Tiết 60: Hình học 7
TÍNH CHẤT ĐƯỜNG TRUNG TRỰC CỦA MỘT ĐOẠN THẲNG
I/ Mục tiêu: HS hiểu và chứng minh được hai định lý đặc trưng của đường trung trực.
HS biết cách vẽ đường trung trực của một đoạn thẳng, xác định được trung điểm của đoạn thẳng bằng thước và com pa.Bước đầu biết vận dụng định lý để làm các bài toán đơn giản.
II/ Chuẩn bị: -GV vi tính,thước kẻ,com pa, ê ke
-HS tờ giấy mỏng có một mép là đoạn thẳng, thước kẻ com pa, ê ke
Tiết 60: Hình học 7 TÍNH CHẤT ĐƯỜNG TRUNG TRỰC CỦA MỘT ĐOẠN THẲNG I/ Mục tiêu: HS hiểu và chứng minh được hai định lý đặc trưng của đường trung trực. HS biết cách vẽ đường trung trực của một đoạn thẳng, xác định được trung điểm của đoạn thẳng bằng thước và com pa.Bước đầu biết vận dụng định lý để làm các bài toán đơn giản. II/ Chuẩn bị: -GV vi tính,thước kẻ,com pa, ê ke -HS tờ giấy mỏng có một mép là đoạn thẳng, thước kẻ com pa, ê ke III/ Tiến trình dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Kiểm tra bài cũ: Thế nào là đường trung trực của đoạn thẳng. Cho đoạn thẳngAB,hãy dùng thước chia khoảng,êke vẽ đường trung trực của đoạn thẳng AB. Đặt vấn đề: Trên đường trung trực của đoạn thẳng AB ta lấy điểm M nối MA,MB em có nhậ xét gì về độ dài MA và MB? Ta đã biết vẽ trung trực của đoạn thẳng bằng thước chia khoảng và eke Vậy ta có thể dùng thước và com pa để vẽ trung trực của đoạn thẳng hay không? Đó là nội dung bài học mới. I/ Định lý về tính chất các điểm thuộc đường trung trực. a/ Thực hành như sách giáo khoa. Khi lấy điểm M nằm trên đường trung trực của AB ta đã chứng minh được MA =MB.Vậy điểm nằm trên trung trực của một đoạn thẳng có tính chất gì? Đó là nội dung của định lý 1 ( định lý thuận sgk) II/ Định lý đảo: Em hãy thành lập mệnh đề đảo của định lý trên. GV vẽ hình yêu cầu HS thực hiện ?1 Em hãy chứng minh định lý đó. Từ hai định lý trên kết hợp lại ta có kết luận gì? III/ Ứng dụng : Dựa trên tính chất cách đều hai đầu mút của một đoạn thẳng ta có thể vẽ đường trung trực của đoạn thẳng bằng thước và compa. Vẽ đoạn thẳng AB vẽ (A) bán kính lớn hơn nữa AB. tương tự vẽ (B) bán kính như trên hai đường tròn cắt nhau tại hai điểm ,vẽ đường thẳng đi qua hai điểm đó là đường trung trực của đoạn AB Cũng cố: Bài 1: GV yêu cầu HS vẽ đường trung trực AB bằng thước và com pa làm bài số 44 sgk Bài 46 sgk HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: Học thuộc địng lý,vẽ thành thạo đường trung trực của đoạn thẳng. Ôn lại khi nào thì hai điểm A và B đối xứng nhau qua đường thẳng xy. Làm các bài tập 47;48;51 (sgk) Một HS lên bảng Cả lớp vẽ hình trên giấy nháp. Ta có thể chứng minh đượcMA=MB vì có hai hình chiếu bằng nhau hoặc DMIA = DMIB HS 1 gấp theo hình 41b HS 2 gấp theo hình 41c Khi gấp hai khoảng cách này trùng nhau .Vậy MA =MB Điểm M nằm trên dường trung trực của đoạn thẳng thì cách đều hai mút của đoạn thẳng đó. HS thành lập mệnh đề đảo. HS2 chứng minh định lý đó HS3 đọc lại nhận xét (sgk) HS vẽ vào vở theo sự hướng dẫn của GV. Một HS lên bảng vẽ hình trình bày cách xác định điểm M sao cho MA =5cm HS2 lên rtình bày lời giải - HS1 lên vẽ hình viết giả thiết và kết luận của bài toán HS2 trình bày lời giải Trong tiết này sữ dụng vi tính : Trên vi tính : - Phần trình diễn trên PowerPoint nội dung bài dạy -Phần mềm hỗ trợ Sketchpad cho HS thấy rõ mọi điểm nằm trên đường trung trực thì cách đều hai đầu đoạn thẳng. Mọi điểm cách đều hai đầu doạn thẳng thì nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng đó. Dùng phần mềm Sketchpad hướng dẫn HS vẽ đường trung trực của đoạn thẳng .
Tài liệu đính kèm: