Giáo án Hình học Lớp 7 - Tiết 47 đến 64 - Năm học 2011-2012 (Bản đẹp)

Giáo án Hình học Lớp 7 - Tiết 47 đến 64 - Năm học 2011-2012 (Bản đẹp)

Tiết 48

LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: - Củng cố các định lí quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác.

2.Kỹ năng: - Rèn kĩ năng vận dụng các định lí đó để so sánh các đoạn thẳng, các góc trong tam giác.

- Rèn kĩ năng vẽ hình đúng theo yêu cầu bài toán, biết ghi giả thiết, kết luận, bước đầu biết phân tích để tìm hướng chứng minh, trình bày bài suy luận có căn cứ

3.Thái độ: - HS có ý thức trong thực hành, biết phối hợp làm việc theo nhóm.

II. PHẦN CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

 1.Giáo viên: - Giáo án, SGK, SGV, bảng phụ.

 - Thước kẻ, com pa, thước đo góc, phấn mầu.

 2. Học sinh: - Thước kẻ, com pa, thước đo góc.

 - SGK, SBT, học bài và làm bài tập.

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1.Kiểm tra bài cũ: (6’)

a)Câu hỏi:

- Phát biểu các định lí về quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác.

 - Chữa bài tập 3 (tr.56 SGK)

 b)Đáp án:

 - Phát biểu hai định lí (tr.54, 55 SGK)

 - Chữa bài tập 3 SGK

 a) Trong tam giác ABC:

 = 180o (định lí tổng ba góc của một tam giác)

 100o + 40o + = 180o  = 40o.

Vậy và  cạnh BC đối diện với A là cạnh lớn nhất (quan hệ giữa cạnh và góc đối diện trong một tam giác).

 

doc 68 trang Người đăng danhnam72p Lượt xem 451Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 7 - Tiết 47 đến 64 - Năm học 2011-2012 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/02/2012
Ngày dạy: 25/02/2012 
 Dạy lớp: 7A2
CHƯƠNG III
QUAN HỆ GIỮA CÁC YÊU TỐ TRONG TAM GIÁC
CÁC ĐƯỜNG ĐỒNG QUY CỦA TAM GIÁC.
Tiết 47
§1. QUAN HỆ GIỮA GÓC VÀ CẠNH ĐỐI DIỆN 
TRONG MỘT TAM GIÁC.
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: - Biết quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong tam giác.
2.Kỹ năng: - HS nắm vững nội dung hai định lí, vận dụng được chúng trong những tình huống cần thiết, hiểu được phép chứng minh định lí 1.
- Biết vẽ hình đúng yêu cầu và dự đoán, nhận xét các tính chất qua hình vẽ
3.Thái độ: - HS có ý thức trong thực hành, biết phối hợp làm việc theo nhóm.
II. PHẦN CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
	1.Giáo viên: - Giáo án, SGK, SGV, bảng phụ.
	 - Thước kẻ, com pa, thước đo góc, phấn mầu.
	 	 - Tam giác ABC bằng bìa gắn vào một bảng phụ (AB < AC).
	2. Học sinh: - Thước kẻ, com pa, thước đo góc.
	 - Tam giác ABC bằng giấy có AB < AC.
 - Ôn tập: các trường hợp bằng nhau của D, tính chất góc ngoài của D, xem lại định lí thuận và định lí đảo (tr.128 Toán 7 tập 1).
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1.Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra bài cũ)	
* Đặt vấn đề vào bài mới: ( 1')
GV: Giới thiệu chương III:
 	Trong chương III chúng ta nghiên cứu 2 chủ đề lớn:
 	 + Quan hệ giữa các yếu tố về cạnh và góc của một tam giác.
 	 + Các đường đồng quy trong một tam giác.
	 GV(vẽ) Cho tam giác ABC.
	? Hãy chỉ ra các góc đối diện với các cạnh của tam giác ABC?
 ? Nếu AB = AC thì hai góc đối diện với hai cạnh đó có quan hệ như thế nào? Tại sao?
	HS: AB = AC tam giác ABC cân tại A, theo tính chất tam giác cân 
 ? Ngược lại, nếu trong tam giác ABC có thì hai cạnh đối diện với hai góc đó như thế nào? Vì sao? 
	HS: tam giác ABC cân tại A AB = AC
GV: Như vậy, trong một tam giác đối diện với 2 cạnh bằng nhau là hai góc bằng nhau, ngược lại đối diện với hai góc bằng nhau là hai cạnh bằng nhau.
GV: Vậy nếu một tam giác có hai cạnh không bằng nhau thì các góc đối diện với chúng như thế nào và ngược lại? Để biết được điều đó chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài ngày hôm nay.
2. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng.
1. Góc đối diện với cạnh lớn hơn
(15’)
GV
HS
- Chiếu ?1 và yêu cầu HS cả lớp nghiên cứu ? 1 
Dự đoán.
? 1 
Giải
GV
Chiếu ?2., hướng dẫn và yêu cầu HS gấp hình.
ABC có AC > AB
Dự đoán: > .
HS
Gấp hình và trả lời ?2.
? 2 
Giải
ABC có AC > AB
?
So sánh và 
Vì là góc ngoài tại đỉnh B' của B’MC, mà là một góc trong của tam giác B’MC không kề với . 
. 
Hay > .
HS
 > 
?
Tại sao ?
HS
Giải thích.
?
 bằng góc nào của B’MC?
HS
 = 
GV
Như vậy ABC có AC > AB thì > .
?
Từ kết quả của ?2 em rút ra tính chất gì?
* Định lí 1 (Sgk/ 54)
GT
D ABC, AC > AB
KL
 > 
HS
Trong 1 tam giác góc đối diện với cạnh lớn hơn là góc lớn hơn.
GV
Chiếu định lí 1.
Yêu cầu hs đọc lại nội dung định lý.
Yêu cầu hs vẽ hình 3 (Sgk - 54) vào vở, xác định giả thiết và kết luận của định lý.
GV
Y/C hs tự nghiên cứu phần c/m trong Sgk.
?
Qua nghiên cứu, hãy cho biết các bước chứng minh định lý trên?
Chứng minh (Sgk - 54)
HS
Trình bày lại cách chứng minh
GV
Kl: Trong tam giác ABC nếu AC > AB thì > .
GV
Nếu có B > C thì AC và AB có quan hệ như thế nào? Phần 2.
2. Cạnh đối diện với góc lớn hơn (15')
? 3 
GV
- Chiếu và yêu cầu h/s nghiên cứu ? 3.
Giải
D ABC: > . Ta có AC > AB
* Định lí 2 (Sgk/ 55)
GT
D ABC, > 
KL
AC > AB
- Gọi 1 hs lên bảng vẽ tam giác ABC thỏa mãn đề bài
HS
Trả lời ? 3
?
Nếu AB = AC thì sao?
HS
AB = AC thì tam giác ABC cân tại A nên = (trái với giả thiết > ).
?
Nếu AC < AB thì sao?
HS
AC )
Do đó phải là trường hợp thứ 3
* Nhận xét: 
a) Định lý 2 là đ/lý đảocủa định lý 1.
?
Từ ?3. ta rút ra tính chất gì?
AC > AB > 
HS
GV
Trả lời.
Nhận xét và chiếu định lí.
b) Trong tam giác tù, tam giác vuông thì cạnh đối diện với góc tù, đối diện với góc vuông là cạnh lớn nhất.
?
Nêu giả thiết, kết luận của định lý?
?
So sánh GT và KL của định lý 1 và 2? Em có nhận xét gì?
HS
Định lý 2 là định lý đảo của định lý 1.
?
HS
 Trong tam giác vuông, tam giác tù cạnh nào là cạnh lớn nhất.
Trả lời.
GV
Nhận xét và giới thiệu nhận xét.
* Bài tập 1 (Sgk/ 55)
GV
HS
GV
Yêu cầu HS làm bài tập 1; 2/SGK.
Làm bài tập 1; 2/SGK và nêu đáp án.
Nhận xét và chốt bài.
Vì 2cm < 4cm < 5cm
Nên AB < BC < AC
Do đó theo định lý 1 suy ra 
*Bài tập 2: (sgk/ 55)
Ta có: 1800 – (800+450) = 550
(đl tổng ba góc của tam giác)
Vì 800 > 550 > 450 hay 
BC > AB > AC (theo định lý 2)
3. Củng cố, luận tập: (Đã thực hiện trong bài)
Gv: Chiếu bảng phụ bài tập:"Đúng hay sai" 
Hs: Hoạt động nhóm làm bài trên phiếu học tập và nêu đáp án.
1.Trong một tam giác, đối diện với hai góc bằng nhau là hai cạnh bằng nhau.(Đ)
2.Trong một tam giác vuông, cạnh huyền là cạnh lớn nhất.(Đ)
3. Trong một tam giác, đối diện với cạnh lớn nhất là góc tù.(S)
4. Trong một tam giác tù, đối diện với góc tù là cạnh lớn nhất.(Đ)
5. Trong hai tam giác, đối diện với cạnh lớn hơn là góc lớn hơn.(S)
4. Hướng dẫn học sinh tự hoc ở nhà:(2’)
- Nắm chắc hai định lý, biết vận dụng để chứng minh bài toán cụ thể.
	- BTVN: 3; 4 (Sgk/ 56); 1; 2; 3 (SBT/ 24)
	- Tiết sau luyện tập.
	- Hướng dẫn bài 4 (Sgk/ 56): Lập luận dựa vào định lí 2 và nhận xét.
Ngày soạn: 28/02/2012
Ngày dạy: 01/03/2012 
 Dạy lớp: 7A2
Tiết 48
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: - Củng cố các định lí quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác.
2.Kỹ năng: - Rèn kĩ năng vận dụng các định lí đó để so sánh các đoạn thẳng, các góc trong tam giác.
- Rèn kĩ năng vẽ hình đúng theo yêu cầu bài toán, biết ghi giả thiết, kết luận, bước đầu biết phân tích để tìm hướng chứng minh, trình bày bài suy luận có căn cứ
3.Thái độ: - HS có ý thức trong thực hành, biết phối hợp làm việc theo nhóm.
II. PHẦN CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
	1.Giáo viên: - Giáo án, SGK, SGV, bảng phụ.
	 - Thước kẻ, com pa, thước đo góc, phấn mầu.
	2. Học sinh: - Thước kẻ, com pa, thước đo góc.
	 - SGK, SBT, học bài và làm bài tập.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1.Kiểm tra bài cũ: (6’)	
a)Câu hỏi: 
- Phát biểu các định lí về quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác.
	- Chữa bài tập 3 (tr.56 SGK) 
	b)Đáp án: 
	- Phát biểu hai định lí (tr.54, 55 SGK)
	- Chữa bài tập 3 SGK
	a) Trong tam giác ABC:
 = 180o (định lí tổng ba góc của một tam giác) 
	100o + 40o + = 180o Þ = 40o.
Vậy và Þ cạnh BC đối diện với A là cạnh lớn nhất (quan hệ giữa cạnh và góc đối diện trong một tam giác).
b) Có = = 40o Þ DABC là D cân.
* Đặt vấn đề vào bài mới: ( 1')
GV: Trong tiết học hôm nay chúng ta cùng chữa một số bài tập để củng cố các định lí quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác
2. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
GV
Yêu cầu học sinh nghiên cứu bài tập 4 (Sgk/ 56)
Bài tập 4 (Sgk/ 56) (5')
Giải
?
Trong một tam giác, đối diện với cạnh nhỏ nhất là góc gì? (nhọn, vuông, tù) ? Tại sao? 
Trong một tam giác góc nhỏ nhất là góc nhọn do tổng 3 góc của một tam giác bằng 1800. Do đó trong 
HS
Nhận xét câu trả lời của bạn
một tam giác, đối diện với cạnh nhỏ nhất là góc nhọn.
GV
Yêu cầu hs nghiên cứu bài tập 5, quan sát hình 5 (Sgk/ 56)
Bài tập 5 (Sgk/ 56) (10')
GV
Vẽ hình
2
1
?
Bài toán cho biết gì? Yêu cầu gì?
Giải
?
Để biết ai đi xa nhất, ai đi gần nhất ta phải làm như thế nào?
* Xét tam giác BCD có: >900(gt)
HS
Ta phải so sánh độ dài các đoạn AD; BD; CD.
 BD > CD (1) (đl quan hệ giữa cạnh và góc đối diện trong 1 tam giác)
?
Nêu cách so sánh?
* Ta có < 900 
HS
So sánh từng cặp bằng cách xét chúng trong cùng 1 tam giác.
VD: Để so sánh BD và CD ta xét chúng trong tam giác BCD. So sánh BD và AD ta xét chúng trong tam giác ABD
 > 900 (vì kề bù với ).
Xét tam giác ABD có:
 > 900 .
GV
Gọi 1 hs lên bảng trình bày, hs dưới lớp tự làm ra nháp.
Do đó AD > BD (2) (đl quan hệ giữa cạnh và góc đối diện trong 1 tam giác)
?
Trong bài toán này ta có thể so sánh đồng thời cả 3 đoạn thẳng này không? Vì sao?
Từ (1) và (2) AD > BD > CD.
Vậy Hạnh đi xa nhất, Trang đi gần nhất.
HS
 Không, vì 3 đoạn thẳng này không cùng thuộc 1 tam giác.
GV
Yêu cầu hs nghiên cứu bài tập 7.
A
B
B'
C
Bài tập 7 (Sgk/ 56) (12')
GV
Gọi 1 hs lên bảng vẽ hình, ghi GT KL của bài. Hs dưới lớp tự làm bài vào vở.
HS
Lên bảng vẽ hình và ghi giả thiết, kết luận
GT
ABC : AC > AB
AB = AB ; B AC
KL
Chứng minh
GV
Gọi một học sinh đứng tại chỗ chứng minh câu a
a) Vì AC >AB mà AB = AB’ (gt) 
 Nên B’ nằm giữa A và C Tia BB’ nằm giữa hai tia BA và BC.
Do đó (1)
GV
Gọi hai học sinh khác chứng minh câu b, câu c
b) Vì AB = AB’ (gt) nên ABB’ là tam giác cân tại A. Do đó theo tính chất tam giác cân ta có: (2)
HS
Lên bảng chứng minh
c) là góc ngoài tại đỉnh B’ của nên: (3)
 Từ (1);(2);(3) suy ra (đpcm)
G
?
GV
HS
GV
Y/ c h/s đọc bài vẽ hình, ghi giả thiết, kết luận
Để so sánh và , ta phải chứng minh điều gì? Liệu có thể so sánh ngay được không?
Gợi ý: kéo dài AM một đoạn MD = MA
Để So sánh và Ta so sánh góc nào?
 So sánhvà 
Nhận xét và chốt kiến thức cơ bản đã áp dụng trong bài.
Bài tập 7(Sbt/ 24) (10’)
GT: DABCcó AB < AC; BM = MC
KL: so sánh và 
 Kéo dài AM một đoạn MD = MA 
xét DAMB và DDMC
 có MB = MC (gt); (đđ);
 MA = MD ( cách vẽ)
DAMB = DDMC( cgc)
Trong DADC có AC > AB(gt) mà AB = DC ( cmt) AC > DC 
, mà 
3. Củng cố -Luyện tập:(Đã thực hiện trong bài)
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:(2’)
- Học thuộc hai định lí quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong tam giác.
	- Bài tập về nhà số 5, 6, 8 tr.24, 25 SBT.
	- Xem trước bài Quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên, đường xiên và hình chiếu, ôn lại định lí Pitago.
Ngày soạn: 01/03/2012
Ngày dạy: 03/03/2012 
 Dạy lớp: 7A2
Tiết 49
§2. QUAN HỆ GIỮA ĐƯỜNG VUÔNG GÓC VÀ ĐƯỜNG XIÊN, 
ĐƯỜNG XIÊN VÀ HÌNH CHIẾU - BÀI TẬP.
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: - HS nắm được khái niệm đường vuông góc, đường xiên kẻ từ một điểm nằm ngoài một đường thẳng đến đường thẳng đó, khái niệm hình chiếu vuông góc của điểm, của đường xiên; biết vẽ hình và chỉ ra các khái niệm này trên hình vẽ.
- HS nắm vững định lí 1 về quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên, nắm vững định lí 2 về quan hệ giữa các đường xiên và hình chiếu của chúng, hiểu cách chứng minh các định lí trên
2.Kỹ năng: - Bước đầu HS biết vận dụng hai định lí trên vào các bài tập đơn giản
3.Thái độ: - HS có ý thức trong thực hành, biết phối hợp làm việc theo nhóm.
II. PHẦN CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
	1.Giáo viên: - Giáo án, SGK, SGV, bảng phụ.
	 - Thước kẻ, com pa, thước đo góc, phấn mầu.
	 	2. Học sinh:  ... ao của tam giác luôn đi qua một điểm. Từ đó công nhận định lí về tính chất đồng quy của ba đường cao của tam giác và khái niệm trực tâm.
	- Biết tổng kết các kiến thức về các loại đường đồng quy xuất phát từ đỉnh đối diện với đáy của tam giác cân.
	2. Kỹ năng: - Luyện cách dùng êke để vẽ đường cao của tam giác
	3. Thái độ: 	- Rèn cho HS tính tích cực, sáng tạo và cẩn thận.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
	1.Giáo viên: - Giáo án , sgk, sbt, bảng phụ.
	- Thước thẳng, ê ke, com pa, phấn màu. 
	2.Học sinh: - Thước kẻ, ê ke, com pa, bảng nhóm
- Ôn tập các loại đường đồng quy đã học của tam giác, tính chất và dấu hiệu nhận biết tam giác cân về đường trung trực, trung tuyến, phân giác
III. Tiến trình bài dạy:
1.Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra)
	* Đặt vấn đề: (1’)
	GV: Ta đã biết trong một tam giác ba trung tuyến gặp nhau tại một điểm, ba phân giác gặp nhau tại một điểm, ba trung trực gặp nhau tại một điểm. Hôm nay chúng ta học tiếp một đường chủ yếu nữa của tam giác đó là 3 đường cao. Vậy 3 đường cao của tam giác có tính chất gì? Khi nào 3 đường cao của tam giác này lại là 3 đường trung trực của tam giác kia? Các nội dung này sẽ được tìm hiểu qua bài học hôm nay.
	2. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
Gv
Nhớ lại kiến thức học ở tiểu học. Hãy vẽ
tam giác ABC và 1 đường cao AI
1. Đường cao của tam giác
Hs
Cả lớp vẽ hình vào vở. 1HS lên bảng vẽ.
Gv
Trong một tam giác, đoạn vuông góc kẻ từ
một đỉnh đến đường thẳng chứa cạnh đối
Tam giác ABC: đường cao AI 
(AIBC)
Gv
Gv
diện gọi là đường cao của tam giác đó.
Đoạn thẳng AI là đường cao xuất phát từ đỉnh A của tam giác ABC.
Kéo dài đoạn thẳng AI về hai phía và nói: đôi khi ta cũng gọi đường thẳng AI là một đường cao của tam giác ABC.
?
Theo em, một tam giác có mấy đường cao? Tại sao?
Hs
Một tam giác có 3 đường cao. Vì một tam giác có ba đỉnh nên xuất phát từ ba đỉnh này có ba đường cao.
Gv
Một tam giác có ba đường cao xuất phát từ ba đỉnh của tam giác và vuông góc với đường thẳng chứa cạnh đối diện. Sau đây, chúng ta sẽ xem ba đường cao của tam giác có tính chất gì. 
Gv
Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1.
Vẽ 3 đường cao của tam giác ABC
Chia lớp làm 3 phần:
+ 1/3 lớp: Tam giác ABC nhọn
+ 1/3 lớp: Tam giác ABC tù
2. Tính chất ba đường cao của tam giác
?1.
Hs
Gv
+ 1/3 lớp: Tam giác ABC vuông
Trả lời ?1. (Thực hiện theo yêu cầu)
Gọi 3 HS lên vẽ 3 trường hợp theo yêu cầu.
Hướng dẫn và kiểm tra việc sử dụng êke để vẽ đường cao của HS.
+ Nhận xét: Ba đường cao của một tam giác cùng đi qua một điểm.
Gv
Ta thừa nhận định lí sau về tính chất ba đường cao của tam giác: Ba đường cao của một tam giác cùng đi qua một điểm.
Điểm chung của ba đường cao gọi là trực tâm của tam giác (điểm H).
+ H gọi là trực tâm của tam giác.
Gv
Yêu cầu HS làm bài tập 58 tr.82 SGK
Hs
- Trong tam giác vuông ABC, hai cạnh góc
vuông AB, AC là những đường cao của tam
giác nên trực tâm H º A.
- Trong tam giác tù có 2 đường cao xuất
phát từ 2 đỉnh góc nhọn nằm bên ngoài tam giác nên trực tâm nằm bên ngoài tam giác.
Gv
Cho tam giác cân ABC (AB = AC). Vẽ trung trực của cạnh đáy BC.
Hs
Vẽ hình vào vở theo yêu cầu của giáo viên.
?
Tại sao đường trung trực của BC lại đi qua A?
Hs
Đường trung trực của BC đi qua A vì 
AB = AC (theo tính chất trung trực của một đoạn thẳng).
?
Vậy đường trung trực của BC đồng thời là
những đường gì của tam giác cân ABC.
Hs
Vì BI = IC nên AI là đường trung tuyến của
tam giác.
?
AI còn là đường gì của tam giác.
Hs
- Vì AI ^ BC nên AI là đường cao của 
- AI còn là phân giác của góc A vì trong
 cân đường trung tuyến ứng với cạnh
đáy đồng thời là phân giác của góc ở đỉnh.
Gv
Nhận xét và đưa ra tính chất.
* Tính chất tam giác cân (SGK – 82)
Hs
Đọc nội dung tính chất.
Gv
Đảo lại, ta đã biết một số cách chứng minh
tam giác cân theo các đường đồng quy
trong tam giác như thế nào?
Hs
"Nếu có một đường trung tuyến đồng
thời là phân giác thì tam giác đó là cân”
"Nếu tam giác có một đường trung tuyến
đồng thời là đường trung trực ứng với cùng
một cạnh thì tam giác đó là một tam giác
cân".
Gv
Ta còn có, nếu tam giác có một trung tuyến
đồng thời là đường cao, hoặc có một đường
trung trực đồng thời là phân giác, hoặc có
một phân giác đồng thời là đường cao... thì
tam giác đó là tam giác cân.
Gv
Đưa ra "Nhận xét" tr.82 SGK 
* Nhận xét (SGK – 82)
Gv
Giao bài tập ?2 tr.82 SGK cho HS về nhà
làm.
?2.
?
Áp dụng tính chất trên của tam giác cân vào
tam giác đều ta có điều gì?
Hs
Vì tam giác đều là tam giác cân ở cả ba
đỉnh nên trong tam giác đều bất kì đường
trung trực của cạnh nào cũng đồng thời là
đường phân giác, đường trung tuyến và
đường cao.
Gv
Vậy trong tam giác đều, trọng tâm, trực
tâm, điểm cách đều ba đỉnh, điểm nằm
trong tam giác và cách đều ba cạnh là bốn
điểm trùng nhau.
3. Củng cố -Luyện tập:(5’)
GV: Treo bảng phụ bài tâp: Các câu sau đúng hay sai?
	a) Giao điểm của ba đường trung trực gọi là trực tâm của tam giác. S
	b) Trong tam giác cân, trực tâm, trọng tâm, giao điểm của ba phân giác trong, giao điểm của ba trung trực cùng nằm trên một đường thẳng. Đ
	c) Trong tam giác đều, trực tâm của tam giác cách đều ba đỉnh, cách đều ba cạnh của tam giác. Đ
	d) Trong tam giác cân, đường trung tuyến nào cũng là đường cao, đường phân giác. S
HS: Trả lời và sửa lại các câu sai.
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (1’)
+ Học thuộc các định lí, tính chất, nhận xét trong bài.
+ Ôn lại định nghĩa, tính chất các đường đồng quy trong tam giác, phân biệt bốn loại đường.
+ Bài tập làm ?2 tr.82 SGK
 	+ Bài tập 60, 61, 62 tr.83 SGK.
Ngày soạn: /04/2010
 Ngày dạy: /04/2010 
 Dạy lớp: 7A2
Tiết 64
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: - Phân biệt các loại đường đồng quy trong một tam giác.
	 - Củng cố tính chất về đường cao, trung tuyến, trung trực, phân giác của tam giác cân. Vận dụng các tính chất này để giải bài tập.
	2. Kỹ năng: - Rèn luyện kĩ năng xác định trực tâm tam giác, kĩ năng vẽ hình theo đề bài, phân tích và chứng minh bài tập hình
3. Thái độ: - Tạo cho HS sự linh hoạt, sáng tạo và niềm đam mê học toan.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
	1.Giáo viên: - Giáo án , sgk, sbt, bảng phụ
	- Thước thẳng, ê ke, com pa, phấn màu. 
	2.Học sinh: - Thước hai lề, ê ke, com pa, bảng nhóm
- Ôn tập các loại đường đồng quy trong một tam giác, tính chất các 
 đường đồng quy của tam giác cân.
III. Tiến trình bài dạy:
1.Kiểm tra bài cũ: (Kết hợp trong bài mới)
* Đặt vấn đề: (1’)
	GV: Trong tiết học hôm nay chúng ta cùng chữa một số bài tập để củng cố các định lí về Tính chất 3 đường trung trực của một tam giác. 
	2. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
Gv
Yêu cầu 2HS lên bảng.
HS1: Điền vào chỗ trống trong các câu sau: (Bảng phụ)
a) Trọng tâm của tam giác là giao điểm của ba đường ...
b) Trực tâm của tam giác là giao điểm của ba đường ...
c) Điểm cách đều ba đỉnh của tam giác là giao điểm của ba đường...
d) Điểm nằm trong tam giác cách đều ba cạnh của tam giác là giao điểm của ba đường...
HS1: 
a) trung tuyến
b) cao
c) trung trực
d) phân giác
e) - cân
e) - Tam giác có trọng tâm, trực tâm, điểm cách đều ba đỉnh, điểm nằm trong tam giác và cách đều ba cạnh cùng nằm trên một đường thẳng là tam giác...
- đều
- Tam giác có bốn điểm trên trùng nhau là tam giác... 
HS2: Chứng minh nhận xét:
Nếu tam giác có một đường trung tuyến đồng thời là đường cao thì tam giác đó là một tam giác cân.
HS2: 
GT
DABC: BM = MC 
AM ^ BC
KL
DABC cân
Gv
Nhận xét cho điểm và yêu cầu HS tìm
một cách c/m khác cho bài của HS 2
C/m: 
Xét DABC có: BM = MC (gt); AM ^ BC(gt)
Þ AM là trung trực của BC
Þ AB = AC (tính chất đường trung trực của đoạn thẳng.
Þ DABC cân.
Hs
Cách 2: Chứng minh:
DABM = DACM (c.g.c) Þ AB = AC
Gv
Yêu cầu HS chứng minh tiếp nhận xét 2
“Nếu tam giác có một đường cao đồng thời là phân giác thì tam giác đó là tam giác cân”
Bài 1: 
Hs
1HS lên vẽ hình và c/m bài toán.
HS cả lớp cùng làm và nhận xét.
GT
DABC: AH ^ BC; 
KL
DABC cân
Gv
Tổng hợp nhận xét
Treo bảng phụ "Nhận xét" tr.82 SGK lên và nhấn mạnh lại.
Xét DAHB và DAHC có: (gt)
AH chung; = 1v.
Þ DAHB = DAHC (g.c.g)
Þ AB = AC (cạnh tương ứng) Þ DABC cân
Gv
Yêu cầu HS đọc đề và vẽ hình theo y/c bài tập 60 (SGK) 
Bài 2: Bài tập 60 (SGK 83) 
Hs
HS cả lớp vẽ vào vở
1HS lên bảng vẽ hình 
?
Hãy chứng minh: KN ^ IM
Hs
Gv
Trình bày miệng: 
Nhận xét và ghi bảng phần chứng minh.
Cho IN ^ MK tại P. 
Xét DMIK có MJ ^ IK, IP ^ MK (gt).
Þ MJ và IP là hai đường cao của D Þ N là trực tâm D Þ KN thuộc đường cao thứ ba Þ KN ^ MI.
Gv
Yêu cầu HS hoạt động nhóm:
Nhóm 1; 2: làm bài tập 62 (SGK)
Nhóm 3; 4: làm bài tập 79 (SBT)
Bài tâp 62 (SGK - 83)
Hs
Hoạt động nhóm (Trình bày trên bảng
nhóm)
C/m: Xét hai tam giác vuông BFC và CEB có:
GT
DABC: BE^AC; CF ^ AB
BE = CF
KL
DABC cân
 = 90o
CF = BE (gt)
BC chung
Þ DBFC = DCEB (cạnh huyền, cạnh góc vuông)
Þ (góc tương ứng)
Þ D ABC cân. Vậy D ABC có hai đường cao BE và CF bằng nhau thì D cân tại A: 
 AB = AC.
Tương tự, nếu D ABC có ba đường cao bằng nhau thì D sẽ cân tại cả ba đỉnh: AB = AC = BC Þ D ABC đều.
Gv
Treo bảng phụ đề bài 79: 
"Tam giác ABC có AB=AC = 13 cm
BC = 10 cm. Tính độ dài đường trung
tuyến AM"
Bài tâp 79 (SBT - 32)
Bài làm 
D ABC có AB = AC = 13 cm (gt)
Þ D ABC cân tại A.
Þ trung tuyến AM đồng thời là đường cao (tính chất D cân): AM ^ BC
Có BM = MC = = 5 cm
Xét tam giác vuông AMC có:
AM2 = AC2 - MC2 (định lí Py-ta-go)
Gv
Yêu cầu hoạt động của các nhóm HS,
cho các nhóm làm việc trong khoảng 8’
thì dừng lại.
Yêu cầu đại diện một nhóm trình bày
bài 62 tr.83 SGK. HS lớp góp ý kiến,
GV bổ sung, chốt lại kiến thức
Sau đó, một đại diện khác trình bày bài
79 tr.32 SBT.
AM2 = 132 - 52
AM2 = 169 - 25
AM2 = 144 = 122
Þ AM = 12 cm.	
Hs
Đại diện các nhóm trình bày bài làm. 
?
Vậy trong tam giác cân, các đường
đồng quy có tính chất gì?
Hs
Nêu lại tính chất của tam giác cân tr.82
SGK.
?
Ngược lại một tam giác là cân khi nào? Hãy nêu các cách em biết?
Một tam giác là cân khi có một trong các
điều kiện sau:
- Có hai cạnh bằng nhau.
- Có hai góc bằng nhau.
- Có hai trong bốn loại đường đồng quy của tam giác trùng nhau.
- Có hai trung tuyến bằng nhau.
- Có hai đường cao (xuất phát từ các đỉnh
của hai góc nhọn) bằng nhau.
3. Củng cố -Luyện tập:(Đã thực hiện trong bài)
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (2’)
+ Tiết sau Ôn tập chương III (tiết 1).
+ HS cần ôn lại các định lí của Đ1, Đ2, Đ3.
+ Làm các câu hỏi ôn tập 1, 2, 3 tr.86 SGK và các bài tập 63, 64, 65, 66 tr.87 SGK.
+ Tự đọc "Có thể em chưa biết" 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_7_tiet_47_den_64_nam_hoc_2011_2012_ban.doc