Giáo án Hình học Lớp 7 - Tiết 13: Định lý (2 cột)

Giáo án Hình học Lớp 7 - Tiết 13: Định lý (2 cột)

I- MỤC TIÊU:

- Kiến thức: + HS hiểu cấu trúc của một định lý gồm có 2 phần là giả thiết và kết luận.

 + HS hiểu được thế nào là chứng minh một định lý (là dùng lập luận để từ giả thiết đi đến kết luận).

- Kỹ năng: + Nhận biết giả thiết và kết luận của một định lý.

 + Phát biểu một định lý dưới dạng “nếu thì”.

 + Biết ghi giả thiết, kết luận dưới dạng kí hiệu toán

-Thái độ: + Phát biểu chính xác định lý.

. + Biết suy luận logic pq.

II- CHUẨN BỊ:

- GV: thước đo độ, êke.

- HS: thước đo độ, êke.

III- PHƯƠNG PHÁP: Luyện tập thực hành, trực quan, đặt và giải quyết vấn đề.

IV- TIẾN TRÌNH:

1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện lớp 7A1:

 7A2:

 7A3:

2 Kiểm tra bài cũ:

 

doc 4 trang Người đăng danhnam72p Lượt xem 568Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 7 - Tiết 13: Định lý (2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 7
Tiết: 13
ND: 30/09/2009
 ĐỊNH LÝ
MỤC TIÊU:
- Kiến thức: + HS hiểu cấu trúc của một định lý gồm có 2 phần là giả thiết và kết luận.
 + HS hiểu được thế nào là chứng minh một định lý (là dùng lập luận để từ giả thiết đi đến kết luận). 
- Kỹ năng: + Nhận biết giả thiết và kết luận của một định lý.
	 + Phát biểu một định lý dưới dạng “nếuthì”.
	 + Biết ghi giả thiết, kết luận dưới dạng kí hiệu toán 
-Thái độ: 	 + Phát biểu chính xác định lý.
. + Biết suy luận logic pq.
CHUẨN BỊ:
GV: thước đo độ, êke.
HS: thước đo độ, êke.
PHƯƠNG PHÁP: Luyện tập thực hành, trực quan, đặt và giải quyết vấn đề.
TIẾN TRÌNH:
Ổn định tổ chức: Kiểm diện lớp 7A1:	
 7A2:	
 7A3:	
Kiểm tra bài cũ: 	
- Phát biểu dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song?	(5 đ)
- Phát biểu tính chất của hai đường thẳng song song?	(5 đ)
- Gọi học sinh trả lời.
- Học sinh nhận xét, góp ý.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá và chấm điểm học sinh.
- Giáo viên củng cố dấu hiệu nhận biết và tính chất của hai đường thẳng song song.
3.Bài mới:	
HOẠT ĐỘNG CUA GV và HS
NỘI DUNG
- GV: tính chất “hai góc đối đỉnh thỉ bằng nhau” được khẳng định đúng không phải bằng đo đạc mà bằng suy luận. Tính chất này là một định lý.
- GV: vậy thế nào là một định lý?
- HS: định lý là một khẳng định được suy ra từ những khẳng định được coi là đúng.
- GV: cả 3 tính chất mà các em đã học ở bài trước cũng là các định lý, em hãy phát biểu lại các định lý đó?
- GV: phát biểu định lý về hai góc đối đỉnh?
- HS: “hai góc đối đỉnh thì bằng nhau”
- Giáo viên vẽ hình lên bảng.
- GV: định lý cho biết trước điều gì?
- HS: cho biết hai góc đối đỉnh.
- GV: ta suy ra điều gì?
- HS: hai góc đó bằng nhau
- GV: vậy một định lý gồm mấy phần?
- HS: gồm hai phần.
- GV: phần cho biết trước gọi là giả thiết, phần suy ra gọi là kết luận.
- GV: định lý thường viết dưới dạng “nếu  thì” thì phần giải thiết từ sau từ “nếu” đến trước từ “thì”, phần kết luận là phần sau từ “thì”.
- GV: khi viết giải thiết, kết luận bằng ký hiệu ta viết GT, KL (viết hoa).
- GV: nêu giả thiết và kết luận của định lý?
- HS: Giả thiết: hai đường thẳng phân biệt cùng song song với một đường thẳng thứ ba.
- Kết luận: chúng song song với nhau.
- Giáo viên gọi một học sinh lên bảng vẽ hình và viết giả thiết, kết luận bằng ký hiệu, các em còn lại làm vào vở.
- Cho học sinh nhận xét hình vẽ, giả thiết, kết luận.
- Giáo viên nhận xét.
- GV: người ta chứng minh được kết luận của định lý không phải bằng đo đạc, gấp hình, vẽ hình trực quan,mà bằng suy luận để từ giả thiết đi đến kết luận.
- GV: vậy chứng minh một định lý là gì?
- HS: Chứng minh một định lý là dùng lập luận để từ giả thiết suy ra kết luận.
- Giáo viên nêu ví dụ chứng minh định lý: “góc tạo bởi hai góc kề bù là một góc vuông”.
- GV: em hãy nêu giả thiết, kết luận bằng lời?
- GV: để chứng minh định lý này ta phải vẽ hình cụ thể (giáo viên vẽ hình lên bảng).
- GV: em hãy viết GT, KL của định lý bằng ký hiệu?
- Học sinh nhận xét GT, KL
- Giáo viên nhận xét.
- GV: so sánh mÔz và ?
- HS: 	mÔz = 
- GV: so sánh zÔn và ?
- HS: 	zÔn = 	
- GV: mÔz + zÔn=?
- HS: mÔz + zÔn =
- GV: Tính 
- HS: == 900 (đpcm)
Định lý:
 ?1 
 3 định lý (SGK/42) 
Giả thiết: Ô1 và Ô2 là hai góc đối đỉnh.
Kết luận: Ô1 = Ô2
 ?2 
a) Giả thiết: hai đường thẳng phân biệt cùng song song với một đường thẳng thứ ba.
- Kết luận: chúng song song với nhau.
b) 
2.Chứng minh định lý:
Chứng minh một định lý là dùng lập luận để từ giả thiết suy ra kết luận.
Ví dụ: chứng minh định lý “góc tạo bởi hai góc kề bù là một góc vuông”.
Giải:
Chứng minh:
Ta có: mÔz = 	(1)
	zÔn = 	(2)
Từ (1) và (2) suy ra:
mÔz + zÔn 	= 	
	= 	
	=	
	= 900 (đpcm)
 4,. Củng cố và luyện tập:
- Định lý gồm có mấy phần?
- HS: một định lý gồm có hai phần là giả thiết và kết luận.
- GV: đưa ra bài tập 50: đâu là kết luận của định lý này?
- HS: chúng song song với nhau.
- GV: em hãy vẽ hình, viết giải thiết và kết luận của định lý này bằng ký hiệu.
- HS: lên bảng vẽ hình, các em còn lại làm vào vở.
- Cho học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét.
Bài tập 50:
a) KL: chúng song song với nhau.
b) 
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
Học thuộc khái niệm thế nào là một định lý?
Một định lý gồm mấy phần? Kể ra.
Ôn lại 3 định lý đã học ở bài 6, nêu giả thiết và kết luận của các định lý đó.
Thế nào là chứng minh một định lý?
Xem lại cách chứng minh định lý “góc tạo bởi hai góc kề bù là một góc vuông” ở phần 2 trang 100, 101 SGK. 
Làm bài tập 49 SGK / 101.
Chuẩn bị bài tập 51, 52, 53 phần luyện tập.
Mang thước kẻ, thước đo góc, êke.
Ôn dấu hiệu nhận biết và tính chất của hai đường thẳng song song.
RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_7_tiet_13_dinh_ly_2_cot.doc