Giáo án Hình học Khối 7 - Tiết 6: Hai đường thẳng song song - Năm học 2011-2012

Giáo án Hình học Khối 7 - Tiết 6: Hai đường thẳng song song - Năm học 2011-2012

I/ Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

 - HS tái hiện lại khái niệm 2 đường thẳng song song, vị trí của hai đường thẳng phân biệt

 - HS nhận biết được dấu hiệu: Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng a và b sao cho có một cặp góc so le trong bằng nhau thì a song song b

 2. Kỹ năng:

 - HS vẽ được một đường thẳng đi qua một điểm nằm ngoài đường thẳng cho trước và song song với đường thẳng ấy theo hai cách bằng eke

 - HS sử dụng được eke và thước thẳng hoặc chỉ dùng ê ke vẽ hai đường thẳng song song

 3. Thái độ:

 - Nghiêm túc, cẩn thận khi vẽ hình

II/ Đồ dùng dạy học:

 - GV: Thước kẻ, ê ke, bảng phụ ( SGK - 90 )

 - HS: Thước kẻ, ê ke

III/ Phương pháp dạy học

 - Phương pháp vấn đáp

 - Phương pháp thảo luận nhóm

 - Phương pháp quan sát

 

doc 3 trang Người đăng danhnam72p Lượt xem 294Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Khối 7 - Tiết 6: Hai đường thẳng song song - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/9/2011
Ngày giảng: 15/9/2011
Tiết 6. Hai đường thẳng song song
I/ Mục tiêu:
 1. Kiến thức:
 - HS tái hiện lại khái niệm 2 đường thẳng song song, vị trí của hai đường thẳng phân biệt
 - HS nhận biết được dấu hiệu: Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng a và b sao cho có một cặp góc so le trong bằng nhau thì a song song b
 2. Kỹ năng:
 - HS vẽ được một đường thẳng đi qua một điểm nằm ngoài đường thẳng cho trước và song song với đường thẳng ấy theo hai cách bằng eke
 - HS sử dụng được eke và thước thẳng hoặc chỉ dùng ê ke vẽ hai đường thẳng song song
 3. Thái độ: 
 - Nghiêm túc, cẩn thận khi vẽ hình
II/ Đồ dùng dạy học:
 - GV: Thước kẻ, ê ke, bảng phụ ( SGK - 90 )
 - HS: Thước kẻ, ê ke
III/ Phương pháp dạy học
 - Phương pháp vấn đáp
 - Phương pháp thảo luận nhóm
 - Phương pháp quan sát
IV/ Tổ chức giờ học.
 1. ổn định tổ chức:
 2. Khởi động mở bài:
	* Kiểm tra bài cũ (5phút)
? Nêu tính chất góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng
- GV nhận xét và cho điểm
- 1 HS lên bảng trả lời
 3. Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Nhắc lại kiến thức lớp 6 (6phút)
	- Mục tiêu: HS tái hiện lại khái niệm 2 đường thẳng song song, vị trí của hai đường thẳng phân biệt
	- Tiến hành:
? Thế nào là hai đường thẳng song song
? Nêu vị trí của hai đường thẳng phân biệt
? Cho đường thẳng a và đường thẳng b muốn biết hai đường thẳng a, b có song song với nhau không làm thế nào 
- Hai đường thẳng song song là hai đường thẳng không có điểm chung
- Hai đường thẳng phân biệt thì hoặc song song hoặc cắt nhau
+ Có thể ước lượng bằng mắt nếu đường thẳng a, b không cắt nhau thì song song
+ Dùng thước kéo dài nếu chúng không cắt nhau thì song song
1. Nhắc lại kiến thức lớp 6
HĐ2: Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song (15phút)
	 - Mục tiêu: HS nhận biết được dấu hiện nhận biết hai đường thẳng song song, dùng kí hiệu để diễn đạt dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song
	- Đồ dùng: Bảng phụ 
	- Tiến hành:
- GV treo bảng phụ 
? Đoán xem các đường thẳng nào song song với nhau
? Có nhận xét gì về số đo các góc cho ở hình a, b, c
? Vậy hai đường thẳng song song với nhau khi chúng phải thoả mãn yếu tố gì
- Yêu cầu HS đọc tính chất
- GV giới thiệu cách viết và đọc hai đường thẳng a và b song song
- GV cho hình vẽ
? Muốn kiểm tra xem chúng có song song với nhau không làm thế nào 
- HS quan sát
+ Đường thẳng a song song với b
+ Đường thẳng m song song với n
+ Đường thẳng d không song song với e
- Hình a: Cặp góc so le trong bằng nhau
- Hình b: Cặp góc so le trong không bằng nhau
- Hình c: Cặp góc đồng vị bằng nhau 
- Khi hai góc sole trong hay hai góc đồng vị bằng nhau
- HS đọc tính chất
- HS quan sát và lắng nghe
- HS quan sát 
+ Vẽ đường thẳng c bất kì
+ Đo 1 cặp góc so le trong hoặc 1 cặp góc đồng vị nếu chúng bằng nhau thì đường thẳng a, b song song
2. Dấu hiện nhận biết hai đường thẳng song song
- Đường thẳng a song song với b
- Đường thẳng m song song với n
- Đường thẳng d không song song với e
* Tính chất ( SGK - 90 )
- Hai đường thẳng a và b 
song song kí hiệu: a // b
HĐ3: Vẽ hai đường thẳng song song (10phút)
	- Mục tiêu: HS vẽ được 2 đường thẳng song song
	- Đồ dùng: Thước thẳng, thước đo độ
	- Tiến hành
- Yêu cầu HS làm 
- Yêu cầu HS quan sát hình 18, 19 SGK - 91
- Yêu cầu HS nêu cách vẽ hai đường thẳng song song
- GV giới thiệu hai đoạn thẳng và hai tia song song 
- HS làm 
- HS quan sát
- HS nêu cách vẽ hai đường thẳng song song
- HS lắng nghe
3. Vẽ hai đường thẳng song song
HĐ4: Luyện tập (7phút)
	- Mục tiêu: HS bước đầu vận dụng kiến thức vừa học vào giải bài tập
	- Tiến hành:
- Yêu cầu HS làm bài 24
- Yêu cầu HS nêu cách vẽ
- Gọi 1 HS lên bảng vẽ
- GV đưa ra bài tập: Chọn câu trả lời đúng
a, 2 đoạn thẳng song song là 2 đoạn thẳng không có điểm chung
b, 2 đoạn thẳng song song thì nằm trên 2 đường thẳng song song
- HS làm bài 24
- HS đưa ra các cách vẽ:
+ Vẽ đường thẳng a bất kìđi qua A. Vẽ đường thắng AB rồi vẽ đường thẳng b đi qua B sao cho a//b
- 1 HS lên bảng vẽ
- Sai vì hai đường thẳng chứa hai đoạn thẳng ấy có thể không song song
- Đúng
4. Luyện tập 
Bài 25 ( SGK - 91 )
 4. Hướng dẫn về nhà (2phút)
 - Học thuộc dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song
 - Làm bài 25, 26 (SGK - 91); 21, 23, 24 ( SBT - 77, 78)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_khoi_7_tiet_6_hai_duong_thang_song_song_nam.doc