I- MỤC TIÊU:
- Kiến thức: + HS nắm được định nghĩa hai đường thẳng vuông góc.
+ Định nghĩa đường trung trực của một đoạn thẳng.
+ Thừa nhận tính chất có 1 và chỉ 1 đường thẳng đi qua một điểm cho trước và vuông góc với một đường thẳng cho trước.
- Kỹ năng: + Vẽ đường trung trực của một đoạn thẳng.
+ Dùng thước thẳng và êke vẽ đường thẳng đi qua một điểm cho trước và vuông góc với một đường thẳng cho trước.
- Thái độ: rèn luyện tính cẩn thận khi vẽ hình.
II- CHUẨN BỊ:
- GV: thước đo độ, thước thẳng, êke, 1 tờ giấy trắng A4
- HS: thước đo độ, thước thẳng, êke.
III- PHƯƠNG PHÁP:
-Thực hành, đặt và giải quyết vấn đề.
IV- TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện lớp 7A1:
7A2:
7A3:
2. Kiểm tra bài cũ:
Tuần: 2 Tiết: 3 ND: 28/08/2009 HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔ NG GÓC MỤC TIÊU: - Kiến thức: + HS nắm được định nghĩa hai đường thẳng vuông góc. + Định nghĩa đường trung trực của một đoạn thẳng. + Thừa nhận tính chất có 1 và chỉ 1 đường thẳng đi qua một điểm cho trước và vuôâng góc với một đường thẳng cho trước. Kỹ năng: + Vẽ đường trung trực của một đoạn thẳng. + Dùng thước thẳng và êke vẽ đường thẳng đi qua một điểm cho trước và vuông góc với một đường thẳng cho trước. Thái độ: rèn luyện tính cẩn thận khi vẽ hình. CHUẨN BỊ: GV: thước đo độ, thước thẳng, êke, 1 tờ giấy trắng A4 HS: thước đo độ, thước thẳng, êke. PHƯƠNG PHÁP: -Thực hành, đặt và giải quyết vấn đề. TIẾN TRÌNH: Ổn định tổ chức: Kiểm diện lớp 7A1: 7A2: 7A3: Kiểm tra bài cũ: Cho hai đường thẳng cắt nhau và trong các góc tạo thành có một góc vuông. Vẽ hình. (4 đ) Tính số đo các góc không phải góc bẹt. (6 đ) - GV gọi một học sinh lên bảng làm, các em còn lại làm vào vở. - GV cho học sinh nhận xét bài làm của bạn và góp ý bổ sung. - GV: vì sao Ô2 = Ô4 = 900? - HS: hai góc đối đỉnh. - GV: vì sao Ô1 + Ô2 = 1800? - HS: hai góc kề bù. - GV cho học sinh nhắc lại tính chất của hai góc đối đỉnh. - GV chốt lại tính chất. Do Ô2 và Ô4 là hai góc đối đỉnh nên theo tính chất của hai góc đối đỉnh ta có: Ô2 = Ô4 = 900. Do Ô1 và Ô2 là hai góc kề bù nên ta có: Ô1 + Ô2 = 1800. Þ Ô1 = 1800 –- Ô2 Þ Ô1 = 1800 - 900 Þ Ô1 = 900. Vì Ô1 và Ô3 là hai góc đối đỉnh nên ta có: Ô1 = Ô3 = 900. Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung - GV cho học sinh thực hiện ?1 theo trình tự như sau: - Bước 1: gấp đôi một tờ giấy để được mép gấp thứ 1 là một đường thẳng. - Bước 2: gấp đôi tờ giấy lần thứ 2 sao cho hai nửa mép gấp lần thứ 1 trùng với nhau. - Bước 3: mở trang giấy ra, em có nhận xét gì về các góc được tạo thành bởi các mép gấp? - HS: các góc tạo thành đều bằng nhau và là những góc vuông. - GV cho học sinh thực hiện ?2 như sau: - Bước 1: vẽ hai đường thẳng xx’ và yy’ cắt nhau tại O sao cho xÔy vuông. - Bước 2: hãy giải thích vì sao 3 góc còn lại đều vuông? - HS: theo tính chất của hai góc đối đỉnh và hai góc kề bù. - GV: phần này thực chất ta đã giải thích ở phần KTBC. - GV: Hai đường thẳng xx’ và yy’ gọi là 2 đường thẳng vuông góc. Vậy thế nào là 2 đường thẳng vuông góc? - HS: là hai đường thẳng cắt nhau và trong các góc tạo thành có một góc vuông. - Cho học sinh phát biểu và ghi vào vở. - GV đưa ra bài toán: cho một điểm O và một đường thẳng a. Hãy vẽ đường thẳng a’ đi qua điểm O và vuông góc với đường thẳng a. - GV: vị trí của điểm O đối với đường thẳng a có thể chia làm mấy trường hợp? Là những trường hợp nào? - HS chia làm 2 trường hợp: + Điểm O thuộc đường thẳng a. + Điểm O không thuộc đường thẳng a. GV vẽ từng trường hợp và hướng dẫn học sinh cách vẽ hình. - GV: em vẽ được bao nhiêu đường thẳng đi qua điểm O và vuông góc với đường thẳng a? - HS: chỉ vẽ được một đường. - Học sinh phát biểu tính chất. - GV nêu tính chất như ở SGK. - GV vẽ hình lên bảng và cho học sinh quan sát hình vẽ. - GV: đường thẳng d có vị trí như thế nào đối với đoạn thẳng AB? - HS: d vuông góc với AB. - GV: vuông góc tại đâu? - HS: I. - GV: điểm I là gì của AB? - HS: trung điểm của AB. - GV: khi đó d gọi là đường trung trực của đoạn thẳng AB. Vậy đường trung trực của một đoạn thẳng là đường thẳng như thế nào? - GV: có thể định nghĩa đường trung trực của một đoạn thẳng là đường vuông góc với đoạn thẳng tại trung điểm của nó. 1. Thế nào là hai đường thẳng vuông góc? Hai đường thẳng xx’, yy’ cắt nhau và trong các góc tạo thành có một góc vuông được gọi là hai đường thẳng vuông góc. Kí hiệu: xx’ ^ yy’. 2. Vẽ hai đường thẳng vuông góc: Tính chất: có một và chỉ một đường thẳng a’ đi qua điểm O và vuông góc với đường thẳng a cho trước. 3. Đường trung trực của đoạn thẳng: Định nghĩa: Đường thẳng vuông góc với một đoạn thẳng tại trung điểm nó được gọi là đường trung trực của đoạn thẳng ấy. Chú ý: Khi xy là đường trung trực của đoạn thẳng AB ta nói A và B đối xứng nhau qua đường thẳng xy. 4.Củng cố và luyện tập: - GV: thế nào là đường trung trực của của một đoạn thẳng? - HS: đường trung trực của một đoạn thẳng là đường thẳng vuông góc với đoạn thẳng tại trung điểm của đoạn thẳng ấy. - GV đưa ra bài tập vẽ đường trung trực của đoạn thẳng. - Cho học sinh nêu lại 2 bước vẽ đường trung trực của một đoạn thẳng. - GV chốt lại 2 bước vẽ đường trung trực của một đoạn thẳng. Cho đoạn thẳng AB dài 4 cm. Hãy vẽ đường trung trực d của đoạn thẳng AB và nêu trình tự các bước vẽ. Vẽ trung điểm I của đoạn thẳng AB. Vẽ đường thẳng d đi qua điểm I và vuông góc với AB. 5.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: Phát biểu định nghĩa hai đường thẳng vuông góc. Phát biểu đường trung trực của một đoạn thẳng và nêu 2 bước vẽ đường trung trực của một đoạn thẳng. Làm bài tập 14 SGK/86. Chuẩn bị bài 15, 16, 18 phần luyện tập. Mang thước kẻ, thước đo độ, ê ke và một tờ giấy A4 hoặc tờ giấy tập. RÚT KINH NGHIỆM
Tài liệu đính kèm: