Giáo án Hình học Lớp 7 - Tiết 45: Ôn tập Chương 2 (2 cột)

Giáo án Hình học Lớp 7 - Tiết 45: Ôn tập Chương 2 (2 cột)

1. MỤC TIÊU:

- Kiến thức: + Củng cố, hệ thống các kiến thức về tổng ba góc của một tam giác.

 + Các trường hợp bằng nhau của hai tam giác.

 + Tam giác cân, tam giác đều.

 + Định lý Py-ta-go.

- Kỹ năng: + Tính số đo góc.

 + Chứng minh hai tam giác bằng nhau.

 + Chứng minh tam giác là tam giác cân, đều, vuông.

 + Ap dụng định lý Py-ta-go tính số đo một cạnh của tam giác vuông.

- Thái độ: + Cẩn thận khi vẽ hình.

 + Rèn tư duy suy luận.

2. TRỌNG TM: Rèn luyện kĩ năng chứng minh 2 tam giác bằng nhau, tính độ dài cạnh.

3. CHUẨN BỊ:

- GV: Thước đo độ, compa, êke, máy tính bỏ túi.

- HS: Thước đo độ, compa, êke, máy tính bỏ túi.

4. TIẾN TRÌNH:

4.1 Ổn định tổ chức: Kiểm diện lớp 7A4:

7A5:

4.2 Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép vào phần ôn lý thuyết.

4.3 Bài mới:

 

doc 4 trang Người đăng danhnam72p Lượt xem 413Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 7 - Tiết 45: Ôn tập Chương 2 (2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 26
Tiết: 45
ND: 
 ÔN TẬP CHƯƠNG II (2)
MỤC TIÊU:
- Kiến thức: + Củng cố, hệ thống các kiến thức về tổng ba góc của một tam giác.
	+ Các trường hợp bằng nhau của hai tam giác.
	+ Tam giác cân, tam giác đều.
	+ Định lý Py-ta-go.
- Kỹ năng:	+ Tính số đo góc.
	+ Chứng minh hai tam giác bằng nhau.
	+ Chứng minh tam giác là tam giác cân, đều, vuông.
	+ Aùp dụng định lý Py-ta-go tính số đo một cạnh của tam giác vuông.
- Thái độ:	+ Cẩn thận khi vẽ hình.	
	+ Rèn tư duy suy luận. 
TRỌNG TÂM: Rèn luyện kĩ năng chứng minh 2 tam giác bằng nhau, tính độ dài cạnh.
CHUẨN BỊ:
- GV: Thước đo độ, compa, êke, máy tính bỏ túi.
HS: Thước đo độ, compa, êke, máy tính bỏ túi.
TIẾN TRÌNH:
Ổn định tổ chức: Kiểm diện lớp 7A4:	
7A5:	
Kiểm tra bài cũ: 	Lồng ghép vào phần ôn lý thuyết.
Bài mới:	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV và HS
NỘI DUNG
HĐ 1: ƠN TẬP LÍ THUYẾT
- Giáo viên nêu câu hỏi và gọi học sinh trả lời:
- HS1: - Tam giác cân là tam giác như thế nào?	(5 đ)
	- Em hãy phát biểu định lý về tam giác cân? 	(5 đ)
- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét, chốt lại định nghĩa, tính chất của tam giác cân và cho điểm học sinh.
- HS2: - Tam giác vuông cân là tam giác như thế nào? 	(5 đ)
	- Em hãy phát biểu định lý về tam giác vuông cân?	(5 đ)
- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét, chốt lại định nghĩa, tính chất của tam giác cân và cho điểm học sinh.
HS3:
- GV: em hãy định nghĩa thế nào là tam giác đều?	(3 đ)
- HS: Tam giác đều là tam giác có 3 cạnh bằng nhau.
- GV: em hãy phát biểu định lý về tam giác đều?	(3 đ)
- HS: Trong một tam giác đều, cả 3 góc đều bằng 600.
- GV: Theo em, để chứng minh một tam giác là tam giác đều ta có những cách chứng minh nào?	(4 đ)
- HS: 	+ Tam giác có 3 cạnh bằng nhau.
 	+ Tam giác có 3 góc bằng nhau.
 	+ Tam giác cân có một góc bằng 600.
- Giáo viên gọi học sinh nhận xét.
- Giáo viên đánh giá chấm điểm và củng cố lại định nghĩa, tính chất, cách chứng minh một tam giác là tam giác đều.
- Giáo viên vẽ hình tam giác vuông lên bảng.
- GV: hình vẽ nhắc ta nhớ đến định lý nào?
- HS: định lý Pytago
- GV: định lý Pytago được phát biểu như thế nào?
- HS: trong một tam giác vuông, bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông.
- GV: định lý đảo phát biểu như thế nào?
- HS: nếu một tam giác có bình phương một cạnh bằng tổng bình phương hai cạnh còn lại thì tam giác đó là tam giác vuông.
HĐ 2: Bài tập
- Giáo viên đưa ra đề bài tập: 
Cho góc nhọn xOy, M là một điểm thuộc tia phân giác của góc đó.
Kẻ MA ^Ox (AỴOx), MB^Oy (BỴOy)
a). Chứng minh MA = MB và rOAB cân.
b). BM cắt Cx tại D, AM cắt Oy tại E.
Chứng minh MD=ME và AD=BE.
- Giáo viên cho học sinh đọc đề và một học sinh lên bảng vẽ hình, các em còn lại vẽ hình vào vở.
- Giáo viên gọi học sinh nhận xét hình vẽ.
- Giáo viên nhận xét hình vẽ và yêu cầu học sinh viết GT-KL của bài toán.
- GV: em nhận xét bạn viết GT-KL của bài toán đúng chưa?
- GV: Để chứng minh MA=MB ta có thể chứng minh hai tam giác nào bằng nhau?
- HS: chứng minh DOAM = DOBM
- Giáo viên gọi học sinh nêu cách chứng minh.
- GV: DOAM = DOBM suy ra OA=OB. Vậy em thấy DOAB cân tại đâu?
- GV: để chứng minh MD = ME và AD = BE ta chứng minh hai tam giác nào bằng nhau?
- HS: DADM = DBEM
- GV: em nào chứng minh được DADM = DBEM?
- Một học sinh lên bảng làm, các em còn lại làm vào vở.
A- Lý thuyết:
1. Tam giác cân:
- Tam giác cân là tam giác có 2 cạnh bằng nhau.
- Trong một tam giác cân, hai góc ở đáy bằng nhau.
2. Tam giác vuông cân:
- Tam giác vuông cân là tam giác vuông có 2 cạnh góc vuông bằng nhau.
- Trong một tam giác vuông cân, hai góc nhọn đều bằng 450.
3. Tam giác đều:
- Tam giác đều là tam giác có 3 cạnh bằng nhau.
- Trong một tam giác đều, cả 3 góc đều bằng 600.
- Muốn chứng minh một tam giác là tam giác đều ta có thể chứng minh:
 + Tam giác có 3 cạnh bằng nhau.
 + Tam giác có 3 góc bằng nhau.
 + Tam giác cân có một góc bằng 600.
4. Định lý Pytago:
BC2 = AB2 + AC2
- Trong một tam giác vuông, bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông.
- Nếu một tam giác có bình phương một cạnh bằng tổng bình phương hai cạnh còn lại thì tam giác đó là tam giác vuông.
B- Bài tập:
Bài tập:
GT
xÔy <900
Ô1 = Ô2
KL
a) MA = MB và DOAB cân
b) MD = ME và AD = BE
a) Xét DOAM và DOBM ta có:
	(gt)
	Ô1 = Ô2	(gt)
	OM là cạnh chung
Vậy DOAM = DOBM (cạnh huyền-góc nhọn)
Suy ra:MA = MB (2 cạnh tương ứng)
	OA=OB (2 cạnh tương ứng)
Vì OA=OB nên DOAB cân tại O.
b) Xét DADM và DBEM ta có:
	(gt)
	AM = BM 	(vì DOAM = DOBM)
	(đối đỉnh)
Vậy DADM = DBEM (cạnh góc vuông-góc nhọn kề)
ÞMD = ME và AD = BE (2 cạnh tương ứng) 
4.4. Củng cố và luyện tập:
- Giáo viên đưa hình vẽ lên bảng. Yêu cầu học sinh vẽ vào tập.
- GV: theo các em thì DABC là tam giác gì?
- GV: nếu tam giác ABC cân thì có thể cân tại đỉnh nào?
- HS: cân tại A.
- GV: muốn chứng minh DABC cân tại A thì ta cần chứng minh điều gì?
- HS: chứng minh AB=AC hoặc 
- GV: đề bài chưng cho số đo góc nào cả nên ta không thể chứng minh . Vậy chỉ có thể chứng minh AB=AC.
 GV: em nào nêu cách tính AB2 và AC2?
- GV: AB2 = AC2 = 13 vậy AB như thế nào với AC?
- GV: em hãy so sánh BC2 với AB2 + AC2 ?
- HS: BC2 = AB2 + AC2 
- GV: vậy từ (1) và (2) ta kết luận tam giác ABC là tam giác gì?
Bài tập 71:
Aùp dụng định lý Phythagores ta được:
	AB2 = 22 + 32 = 4 + 9 =13.
	AC2 = 32 + 22 = 9 + 4 =13.
Vì AB2 = AC2 nên AB = AC
 Do đó tam giác ABC cân tại A (1)
Mặt khác: 	BC2 = 12 + 52 = 1 + 25 =26.
Suy ra: 	BC2 = AB2 + AC2 
	(26 = 13 + 13)	
Do đó tam giác ABC vuông tại A	(2)
Từ (1) và (2) suy ra tam giác ABC vuông cân tại A.
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
a) Đối với tiết học này
Ôn tập tất cả nội dung như hai tiết ôn tập vừa qua, trả lời câu hỏi:
Thế nào là một tam giác cân? Tính chất của tam giác cân , cách chứng minh một tam giác là tam giác cân? Thế nào là một tam giác đều? Tính chất của tam giác đều , cách chứng minh một tam giác là tam giác đều?
Định lý Pi-ta-gos thuận và đảo? Xem lại các trường hợp bằng nhau của tam giác.
Xem lại các bài tập đã làm ở 2 tiết ôn tập vừa qua. 
b) Đối với tiết sau
Chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết: êke, thước đo độ, máy tính bỏ túi.
RÚT KINH NGHIÊM:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_7_tiet_45_on_tap_chuong_2_2_cot.doc