa .

 

doc 20 trang Người đăng vultt Lượt xem 639Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 7 tiết 48 đến 60", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26 :
Tiết 48 : LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu :
Củng cố các định lí quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác.
Rèn kĩ năng vận dụng các định lí đó để so sánh các đoạn thẳng, các góc trong tam giác.
Rèn kĩ năng vẽ hình đúng theo yêu cầu bài toán, biết ghi giả thiết, kết luận, bước đầu biết phân tích để tìm hướng chứng minh, trính bày bài suy luận có căn cứ.
II/ Chuẩn bị :
 GV : Thước thẳng, eke, thước đo độ, phấn màu
 HS : Thước thẳng, eke, thước đo độ, phấn màu, làm bài tập tại nhà , thước com pa .
III/ Tiến trình lên lớp :
 1/ Ổn định lớp :
 2/ Kiểm tra bài cũ 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: KIỂM TRA VÀ CHỮA BÀI TẬP.
HS1 : Phát biểu các định lí về quan hệ giữa góc và 
 cạnh đối diện trong một tam giác.
Chữa BT 3 (trang 56 SGK) 
HS2: Chữa BT 3( trang 24 SBT)
GV yêu cầu HS vẽ hình, ghi GT, KL và chứng minh.
Gv yêu cầu các Hs khác nhận bài làm của bạn.
GV đánh giá và cho điểm.
HS1 Phát biểu Định lí.
BT3 
Trong tam giác ABC có 
A + B + C = 1800
1000 + 400 + C = 1800 C = 400
Vậy A > B và C => cạnh BC là cạnh lớn nhất.
Có B = C 400 ABC là tam giác cân.
HS 2. 
 GT ABC B > 900
 D nằm giữa B và C
KL AB < AD < AC.
 * Chứng minh:
 ABC , B > 900
 D1 D1 AD > AB
Mặt khác có D2 kề bù với D1 mà 
 D1 900 D2 > C AC > AD
Vậy AB < AD < AC
Hoạt động 2: LUYỆN TẬP
Gv: Giới thiệu đề bài số 5 trang 56 SGK.
GV: tương tự BT trên . hãy chỉ ra đoạn đường nào ngắn nhất, đoạn đường nào dài nhất từ đó chỉ ra ai là người đi xa nhất.
Bài 6( trang 56 SGK).
Gv: Kết luận nào đúng?
GV yêu cầu HS trình bày suy luận có căn cứ
GV gợi ý: kéo dài Am sao cho MD = MA
Vậy để so sánh A1 và A2 ta đi so sánh góc D và góc A2 
GV: Yêu cầu 1 HS lên chứng minh.
Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà: 
- Học thuộc hai định lí quan hệ giữa gĩc và cạnh đối 
 diện trong tam giác.
- Làm BT 5,6,8 SBT trang 24,25.
- Xem trước bài “QUAN HỆ GIỮA ĐƯỜNG VUÔNG GÓC VỚI ĐƯỜNG XIỆN”
Bài 5:
HS: Theo kết quả BT trên ta có 
 DA > DB > DC . 
Vậy Hạnh đi xa nhất, Trang đi gần nhất.
Bài 6 
AC = AD + DC => AC = AD + BC
AC > BC => B > A 
Vậy kết luận c là đúng.
Bài 7 (SBT).
 GT 
 KL So sánh BAM và MAC
* Chứng minh:
 Kéo dài AM đoạn MD = AM
 Xét tam giác AMD và tam giác DMC.
 Có MB = MC (gt)
 M1 = M2 (gt) ; MA = MD (gt)
ABM = DMC (c.g.c)
 A1 = D ( gĩc tương ứng)
Và AB = DC
Tuần 27: 
Tiết 49: QUAN HỆ GIỮA ĐƯỜNG VUÔNG GÓC VÀ ĐƯỜNG XIÊN 
 ĐƯỜNG XIÊN VÀ HÌNH CHIẾU 
I/ Mục tiêu :
- Nắm đưoc khái niệm đường vuông góc, đường xiên kẻ từ một điểm nằm ngoài đường thẳng đến 
 đường thẳng đó. Khái niệm hình chiếu vuông góc của điểm, của đường xiên biết vẽ hình và chỉ 
 ra các khái niệm này trên hình vẽ. 
- Nắm vững định lý 1 về quan hệ giữa đường xiên bà hình chiếu của chúng, hiểu cách chứng minh 
 các định lý trên.
- Bước đầu H biết vận dụng hai định lý trên vào các bài tập đơn giản. 
II/ Chuẩn bị :
 GV : Thước thẳng, eke, thước đo độ, phấn màu
 HS : Thước thẳng, eke, thước đo độ, phấn màu, ôn định lý Pytago, định lý 1, 2 bài 1
III/ Tiến trình lên lớp :
 1/ Ổn định lớp :
 2/ Kiểm tra bài cũ 
 GV: Trong bể bơi, hai bạn Quỳnh và Ngân cùng xuất phát từ A. 
 Quỳnh bôi đến điểm H, Ngân bơi đến điểm B. Biết B là H 
 cùng thuộc a và AH ^ a; AB ^ a. Hỏi ai bơi xa hơn. 
Ngân bơi xa hơn Quỳnh vì trong tam giác vuông AHV có H= 1v là
 góc lớn nhất nên cạnh huyền AB là cạnh lớn nhất è AB > AH 
- Phát biểu hai định lý về quan hệ giữa góc và cạnh một tam giác. 
Nhận xét – đánh giá điểm: 
 GV: Ở hình trên AH là đường vuông góc, AB là đường xiên, HB là hình chiếu của đường xiên
 AB trên đường thẳng a. 
Bài học hôm nay giúp chúng ta tìm hiểu mối quan hệ giữa các đường vuông góc, đường 
xiên và hình chiếu của nó. 
Hoạt động của thầy – trò
Nội dung bài
G: vẽ hình. Hoạt động 1: Khái niệm  
Giới thiệu khái niệm 
+ AH là đường vuông góc kể từ A đến a 
+ H là chân đường vuông góc hay hình chiếu của A trên a. 
+ AB là đường xiên kẻ từ A đến a 
+ HB là hình chiếu của đường xiên AB trên a 
AH: Đường vuông góc 
AI: Đường xiên 
KI: hình chiếu của đường xiên AI trên a. 
Hoạt động 2: Quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên. 
GV: Cho hs làm bài 2 vẽ tiếp trên hình vẽ bài 1. từ điệm A không nằm trên a, chỉ kẻ được một đường vuông góc và vô số đường xiên đến đường thẳng a. 
GV: Hãy so sánh độ dài của đường vuông góc và 
 các đường xiên. 
GV: Cho hs đọc định lý 
GV: Gọi 1hs lên bảng vẽ hình, ghi GT – KL 
GV: Em nào có thể chứng minh định lý trên? 
GV: giới thiệu độ dài đường vuông góc AH gọi là khoảng cách từ điểm A đến đường thẳng a. 
GV: Độ dài đường vuông góc AH là khoảng cách
 từ A à a 
Hoạt động 3: Các đường xiên và hình chiếu của 
 chúng:
 Các đường xiên và hình chiếu của chúng. 
GV: yêu cầu H làm bài 4 
GV: Nhìn hình 10 diễn đạt gt của bài toán HB, HC
 là gì? 
GV: từ bài toán trên hãy suy ra quan hệ giữa các 
 đường xiên và hình chiếu của chúng. 
GV gợi ý để H nêu được nội dung định lý 2 
HS nêu nội dung định lý 2 
Giới thiệu định lý 2 – H nhắc lại định lý. 
Củng cố: 
Bài 8: AB BH < HC (định lý 2). Vậy kết luận c/ Đúng 
Bài 9: 
B nằm giữa A và C è AB < AC 
C nằm giữa A và D è AC < AD 
è AB < AC < AD 
Ta có MA < MB (định lý 1) 
è MA < MB < MC < MD (định lý 2) 
Vậy: Bạn Nam tập như vậy là đúng mục đích (hôm sau bơi xa hơn hôm trước). 
Hướng dẫn về nhà: 
Học thuộc 2 định lý, nắm vững các khái niệm 
Bài tập về nhà 10, 11, 12 sgk/60, bài 11, 12 SBT/25 
1. Khái niệm đường vuông góc đường xiên, hình chiếu của đường xiên: 
AH: Đường vuông góc 
AB: Đường xiên 
HB: Hình chiếu của AB trên a 
H: chân đường vuông góc hay H là hình
 chiếu của A trên a. 
HS: nhắc lại các khái niệm trên 
HS: làm bài 1 
2. Quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên: 
Định lý 1: 
SGK: 
GT
Ạ a
AH: đường vuông góc 
AB: đường xiên 
KL 
AH < AB 
HS: chứng minh cạnh huyền là cạnh lớn nhất trong
 tam giác vuông: AB > AH hoặc vận dụng 
 định lý Pytago để chứng minh. 
DABH vuông tại H: AB2=AH2 +HB2 
	è AB2 > AH2 
	è AB > AH 
3.Các đường xiên và hình chiếu của chúng: 
HS: HB và HC là hình chiếu của AB và AC 
a/ Nếu HB > HC thì AB > AC 
DAHB vuông tại H: AB2 = AH2 + HB2. 
DAHC vuông tại H: AC2 = AH2 + HC2. 
Có HB > HC (gt) è HB2 > HC2 è AB2 > AC2 
è AB > AC 
b/ Nếu AB > AC thì HB > Hồ Chí Minh 
có AB > AC (gt) è AB2 > AC2 è HB2 > HC2 
c/ Nếu HB = HC thì AB = AC và ngược lại. 
Có HB = HC ĩ HB2 = HC2 
ĩ AH2=HB2 = AH2+HC2. 
ĩ AB2 = AC2 ĩ AB = AC. 
+ HB > HC ĩ AB > AC 
+ HB = HC ĩ AB = AC 
Định lý 2: 
SGK 
TIẾT 51. LUYỆN TẬP.
I MỤC TIÊU.
- Củng cố các định lí quan hệ giữa đường vuông góc với đường xiên, giữa các đường xiên và hình chiếu của chúng..
- Rèn luyện kĩ năng vẽ hình theo yêu cầu của đề bài, tập phân tích để chứng minh bài toán, biết chỉ ra căn cứ của các bước chứng minh.
- Giáo dục ý thức vận dụng bài toán vào thực tiễn.
II. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: KIỂM TRA BÀI CŨ VÀ CHỮA BÀI TẬP.
A
B
C
D
E
HS1 chữa bài tập 11 SBT trang 25.
So sánh các độ dài 
AB, AC, AD, AE.
YC Học sinh phải phát biểu được định lí quan hệ giữa đường xiên và hình chiếu.
HS2: Chữa bài tập 11 trang 60 SGK.
Sau khi HS làm xong Bt GV cho HS khác nhận xét và GV chấm điểm.
HS1: vì AB vuông góc với BC tại B nên 
AB < AC.
Mặt khác: BC < BD < BE là các hính chiếu của AC, AD, AE nên suy ra 
 AB < AC < AD < AE.
HS2 
Có BC < BD suy ra C nằm giữa B và D.
Mà tam giác ABC có => nhọn
Mặt khác là hai góc kề bù
=> tù.
Xét tam giác ACD có góc ACD là góc tù => nhọn => 
=> AD > AC
LUYỆN TẬP
Bài 10 SGK trang 59.
Gv giới thiệu đề bài cho HS 
? đề bài yêu cầu điều gì? Em hãy vẽ hình, viết GT, KL của bài toán.
GV: khỏang cách từ A tới BC là đọan thẳng nào?
M thuộc BC vậy M có thể ở những vị trí nào?
Hãy xét rừng vị trí của M để chứng minh 
HS.	GT 	
 M thuộc BC
 KL 
Hạ . 
Ah là khỏang cách từ A tới BC.
TH1: Nếu thì AM = AH
Mà AH AM < AB
Nếu hoặc C Thì AM = AB
Nếu M nằm giữa B và H ( hoặc nằm giữa C và H) thì MH AM < AB.
Vậy .
Hoạt động 4 Hướng dẫn học ở nhà.
Học thuộc định lý 1,2
Làm các bài tập 13,14/SGK/60
Xem bài mới bài Quan hệ giữa ba cạnh của tam giác. Bất đằng thức tam giác.
Tiết 52 QUAN HỆ GIỮA BA CẠNH CỦA TAM GIÁC. BẤT ĐẰNG THỨC TAM GIÁC.
I. Mục tiêu
HS nắm chắc Bất đẳng thức tam giác
Vận dụng các kiến thức đã học vào các bài toán chứng minh, ứng dụng trong thực tế.
II.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
GV:SGK +thước kẻ, bảng phụ(giấy trong máy chiếu)
HS:SGK+thước kẻ , êke
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của HS
Hoạt động 1 : Bất đẳng thức tam giác
Cho HS làm bài tập ? SGK 
HS vẽ không được hình
Gv: như vậy không phải bất cứ bộ ba số nào cũng tạo thành tam giác vậy để toa thành tam giác thì cần những điều kiện gì?
Chúng ta nghiên cứu định lý
Gv: cho Hs đọc định lý:
Gv: cho HS làm bài tập ?2 
Gv hướng dẫn HS lên chứng minh.
Định ly:ù SGK/61
Ta có bất đẳng thức sau:
AB + AC >BC
AB + BC >AC
BC + AC > AB
Chứng minh:
Trên tia dối của tia BA lấy điểm D sao choAD = AC
 (1)
Mà rADC cân tại A Þ (2)
Từ (1) (2) Þ 
Trong rDBC có nên BD>BC mà BD = AB + AC vậy AB + AC > BC
Hoạt động 2 : Hệ quả bất đẳng thức
GV: từ bất đẳng thức tam giác ta suy ra:
Gv: Kết hợp định lý và hệ quả ta có:
từ bất đẳng thức tam giác ta suy ra
AB>BC-AC BC>AC-AB
AB>AC ... 
Định lý thuận : SGK/68
Chứng minh:rMOA và rMOB có:
OM chung (cạnh huyền)
 ( gt)
Þ :rMOA = rMOB ( cạnh huyền góc nhọn)
Þ MA = MB.
Hoạt động 3: Định lý đảo
Gv cho HS xét bài toán sau:
Gv yêu cầu HS đọc bài toán SGK/69 và vẽ hình lên bảng.
GV đưa ra định lý đảo SGK/69
Gv nói điểm M cách đều hai cạnh Ox và Oy ta cần chứng minh M thuộc tia phân giác của góc xOy.
? em nào chứng minh được?
Định lý đảo: SGK/69
Chứng minh:
Xét rMOA và rMOB có:
OM chung
MA = MB (gt)
Þ rMOA = rMOB ( cạnh huyền và cạnh góc vuông)
Þ hay M là tia phân giác của góc xOy.
Hoạt động 4 Hướng dẫn học ở nhà.
Học thuộc điểm thuộc tia phân giác của tam giác, tính chất của nó
Làm các bài tập 34,35/SGK/71.
Tiết sau các em Luyện tập.
TIẾT 57 LUYỆN TẬP.
I MỤC TIÊU
Củng cố lại Đ/Lí thuận và đảo về tính chấttia phân giác của một góc và tập hợp các điểm nằm bên trong góc, cách đều hai cạnh của một góc.
Vận dụng các định lí trên để tìm tập hợp các điểm cách đều hai đường thẳng cắt nhau và giải bài tập.
Rèn luyện kĩ năng vẽ hình, phân tích và trình bày cách chứng minh.
II/CHUẨN BỊ.
Gv. Thước thẳng có chia khoảng, hai thước lề, com pa,eke
Một miếng bìa cứng có dạng một góc,phiếu học tập cho hs.
HS. Thước thẳng có chia khoảng, hai thước lề, com pa,eke
Mỗi HS có một miếng bìa cứng có dạng một góc,phiếu học tập 
III CÀC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1; KIỂM TRA BÀI CŨ.
HS1 Vẽ góc xOy, dùng thước hai lề để vẽ tia phân giác của góc xOy.
Phát biểu tính chất các điểm trên tia phân giác của một góc.
HS2. Chữa BT 42 Tr 29 SBT.
Gọi 1HS đọc đề bài 
YC Vẽ hình, viết GT, KL.
GV hỏi thêm: Nếu tam giác ABC bất kì thì bài toán trên cón đúng không?
HS1
HS phát biểu Đ/L 
HS2
Giải thích: 
Điểm D cách đều hai cạnh của góc B nên D phải thuộc tia phân giác của góc B, và D cũng thuộc tia trung tuyến AM => D là giao điểm trung tuyến AM với BE.
Hoạt động 2; LUYỆN TẬP.
Bài 33 SGK tr 70.
Gv giới thiệuđề bài.
Vẽ hình, gợi ý và HD HS chứng minh bài toán.
góc tOt’ bằng 900 
Yc Hs trình bày miệng
Gv hướng dẫn vẽ hình.
Hãy kể tên các cặp góc kề bù khác trên hình và tính chất các tia phân giác của chúng.
Vậy Ot và Os là hai tia như thế nào?,tương tự với Ot’ và Os’
Bài 34 Tr71 SGK.
(Gv giới thiệu đề bài)
Yêu cầu HS đọc đề bài và viết Gt, KL.
yêu cầu HS trình bày miệng.
GV gợi ý:
Góc B bằng góc D ; AB = CD; góc A1 bằng góc C2 ta suy ra được điều gì? Từ đó đi chứng minh IA = IC; IB = ID.
Tại sao các cặp góc, cặp cạnh đó bằng nhau.?
c) chứng minh 
HS2
HS .
GT 
KL a) BC = AD
 IA = IC; IB = ID
Hoạt động 3; HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
Oân lại hai định lí về tính chất tia phân giác của một góc, khái niệm về tam giác cân, trung tuyến của tam giác.
Bài tập về nhà số 44 SBT trang 29
TIẾT 58 TÍNH CHẤT BA ĐƯỜNG PHÂN GIÁC CỦA TAM GIÁC
I MỤC TIÊU.
HS hiểu khái niệm đường phân giác của tam giác và biết được mỗi tam giác có ba đường phân giác.
Hs chứng minh được định lí : “Trong một tam giác cân đường phân giác xuất phát từ đỉnh đồng thời là trung tuyến ứng với cạnh đáy”
Qua thực hành gấp giấy và suy luận chứng minh được ba đường phân giác cùng đi qua một điểm
II CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.
Gv: một tam giác bằng bìa mỏng để gấp hình
 Thước hai lề, eke, compa
HS: Mỗi HS chuẩn bị một tam giác bằng giấy để gấp hình
 Thước hai lề, eke, compa.
III CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1; KIỂM TRA BÀI CŨ
VG giới thiệu đề trắc nghiệm. 
Xem xét các mệnh đề sau đây đúng hay sai
Bất kì điển nào thuộc tia phân giác của một góc cũng cách đều hai cạnhcủa góc đó.
Bất kì điểm nào cách đều hai cạnh của một góc cũng nằm trên tia phân giác của góc đó.
Hai tia phân giác hai góc ngoài của một tam giác và phân giác của góc thứ ba cùng đi qua một điểm.
Hai tia phân giác của hai góc bù nhau thì vuông góc với nhau.
HS2: làm BT: cho tam giác ABC ( AB = AC). Vẽ tia phân giác của góc BAC và cằt BC tại M. Chứng minh MB = MC.
HS1 
đúng.
sai.
đúng
sai.
Sủa lại: hai tia phân giác của hai góc kề bù thì vuông góc với nhau.
Hoạt động2 ; ĐƯỜNG PHÂN GIÁC CỦA TAM GIÁC.
GV giới thiệu vẽ tam giác ABC, vẽ tia phân giác của góc A cắt BC tại M
Giới thiệu đoạn thẳng AM là đường phân giác của tam giác ABC.
GV sử dụng bài toán 2Hỏi
Trong một tam giác cân đường phân giác xuất phát từ đình đồng thời lả đường gì của tam giác?
Hs trả lời theo tính chất của tam giác cân.
GV? Một tam giác có mấy đường phân giác.
HS.
Trong một tam giác cân, đường phân giác xuất phát từ đỉnh đồng thời là đường trung tuyến ứng với cạnh đáy.
Hoạt động 3; TÍNH CHẤT BA ĐƯỜNG PHÂN GIÁC CỦA TAM GIÁC.
Yêu cầu HS làm ?1. 
GV? Em có nhận xét gì về ba nếp gấp này?
Đó chính là tính chất của ba đường phân giác của tam giác.
HS đọc ĐL Tr 723 SGK.
 Ta sẽ chứng minh IA là tia phân giác của góc A và I cách đều ba cạnh của tam giác ABC.
GV yêu cầu HS làm ?2 viết Gt, Klcủa định lí.
HS tự chứng minh định lí theo SGK
Gv có thể gợi ý thêm:
I thuộc phân giác BE của góc B thì ta có điều gì?
I cũng thuộc phân giác CF của góc C thì ta có điều gì?
 BE là phân giác 
GT CF là phân giác 
KL AI là phân giác 
 IH = IK = IL
Hoạt động 4: CỦNG CỐ, LUYỆN TẬP.
Gv phát biểu lại định lí tính chất ba đường phân giác của tam giác.
GV yêu cầu HS làm Bt 36(tr72 SGK).
 Hảy nêu GT, KL của bài toán.
GT;
KL:
 I là điểm chung của ba đường phân giác của tam giác.
Hoạt động 5 Hướng dẫn học ở nhà
- Học thuộc định lí tính chất ba đường phân giác của tam giác và tính chất tam giác cân.
- Bài tập về nhà: số 37, 39, 43 SGK tr 72,73
TIẾT 59 	LUYỆN TẬP.
I MỤC TIÊU.
Củng cố các định lí về tính chất ba đường phân giác của tam giác, tính chất ba đướng phân giác của góc, tính chất ba phân giác của tam giác cân, tam giác đều.
Rèn luyện kỉ năng vẽ hình, phân tích và chứng minh bài toán. Chứng minh một dấu hiệu nhận biết tam giác cân.
HS thấy được ứng dụng thực tế Tính chất của ba đường phân giác của tam giác.
II CHUẨN BỊ:
GV: - Các loại dụng cụ dạy học như thước thẳng, compa, thước hai lề
	Chuẩn bị cho mỗi nhóm một phiếu học tập.
HS: - Thẳng, compa, thước hai lề, eke 
	Chia lớp thành 4nhóm 
III CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
Hoạt dộng 1: KIỂM TRA VÀ CHỮA BÀI TẬP.
HS1 Chửa BT 37 trang 72 SGK.
VG hướng dẫn thêm cho HS vẽ hình.
Sau khi vẽ hình xong YC HS giải thích tại sao điểm K cách đều ba cạnh của tam giác.
HS2: 
Chữa Bt 39 SGK trang 73.
Gọi HS vẽ hình, viết GT, KL của bài toán.
GV hỏi thêm: Điểm D có cách đều ba cạnh của tam giác ABC hay không?
Gv nhận xét và chấm điểm cho 2 HS.
HS 1
Vẽ hình
HS2: 
GT 
KL 
 b) So sánh 
Chứng minh:
a) Xét tam giác ABD và tam giác ACD có: 
 AD là cạnh chung
=> (c.g.c)	(1)
Từ (1) ta suy racân =>
Hoạt động 2; LUYỆN TẬP.
BÀI 40 TR 37 sgk
(Gv giới thiệu đề bài toán)
Gv? Trọng tâm của tam giác là gì?
Làm thế nào để xác định được điểm G.
Còn điểm I xác định bằng cách nào?
Y/C cả lớp vẽ hình và viết GT,KL.
Tam giác ABC cân tại A vậy phân giác AM của tam giác đồng thời là đường gì?
Tại sao A, G, I thẳng hàng.
Bài 42 SGK tr73
Hs đọc đề bài.
Định lí yêu cầu chứng minh điều gì?
Gv hướng dẫn vẽ hình:
Kéo dài AD một đoạn sao cho DA’
Gọi một HS lên bảng trình bày.
Bài toán này có thể giải theo cách khác., các em về nhà tham khảo cách giải 2
GT 
 Cho tam giác ABC
 AB =AC.
G là trọng tâm tam giác
I là giao điểm của ba đường phân giác
KL A, G, I thẳng hàng.
Chứng minh:
Vì tam giác ABC cân tại A nên phân giác AM của tam giác đồng thời là trung tuyến
G là trọng tâm của tam giác nên G thuộc AM., I là giao của các đường phân giác nên I cũng thuộc AM
=> A, G, I thẳng hàng.
GT 
KL cân
Chứng minh:
Xét tam giác ADB và tam giác A’DC có AD = A’D (cách vẽ)
DB = DC (gt)
Và AB = A’C.
Hoạt động 3: HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ.
Tiết 60 TÍNH CHẤT ĐƯỜNG TRUNG TRỰC CỦA MỘT ĐOẠN THẲNG
I MỤC TIÊU:
 HS hiểu và chứng minh được hai định lý đặc trưng của đường trung trực một đoạn thẳng
HS biết vẽ đường trung trực của một đoạn thẳng bằng thước và compa.
Bước đầu biết dùng định lý này để làm bài tập đơn giản,
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.
Gv: Thước thẳng, eke, thước đo độ, phấn màu.
Hs: Thước thẳng, eke, thước đo độ, phấn màu.
III. HỌAT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động 1: Bài cũ
Gv ? Thế nào là đường trung trực của đoạn thẳng?
Cho đoạn thẳng AB hãy dùng thước và êke có chia khoảng cách xác định đường trung trực của đoạn thẳng AB?
HS lên bảng trả lời câu hỏi và xác định đường trung trực của đoạn thẳng AB.
Hoạt động 2:Định lý về tính chất các điểm thuộc đường trung trực
Gv: cho HS thực hành
Thực hành gấp giấy
Định lý 1 ( định lý thuận)
Gv giới thiệu định lý thuận
Thực hành gấp giấy
Định lý 1 ( định lý thuận)/SGK/74
HS tư chứng minh( xem như một bài tập)
Hoạt động 3: Định lý đảo
Gv nêu định lý đảo, HS đọc định lý 2 lần và suy nghĩ vẽ hình ghi gt, kl
GV ta xét trường hợp:
 MAB vàM AB
? Em nào chứng minh được trường hợp 1
? Em nào chứng minh được trường hợp 2
HS đọc định lý 2 lần
Chứng minh:
MAB vì MA = MB nên M là trung điểm của AB ÞM đường trung trực của đoạn thẳng AB.
 M AB ta nối M với I ( I là trung điểm AB) khi đó ta có: rMAI = rMBI (c.c.c) Þ mặt khác nên . Vậy MI là đương trung trực cua đoạn thẳng AB.
Hoạt động 4 Hướng dẫn học ở nhà
- Học thuộc định lí tính chất ba đường trung trực của đoạn thẳng.
- Bài tập về nhà: số 45,46,47 SGK tr 76

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 26 toan 7 hh.doc