Giáo án Hình học Lớp 7 - Tuần 30+31 - Năm học 2012-2013

Giáo án Hình học Lớp 7 - Tuần 30+31 - Năm học 2012-2013

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức : Củng cố tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng

2. Kĩ năng : Biết vận dụng tính chất để chứng minh, biết tìm điểm cách đều hai điểm, biết tìm qũy tích điểm cách đều hai điểm

3. Thái độ: Tích cực cẩn thận.

II. Chuẩn bị :

 GV : SGK,chuẩn kiến thức,giáo án, phấn, thước kẻ, thước đo góc, êke.

 HS :SGK,học thuộc các tính chất và làm các bài tập đã dặn.

III .Lên lớp :

 1. Ổn định tổ chức : (1p) Ktra sỉ số HS

 2. Kiểm tra bài cũ :

 

doc 8 trang Người đăng danhnam72p Lượt xem 356Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 7 - Tuần 30+31 - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 30	 NS:8/3/2013
Tiết 68 	 LUYỆN TẬP	 	 ND: / / 2013
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức : Củng cố tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng
2. Kĩ năng : Biết vận dụng tính chất để chứng minh, biết tìm điểm cách đều hai điểm, biết tìm qũy tích điểm cách đều hai điểm
3. Thái độ: Tích cực cẩn thận.
II. Chuẩn bị :
 GV : SGK,chuẩn kiến thức,giáo án, phấn, thước kẻ, thước đo góc, êke.
 HS :SGK,học thuộc các tính chất và làm các bài tập đã dặn.
III .Lên lớp :
 1. Ổn định tổ chức : (1p) Ktra sỉ số HS
 2. Kiểm tra bài cũ :
TG
Nội dung
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
8’
Phát biểu định lí thuận và đảo về tính chất đường trung trực của đoạn thẳng 
Cho hai điểm D, E nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng BC. Chứng minh rằng DBDE = DCDE
Gv:Yêu cầu hs phát biểu định lí thuận và đảo về tính chất đường trung trực của đoạn thẳng.
Gv:Yêu cầu hs thực hiện bài tập .
Gv:Gọi hs nhận xét, kiểm tra.
Hs:Phát biểu
D thuộc trung trực BC Þ DB = DC
E thuộc trung trực của BC Þ EB = EC
DE là cạnh chung
Nên DBDE = DCDE
Hs:Nhận xét
 	 3. Bài mới:	
TG
Nội dung
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động củaHọc sinh
15’
10’
10’
Bài tập 46
GT
ABC,DBC,EBC chung đáy BC 
KL
A, D, E thẳng hàng
Chứng minh :
Vì AB=AC (ABCân) nên Ađường trung trực của BC
Tương tự : D, Ethuộc đường trung trực của BC
Vậy A, D, E thẳng hàng
Bài tập 47:
GT
M, N thuộc đường trung trực của AB
KL
AMN=BMN
Bài tập 50. 
Địa điểm cần tìm là giao của đường quốc lộ và đường trung trực của đoạn thẳng nối hai điểm dân cư.
Gv:Gọi HS đọc đề bài tập 
Gv:Để cm A, D, E thẳng hàng ta phải cm điều gì ? 
Gv:Làm sao nói được A, D, E cùng đường thẳng nào ?
Gv:Tại sao A, D, E thuộc đường trung trực của BC ?
Gv:Gọi hs ghi GT, KL
Gv:HD cách cm
Gv:Quan sát lớp, HD hs yếu kém
Gv:Gọi hs nhận xét 
Gv:Kiểm tra
Gv:Yêu cầu hs đọc đề bài tập 47 sgk.
Gv:Trong đề bài này cho ta điều gì?
Gv: Khi M, N thuộc đường trung trực của AB ta có điều gì?
Gv:Vậy làm sao ta chứng minh AMN=BMN ?
Gv:HD và gọi hs trình bày
Gv:Quan sát lớp, HD hs yếu kém
Gv:Gọi hs nhận xét 
Gv:Kiểm tra
Gv:Gọi HS đọc Bài tập 50 
Gv:Điểm cách đều hai điểm có đặc điểm gì ?
Gv:Làm sao chọn chổ xây Trạm y tế cách đều hai điểm dân cư?
Gv:Gọi HS trả lời .
Gv:Gọi hs trình bày
Gv:Gọi hs nhận xét 
Gv:Kiểm tra
Hs:Đọc đề bài tập 
Hs:Nghe gợi ý , suy nghĩ 
Hs:Ta có các tam giác đã cho là tam giác cân.
Hs:Vì A cách đều hai mút của đoạn thẳng BC
Hs:Thực hiện
Hs:Nhận xét
Hs:Đọc đề bài tập 
Hs:Trả lời
Hs:AM=BM, AN=BN
Hs:
Xét AMN vàBMN có :
MN chung
AM=BM (Mđường trung trực của AB)
AN=BN (Nđường trung trực của AB)
AMN=BMN (c.c.c)
Hs:Nhận xét
Hs:Đọc đề bài
Hs:Trả lời
Hs: Địa điểm cần tìm là giao của đường quốc lộ và đường trung trực của đoạn thẳng nối hai điểm dân cư.
Hs:Nhận xét.
	4. Củng cố :Trong bài
	1’	5. Dặn dò:
	-Nắm chắc định lí về tính chất của các điểm thuộc đường trung trực của một đoạn thẳng.
	-Làm lại các bài tập đã giải.
	-Tìm hiểu tính chất ba đường trung trực của một tam giác
	- Mang theo compa vẽ hình.
Tuần 30	 NS:11/03/2013
Tiết 69 §8 TÍNH CHẤT BA ĐƯỜNG TRUNG TRỰC CỦA TAM GIÁC	 ND: / / 2013
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức : Biết khái niệm đường trung trực của tam giác và các tính chất của nó.
2. Kĩ năng : Biết chứng minh sự đồng quy của ba đường trung trực tai một điểm, điểm đó là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác
3. Thái độ: HS Thấy được ba đường trung trực đồng qui
II. Chuẩn bị :
GV : SGK,chuẩn kiến thức, giáo án, phấn, thước kẻ, thước đo góc, êke, com pa
 HS :SGK, tìm hiểu bài 8.
III. Lên lớp :
 1. Ổn định tổ chức : (1p) Ktra sỉ số HS
 2. Kiểm tra bài cũ :
	 3. Bài mới:
TG
Nội dung
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
15’
15’
3’
1. Đường trung trực của một tam giác:
 A
 B D C
Nhận xét: 
Tính chất: Trong tam giác cân đường trung trực của cạnh đáy đồng thời là trung tuyến ứng với cạnh này.
?1 (sgk)
GT
DABC, AB=AC
d^BC tại trung điểm M
KL
AÎd (hay d là đường trung tuyến)
2. Tính chất ba đường trung trực của tam giác:
?2 (sgk)
Định lí (sgk)
GT
ABC :
b là đường trung trực của AC
c là đường trung trực của AB
b cắt c tại O
KL
O nằm trên trung trực của BC
 OA = OB = OC
Chứng minh (sgk)
Chú ý: 
Gv:Vẽ tam giác ABC và đường trung trực của cạnh BC rồi giới thiệu đường trung trực của tam giác đó.
Gv:Một tam giác có mấy đường trung trực ?
Gv:Trong một tam giác bất kì, đường trung trực của một cạnh có đi qua đỉnh đối diện của cạnh ấy hay không?
Gv:Trường hợp nào đường trung trực của tam giác đi qua đỉnh đối diện với cạnh ấy?
Gv:Khi đó đường thẳng ấy còn là đường gì của tam giác ?
Gv: Nêu tính chất
Gv:Vậy trong tam giác cân, đường trung trực của cạnh đáy còn là đường gì nữa?
Gv:Chốt lại.
Gv:Yêu cầu hs thực hiện ?1
Gv:Làm sao em chứng minh được tính chất trên
Gv:Khi d là trung trực của BC ta có ?
Gv:Tam giác ABC cân thì ?
Gv:HD và yêu cầu hs chứng minh xem như bài tập về nhà.
Gv:Trong một tam giác ba đường trung trực có tính chất gì ?
ta đi tìm hiểu phần 2
Gv:Yêu cầu HS thực hiện ?2
Gv:Gọi hs nhắc lại cách dựng đường trung trực của đoạn thẳng bằng thước và com pa
Gv:Để biết hình vẽ của em có chính xác không em hãy đọc định lí sau.
Gv:Yêu cầu HS đọc định lí
Gv:Vẽ hình, yêu cầu HS nêu GT, KL của định lí.
Gv:Khi O nằm trên đường trung trực b của AC ta có ?
Gv: Khi O nằm trên đường trung trực c của AB ta có ?
Gv:Từ đó ta có?
Gv:Theo tính chất đường trung trực đã học em có thể khẳng định được ?
Gv:Chốt lại và yêu cầu hs trình bày chứng minh
Gv:Giới thiệu đường tròn ngoại tiếp của tam giác ABC.
Gv:Để xác định 
đường tròn ngoại tiếp tam giác 
Gv:Giới thiệu chú ý sgk.
Hs:Vẽ hình theo GV 
Hs:Một ta giác có ba cạnh nên có ba đường trung trực.
Hs:Đường trung trực của một cạnh không nhất thiết đi qua đỉnh đối diện.
Hs:Tam giác cân
Hs:Là đườngtrung tuyến của tam giác 
Hs:Trong tam giác cân, đường trung trực của cạnh đáy còn là đường phân giác và là đường trung tuyến.
Hs:Ghi GT, KL cho định lí
Hs:d là trung trực của BC nên d là tập hợp các điểm cách đều B và C
DABC cân nên AB=ACÞAÎd (hay d là đường trung tuyến ứng với cạnh BC của tam giác ABC)
Hs:Nhận xét
Hs:Chú ý
Hs:Thực hiện ?2
Hs:Nhắc lại
Hs:Đọc định lí
Hs: Nêu GT ,. KL của định lí 
Hs:Ta có OA = OC
Hs:Ta có OA = OB
Hs: OA =OB =OC 
Hs:Chú ý xem phần trình bày chứng minh sgk
Hs:Lắng nghe.
Hs:Cần vẽ hai đường trung trực của tam giác. Vì giao điểm của chúng chính là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác.
Hs:Vẽ hình theo hướng dẫn của gv
	4. Củng cố:
TG
Nội dung
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
5’
Bài tập 53 (sgk)
Gv:Dựa vào định lí trên thì phải chọn vị trí nào đào giếng để các khoảng cách từ giếng đến ba ngôi nhà bằng nhau?
Gv:Gọi hs trả lời
Gv:Kiểm tra. 
Hs:Vị trí phải chọn là điểm chung của ba đường trung trực của tam giác có ba đỉnh tại ví trí ba ngôi nhà
Hs:Nhận xét
 1’ 	5. Dặn dò:
	-Ôn tập các định lí về tính chất đường trung trực của đoạn thẳng, tính chất ba đường trung trực của tam giác , cách vẽ đường trung trực của đoạn thẳng bằng thước và compa.
	-Làm bài tập 54, 55 sgk
	-Tiết sau luyện tập.
Tuần 30	 NS:8/3/2013
Tiết 70 	 LUYỆN TẬP	 	 ND: / / 2013
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức : Củng cố tính chất đường trung trực của tam giác
2. Kỹ năng :HS Biết vận dụng tính chất để cm, biết tìm điểm cách đều ba điểm và tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác.
3. Thi độ: Tích cực , cẩn thận.
II. Chuẩn bị :
1. GV : Cuẩn kiến thức ,SGK, giáo án, phấn, thước kẻ, thước đo góc, êke. 
2. HS :SGK,Làm các bài tập đã dặn
III. Lên lớp :
1. Ổn định tổ chúc: (1p) Ktra sỉ số HS
2. Kiểm tra bài cũ :
TG
Nội dung
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
8’
Phát biểu định lí về ba đường trung trực của tam giác 
Cho tam giác ABC hãy xác định giao điểm ba đường trung trực của nó
Gv:Đặt câu hỏi yêu cầu hs trả lời
Gv:Gọi hs lên bảng vẽ hình
Gv:Quan sát kiểm tra
HS:Phát biểu
Hs:Vẽ hình 
Hs:Nhận xét
3. Luyện tập : 
TG
Nội dung
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
15’
15’
Bài tập 54.
Bài tập 55 
Chứng minh 
Ta có: D thuộc trung trực của AB
 DA = DB (theo t/c đường trung trực của đoạn thẳng)
Þ (1)
D thuộc đường trung trực của AC 
Þ DA = DC
Þ
Do đó (2)
Từ (1) và (2) 
Þ 
Vậy ba điểm B,C, D thẳng hàng
Gv:Có điểm nào cách đều 3 đỉnh của tam giác hay không? 
Gv:Gọi HS đọc BT 54/80
Gv:Gọi 3HS vẽ đường trung trực của cạnh BC trong 3 trường hợp : tam giác nhọn ; tam giác vuông ; tam giác tù .
Gv:Đường trung trực của một cạnh không nhất thiết đi qua đỉnh đối diện với cạnh ấy. Tuy nhiên, trong một tam giác cân , đường trung trực của cạnh đáy luôn đi qua đỉnh đối diện với cạnh đó 
Gv:Yêu cầu hs đọc đề bài tập 55 sgk
Gv:Bài tập này cho ta ? và yêu cầu chứng minh ?
Gv:Gọi hs lên bảng ghi GT, Kl
Gv:Để chứng minh B, D, C thẳng hàng ta cần phải chứng tỏ ?
Gv:Khi 3 điểm nằm trên 1đường thẳng thì góc BDC =?
Gv:Góc BDC sẽ chia ra làm những góc nào?
Gv:DI là ? ta có?
Gv:KD là ? ta có?
Gv:Khi có DA =DB thì góc nào sẽ bằng nhau?
Gv:Từ đó ta tìm số đo các góc có liên quan như thế nào? 
Gv:HD thực hiện
Gv:Yêu cầu hs trình bày
Gv:Quan sát hướng dẫn hs yếu kém
Gv:Gọi hs nhận xét
Gv:Kiểm tra lại kq
Hs:Giao điểm của ba đường trung trực cách đều ba đỉnh của tam giác .
3Hs:Vẽ hình theo yêu cầu của gv
Hs:Quan sát hình vẽ
Hs:Chú ý lắng nghe
 Hs:Đọc đề bài toán
Hs:Cho Đoạn thẳng AB AC
ID là trung trực của AB
KD là trung trực của AC
Hs:Tìm B, D, C thẳng hàng
Hs:Lên bảng ghi GT, KL
GT
Đoạn thẳng AB AC
ID là trung trực của AB
KD là trung trực của AC
KL
B, D, C thẳng hàng
Hs:Ta phải chứng tỏ 
Hs: ID là trung trực của AB
KD là trung trực của AC
Hs:Trả lời
Hs:Trình bày
Hs:Nhận xét
	4. Củng cố :Trong bài
1’	5. Dặn dò:
	- Học thuộc định lí về tính chất ba đường trung trực của tam giác. 
	- Nắm cách dựng đường trung trực của một đoạn thẳng bằng thước và compa
	- Làm lại các bài tập đã giải
	- Tìm hiểu tính chất ba đường cao của tam giác
Tuần 31	 NS:9/3/2013
Tiết 71 § 9. 	TÍNH CHẤT BA ĐƯỜNG CAO CỦA TAM GIÁC	 	 ND: / / 2013
I. Mục tiêu :
	1. Kiến thức:Biết khái niệm đường cao của một tam giác, nhận ra mỗi tam giác có ba đường cao. Biết ba đường cao của tam giác đồng quy tại một điểm, điểm đó gọi là trực tâm của tam giác. Biết được tính chất đặc trưng của tam giác cân về ba đường đồng quy
	2. Kĩ năng: Vẽ được chính xác các đường cao của tam giác bằng thước và compa. Vận dụngđịnh lí đã học để giải một số bài tập đơn giản
	3. Thái độ: Cẩn thận vẽ hình, trình bày logic
II. Chuẩn bị:
	GV : SGK,chuẩn kiến thức ,SGK, giáo án, phấn, thước kẻ, thước đo góc, êke. 
	HS :SGK,tìm hiểu về ba đường cao của tam giác
III. Lên lớp:
	1. Ổn định tổ chức: 1’
	2.Kiểm tra bài cũ:
 	3. Bài mới:
TG
Nội dung
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
8’
15’
10’
5’
1. Đường cao của tam giác:
 A
 B I C
 AI: đường cao của tamgiác ABC
*Trong một tam giác đoạn vuông góc kẻ từ một đỉnh đến đường thẳng chứa cạnh đối diện gọi là đướng cao của tam giác.
* Mỗi tam giác có ba đường cao
2. Tính chất ba đường cao của tam giác:
Ba đường cao của tam giác cùng đi qua một điểm.
3. Về các đường cao, trung tuyến, trung trực, phân giác của tam giác cân: 
 A
 B I C
 Tính chất của tam giác cân:Trong mọt tam giác cân, đường trung trực ứng với cạnh đáy đồng thời là đường phân giác, đường trung tuyến và đường cao cunga xuất phát từ đỉnh đối diện với cạnh đó
Nhận xét: (SGK)
?2 (sgk)
* Trong một tam giác đều, trong tâm, trực tâm, điểm cách đều ba đỉnh, điểm nằm trong tam giác và cách đều ba cạnh là bốn điểm trung nhau.
Gv:Vẽ tam giác ABC lên bảng 
Gv:Vẽ đoạn vuông góc từ đỉnh đến cạnh đối diện và giới thiệu đó là đường cao.
Gv: Một tam giác có mấy đường cao?
Gv: Yêu cầu HS lên bảng vẽ hai đường cao còn lại của tam giác ABC.
Gv:Vậy đường cao của tam giác là đường như thế nào? 
Gv:Chốt lại.
Gv:Yêu cầu HS thực hiện ?1 
Gv:Để vẽ ba đường cao của tam giác ta có 3 loại là tam giác vuông, tam giác nhọn và tam giác tù.
Gv:Chia lớp làm 3 nhóm:nhóm 1 vẽ tam giác nhọn; nhóm 2 vẽ tam giác tù; 1nhám 3 vẽ tam giác vuông.
Gv: Gọi 3 HS lên bảng vẽ hình.
Gv:Ba đường cao của tam giác đó có đi qua một điểm không ?
Gv:Chốt lại và giới thiệu định lí về tính chất ba đường cao.
Gv:Trên hình vẽ ba đường AI, BK, CL cùng đi qua một điểm H ta còn nói ba đường cao đó đồng quy tại một điểm
Gv:Điểm H đó được gọi là trực tâm của tam giác ABC
Gv:Vậy trực tâm của tam giác là gì ?
Gv:Chốt lại
Gv:Để vẽ đường trung trực của một đoạn thẳng ta vẽ như thế nào? 
Gv:Trong tam giác cân ta đã học ở bài trước thì đường phân giác có tinh chất gì?
Gv:Em hãy vẽ đường trung trực của tam giác cân xem nó còn có tính chất gì đặc biệt. 
Gv:Cho tam giá cân ABC (AB = AC). Vẽ trung trực của đáy BC.
Gv:Gọi hs lên bảng vẽ.
Gv:Tại sao đường trung trực của BC lại đi qua A?
Gv:Vậy đường trung trực của BC đồng thời là đường gì của tam giác cân ABC?
Gv: AI còn là đường gì của tam giác ?
Gv:Giới thiệu tính chất trong tam giác cân.
Gv: Đảo lại một tam giác có các đường như thế nào là tam giác cân?
Gv: Nêu Nhận xét. Yêu cầu HS đọc lại nhận xét.
Gv:Yêu cầu HS thực hiện ?2
Gv:Áp dung tính chất trên vào tam giác đều ta có điều gì?
Gv:HD hs vẽ tam giác đều và tìm ra tính chất trong tam giác đều.
Hs:Vẽ hình vào vở và nghe GV trình bày.
Hs: một tam giác có ba đường cao.
Hs: Lên bảng vẽ hình.
Hs:Phát biểu.
HS: thực hiện ?1 
Hs:Chú ý
Hs: 3 em lên bảng vẽ hình 
Hs: Nêu nhận xét 
Hs:Chú ý và ghi bài.
Hs:Nghe giảng
Hs:Trực tâm của tam giác là giao điểm của ba đường cao của tam giác
Hs:Ghi bài.
Hs:Nhắc lại cách vẽ.
Hs:Trong tam giác cân đường phân giác cũng là đường trung tuyến xuất phát từ đỉnh đến cạnh đối diện.
Hs:Vẽ hình vào vở.
Hs:Vì AB = AC (theo tính chất trung trực của một đoạn thẳng).
Hs: Vì IB = IC nên AI là đường truing tuyến của tam giác.
Hs: AI BC nên AI còn là đường cao của tam giác.
Hs:AI còn là phân giác của góc A, vì trong tam giác cân, đường trung tuyến ứng với cạnh đáy đồng thời là phân giác của góc ở đỉnh.
Hs:Nêu tính chất.
Hs: Đọc lại nhận xét SGK
Hs: Thực hiện ?2
Hs: Nêu tính chất cho tam giác đều.
Hs:Vẽ hình
 	4. Củng cố:
TG
Nội dung
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
5’
Bài tập (Chuẩn kiến thức
Cho tam giác ABC gọi H là giao điểm hai đường cao của tam giác đó xuất phát từ các đỉnh B và C. Chứng minh AH ^ BC
Gv:Ghi đế bài yêu cầu hs vẽ hình
Gv:Để chứng minh AH ^ BC ta phai chứng minh điều gì ?
Gv:Khi H là giao điểm hai dướng cao ta nói H là gì của tam giác ABC ?
Gv:Từ đó ta nêu được ?
Gv:HD và gọi hs trình bày bài giải
Gv:Gọi hs nhận xét, kiểm tra.
Hs:Vẽ hình suy nghĩ bài toán.
Vì H là giao điểm hai đường cao của tam giác đó xuất phát từ các đỉnh B và C.
Nên H là trực tâm của tam giác ABC.
Do đó AH là đường cao thứ ba trong tam giác
Vậy AH ^ BC
Hs:Nhận xét.
1’	5. Dặn dò:
	-Học thuộc tính chất và nhận xét có trong bài
	-Ôn lại định nghĩa tính chất bốn đường đồng quy, phân biết bốn loại đường
	-Làm các bài tập 59, 61 sgk
Tuần 31	 NS:10/3/2013
Tiết 72 	 LUYỆN TẬP	 	 ND: / / 2013
I. Mục tiêu : 
	1. Kiến thức: Củng cố khái niệm đường cao của một tam giác. Biết ba đường cao của tam giác đồng quy tại một điểm, điểm đó gọi là trực tâm của tam giác. Biết được tính chất đặc trưng của tam giác cân về ba đường đồng quy	
	2. Kĩ năng: Vận dụngđịnh lí đã học để giải một số bài tập đơn giản
	3. Thái độ: Cẩn thận vẽ hình, trình bày logic Tích cực xây dựng bài
II. Chuẩn bị:
	GV : SGK,chuẩn kiến thức ,SGK, giáo án, phấn, thước kẻ, thước đo góc, êke. 
	HS :SGK,ôn lại bài đã học
III. Lên lớp:
	1. Ổn định tổ chức: 1’
	2.Kiểm tra bài cũ:
TG
Nội dung
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
8’
Nêu tính chất của tam giác cân .Cho tam giác ABC cân tại A, AI là phân giác góc A, chứng minh rằng AI cũng là đường cao của ABC.
Gv:Gọi hs trả lời câu hỏi
Gv:Yêu cầu hs thực hiện bài tập áp dụ 
Gv:Kiểm tra
Hs:Thực hiện theo yêu cầu của gv 
Hs:Nhận xét
 3. Bài mới:
TG
Nội dung
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
20’
15’
Bài tập 59 sgk
a) Tam giác LMN có hai đường cao LP, MQ cắt nhau tại S, do đó S là trực tâm của nó.
Vậy đường thẳng NS chính là đường cao thứ ba của tam giác LMN nên NS ^ LM
b) 
Tam giác LSQ vuông tại Q nên
Mà (Đối đỉnh)
Vậy 
Bài tập 61 (sgk)
a) Tam giác HBC 
có AB ^ HC , AC ^ HB 
nên AB và AC là hai đường cao của nó.
Vậy A là trực tâm của tam giác HBC
b) Tương tự B, C lần lượt là trực tâm của các tam giác HAC và HAB
Gv:Yêu cầu hs quan sát hình vẽ bài tập 59 và yêu cầu hs vẽ lại hình vào tập
Gv:Muốn chứng minh NS ^ LM ta cần phải chứng minh điều gì ?
Gv:S là giao điểm của hai đường nào nó có tính chất gì?
Gv:Ta có thể suy ra điều gì?
Gv:HD và yêu cầu hs trình bày.
Gv:Làm sao tính góc MSP và PSQ ?
Gv:Các góc này nằm ở vị trí nào và nó có dặc điểm gì?
Gv: vì sao ?
Gv:Từ đó ta tìm được góc nào? có số đo là?
Gv:HD cách thực hiện yêu cầu hs trình bày
Gv:Quan sát hs yếu kém 
Gv:Gọi hs nhận xét
Gv:Kiểm tra lại
Gv:Yêu cầu hs đọc đề bài tập 61 sgk
Gv:Để vẽ H là trực tâm của tam giác ABC ta vẽ như thế nào? 
Gv:Gọi hs lên bảng vẽ hình
Gv:Quan sát các hs còn lại vẽ vào tập.
Gv:Tam giác HBC có các đường cao nào?
Gv:Vậy ba đường cao của nó cắt nhau tại ?
Gv:Ta khẳng định được điều gì ?
Gv:Gọi hs trình bày
Gv:Quan sát hs yếu kém 
Gv:Gọi hs nhận xét . Kiểm tra lại
Gv:Với tam giác HAC và HAB thì sao?
Gv:Gọi hs trình bày
Gv:Quan sát hs yếu kém 
Gv:Gọi hs nhận xét. Kiểm tra lại
Hs:Vẽ hình theo sgk
Hs:Phải chứng minh nó là đường cao của tam giác.
Hs:Nó là trực tâm của tam giác.
Hs:Tam giác LMN có hai đường cao LP, MQ cắt nhau tại S, do đó S là trực tâm của nó.
Vậy đường thẳng NS chính là đường cao thứ ba của tam giác LMN nên NS ^ LM
Hs:Nhận xét.
Hs: vì tam giác PLN vuông tại P
Hs:Trả lời
Hs:Thực hiện theo hướng dẫn của gv.
Tam giác LSQ vuông tại Q nên
Mà (Đối đỉnh)
Vậy 
Hs:Nhận xét.
Hs:Tìm hiểu bài toán.
Hs:Vẽ hình theo yêu cầu của gv
Hs:Tam giác HBC có AB ^ HC, AC ^ HB 
nên AB và AC là hai đường cao của nó.
Vậy A là trực tâm của tam giác HBC
Hs:Nhận xét.
Hs: Tương tự B, C lần lượt là trực tâm của các tam giác HAC và HAB
Hs:Nhận xét.
 	4. Củng cố: trong bài
1’	5. Dặn dò:
	-Ôn tập lại các kiến thức có trong chương về quan hệ giữa cạnh và góc tam giác , các đường đồng quy trong tam giác
	-Xem bảng tổng kết các kiến thức cần nhớ
	-Soạn các câu hỏi ôn tập từ câu 1 đến câu 8
	-Tiết sau ôn tập chương III

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_7_tuan_3031_nam_hoc_2012_2013.doc