Giáo án Hình học Lớp 7 - Tiết 4: Luyện tập - Năm học 2011-2012 - Ngô Thị Hương Lan

Giáo án Hình học Lớp 7 - Tiết 4: Luyện tập - Năm học 2011-2012 - Ngô Thị Hương Lan

I - Mục tiêu:

1. Kiến thức: Ôn lại khái niệm 2 đường thẳng vuông góc, đường trung trực của một đoạn thẳng.

2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng vẽ hình, suy luận.

3. Tư duy: Rèn luyện tư duy logic, cách trình bày bài toán.

4. Thái độ: Giáo dục ý thức tự giác tích cực trong học tập

II - Chuẩn bị:

 GV: Nội dung bài tập

 HS: Thước thẳng, êke.

III - Phương pháp

 Nêu vấn đề , Đàm thoại

IV - Tiến trình dạy học

1- Kiểm tra bài cũ: (5’)

 -Hai đường thẳng a và b vuông góc với nhau khi nào? Vẽ hình và ghi ký hiệu.

 -Cho AB = 6cm. Hãy vẽ đường trung trực của AB.

 

doc 2 trang Người đăng danhnam72p Lượt xem 636Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 7 - Tiết 4: Luyện tập - Năm học 2011-2012 - Ngô Thị Hương Lan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 5 / 9 / 2011
Ngày giảng: 8 / 9 / 2011
Tiết 4: LUYỆN TẬP
I - Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Ôn lại khái niệm 2 đường thẳng vuông góc, đường trung trực của một đoạn thẳng.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng vẽ hình, suy luận. 
3. Tư duy: Rèn luyện tư duy logic, cách trình bày bài toán.
4. Thái độ: Giáo dục ý thức tự giác tích cực trong học tập
II - Chuẩn bị: 	
 GV: Nội dung bài tập
 HS: Thước thẳng, êke. 
III - Phương pháp
Nêu vấn đề , Đàm thoại
IV - Tiến trình dạy học
1- Kiểm tra bài cũ: (5’)
 -Hai đường thẳng a và b vuông góc với nhau khi nào? Vẽ hình và ghi ký hiệu.
 -Cho AB = 6cm. Hãy vẽ đường trung trực của AB.
2. - Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1:Chữa bài tập (15’)
GV: Yêu cầu 1 HS lên bảng chữa bài 14
GV: Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS dưới lớp
GV: Cho HS nhận xét bài làm của bạn
GV: Nhận xét và chốt lại kiến thức vận dụng
1 HS lên bảng thực hiện
HS khác kiểm tra chéo việc chuẩn bị bài của bạn
Bài 14: (SGK – T86)
Vẽ đoạn thẳng AB = 3cm
Xác định trung điểm của đoạn AB
Vẽ đường thẳng đi qua trung điểm của đoạn thẳng AB và vuông góc với AB
Hoạt động 2 ( 24’) Luyện tập
? Đọc bài tập bài toán yêu cầu gì?
? Vẽ hình theo trình tự của bài
? Nhận xét bài của bạn
? Còn có cách vẽ nào khác ?
GV : Từ bài toán bằng lời ta vẽ được hình và ngược lại từ hình phát biểu bằng lời
GV: Nêu yêu cầu của bài toán
 ? Quan sát kỹ hình 11 xem hình vẽ trên được vẽ theo thứ tự nào
? Nêu trình tự các bước vẽ
GV : Cho học sinh hoạt động nhóm
? Đại diện nhóm trình bày
? Nhóm khác nhận xét bổ xung
GV : Nhận xét bổ xung
? Ngoài cách trên xem còn có cách nào khác không ?
GV : Hướng dẫn cách khác
? Thực hiện các bước theo cách 2
* GV: Bảng phụ bài tập : Trong các phát biểu sau câu nào đúng câu nào sai
a- Đường thẳng đi qua trung điểm của đoạn thẳng AB là đường trung trực của đoạn AB
b- Đường vuông góc với đoạn thẳng AB là đường trung trực của đoạn AB
c- Đường thẳng đi qua trung điểm của đoạn thẳng AB và vuông góc với đoạn thẳng AB là trung trực của đoạn AB
Đọc bài và phân tích
HS lên bảng thực hiện
Nêu cách vẽ khác
HS nêu yêu cầu của bài
Nghiên cứu hình vẽ, tìm cách vẽ
Làm theo nhóm
Các nhóm trình bày
HS đọc nội dung bài toán
- Thảo luận nhóm đôi 
1 HS trả lời
HS khác nhận xét
II - Luyện tập 
Bài 18 SGK - 87 
Vẽ góc xOy = 450
Lấy A góc xOy
- dùng ê ke vẽ 
+ d1 0x tại B ( A d1) 
+ d2 0y tại C ( A d2 ) 
Bài 19 SGK - 87 
Cách vẽ 1:
- Vẽ d1 tuỳ ý
- Vẽ d2 cắt d1 tại O sao cho góc 
 d1Od2 = 600 
- lấy A tuỳ ý trong d1Od2 
- Vẽ AB d1 tại B ( B d1 )
- Vẽ BC d2 tại C ( C d2 )
Cách vẽ 2 :
 - Vẽ d2 cắt d1 tại O sao cho góc 
 d1Od2 = 600 
- Lấy B Od1 : vẽ BC Od2 tại C
 ( C Od2 )
- Vẽ AB Od1 A nằm trong góc d1Od2 
3 - Củng cố 
- Thế nào là hai góc kề bù? hai góc đối đỉnh? Nêu tính chất của hai góc kề bù, hai góc đối đỉnh?
- Thế nào là 2 đường thẳng vuông góc? Trung trực của đoạn thẳng là gì?
4- Hướng dẫn về nhà ( 1’)
- Nêu cách vẽ hai đường thẳng vuông góc, đường trung trực của đoạn thẳng.
- BTVN : 18, 20 SGK – 87
- Đọc trước bài Góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_7_tiet_4_luyen_tap_nam_hoc_2011_2012_ng.doc