Giáo án Hình học Lớp 7 (Công văn 5512) - Chương 1, Tiết 4, Bài 2: Luyện tập (Hai đường thẳng vuông góc)

Giáo án Hình học Lớp 7 (Công văn 5512) - Chương 1, Tiết 4, Bài 2: Luyện tập (Hai đường thẳng vuông góc)
docx 6 trang Người đăng Tự Long Ngày đăng 27/04/2025 Lượt xem 18Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 7 (Công văn 5512) - Chương 1, Tiết 4, Bài 2: Luyện tập (Hai đường thẳng vuông góc)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết PPCT: 4 Ngày soạn: .
Tuần dạy: Lớp dạy: 
 LUYỆN TẬP (HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC)
 Thời gian thực hiện: (01 tiết)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức 
 - Học sinh giải thích được thế nào là hai đường thẳng vuông góc , định nghĩa 
đường trung trực của đoạn thẳng. 
 - Biết vẽ đường thẳng đi qua một điểm cho trước và vuông góc với một đường 
thẳng cho trước.
 - Biết vẽ đường trung trực của đoạn thẳng.
2. Năng lực hình thành
* Năng lực chung: 
 Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết 
vấn đề và sáng tạo.
* Năng lực đặc thù:
 - Giúp học sinh chuyển đổi ngôn ngữ, từ ngôn ngữ thông thường sang đọc 
(nói), trình bày, vẽ hình nhằm để hình thành năng lực giao tiếp toán học, sử dụng 
ngôn ngữ toán.
 - Thông qua hình vẽ góp phần hình thành, phát triển năng lực sử dụng công cụ 
và tính thẩm mĩ cho học sinh.
 - Thông qua các bài tập để hình thành năng lực mô hình hóa toán học, năng lực 
giải quyết vấn đề và sáng tạo.
3. Phẩm chất 
 - Chăm chỉ: miệt mài, chú ý lắng nghe, đọc, làm bài tập, vận dụng kiến thức 
vào thực hiện.
 - Trung thực: thể hiện ở bài toán vận dụng thực tiễn cần trung thực. 
 - Trách nhiệm: trách nhiệm của học sinh khi thực hiện hoạt động nhóm, báo 
cáo kết quả hoạt động nhóm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu 
 - Thiết bị dạy học: Thước thẳng, ê ke, bảng phụ.
 - Học liệu: sách giáo khoa, tài liệu trên mạng internet.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1. Mở đầu (5’)
 a) Mục tiêu: Kích thích hs suy đoán, hướng vào bài mới
 b) Nội dung: Hs nhớ lại các kiến thức về hai đường thẳng vuông góc và đường 
trung trực của một đoạn thẳng. 
 c) Sản phẩm: HS nêu và vẽ được yêu cầu của giáo viên
 d) Tổ chức thực hiện: 
 Hoạt động của GV + HS Nội dung
Giao nhiệm vụ học tập:
- Hs1 :Thế nào là hai đường thẳng vuông góc ? Cho đường thẳng d và O d hãy vẽ đường thẳng d ' đi qua O và 
 d  d ' ? 
 - Hs2 : Thế nào là đường trung trực của đoạn thẳng? Hãy vẽ 
 đường trung trực của đoạn thẳng AB 5cm ,nêu cách vẽ ? 
Thực hiện nhiệm vụ: Các cá nhân nhớ lại kiến thức đã học.
Báo cáo, thảo luận: Hs nhận xét kết quả.
Kết luận, nhận định:
- Sản phẩm: HS1 và HS2: Phát biểu đúng nội dung và nêu 
được cách vẽ.
GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS.
2. Hoạt động 2. Hệ thống kiến thức (25’) 
 2.1. Hoạt động: Vẽ đường thẳng đi qua điểm cho trước và vuông góc với 
đường thẳng đã cho.
 a) Mục tiêu: Biết vẽ đường thẳng đi qua một điểm cho trước và vuông góc với 
 một đường thẳng cho trước.
 b) Nội dung: HS thực hiện theo các yêu cầu của GV.
 c) Sản phẩm: hình vẽ bài tập 16/SGK
 d) Tổ chức thực hiện: 
 Hoạt động của GV + HS Nội dung
Giao nhiệm vụ học tập: Bài tập 16/SGK
- Hãy đọc nội dung đề bài. d'
- Lên bảng thực hiện: vẽ đường thẳng d’ đi 
qua A và vuông góc với đường thẳng d cho A
trước chỉ bằng eke.
Thực hiện nhiệm vụ: đọc, lên bảng trình 
thực hiện. H
Báo cáo, thảo luận: d
bài trình bày của học sinh trên bảng.
Kết luận, nhận định:
Sản phẩm: Hình vẽ.
HS biết sử dụng eke hoặc thước thẳng để vẽ 
đường thẳng vuông góc.
 2.2. Hoạt động : Vẽ hình theo cách diễn giải.
 a) Mục tiêu: - Hs biết vẽ hình thông qua các diễn đạt bằng lời và ngược lại, từ 
hình vẽ HS sẽ nêu được cách vẽ lại hình
 b) Nội dung: HS thực hiện theo các yêu cầu của GV, Hs đọc đề, vẽ hình, nêu 
cách vẽ
 c) Sản phẩm: lời giải bài tập 18, 19/SGK
 d) Tổ chức thực hiện: 
 Hoạt động của GV + HS Nội dung
Giao nhiệm vụ học tập 1: Bài tập 18/ SGK
- Hãy đọc nội dung đề bài
- Lên bảng vẽ hình theo các bước trên
Thực hiện nhiệm vụ 1: đọc, lên bảng 
trình bày hình vẽ Báo cáo, thảo luận: bài trình bày của d2
học sinh trên bảng
Kết luận, nhận định: y
HS biết sử dụng đồ dùng học tập phù 
hợp để vẽ hình theo các bước. C
 A
 45° x
 O B
 - Vẽ x· Oy 45o 
 d1
 - Lấy A nằm trong x· Oy
 -Vẽ d1 qua A sao cho d1  Ox
 - Vẽ d2 qua A sao cho d2  Oy 
Giao nhiệm vụ học tập 2:
- Với hình vẽ 11 trong SGK, các em Bài tập 19/SGK
hãy nêu các bước để vẽ hình 11 d1
Thực hiện nhiệm vụ 2: Cá nhân hoàn B
thành nội dung bài tập
GV Hướng dẫn, hỗ trợ: 
GV treo bảng phụ hình vẽ 11/SGK A
Quan sát hình vẽ em hãy nêu các bước 
để vẽ hình? 60°
– Báo cáo, thảo luận: Cá nhân nêu d2
bước vẽ, HS còn lại nhận xét O C
Kết luận, nhận định: Từ hình vẽ, HS 
xác định được các bước vẽ và bước vẽ 
đầu tiên cần vẽ.
Gv : Lưu ý có thể có nhiều cách vẽ khác 
nhau
2.3. Hoạt động : Vẽ đường trung trực của đoạn thẳng.
 a) Mục tiêu: - Hs biết vẽ đường trung trực của đoạn thẳng.
 b) Nội dung: HS thực hiện theo các yêu cầu của GV, Hs đọc đề, vẽ hình, nêu 
cách vẽ
 c) Sản phẩm: lời giải bài tập 20/SGK
 d) Tổ chức thực hiện: 
 Hoạt động của GV + HS Nội dung
Giao nhiệm vụ học tập: Bài tập 20/SGK
- Đọc đề bài 20/SGK TH1: 3 điểm A,B,C thẳng hàng ( B 
- Vẽ hình theo yêu cầu của đề bài. nằm giữa A và C )
Thực hiện nhiệm vụ: d1 d
Vẽ hình cho 2 trường hợp. 2
– Hướng dẫn, hỗ trợ: 
+ hãy cho biết vị trí của 3 điểm A,B,C có 
thể xảy ra. A B C
+ Hãy vẽ hình theo 2 trường hợp trên Báo cáo, thảo luận: HS trình bày bài trên 
 bảng.
 Kết luận, nhận định:
 Sản phẩm: 
 TH1: -Vẽ AB 2cm , BC 3cm
 ( A,B,C cùng nằm trên một đường thẳng) . 
 TH1: 3 điểm A,B,C thẳng hàng ( A 
 - Vẽ C , d1 là trung trực của AB , d2 là 
 trung trực của BC . nằm giữa B và C )
 d
 1 d2
 B A C
 TH2: Vẽ AB 2cm , BC 3cm ( A,B,C 
 không cùng nằm trên một đường thẳng)
 TH2: 3 điểm A,B,C không thẳng 
 Vẽ d là trung trực của AB , d là trung 
 1 2 hàng
 trực của BC . 
 d1
 d2
 Qua bài toán, HS khắc sâu được các bước 
 giải vẽ đường trung trực của một đoạn 
 thẳng:
 - Vẽ đoạn thẳng.
 - Xác định trung điểm của đoạn thẳng.
 - Vẽ đường thẳng vuông góc với đoạn thẳng 
 đã cho tại trung điểm.
 Giao nhiệm vụ học tập:
 Nhìn trên hình vẽ em có nhận xét gì về vị trí 
 của đường thẳng d1 và d2 trong trường 
 hợp 3 điểm A,B,C thẳng hàng và trường 
A hợp 3 điểm A,B,C không thẳng hàng ?
 C Thực hiện nhiệm vụ: Cá nhân HS thực 
B hiện theo yêu cầu của giáo viên.
 – GV Hướng dẫn, hỗ trợ: Gv có thể vẽ 
 hình minh họa cho HS 
 Báo cáo, thảo luận: Cá nhân HS đứng tại 
 chỗ trả lời
 Kết luận, nhận định:
 Sản phẩm: 
 - TH: 3 điểm A,B,C thẳng hàng thì đường 
 trung trực của đoạn AB và đoạn BC không 
 có điểm chung. ( song song)
 - TH: 3 điểm A,B,C không thẳng hàng thì hai đường trung trực không song song với 
nhau
3. Hoạt động 3. Luyện tập (5’)
 a) Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức hai đường thẳng vuông góc và 
đường trung trực của đoạn thẳng.
 b) Nội dung: Hs nêu được câu đúng sai.
 c) Sản phẩm: nêu đúng sai và giải thích.
 d) Tổ chức thực hiện:
 Hoạt động của GV + HS Nội dung
Giao nhiệm vụ học tập: -Hs Làm bài tập sau :Trong các câu 
- Nêu định nghĩa hai đường thẳng vuông sau, câu nào đúng, câu nào sai.
góc, định nghĩa đường trung trực của đoạn a) Đường thẳng đi qua trung điểm của 
thẳng. đoạn thẳng AB là trung trực của 
- Phát biểu tính chất đường thẳng đi qua đoạn thẳng AB .
một điểm và vuông góc với đường thẳng b) Đường thẳng đi qua trung điểm của 
cho trước. đoạn thẳng AB và vuông góc với 
- Làm bài tập đúng sai. đoạn thẳng AB là trung trực của đoạn 
Thực hiện nhiệm vụ: HS trả lời đúng sai thẳng AB .
và giải thích. c) Đường thẳng vuông góc với đoạn 
Hướng dẫn, hỗ trợ: GV vẽ hình minh họa thẳng AB là trung trực của đoạn 
cho học sinh và hỏi trực tiếp HS. thẳng AB .
Báo cáo, thảo luận: Cá nhân HS trả lời, HS d) Hai mút của đoạn thẳng đối xứng 
còn lại nhận xét đánh giá. với nhau qua đường trung trực của nó.
Kết luận, nhận định: 
Sản phẩm: nêu được đúng sai và giải thích 
được.
4. Hoạt động 4. Vận dụng, tìm tòi mở rộng (8’)
 a) Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn
 b) Nội dung: Hs chỉ rõ hình ảnh đương thẳng vuông góc trong cuộc sống
 c) Sản phẩm: Hs lấy được ví dụ cụ thể trong thực tiễn
 d) Tổ chức thực hiện:
 Hoạt động của GV + HS Nội dung
Giao nhiệm vụ học tập:
Trong thực tế có rất nhiều các vật dụng, đồ 
dùng, kiến trúc mà chúng ta gặp hai đường 
thẳng vuông góc. Ví dụ như các khu đô thị 
mới các em sẽ thấy đường được thiết kế 
vuông góc với nhau. Vậy theo em, việc thiết 
kế như vậy có lợi ích gì?
GV lấy ví dụ khác:
Kim giờ và kim phút của chiếc đồng hồ 
vuông góc khi chỉ: a. 9 giờ 30 phút 
b. 3 giờ đúng
Thực hiện nhiệm vụ: 
HS trả lời đúng sai và giải thích.
Phương án đánh giá: 
Hỏi trực tiếp từng HS
Báo cáo, thảo luận: cá nhân từng HS trả lời
Kết luận, nhận định:
Sản phẩm: nêu được đúng sai và giải thích 
được
a. S; b. Đ
* Hướng dẫn tự học ở nhà (2’)
-Làm bài tập về nhà bài 10,11,12,13,14,15/SBT Tr75
- Đọc trước bài : Các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hinh_hoc_lop_7_cong_van_5512_chuong_1_tiet_4_bai_2_l.docx