Giáo án Hình học Lớp 7 - Tiết 22: Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác "cạnh - cạnh - cạnh" - Năm học 2012-2013 - Chu Quang Trung

Giáo án Hình học Lớp 7 - Tiết 22: Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác "cạnh - cạnh - cạnh" - Năm học 2012-2013 - Chu Quang Trung

I - Mục tiêu:

 - Kiến thức: Biết cách vẽ 1 khi biết 3 cạnh của nó. Nêu được tính chất của tam giác đều

 - Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng sử dụng compa, rèn tính cẩn thận, chính xác trong vẽ hình

 - Tư duy: Bước đầu tập suy luận.

 - Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác và khả năng suy luận của học sinh.

II - Chuẩn bị:

1. Giáo viên: com pa, thước thẳng.

2. Học sinh : Com pa thước thẳng, đọc trước bài

III - Phương pháp

Phát hiện và giải quyết vấn đề

IV - Tiến trình bài dạy:

1 - Kiểm tra bài cũ ( 2’)

- Nhắc lại định nghĩa 2 tam giác bằng nhau

 2 – Bài mới :

 

doc 2 trang Người đăng danhnam72p Lượt xem 417Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 7 - Tiết 22: Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác "cạnh - cạnh - cạnh" - Năm học 2012-2013 - Chu Quang Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 28/10/2012
Ngày giảng: 02/11/2012
TIẾT 22: TRƯỜNG HỢP BẰNG NHAU THỨ NHẤT CỦA TAM GIÁC
CẠNH - CẠNH - CẠNH ( C. C . C )
I - Mục tiêu: 
 - Kiến thức: Biết cách vẽ 1 khi biết 3 cạnh của nó. Nêu được tính chất của tam giác đều
 - Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng sử dụng compa, rèn tính cẩn thận, chính xác trong vẽ hình 
 - Tư duy: Bước đầu tập suy luận.
 - Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác và khả năng suy luận của học sinh.
II - Chuẩn bị: 	
Giáo viên: com pa, thước thẳng.
Học sinh : Com pa thước thẳng, đọc trước bài
III - Phương pháp
Phát hiện và giải quyết vấn đề
IV - Tiến trình bài dạy:
1 - Kiểm tra bài cũ ( 2’) 
- Nhắc lại định nghĩa 2 tam giác bằng nhau
 2 – Bài mới :
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Vẽ tam giác biết ba cạnh ( 15’)
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin cách vẽ tam giác khi biết 3 cạnh
? Nêu cách vẽ , Thực hành vẽ vào vở
GV: Chốt lại cách vẽ như SGK
- Yêu cầu HS vẽA’B’C’: A’B’= 2cm; B’C’ = 4cm; A’C’ = 3cm
- Tương tự bài toán 1 GV yêu cầu 1 HS lên bảng vẽ
GV: Cho HS nhận xét – 
GV chốt lại cách vẽ tam giác khi biết số đo 3 cạnh
- Cho HS lên bảng đo các góc của 2 tam giác.
? Có nhận xét gì về 2 tam giác này
HS đọc thông tin
HS nêu cách vẽ
- Vẽ BC = 4cm
-Trên cùng 1 nửa mặt phẳng bờ BC,vẽ (B;2cm) và (C; 3cm)
- 2 cung tròn cắt nhau tại A.
-Vẽ AB; AC, ta được ABC
HS lên bảng vẽ A’B’C’
HS khác vẽ ra nháp
HS nhận xét.
- HS lên bảng đo các góc của 2 tam giác.
- Đó là hai tam giác bằng nhau.
1-Vẽ tam giác biết 3 cạnh
* Bài toán 1 : Vẽ tam giác ABC : AB = 2cm ; 
BC = 4cm ; AC = 3cm
B
C
A
* Bài toán 2
C’
A’
B’
- Vẽ B’C’= 4cm
- Trên cùng một nửa mp’bờ B’C’vẽ (B’;2cm) và (C’; 3cm)
- 2 cung tròn cắt nhau ở A’
- Vẽ A’B’ và A’C’ được tam giác A’B’C’
Hoạt động 1: trường hợp bằng nhau (c-c-c) ( 15’)
GV: Yêu cầu 2 HS lên bảng vẽ tam giác ABC và tam giác A’B’C’ 
có AB = A’B’ = 2cm
 BC = B’C’ = 4cm
 AC = A’C’ = 3cm
Yêu cầu HS đo các góc 
? Có nhận xét gì về hai tam giác trên 
GV: Giới thiệu nội dung tính chất 
? Phân biệt GT, KL của tính chất 
? ABC vàA’B’C’
Có : AB= A’B’ ;
 BC =B’C’
 AC = A’C’ 
thì có kết luận gì về 2 tam giác đó
2 HS lên bảng vẽ và đo
Học sinh trả lời
Đọc nội dung tính chất 
Ghi GT. KL
Ta có kết luận.
ABC = A’B’C’
2 – Tính chất ( SGK – 113)
 * Tính chất : SGK – T114
GT ABC vàA’B’C’
 AB = A’B’; BC =B’C’
 AC = A’C’ 
KL ABC = A’B’C’
Hoạt động 2: Củng cố luyện tập(10’)
GV: Cho HS làm bài 16
Yêu cầu HS nhận xét các thao tác vẽ 
GV: Nhận xét và chốt lại
GV: yêu cầu HS Đo và so sánh các góc:
GV: Nhận xét và nêu tên tam giác có 3 cạnh bằng nhau
HS lên bảng vẽ A’B’C’
HS khác vẽ vào vở.
2) Luyện tập
Bài 16/T114
* Tam giác ABC là tam giác đều.
3) Củng cố (2’)
- Hai tam giác thỏa mãn điều kiện gì thì bằng nhau?
- Khi 2 tam giác đã bằng nhau thì ta suy ra được điều gì?
4) Hướng dẫn về nhà (1’)
- Nêu lại các bước vẽ tam giác khi biết số đo ba cạnh.
- BTVN : 15, SGK – 114 ; Bài 27; 31 – SBT/T101

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_7_tiet_22_truong_hop_bang_nhau_thu_nhat.doc