Giáo án Hình Học 9 năm 2008 - 2009 - Tiết 11, 12

Giáo án Hình Học 9 năm 2008 - 2009 - Tiết 11, 12

I. MỤC TIÊU:

 HS thiết lập được và nắm vững các hệ thức giữa cạnh và góc của một tam giác vuông.

 HS có kĩ năng vận dụng các hệ thức trên để giải một số bài tập, thành thạo việc tra bảng hoặc sử dụng máy tính bỏ túi và cách làm tròn số.

 HS thấy được việc sử dụng các tỉ số lượng giác để giải quyết một số bài toán thực tế.

II. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:

 

doc 5 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 567Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình Học 9 năm 2008 - 2009 - Tiết 11, 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:28/9/08
Ngày giảng:
Tiết 11
Đ4. một số hệ thức về cạnh
và góc trong tam giác vuông (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
	HS thiết lập được và nắm vững các hệ thức giữa cạnh và góc của một tam giác vuông.
	HS có kĩ năng vận dụng các hệ thức trên để giải một số bài tập, thành thạo việc tra bảng hoặc sử dụng máy tính bỏ túi và cách làm tròn số.
	HS thấy được việc sử dụng các tỉ số lượng giác để giải quyết một số bài toán thực tế.
II. Tiến trình dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: kiểm tra bài cũ (7 phút)
GV nêu câu hỏi kiểm tra
1 HS lên bảng vẽ hình và ghi các tỉ số lượng giác
Cho DABC có A = 900, AB = c, AC = b, BC = a
Hãy viết các tỉ số lượng giác của góc B và góc C
Hoạt động 2: 1. Các hệ thức (24 phút)
GV: Cho HS viết lại các hệ thức trên
HS: 
b = a. sinB = a. cosC
c = a. sinC = a. cosB
b = c. tgB = c. cotgC
c = b. tgC = b. cotgB
GV: Dựa vào các hệ thức trên em hãy diễn đạt bằng lời các hệ thức đó.
HS: Trong tam giác vuông, mỗi cạnh góc vuông bưàng: 
- Cạnh huyền nhân với sin góc đối hoặc nhân với cosin góc kề.
- Cạnh góc vuông kia nhân với tang góc đối hoặc nhân với côtang góc kề.
GV: Yêu cầu một vài HS nhắc lại định lý (tr86SGK)
HS đứng tại chỗ nhắc lại định lý
N
M
P
n
m
p
Bài tập: Đúng hay sai?
Cho hình vẽ
HS trả lời miệng
1) n = m. sinN
2) n = p. cotgN
1) Đúng
2) Sai: n = p. tgN hoặc n = p. cotgP
3) n = m. cosP
3) Đúng
4) n = p. sinN
4) Sai; sửa như câu 2 hoặc n = m. sinN
(Nếu sai hãy sửa lại cho đúng)
Ví dụ 1 tr86 SGK
Một HS đọc to đề bài.
B
H
A
GV yêu cầu HS đọc đề bài SGK và đưa hình vẽ lên bảng phụ.
GV: Trong hình vẽ giả sử AB là đoạn đường máy bay bay được trong 1,2 phút thì BH chính là độ cao máy bay đạt được sau 1, 2 phút đó.
- Nêu cách tính AB.
HS. có v = 500km/h
t = 1,2 phút = .
Vậy quãng đường AB dài
 (km)
- Có AB = 10km. Tính BH 
(GV gọi 1 HS lên bảng tính)
BH = AB. sin A = 10.sin300
= (km)
Vậy sau 1,2 phút máy bay lên cao được 5km.
Ví dụ 2: 
GV yêu cầu HS đọc đề bài trong khung ở đầu Đ4
Một HS đọc to đề bài trong khung
3m
B
A
C
GV gọi 1 HS lên bảng diễn đạt bài toán bằng hình vẽ, kí hiệu, điền các số đã biết
HS lên bảng vẽ hình.
- Khoảng cách cần tính là cạnh nào của DABC?
HS: Cạnh AC
- Em hãy nêu cách tính cạnh AC.
HS: Độ dài cạnh AC bằng tích cạnh huyền với cos của góc A.
AC = AB. cosA = 3cos650 ằ 1,27m
Vậy cần đặt chân thang cách tường một khoảng là 1,27m.
Hoạt động 3. Luyện tập củng cố (12 phút)
GV phát đề bài yêu cầu HS hoạt động nhóm
HS hoạt động nhóm
21cm
B
D
A
C
Bài tập: Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = 21cm, C = 400. Hãy tính các độ dài.
a) AC	b) BC
c) Phân giác BD của B
Bảng nhóm
GV: Yêu cầu HS lấy 2 chữ số thập phân
a) AC = AB. cotgC = 25,03 (cm)
b) có sinC = 
Đại diện một nhóm trình bày câu a, b
Đại diẹn một nhóm trình bày câu 
GV: Yêu cầu HS nhắc lại định lí về cạnh và góc trong tam giác vuông
HS phát biểu lại định lí tr86SGK
Hướng dẫn về nhà (2 phút)
	- Bài tập: Bài 26 tr88 SGK
	- Yêu cầu tính thêm: Độ dài đường xiên của tia nắng mặt trời từ đỉnh tháp tới mặt đất.
	- Bài 52,54 tr97 SBT
****************************************************************
Ngày soạn:28/09/08
Ngày giảng:
tiết 12
Đ4. một số hệ thức về cạnh
và góc trong tam giác vuông (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
	HS hiểu được thuật ngữ “giải tam giác vuông” là gì?
	HS vận dụng được các hệ thức trên trong việc giải tam giác vuông.
	HS thấy được việc ứng dụng các tỉ số lượng giác để giải một số bài toán thực tế.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
	GV: 	- Thước kẻ, bảng phụ.
	HS: 	- Ôn lại các hệ thức trong tam giác vuông.
	- Máy tính, bảng phụ nhóm.
II. Tiến trình dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: kiểm tra bài cũ (7 phút)
HS1: Phát biẻu định lí và viết các hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuong (có vẽ hình minh hoạ)
HS1: Phát biểu định lý và viết các hệ thức tr86 SGK
HS2: Chữa bài tập 26 tr88 SGK
HS2: Chữa bài 26 SGK
(Tính cả chiều dài đường xiên của tia nắng từ đỉnh tháp tới mặt đất)
Hoạt động 2: 2. áp dụng giải tam giác vuông (24 phút)
GV giới thiệu: Bài toàn “Giải tam giác vuông”
Vậy để giải một tam giác vuông cần biết máy yếu tố? Trong đó số cạnh như thế nào?
Ví dụ 3 tr87 SGK (Bảng phụ)
HS: Để giải một tam giác vuông cân biết hai yếu tố, trong đó phải có ít nhất một cạnh.
Một HS đọc to ví dụ 3 SGK, cả lớp vẽ hình vào vở
- Để giải tam giác vuông ABC, cần tính cạnh, góc nào? Nêu cách tính.
HS: Cần tính cạnh BC, B, C
BC ằ 9,434; tgC = 0,625 => C ằ 320
=> B ằ 580
5
A
B
8
C
GV yêu cầu HS làm ?2 SGk
HS: Tính góc C và B trước
Làm ví dụ 4 tr87 SGK (Bảng phụ)
HS trả lời miệng
7
P
O
Q
= 540; OP ằ 5,663
OQ ằ 4,114
GV đưa VD5 tr87, 88 SGK (Bảng phụ)
HS tự giải
1 HS lên bảng tính
N = 390; LN = LM, tg M = .....ằ 3,45
MN ằ 4,49
GV: Em có thể tính MN bằng cách nào khác?
HS trả lời
HS đọc Nhận xét tr88 
Hoạt động 3. Luyện tập củng cố (12 phút)
GV yêu cầu HS làm Bài tập 27 (a, b) tr88 SGK theo các nhóm, mỗi dãy làm một câu (4 dãy)
HS hoạt động theo nhóm. Vẽ hình và tính cụ thể.
Kết quả:
a) B = 600
AB = c ằ 5,774 (cm)
BC = a ằ 11, 547 (cm)
b) B = 450
AC = AB = 10 (cm)
BC = a ằ 11,142 (cm)
Sau 5 phút thì đại diện 4 nhóm trình bày 
Đại diện các nhóm trình bày bài.
HS lớp nhận xét, chữa bài.
GV qua việc giải các tam giác vuông hãy cho biết cách tìm.
- Góc nhọn
HS: Đứng tại chỗ trả lời
- Cạnh góc vuông
- Cạnh huyền
Hướng dẫn về nhà (2 phút)
	- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng giải tam giác vuông.
	- Bài tập 27 (làm lại vào vở) 28 GK và 55 -> 58 SBT. 

Tài liệu đính kèm:

  • docT11-12.doc