Giáo án Hình học Lớp 7 - Tiết 1: Hai góc đối đỉnh (2 cột)

Giáo án Hình học Lớp 7 - Tiết 1: Hai góc đối đỉnh (2 cột)

I- MỤC TIÊU:

- Kiến thức: + HS nắm chắc khái niệm hai góc đối đỉnh.

+ HS nắm chắc tính chất của hai góc đối đỉnh.

- Kỹ năng: + Nhận biết hai góc đối đỉnh.

+ Vẽ được hai góc đối đỉnh.

- Thái độ: rèn luyện tư duy quan sát.

II- CHUẨN BỊ:

- GV: thước đo độ, thước thẳng, phấn màu.

- HS: thước đo độ.

III- PHƯƠNG PHÁP:

Thực hành, đặt và giải quyết vấn đề.

IV- TIẾN TRÌNH:

1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện lớp 7A1:

 7A2:

 7A3:

2. Kiểm tra bài cũ:

Kiểm tra dụng cụ học tập, sách vở của học sinh

Gv giới thiệu :

Nội dung chương I ta cần nghiên cứu các khái niệm cụ thể:

v Hai góc đối đỉnh

v Hai đường thẳng vuông góc

v Các góc tạo bởi một đường thẳng cắt 2 đường thẳng.

v Hai đường thẳng song song

v Tiên đề Ơclit về đường thẳng song song

v Vuông góc đến song song, khái niệm định lí.

 

doc 5 trang Người đăng danhnam72p Lượt xem 745Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 7 - Tiết 1: Hai góc đối đỉnh (2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I: ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
 ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
Kiến thức:
HS nắm được khái niệm hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song.
HS biết mối quan hệ giữa song song và vuông góc.
HS nắm được nội dung của tiên đề Euclide.
Hiểu khái niệm định lý, thế nào là chứng minh định lý.
Kỹ năng:
Vẽ hai đường thẳng vuông góc, song song bằng thước kẻ và êke.
Thực hiện các phép tính đơn giản về góc.
Bước đầu biết lập luận chứng minh được hai đường thẳng vuông góc, song song.
Thái độ: 
- Phát triển khả năng quan sát, dự đoán, rèn luyện tính cẩn thận.
- Tập suy luận có căn cứ và bước đầu hiểu được thế nào là chứng minh định lý.
Tuần: 1
Tiết: 1
ND: 21/08/2009
 HAI GÓC ĐỐI ĐỈNH
MỤC TIÊU:
Kiến thức:	+ HS nắm chắc khái niệm hai góc đối đỉnh.
+ HS nắm chắc tính chất của hai góc đối đỉnh.
Kỹ năng: 	+ Nhận biết hai góc đối đỉnh.
+ Vẽ được hai góc đối đỉnh.
Thái độ: rèn luyện tư duy quan sát.
CHUẨN BỊ:
GV: thước đo độ, thước thẳng, phấn màu.
HS: thước đo độ.
PHƯƠNG PHÁP: 
Thực hành, đặt và giải quyết vấn đề.
TIẾN TRÌNH:
Ổn định tổ chức: Kiểm diện lớp 7A1:	
 7A2:	
 7A3:	
Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra dụng cụ học tập, sách vở của học sinh 
Gv giới thiệu :
Nội dung chương I ta cần nghiên cứu các khái niệm cụ thể:
Hai góc đối đỉnh
Hai đường thẳng vuông góc
Các góc tạo bởi một đường thẳng cắt 2 đường thẳng. 
Hai đường thẳng song song
Tiên đề Ơclit về đường thẳng song song
Vuông góc đến song song, khái niệm định lí.
Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV và HS
NỘI DUNG
- GV vẽ hình lên bảng.
- GV: cho biết hai góc Ô1 và Ô3 có cạnh là những tia nào?
- HS:	Ô1 có hai cạnh là Oy và Oy’,
	Ô3 có hai cạnh là Ox và Ox’.
- GV: cho biết mối quan hệ giữa tia Ox và Oy, Ox’ và Oy’?
- HS:	Ox là tia đối của tia Oy,
	Ox’ là tia đối của tia Oy’.
- GV: Hai góc: Ô1 và Ô3 được gọi là hai góc đối đỉnh. Vậy theo các em thì hai góc như thế nào được gọi là hai góc đối đỉnh?
- HS: là hai góc mà mỗi cạnh của góc này là tia đối của một cạnh của góc kia.
- HS phát biểu định nghĩa hai góc đối đỉnh và ghi vào vở.
- GV: cho HS làm ?2
- HS: theo định nghĩa thì Ô2 và Ô4 là hai góc đối đỉnh.
- GV: Vậy thì hai đường thẳng cắt nhau sẽ tạo thành mấy cặp góc đối đỉnh?
- HS: 2.
- GV: ta sẽ xét xem hai góc đối đỉnh có tính chất gì đặc biệt?
GV vẽ lại hình lên bảng.
HS vẽ hình vào tập.
GV: cho học sinh dùng thước đo độ để đo và so sánh các góc Ô1 và Ô3 ; Ô2 và Ô4	.
- HS: 	Ô1 = Ô3
	Ô2 = Ô4
- GV: các cặp góc Ô1 và Ô3; Ô2 và Ô4 có quan hệ như thế nào với nhau?.
- HS: chúng là những cặp góc đối đỉnh.
- GV: hai góc đối đỉnh thì có tính chất gì?
- HS: hai góc đối đỉnh thì bằng nhau.
- GV: chúng ta cùng nhau suy luận để thấy rằng các góc đối đỉnh thì bằng nhau.
- GV: Ô1 + Ô2 =?
- HS: Ô1 + Ô2 = 1800 
- GV: vì sao?
- HS: hai góc kề bù
- GV: Ô3 + Ô2 =?
- HS: Ô3 + Ô2 =1800
- GV: vì sao?
- HS: hai góc kề bù
- GV: vậy nhận xét gì về hai tổng này?
- HS: Ô1 + Ô2 = Ô3 + Ô2
- GV: từ đây ta suy ra được điều gì?
- HS: Ô1 = Ô3
- GV: muốn chứng tỏ rằng Ô2 = Ô4 thì các em cũng suy luận tương tự như thế.
- GV: vậy em nào phát biểu lại tính chất của hai góc đối đỉnh?
- HS: hai góc đối đỉnh thì bằng nhau.
Thế nào là hai góc đối đỉnh?
 ?1 
Ô1 và Ô3 là hai góc đối đỉnh.
Định nghĩa: Hai góc đối đỉnh là hai góc mà mỗi cạnh của góc này là tia đối của một cạnh của góc kia.
 ?2
Hai góc: Ô2 và Ô4 là hai góc đối đỉnh
Tính chất của hai góc đối đỉnh:
 ?3
a)	Ô1 = Ô3
b)	Ô2 = Ô4	
c) Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau.
Tập suy luận:
Ô1 + Ô2 = 1800 (hai góc kề bù)
Ô3 + Ô2 = 1800 (hai góc kề bù)
 Vậy Ô1 + Ô2 = Ô3 + Ô2
 Suy ra Ô1 = Ô3. 
Tính chất: Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau.
4.Củng cố và luyện tập:
- GV: em hãy cho biết hai góc như thế nào gọi là đối đỉnh và tính chất của hai góc đối đỉnh?
- HS:	+ Định nghĩa: hai góc đối đỉnh là hai góc mà mỗi cạnh cuả góc này là tia đối của một cạnh của góc kia.
	+ Tính chất: hai góc đối đỉnh thì bằng nhau.
- GV chia lớp thành 6 nhóm làm bài tập 1 trong thời gian 3 phút.
- GV cho học sinh nhận xét, góp ý bài làm của các nhóm.
- GV đánh giá bài làm các nhóm và chốt lại định nghĩa, tính chất hai góc đối đỉnh.
Bài tập 1:
x’Ox tia đối
Hai góc đối đỉnhOx’
Oy là tia đối của cạnh Oy’.
5.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
Phát biểu định nghĩa và tính chất của hai góc đối đỉnh.
Em suy luận như thế nào để chứng tỏ rằng hai góc đối đỉnh thì bằng nhau?
Làm bài tập 4 SGK/82.
Chuẩn bị bài tập 6, 7, 8 phần luyện tập.
Mang thước kẻ, thước đo độ.
V/ RÚT KINH NGHIỆM
..
..

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_7_tiet_1_hai_goc_doi_dinh_2_cot.doc