Giáo án Hình học Khối 7 - Tiết 12: Định lý - Năm học 2011-2012

Giáo án Hình học Khối 7 - Tiết 12: Định lý - Năm học 2011-2012

I/ Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

 - Nhận biết thế nào là một định lí (giả thiết, kết luận)

 - Nhận biết được thế nào là chứng minh một định lý

 2. Kỹ năng:

 - Phát biểu 1 tính chất thành định lý theo cấu trúc: "Nếu. thì." và chỉ ra được đâu là GT, KL của một định lí

 3. Thái độ:

 - Nghiêm túc trong học tập, tư duy lôzic

II/ Đồ dùng dạy học:

 - GV: Thước kẻ

 - HS: Thước kẻ, ê ke,

III/ Phương pháp dạy học:

 - Phương pháp dạy học phân tích

 - Phương pháp dạy học vấn đáp

IV/ Tổ chức giờ học:

 1. Ổn định tổ chức:

 2. Khởi động mở bài:

 

doc 3 trang Người đăng danhnam72p Lượt xem 461Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Khối 7 - Tiết 12: Định lý - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/9/2011
Ngày giảng: 5/10/2011
Tiết 12. Định lý
I/ Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 - Nhận biết thế nào là một định lí (giả thiết, kết luận)
 - Nhận biết được thế nào là chứng minh một định lý
 2. Kỹ năng:
 - Phát biểu 1 tính chất thành định lý theo cấu trúc: "Nếu... thì..." và chỉ ra được đâu là GT, KL của một định lí 
 3. Thái độ: 
 - Nghiêm túc trong học tập, tư duy lôzic
II/ Đồ dùng dạy học:
 - GV: Thước kẻ
 - HS: Thước kẻ, ê ke,
III/ Phương pháp dạy học:
 - Phương pháp dạy học phân tích
 - Phương pháp dạy học vấn đáp
IV/ Tổ chức giờ học:
 1. ổn định tổ chức:	
 2. Khởi động mở bài:
* Kiểm tra bài cũ (3phút)
 	? Phát biểu t/c quan hệ giữa tính vuông góc với tính //
3. HĐ1: Định lý (14phút)
	- Mục tiêu: HS nhận biết được thế nào là một định lý, ghi được GT+ KL của định lý
	- Đồ dùng: Thước thẳng
	- Tiến hành:
- Yêu cầu HS đọc phần định lý 
? Vậy thế nào là một định lý
- Yêu cầu HS làm ?1
- Gọi 3 HS đứng tại chỗ phát biểu ?1
- Yêu cầu HS lấy thêm các ví dụ về các định lý đã học
- Nhắc lại định lý "Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau"
- Yêu cầu 1 HS vẽ hình
? Định lý trên điều đã cho là gì
? Điều suy ra là gì
- GV: Trong một định lí điều cho biết là giả thiết của định lý và điều suy ra là kết luận của định lý.
? Mỗi định lý gồm mấy phần, là những phần nào
- Mỗi Định lý đều có thể phát biểu dưới dạng "Nếu...thì..."
Nằm giữa từ nếu...thì là giả thiết. Nằm sau từ thì là kết luận 
? Em hãy phát biểu tính chất 2 góc đối đỉnh dùng nếuthì...
- Yêu cầu HS viết GT, KL 
bằng kí hiệu
- Yêu cầu HS làm ?2
- Gọi 1 HS đứng tại chỗ trả lời 
- Gọi HS lên bảng vẽ hình
Lưu ý : Ghi ký hiệu cho các đường thẳng
- Yêu cầu HS ghi GT + KL
- GV nhận xét, chốt lại
- HS đọc phần định lý 
- Định lý là 1 khẳng định được suy ra từ những khẳng định được coi là đúng
- HS làm ?1
+ HS1: Hai đt phân biệt cùng vuông góc với đt thứ ba thì chúng song song với nhau
+ HS2: Một đt vuông góc với một trong hai đt song song thì nó cũng vuông góc với đt kia
+ HS3: Hai đt phân biệt cùng vuông góc với đt thứ ba thì chúng song song với nhau
- HS lấy ví dụ về định lí
- HS lắng nghe
- 1 HS lên bảng vẽ hình 
- Cho là hai góc đối đỉnh
- Phải suy ra: 
- HS lắng nghe
- Mỗi định lý gồm 2 phần:
+ Giả thiết: là những điều cho biết trước
+ Kết luận: là những điều cần suy ra
- HS lắng nghe
- Nếu hai góc đối đỉnh thì hai góc đó bằng nhau
- 1 HS lên bảng viết GT và KL
- HS làm ?2
- 1 HS đứng tại chỗ xác định phần GT và KL của định lí 
- 1 HS lên bảng vẽ hình
- HS đứng tại chỗ trình bày
- HS ghi nhớ
1. Định lý 
- Định lý là 1 khẳng định được suy ra từ những khẳng định được coi là đúng
?1
- Mỗi định lý gồm 2 phần:
+ Giả thiết: là những điều cho biết trước. Viết tắt là GT
+ Kết luận: là những điều cần suy ra. Viết tắt là KL
GT
 đối đỉnh
KL
?2
- GT: Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với đường thẳng thứ 3
- KL: Chúng song song với nhau
GT
a // c và b // c
KL
a // b
4. HĐ2: Chứng minh định lý (17phút)
	- Mục tiêu: HS nhận biết được thế nào là chứng minh một định lý
	- Tiến hành:
- GV đưa ra ví dụ
- Gọi 1 HS lên bảng vẽ hình 
- Yêu cầu HS ghi GT + KL
? Thế nào là tia phân giác của một góc 
? Om là tia phân giác của ta có điều gì
? On là tia phân giác của ta có điều gì 
? bằng bao nhiêu
- GV chốt lại các bước CM định lý
- HS quan sát ví dụ
- 1 HS lên bảng vẽ hình 
- HS ghi GT, KL 
- Tia phân giác của 1 góc là tia nằm giữa 2 cạnh của góc và tạo với 2 cạnh đó 2 góc kề bằng nhau.
- 
- 
- HS ghi nhớ
2. Chứng minh định lí 
* Ví dụ: Chứng minh định lí: Góc tạo bởi hai tia phân giác của hai góc kề bù là góc vuông
GT
Om là tia pgiác của 
On là tia pgiác của 
KL
 * Chứng minh:
- Om là tia phân giác của ta có: 
- On là tia phân giác của ta có:
5. HĐ3: Củng cố (9phút)
	- Mục tiêu: HS chỉ ra được đâu là GT, KL của một định lí 
	- Tiến hành:
- GV yêu cầu HS làm bài 49
- gọi 2 HS lên bảng làm
- Gọi HS khác cho nhận xét
- GV chốt lại
- HS đọc và làm bài 49
- 2 HS lên bảng làm
- HS khác cho nhận xét
- HS lắng nghe
3. Luyện tập
Bài 49 ( SGK - 101 )
a,
GT: Một đường thẳng cắt 2 đường thẳng sao cho có một cặp góc so le trong bằng nhau
KL: hai đường thẳng đó song song
b, 
GT: Một đường thẳng cắt 2 đường thẳng song song
KL: Hai góc so le trong bằng nhau
 6. Tổng kết và hướng dẫn về nhà (2phút)
 - Học thuộc định lý là gì? Phân biệt giả thiết, kết luận của định lý.
 - Nắm được các bước CM 1 định lý (3 bước)
 - BTVN: Bài 50b, 52, 53 ( SGK - 101)
 - HD: Bài 50: b) Làm tương tự như ?2 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_khoi_7_tiet_12_dinh_ly_nam_hoc_2011_2012.doc