I. MỤC TIÊU
- HS biết khái niệm đường trung trực của một tam giác và mỗi tam giác có ba đường trung trực .
- HS chứng minh được hai định lí của bài (định í về tính chất tam giác cân và tính chất ba đường trung
trực của tam giác )
- Biết khái niệm đường tròn ngoại tiếp tam giác . Luyện tập cách vẽ ba đường trung trực của tam giác
bằng thước và compa .
II .CHUẨN BỊ
- GV : SGK ,thước thẳng ,compa, êke ,phán màu .
- HS : On các định lí về tính chát đường trung trực của một đoạn thẳng , tính chất và cách chứng minh
một tam giác cân , thước thẳng ,compa.
Ngày soạn : 25/4/2006 Ngày giảng: 26/4/2006 Tiết : 61 TUẦN 32 §8 TÍNH CHẤT BA ĐƯỜNG TRUNG TRỰC CỦA TAM GIÁC I. MỤC TIÊU - HS biết khái niệm đường trung trực của một tam giác và mỗi tam giác có ba đường trung trực . - HS chứng minh được hai định lí của bài (định í về tính chất tam giác cân và tính chất ba đường trung trực của tam giác ) - Biết khái niệm đường tròn ngoại tiếp tam giác . Luyện tập cách vẽ ba đường trung trực của tam giác bằng thước và compa . II .CHUẨN BỊ - GV : SGK ,thước thẳng ,compa, êke ,phán màu . - HS : Oân các định lí về tính chát đường trung trực của một đoạn thẳng , tính chất và cách chứng minh một tam giác cân , thước thẳng ,compa. III . TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1 1. ĐƯỜNG TRUNG TRỰC CỦA TAM GIÁC - Vẽ ABC và đường trung trực của cạnh BC . -Đường trung trực của mỗi cạnh là đường trung trực của tam giác đó . - Vậy một tam giác có mấy đường trung trực ? - Trong một tam giác bất kì , đường trung trực của một cạnh có nhất thiết phải đi qua đỉnh đối diện với cạnh ấy không ? - Trường hợp nào ,đường trung trực của tam giác đi qua đỉnh đối diện với cạnh ấy ? -Trong tam giác cân ,đường trung trực đồng thời là đường gì ? -Từ chứng minh trên ta có tính chất sau : HS đọc tính chất trong SGK /77 . -Nhấn mạnh : Trong tam giác cân ,đường phân giác của góc ở đỉnh đồng thời là đường trung trực của cạnh đáy đồng thời là đường trung tuyến ứng với cạnh này . -HS vẽ hình vào vở - Một tam giác có ba đường trung trực . - Trong một tam giác bất kì , đường trung trực của một cạnh không nhất thiết phải đi qua đỉnh đối diện với cạnh ấy . - Trong tam giác cân đường trung trực của cạnh đáy đi qua đỉnh đối diện với cạnh ấy . - Trong tam giác cân ,đường trung trực đồng thời là đường trung tuyến . - Tính chất : Trong tam giác cân ,đường trung trực của cạnh đáy đồng thời là đường trung tuyến ứng với cạnh này . Hoạt động 2 2. TÍNH CHẤT BA ĐƯỜNG TRUNG TRỰC CỦA TAM GIÁC - Khi vẽ ba đường trung trực của tam giác , các em đã có nhận xét ba đường trung trực này cùng đi qua một điểm . ta sẽ chứng minh điều này bằng suy luận . - Gọi HS đọc nội dung định lí . -Ghi GT ,KL của định lí . - Chứng minh định lí . - Để chứng minh định lí này ta vận dụng hai định lí thuận và đảo tính chất đường trung trực của đoạn thẳng . - Chú ý : SGK /79 SGK . Đường tròn ngoại tiếp đi qua 3 đỉnh của tam giác , tâm của đường tròn là giao của ba đường trung trực . -Nhận xét vị trí điểm O đối với ba tam giác trong mỗi trường hợp . -Định lí : Ba đường trung trực của một tam giác cùng đi qua một điểm . Điểm này cách đều ba đỉnh của tam giác đó . - Vẽ hình vào vở . Chứng minh : - Vì O nằêm trên đường trung trực b của đoạn thẳng AC nên . OA = OC (1) -Vì O nằm trên đường trung trực c của đoạn thẳng AB nên . OA = OB (2) Từ (1) và (2) suy ra : OB = OC (= OA) Do đó điểm O nằm trên đường trung trực của cạnh BC (tính chất đường trung trực ) Vậy ba đường trung trực của tam giác ABC cùng đi qua một điểm O và có : OA = OB = OC . - Nếu ABC nhọn thì O nằm trong -Nếu ABC vuông thì O nằm trên cạnh huyền . - Nếu ABC tù thì O nằm ngoài . Hoạt động 3 CỦNG CỐ LUYỆN TẬP Bài tập 52/79 SGK . Chứng minh định lí : Nếu tam giác có một đường trung tuyến đồng thời là đường trung trực ứng với cùng một cạnh thì tam giác đó là cân . - Cho biết GT , KL của bài toán . -Hãy chứng minh định lí . Bài tập 52/79 SGK . Chứng minh : Có : AM vừa là trung tuyến ,vừa là trung trực ứng với cạnh BC của tam giác ABC . AB = AC ( tính chất các điểm thuộc đường trung trực của đoạn thẳng ) ABC cân . Hoạt động 4 HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ -Oân tập các định lí về tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng , tính chất ba đường trung trực của tam giác , cách vẽ đường trung trực của một đoạn thẳng bằng thước thẳng và compa. - Bài tập : 54 , 55,/80 SGK .65,66/31 SBT .
Tài liệu đính kèm: