Giáo án Hình học lớp 7 - Tiết 33 đến tiết 46

Giáo án Hình học lớp 7 - Tiết 33 đến tiết 46

I. Mục tiêu:

 - Học sinh được ôn tập các trường hợp bằng nhau của tam giác.

 - Rèn kĩ năng trình bày lời giải bài tập hình học. Luyện khả chứng minh hai tam giác bằng nhau thông qua các trường hợp bằng nhau của tam giác.

 - Hình thành đức tính cẩn thận trong công việc, chuyên cần, say mê học tập.

II. Chuẩn bị:

 - Giáo viên: Giáo án, Thước thẳng, bảng phụ, compa, thước đo góc, .

 - Học sinh: Đồ dùng học tập, phiếu học tập, bảng nhóm.

III. Tiến Trình

 1. Kiểm tra sỉ số:

 2. Kiểm tra bài cũ:

 GV: Em hãy phát biểu các trường hợp bằng nhau của hai tam giác ?

HS: Phát biểu ba trường hợp bằng nhau của tam giác

 

doc 29 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 597Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hình học lớp 7 - Tiết 33 đến tiết 46", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Tuần 19 - Tiết 33 
I. Mục tiêu:
	- Học sinh được ôn tập các trường hợp bằng nhau của tam giác.
	- Rèn kĩ năng trình bày lời giải bài tập hình học. Luyện khả chứng minh hai tam giác bằng nhau thông qua các trường hợp bằng nhau của tam giác.
	- Hình thành đức tính cẩn thận trong công việc, chuyên cần, say mê học tập.
II. Chuẩn bị:
	- Giáo viên: Giáo án, Thước thẳng, bảng phụ, compa, thước đo góc, ...
	- Học sinh: Đồ dùng học tập, phiếu học tập, bảng nhóm.
III. Tiến Trình
	1. Kiểm tra sỉ số: 
	2. Kiểm tra bài cũ:
	GV: Em hãy phát biểu các trường hợp bằng nhau của hai tam giác ?
HS: Phát biểu ba trường hợp bằng nhau của tam giác
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Bài tập luyện tập
Bài 39 SGK trang 124
GV: Trên các hình vẽ 105, 106, 107, 108 có các cặp tam giác nào bằng nhau ?
GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ 105, 106, 107, 108 SGK và trả lời câu hỏi.
GV: Gọi HS lên bảng làm bài 
GV: Gọi HS nhận xét sau đó GV chuẩn hoá và cho điểm.
GV: Cho HS làm bài tập 43 SGK
GV gọi HS đọc nội dung bài toán sau đó gọi 1 HS lên bảng vẽ hình ghi giả thiết và kết luận
GV: Hướng dẫn HS chứng minh:
Để c/m AD = BC cần chứng minh hai tam giác nào bằng nhau ?
Để c/m EAB = ECD ta cần phải làm gì ?
Để chứng minh OE là tia phân giác của góc xOy ta phải chứng minh điều gì ?
GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm sau đó 3 nhóm lên bảng chữa bài.
GV: Gọi đại diện của 3 nhóm lên bảng trình bày.
GV: Thu bảng nhóm và đưa kết quả lên bảng cho cả lớp theo dõi.
GV: Gọi các nhóm nhận xét chéo sau đó GV chuẩn hoá và cho điểm.
HS: Lên bảng trả lời.
Hình 105:
AHB = AHC (c-g-c)
Hình 106:
DKE = DKF (c-g-c)
Hình 107:
ABD = ACD (cạnh huyền – góc nhọn)
Hình 108:
ABD = ACD (cạnh huyền – góc nhọn) Suy ra AB = AC ; DB = DC
DBE = DCH (g-c-g)
ABH = ACE
HS: Đọc nội dung đề bài.
HS: Lên bảng vẽ hình ghi GT và KL
HS: Trả lời câu hỏi
Để c/m AD = BC ta cần chứng minh OAD = OCB 
Để c/m EAB = ECD ta cần phải c/m theo 1 trong 3 trường hợp bằng nhau của tam giác.
Để chứng minh OE là tia phân giác của góc xOy ta phải chứng minh góc xOE = góc yOE
HS: Lên bảng làm bài
a, xét OAD và OCB có:
- OA = OC (gt)
- góc AOD = góc COB
- OD = OB
Suy ra OAD = OCB (c-g-c)
Suy ra AD = BC
b, Ta có: OAD = OCB (theo a)
Suy ra góc D = góc B
 Góc A1 = góc C1
 Do đó góc A2 = góc C2
Suy ra EAB = ECD (g-c-g)
c, EAB = ECD (theo b)
Suy ra EA = EC
OAE = OCE (c-c-c)
 Suy ra góc AOE = góc COE
Suy ra OE là tia phân giác của góc xOy
Hoạt động 2: Củng cố
GV: Em hãy phát biểu các trường hợp bằng nhau của tam giác ? Trường hợp góc – cạnh – góc ?
GV: Treo bảng phụ hình 98 SGK
Em hãy cho biết, trên mỗi hình 98, 99 SGK có các tam giác nào bằng nhau ? Vì sao ?
GV: Gọi HS nhận xét, sau đó giáo viên chuẩn hoá và cho điểm.
HS: Lên bảng trả lời câu hỏi.
HS: Lên bảng làm bài tập
Hình 98:
Xét tam giác ABC và ABD có:
GócCAB = gócDAB
Cạnh AB chung
Góc ABC = gócABD
Vậy ABC = ABD.
Hình 99:
ABD = ACE (g-c-g)
ACD = ABE (g-c-g)
5. Hướng dẫn về nhà:
	1. Ôn tập các trường hợp bằng nhau của tam giác, chuẩn bị các dạng bài tập về chứng minh hai tam giác bằng nhau.
	2. Làm các bài tập 44, 45 SGK trang 125
	HD: Bài 44 SGK trang 125
	 Xét ABD và ACD có
 	 Góc A1 = góc A2
 Góc D1 = góc D2
 AD cạnh chung
 Suy ra ABD = ACD (g-c-g)
 Suy ra điều phải chứng minh.
Ngày soạn: 01/01
Tuần 19 - Tiết 34 
I. Mục tiêu:
	- Học sinh được ôn tập các trường hợp bằng nhau của tam giác.
	- Rèn kĩ năng trình bày lời giải bài tập hình học. Luyện khả chứng minh hai tam giác bằng nhau thông qua các trường hợp bằng nhau của tam giác.
	- Hình thành đức tính cẩn thận trong công việc, chuyên cần, say mê học tập.
II. Chuẩn bị:
	- Giáo viên: Giáo án, Thước thẳng, bảng phụ, compa, thước đo góc, ...
	- Học sinh: Đồ dùng học tập, phiếu học tập, bảng nhóm.
III. Tiến trình bài dạy:
	1.Kiểm tra sĩ số:
	2. Kiểm tra bài cũ:
	GV: Nêu câu hỏi
Em hãy phát biểu trường hợp bằng nhau thứ nhất c-c-c, trường hợp bằng nhau thứ hai c-g-c, trường hợp bằng nhau thứ ba g-c-g của hai tam giác ?
Hãy minh hoạ các trường hợp bằng nhau của hai tam giác cụ thể
 ABC = A’B’C’
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Bài tập luyện tập
Bài 44 SGK trang 125:
GV: Gọi HS đọc nội dung bài 44 sau đó gọi HS lên bảng vẽ hình ghi GT và KL
GV: Gọi 1 HS lên bảng làm bài tập. HS còn lại hoạt động theo nhóm sau đó nhận xét bài làm của bạn.
GV: Gọi HS nhận xét bài làm của bạn sau đó GV chuẩn hoá và cho điểm
Bài 45 SGK trang 125:
GV: Yêu cầu HS đọc nội dung bài tập 45
GV: Hường dẫn HS đưa về chứng minh hai tam giác bằng nhau.
HS: Hoạt động theo nhóm làm bài tập vào bảng nhóm
GV: Nhận xét chuẩn hoá và cho điểm các nhóm.
Bài 44 SGK trang 125:
a, Xét ABD và ACD có
 Góc A1 = góc A2
 Góc D1 = góc D2
 AD cạnh chung
Suy ra ABD = ACD (g-c-g)
b, ABD = ACD (theo a)
 Suy ra AB = AC điều phải chứng minh.
Bài 45 SGK trang 125:
a, AHB = CKD (c-g-c)
Suy ra AB = CD
CEB = AFD (c-g-c)
Suy ra BC = AD
ABD = CDB (c-c-c)
Suy ra góc ABD = góc CDB
Suy ra AB//CD.
Hoạt động 3: Củng cố
GV: Em hãy phát biểu trường hợp bằng nhau của tam giác góc – cạnh – góc ?
GV: Yêu cầu HS quan sát hình 101, 102, 103 SGK và hãy cho biết, trên mỗi hình vẽ có các tam giác nào bằng nhau ? Vì sao ?
GV: Gọi HS nhận xét, sau đó giáo viên chuẩn hoá và cho điểm.
HS: Lên bảng trả lời câu hỏi.
HS: Lên bảng làm bài tập
Hình 101:
Xét tam giác ABC và FDE có:
GócB = gócD = 800
Cạnh BC = DE = 3
Góc C = gócE = 400
Vậy ABC = FDE (g-c-g)
Hình 102:
Tam giác HIG không bằng tam giác LKM (vì Góc I = góc K, Cạnh GI khác KM, góc G = góc M)
Hình 103:
NPR = RQN (g-c-g)
5. Hướng dẫn về nhà:
	1. Ôn tập các trường hợp bằng nhau của tam giác, chuẩn bị các dạng bài tập về chứng minh hai tam giác bằng nhau.
	2. Đọc và xem trước bài “ Tam giác cân ”
Ngày soạn:
Tuần 20 - Tiết 35
I. Mục tiêu:
	- Học sinh nắm được định nghĩa tam giác cân, tam giác vuông cân, tam giác đều, tính chất về góc của các tam giác trên. Biết chứng minh một tam giác là tam giác cân, tam giác vuông cân, tam giác đều.
	- Rèn kĩ năng vẽ tam giác cân, tam giác vuông cân, tam giác đều. Rèn luyện tính toán và chứng minh bài toán hình học.
	- Hình thành đức tính cẩn thận trong công việc, chuyên cần, say mê học tập.
II. Chuẩn bị:
	- Giáo viên: Giáo án, Thước thẳng, bảng phụ, compa, thước đo góc, ...
	- Học sinh: Đồ dùng học tập, phiếu học tập, bảng nhóm.
III. Tiến trình:
	1. Kiểm tra sĩ số:
	2. Kiểm tra bài cũ:
	GV:Cho tam giác ABC có góc C bằng góc B. Tia phân giác của góc A cắt BC tại D. Chứng minh rằng AB = AC.
GV giới thiệu tam giác ABC trên là tam giác cân.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: 1. Định nghĩa
GV: Nêu định nghĩa tam giác cân
GV: Hướng dẫn HS cách vẽ tam giác cân:
Vẽ cạnh BC
Vẽ đường tròn (B, AB)
Vẽ đường tròn (C, AB)
A là giao điểm (B, AB) và (C, AB)
GV: Giới thiệu: Tam giác ABC (AB = AC) ở trên là tam giác cân.
AB, AC là các cạnh bên
BC là cạnh đáy
Góc B và góc C là các góc A ở đáy
Góc A là góc ở đỉnh.
Tam giác ABC cân tại A.
GV: Cho HS hoạt động nhóm làm ?1 SGK 
Tìm các tam giác cân trên hình 112 SGK trang 126 ? Kể tên các cạnh bên, cạnh đáy, góc ở đáy, góc ở đỉnh của tam giác cân đó.
GV: Gọi HS lên bảng trả lời câu hỏi
GV: Nhận xét và cho điểm
HS: Tam giác cân là tam giác có 2 cạnh bằng nhau
HS: Hoạt động nhóm làm ?1
Tam giác ADE cân tại A
Cạnh bên: AD, AE
Cạnh đáy: DE
Góc ở đáy: góc D, góc E
Góc ở đỉnh: góc A
Tam giác ABC cân tại A
Cạnh bên: AB, AC
Cạnh đáy: BC
Góc ở đáy: góc B, góc C
Góc ở đỉnh: góc A
Tam giác ACH cân tại A
Cạnh bên: AC, AH
Cạnh đáy: CH
Góc ở đáy: góc C, góc H
Góc ở đỉnh: góc A
1. Định Nghĩa
Tam giác cân là tam giác có 2 cạnh bằng nhau
Hoạt động 2: Tính chất
GV: Cho HS làm ?2 
GV hướng dẫn HS xét hai tam giác BAD và CAD
GV: Nhận xét và cho điểm.
GV: Nêu định lí 1:
GVYêu cầu HS về nhà chứng minh.
GV: Vậy nếu một tam giác có hai góc bằng nhau thì tam giác đó có là tam giác cân không ?
GV: Nêu định lí 2:
GV: - Thế nào là tam giác vuông ?
 - Thế nào là tam giác cân ?
Vậy thế nào là tam giác vuông cân ? 
GV: Tam giác vuông là tam giác có hai cạnh góc vuông bằng nhau.
GV: Cho HS hoạt động làm ?3 
HS: Xét BAD và CAD có:
BA = CA
Góc BAD = góc CAD
AD cạnh chung
Vây BAD = CAD (c-g-c)
Suy ra góc ABD = góc ACD
HS: Ghi nội dug định lí 1 và về nhà chứng minh
HS: 
(đã chứng minh ở bài 44 SGK)
HS: Trả lời định nghĩa tam giác vuông, tam giác cân
HS: Tam giác vuông cân là tam giác vuông và cân
HS: Hoạt động nhóm là ?3
Tam giác ABC vuông cân tại A suy ra góc A = 900, góc B = góc C = 450
2. Tính chất
Định lí 1:
Trong một tam giác cân, hai góc ở đáy bằng nhau
Định lí 2:
Nếu một tam giác có hai góc bằng nhau thì tam giác đó là tam giác cân
* Tam giác vuông cân là tam giác vuông có hai cạnh góc vuông bằng nhau
Hoạt động 3: Tam giác đều
GV: Giới thiệu định nghĩa tam giác đều
Tam giác đều là tam giác có 3 cạnh bằng nhau
GV: Hướng dẫn HS cách vẽ
Vẽ một cạnh BC bất kỳ
Vẽ đường tròn (B, BC)
Vẽ đường tròn (C, BC)
Điểm A là giao điểm (B, BC) và (C, BC)
GV: Cho HS hoạt động làm ?4
HS: Vẽ tam giác đều ABC
3. Tam giác đều:
Định nghĩa:
Tam giác đều là tam giác có 3 cạnh bằng nhau
Hoạt động 4: Củng cố
GV: Từ định lí 1 và 2 ta có hệ quả sau:
Trong một tam giác đều, mỗi góc bằng 600
Nếu một tam giác có 3 góc bằng nhau thì tam giác đó là tam giác đều.
Nếu một tam giác cân có một góc bằng 600 thì tam giác đó là tam giác đều.
GV: Em hãy cho biết thế nào là tam giác cân ? Tam giác vuông cân ? Tam giác đều ?
HS: Ghi nội dung hệ quả 
HS: Trả lời định nghĩa tam giác cân, vuông cân, đều.
5. Hướng dẫn về nhà:
	1. Ôn tập bài cũ, làm các bài tập 46 à 52 SGK trang 127, 128
	2. Đọc bài đọc thêm SGK trang 128, 129
Ngày soạn: 
Tuần 20 Tiết 36
I. Mục tiêu:
	- Học sinh được củng cố định nghĩa tam giác cân, tam giác vuông cân, tam giác đều, tính chất về góc của các tam giác trên. Biết chứng minh một tam giác là tam giác cân, tam giác vuông cân, tam giác đều.
	- Rèn kĩ năng vẽ tam giác cân, tam giác vuông cân, tam giác đều. Rèn luyện tính toán và chứng minh bài toán hình học.
	- Hình thành đức tính cẩn thận trong công việc, chuyên cần, say mê học tập.
II. Chuẩn Bị:
	- Giáo viên: Giáo án, Thước thẳng, bảng phụ, compa, thước đo góc, ...
	- Học sinh: Đồ dùng học tập, phiếu học tập, bảng nhóm.
III. Tiến trình :
	1. Kiểm tra sĩ số: 
	2. Kiểm tra bài cũ:
	HS1: Em hãy cho biết thế nào là tam giác cân ? Tam giác vuông cân ? Tam giác đều ? 
Nêu các tính chất của các tam giác trên ?
 	HS2 lên bảng làm bài tập 47 SGK
Nêu tính chất của tam giác cân ?Tính chất của tam giác đều ?
Hoạt động củ ...  vuông góc với AB và Dm vuông góc với xy và xác định điểm C sao cho C, E, B thẳng hàng.
GV: Yêu cầu HS chuẩn bị như đã hướng dẫn
HS: Nêu cách làm
Dựng đường thẳng xy vuông góc với AB tại A
Trên xy lấy điểm E bất kì
Xác định điểm D trên xy sao cho AE = ED
Dựng tia Dm vuông góc với xy tại D
Xác định điểm C trên tia Dm sao cho C, E, B thẳng hàng.
Đo độ dài CD và biết AB = CD
Hoạt động2: Củng cố
GV: Chia lớp thành ba nhóm thực hành cho tiết sau, phân công nhóm trưởng
GV: Yêu cầu nhóm trưởng chuẩn bị báo cáo thực hành theo mẫu.
5. Hướng dẫn về nhà:
	1. Ôn tập bài cũ và chuẩn bị bài thực hành ngoài trời.
2. Làm đề cương câu hỏi ôn tập chương II
3. Tổ trưởng làm mẫu báo cáo kết quả thực hành
Họ tên
Điểm chuẩn bị
Điểm ý thức
Điểm thực hành
Tổng
Nguyễn Văn A
Kim Thị B
Ngày soạn: 
Tuần 24 - tiết 43
I. Mục tiêu:
	- Học sinh biết cách xác định khoảng cách giữa hai điểm A và B trong đó có một điểm nhìn thấy nhưng không đến được.
	- Rèn kĩ năng dựng góc trên mặt đất, gióng đường thẳng, rèn luyện ý thức làm việc có tổ chức.
	- Hình thành đức tính cẩn thận trong công việc, chuyên cần, say mê học tập.
II. Chuẩn bị:
	- Giáo viên: Giáo án, Thước thẳng, thước dây, giác kế, thước đo góc, ...
	- Học sinh: Cọc tiêu, thước dây, thước đo góc, phiếu học tập.
III. Tiến trình :
	1. Kiểm tra sĩ số:
	2. Kiểm tra bài cũ:
	GV: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS và nhắc lại phân công nhóm thực hành
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Bài mới
GV: Tập trung lớp và phân công làm ba nhóm, phân công nhóm trưởng tổ chức thực hành dưới sự kiểm soát của GV
GV: Phân công vị trí thực hành của các nhóm và chỉ hai điểm A và B của mỗi nhóm
GV: Yêu cầu các nhóm làm thực hành và chia nhóm thành các nhóm nhỏ làm thực hành rồi ghi kết quả của nhóm.
GV: Giám sát các nhóm làm thực hành
GV: Trực tiếp đo độ dài đoạn AB của ba nhóm và so kết quả chênh lệch rồi cho điểm các nhóm nhỏ
GV: Thu kết quả của từng nhóm và chấm điểm theo mẫu đã chuẩn bị
HS: Tập trung theo nhóm
HS: Thực hành theo nhóm đo đoạn AB mà GV đã yêu cầu
HS: Thực hành theo các nhóm nhỏ và ghi lại kết quả đo được 
Họ tên
Điểm chuẩn bị
Điểm ý thức
Điểm thực hành
Tổng
Hoạt động 4: Củng cố
GV: Tập trung lớp theo ba nhóm
GV: Nhận xét buổi thực hành và thông báo điểm của các nhóm nhỏ
5. Hướng dẫn về nhà:
	1. Ôn tập toàn bộ kiến thức chương II
2. Làm đề cương câu hỏi ôn tập chương II
3. Làm các bài tập chương II: 67 à 73 SGK trang 140, 141
Ngày soạn: 
Tuần 24 - Tiết 44
I. Mục tiêu:
	- Học sinh ôn tập hệ thống các kiến thức đẫ học về tổng ba góc của tam giác, các trường hợp bằng nhau của hai tam giác.
	- Rèn kĩ năng vẽ hình, đo đạc, tính toán, chứng minh, ứng dụng thực tế.
	- Hình thành đức tính cẩn thận trong công việc, chuyên cần, say mê học tập.
II. Chuẩn bị:
	- Giáo viên: Giáo án, Thước thẳng, thước đo góc, com pa ...
	- Học sinh: Đề cương ôn tập, thước đo góc, com pa, phiếu học tập.
III. Tiến trình:
	1. Kiểm tra sĩ số:
	2. Kiểm tra bài cũ:
	Em hãy phát biểu các trường hợp bằng nhau của hai tam giác vuông ? 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết
Câu 1:
GV: Phát biểu định lý tổng ba góc của một tam giác ? Tính chất góc ngoài của tam giác ?
GV: Chuẩn hoá và cho điểm.
Câu 2:
GV: Em hãy phát biểu ba trường hợp bằng nhau của hai tam giác ? Các trường hợp bằng nhau của hai tam giác vuông ? nêu sự khác nhau của chúng ?
GV: Gọi 2 – 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi.
GV: cho điểm.
HS: Trả lời câu hỏi 1
Tổng ba góc trong của một tam giác bằng 1800.
Góc ngoài của tam giác bằng tổng hai góc trong không kề với nó.
HS: Phát biểu các TH bằng nhau của hai tam giác.
Sự khác nhau giữa các TH bằng nhau của hai tam giác vuông và hai tam giác bất kì là: Với tam giác vuông chỉ cần biết hai yếu tố bằng nhau, ngược lại với hai tam giác phải biết ba yếu tố bằng nhau.
Hoạt động 2: Làm bài tập luyện tập
Bài tập 67 SGK trang 140
GV: Treo bảng phụ bài tập 67, Điền dấu X vào ô trống một cách thích hợp. Sửa lại các câu sai.
GV: Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập
GV: Gọi HS nhận xét sau đó chuẩn hoá và cho điểm.
Bài tập 68 SGK trang 141.
GV: Các tính chất của bài tập 68 được suy ra từ định lý nào ?
GV: Yêu cầu HS làm theo nhóm sau đó đại diện lên bảng trình bày.
HS: Hoạt động nhóm trả lời câu hỏi.
HS: Nhận xét chéo giữa các nhóm
GV: cho điểm các nhóm.
Bài tập 69 SGK trang 142.
GV: Gọi HS đọc đề bài
GV: Vẽ hình trên bảng và yêu cầu HS vẽ vào vở sau đó ghi GT và KL rồi làm bài tập
GV: Hướng dẫn HS vẽ hình bằng thước thẳng và com pa
GV: Yêu cầu HS làm theo nhóm sau đó đại diện lên bảng trình bày lời giải của nhóm mình.
GV: Gọi các nhóm nhận xét chéo
GV: Chuẩn hoá và cho điểm.
Bài tập 67 SGK trang 140
Câu 1: Đúng
Câu 2: Đúng
Câu 3: Sai. Ví dụ tam giác có ba góc là 700, 600, 500.
Câu 4: Sai. Sửa lại: Trog tam giác vuông hai góc nhọn phụ nhau.
Câu 5: Đúng
Câu 6: Sai. Ví dụ có tam giác cân mà góc ở đỉnh là 1000, hai góc ở đáy là 400
Bài tập 68 SGK trang 141.
Câu a, b được suy ra từ định lý “ Tổng ba góc của một tam giác bằng 1800 ”
Câu c được suy ra từ định lý “ Trong một tam giác cân, hai góc ở đáy bằng nhau ”.
Câu d được suy ra từ định lí “ Nếu một tam giác có hai góc bằn nhau thì tam giác đó là tam giác cân ”.
Bài tập 69 SGK trang 142.
HS: đọc nội dung bài tập
HS: Vẽ hình và làm bài tập
TH: D và A nằm khác phía đối với BC, các TH khác tương tự.
Gọi H là giao điểm của AD và a. 
Ta có:
Ta lại có: = 1800 nên 
Suy ra 
Vây AD a
Hoạt động 3: Củng cố
GV: Tổng hợp và nhắc lại về các trường hợp bằng nhau của hai tam giác (kể cả hai tam giác vuông)
GV: Treo bảng phụ các trường hợp bằng nhau của hai tam giác(SGK trang 139).
HS: Nắm được các trường hợp bằng nhau của hai tam giác.
HS: Vẽ bảng tổng kết các trường hợp bằng nhau của hai tam giác.
Hướng dẫn về nhà:
	1. Ôn tập bài cũ và chuẩn bị các câu hỏi ôn tập. Chuẩn bị trước bảng “ tam giác và một số tam giác đặc biệt ”
2. Làm các bài tập 70 à 73 SGK.
Ngày soạn: 
Tuần 25 - Tiết 45 : 
I. Mục tiêu:
	- Học sinh ôn tập hệ thống các kiến thức đẫ học về tổng ba góc của tam giác, các trường hợp bằng nhau của hai tam giác.
	- Rèn kĩ năng vẽ hình, đo đạc, tính toán, chứng minh, ứng dụng thực tế.
	- Hình thành đức tính cẩn thận trong công việc, chuyên cần, say mê học tập.
II. Chuẩn bị:
	- Giáo viên: Giáo án, Thước thẳng, thước đo góc, com pa ...
	- Học sinh: Đề cương ôn tập, thước đo góc, com pa, phiếu học tập.
III. Tiến trình :
	1. Kiểm tra sĩ số:
	2. Kiểm tra bài cũ:
	Em hãy phát biểu định nghĩa tam giác cân, nêu tính chất về góc của tam giác cân. Nêu các cách chứng minh một tam giác là tam giác cân ? 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết
Câu 1:
GV: Phát biểu định nghĩa tam giác đều, tính chất về góc của tam giác đều. Nêu các cách chứng minh tam giác là tam giác đều ?
GV: Chuẩn hoá và cho điểm.
Câu 2:
GV: Em hãy phát biểu định lý Pitago (thuận và đảo)
GV: Chuẩn hoá và cho điểm.
HS: Trả lời câu hỏi 1
Tam giác đều là tam giác có ba cạnh bằng nhau.
Tam giác đều có ba góc bằng nhau và bằng 600
Các cách chứng minh tam giác là tam giác đều:
C1: Chứng minh tam giác có ba cạnh bằng nhau.
C2: Chứng minh tam giác có ba góc bằng nhau.
C3: Chứng minh tam giác là tam giác cân và có mọt góc bằng 600. 
HS: Phát biểu định lý Pitago.
Hoạt động 2: Làm bài tập luyện tập
Bài tập 70 SGK
GV: Gọi HS đọc nội dung bài tập 70 SGK
GV: Vẽ hình và hướng dẫn HS làm bài tập
GV: Nhận xét và chữa bài theo từng phần và cho điểm.
Bài tập 71 SGK
GV: Tam giác ABC trong hình vẽ 151 SGK là tam giác gì ?
bài tập 70
a, cân 
à là tam giác cân.
b, (cạnh huyền – góc nhọn) à BH = CK
c, (cạnh huyền – cạnh góc vuông) à AH = AK
d, 
à là tam giác cân.
Bài tập 71 SGK
 Tam giác ABC là tam giác vuông cân vì:
AB2 = AC2 = 22 + 32 = 13 
BC2 = 11 + 52 = 26 = AB2 + AC2
Hoạt động 3: Củng cố
GV: Tổng hợp và nhắc lại về các định nghĩa và tính chất của tam giác cân, tam giác đều.
GV: Treo bảng phụ tam giác và một số dạng tam giác đặc biệt (SGK trang 140).
HS: Nắm được các định nghĩa và tính chất của tam giác cân, đều.
HS: Vẽ bảng tổng kết các tam giác, tam giác đặc biệt
 Hướng dẫn về nhà:
	1. Ôn tập bài cũ và chuẩn bị làm bài kiểm tra 1 tiết.
Ngày soạn: 
Tuần 25 – Tiết 46
I. Mục tiêu:
	- Kiểm tra sự hiểu bài của HS
	- Biết diễn đạt các tính chất (định lí) thông qua hình vẽ.
	- Biết vẽ hình theo trình tự bằng lời.
	- Biết vận dụng các định lí để chứng minh đoạn thẳng bằng nhau, tam giác bằng nhau
	- Hình thành đức tính cẩn thận trong công việc, say mê học tập.
II. Chuẩn bị:
	- Giáo viên: Đề kiểm tra
	- Học sinh: Định lí, GT và KL của định lí, cách chứng minh định lí..
III. Tiến trình :
	1. Kiểm tra sĩ số: 
	2. Kiểm tra : Sự chuẩn bị của HS
	A. Đề bài:
I/ Phần trắc nghiệm(5đ):
	Câu 1: Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng (4đ)
1. Trong một tam giác vuông
a.Cạnh góc vuông là cạnh lớn nhất. 	b. Cạnh huyền bằng tổng hai cạnh góc vuông.
c. Bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông.
Tất cả đúng
2. Trong một tam giác cân
Góc ở đỉnh bằng một góc ở đáy. 	b. Hai cạnh bên không bằng nhau.
c.Hai góc ở đáy bằng nhau. 	d. Góc ở đỉnh bằng tổng hai góc ở đáy.
3. Cho tam giác MNP cân tại M. Kết luận nào sau đây là đúng: 
a. MN = NP 	b. MN = MP 	c. M = P 	d. N = M
4. Cho tam giác ABC vuông tại A, AB = 6, AC = 8, độ dài đoạn BC = ?
a. 10 	b. 100 	c. 14 	d. 2
5. Cho tam giác DEF có DE = DF. Tam giác DEF là tam giác gì?
a. Tam giác vuông 	b. Tam giác cân 	c. Tam giác đều 	d. Tam giác vuông cân
6. Cho tam giác ABC có AB = AC. Gọi M là trung điểm của BC. Kết luận nào sau đây không đúng
a. ABM = ACM 	b. vuông góc với BC 	c. = 	d. =
7. Nếu ABC và DEF có AB = DE, BC = EF , AC = DF thì ABC = DEF theo trường hợp
a. (c – c – c) 	b. (c – g – c) 	c. (g – c – g ) 	d. (cạnh huyền – cạnh góc vuông)
8. Tam giác ABC cân tại B có = 400 . số đo góc A là 
a. 400 	b. 700 	c. 1400 	d. 1800
Câu 2: Điền dấu “X” vào ô thích hợp(1đ): 
Câu
Nội dung
Đúng 
Sai
1
Nếu tam giác cân có một góc bằng 600 thì tam giác đó là tam giác đều
2
Trong tam giác vuông cạnh huyền là cạnh nhỏ nhất
II/ Phần tự luận
1.(2đ) Tính đường chéo của một mặt bàn hình chữ nhật có chiều dài 16dm, chiều rộng 12dm
2.(3đ) Cho tam giác ABC có CA = CB = 10 cm, AB = 12 cm. Kẻ CI vuông góc với AB (I thuộc AB).
a, Chứng minh rằng IA = IB.
b, Tính độ dài IC.
	4. Nhận xét và thu bài
	- GV thu bài kiểm tra của HS
	- GV nhận xét ý thức làm bài kiểm tra của HS
	5. Hướng dẫn học ở nhà
	- GV: Yêu cầu HS đọc trước và chuẩn bị chương III bài “ Quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong tam giác ”

Tài liệu đính kèm:

  • docT19-20-21_HH.doc