Giáo án Hình học Lớp 9 - Tiết 25 đến 35

Giáo án Hình học Lớp 9 - Tiết 25 đến 35

A/ MỤC TIÊU:

 -HS nắm được các dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn.

-HS biết vẽ tiếp tuyến tại một điểm của đường tròn, vẽ tiếp tuyến đi qua một điểm nằm bên ngoài đường tròn. Biết vận dụng các dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn vào các bài tập tính toán và chứng minh.

-Rèn HS kĩ năng vẽ hình, khả năng quan sát hình vẽ, tính cẩn thận, chính xác trong chứng minh hình học, thấy được một số hình ảnh trong thực tế về tiếp tuyến của đường tròn.

B/ PHƯƠNG TIẸN DẠY HỌC:

-GV: Nghiên cứu kĩ bài soạn, các dụng cụ: Thước thẳng, compa, bảng phụ vẽ sẵn các nội dung bài học.

 -HS: Các dụng cụ: Thước thẳng, compa, bảng nhóm.

C/TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:

 

doc 39 trang Người đăng danhnam72p Lượt xem 432Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 9 - Tiết 25 đến 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13 – Tiết 25 
NS:
ND: $4 – VỊ TRÍ TƯƠNG ĐỐI CỦA ĐƯỜNG THẲNG 
VÀ ĐƯỜNG TRÒN
A/ MỤC TIÊU:
	- Học sinh nắm được ba vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn, các khái niệm tiếp tuyến, tiếp điểm. Nắm được định lí về tính chất tiếp tuyến. Nắm được các hệ thức giữa khoảng cách từ tâm đường tròn đến đường thẳng và bán kính đường tròn ứng với từng vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn.
	- Học sinh biết vận dụng các kiến thức được học để nhận biết các vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn. 
	- Nhận biết một số hình ảnh về vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn trong thực tế, rèn học sinh khả năng quan sát, nhận biết và suy luận trong toán học.
B/ PHƯƠNG TIẸN DẠY HỌC:
	-GV: Bảng phụ, thước thẳng, compa, mô hình về vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn.
	-HS: Compa, thước thẳng, bảng nhóm.
C/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
7
Phút
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Hãy nêu các vị trí tương đối của 2 đường thẳng? Trong mỗi vị trí tương đối cho biết số điểm chung của 2 đường thẳng đó?
Giới thiệu bài: Chúng ta đã biết vị trí tương đối của hai đường thẳng. Vậy nếu có một đường thẳng và đường tròn, sẽ có mấy vị trí tương đối? Mối trường hợp có mấy điểm chung. Trong tiết học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về vấn đề này.
Có 3 vị trí tương đối giữa hai đường thẳng:
-Hai đường thẳng song song (không có điểm chung) 
-Hai đường thẳng cắt nhau (có một điểm chung)
-Hai đường thẳng trùng nhau (có vô số điểm chung)
20
Phút
Hoạt động 2: Ba vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn
-GV: Một đường thẳng và đường tròn có mấy vị trí tương đối? Mỗi vị trí tương đối có mấy điểm chung?
-GV: vẽ một đường tròn lên bảng, dùng que thẳng làm hình ảnh đường thẳng, di chuyển cho học sinh thấy được các vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn.
GV giới thiệu . Vì sao một đường thẳng và một đường tròn không thể có nhiều hơn hai điểm chung?
GV: Căn cứ vào số điểm chung của đường thẳng và đường tròn mà ta có các vị trí tương đối của chúng.
a) Đường thẳng và đường tròn cắt nhau.
GV?: Hãy đọc SGK trang 107 và cho biết khi nào đường thẳng a và đường tròn (O) cắt nhau.
-GV: Khi đó a gọi là cát tuyến của đường tròn (O).
GV?: Hãy vẽ hình mô tả vị trí tương đối này?
Hướng dẫn: Vẽ hình trong 2 trường hợp:
-Đường thẳng a không đi qua tâm O.
- Đường thẳng a đi qua tâm O.
GV?: Nếu đường thẳng a không đi qua tâm O thì OH so với R như thế nào? Nêu cách tính AH, HB theo R và OH.
-GV?: Nếu đường thẳng a đi qua tâm O thì OH bằng bao nhiêu?
GV đặt vấn đề: Nếu OH càng tăng thì độ lớn AB càng giảm đến khi AB = 0 hay AB thì OH bằng bao nhiêu?
Khi đó đường thẳng a và đường tròn (O;R) có mấy điểm chung?
b) Đường thẳng và đường tròn tiếp xúc nhau.
GV?:- Khi nào ta nói đường thẳng a và đường tròn (O;R) tiếp xúc nhau? 
- Lúc đó đường thẳng a gọi là gì? Điểm chung duy nhất gọi là gì?
GV vẽ hình minh họa lên bảng.
-GV?: Gọi C là tiếp điểm, có nhận xét gì về vị trí của OC đối với đường thẳng a và độ dài khoảng cách OH bằng bao nhiêu?
-GV hường dẫn HS chứng minh nhận xét trên bằng phương pháp phản chứng như SGK.
-GV gọi HS phát biểu định lí bằng lời. Gọi HS tóm tắt giả thiết và kết luận của định lí, GV nhấn mạnh đây là tính chất cơ bản của tiếp tuyến đường tròn.
-GV đưa bảng phụ vẽ hình 73: 
GV?: Đường thẳng a và đường tròn (O) có bao nhiêu điểm chung?
-GV: Khi đó ta nói đường thẳng a và đường tròn (O) không giao nhau.
-GV: Bằng trực quan hãy so sánh OH với R?
-GV: Người ta chứng minh được OH > R.
HS: Có 3 vị trí tương đối giữa đường thẳng và đường tròn.
-Đường thẳng và đường tròn có hai điểm chung.
-Đường thẳng và đường tròn có một điểm chung.
-Đường thẳng và đường tròn không có điểm chung.
HS: Nếu đường thẳng và đường tròn có 3 điểm chung trở lên thì đường tròn đi qua 3 điểm thẳng hàng (điều này vô lí).
HS: Khi đường thẳng a và đường tròn (O) có hai điểm chung thì ta nói đường thẳng a và đường tròn (O) cắt nhau.
HS vẽ hình và trả lời: 
Đường thẳng a không đi qua O. 
Khi đó OH < OB hay OH < R.
 OH AB
 suy ra AH = HB = 
Đường thẳng a đi qua tâm O. Khi đó OH = 0 < R và AH = HB = R = 
.
HS: Khi AB = 0 thì OH = R. Khi đó đường thẳng a và đường tròn (O;R) chỉ có một điểm chung.
HS tham khảo SGK và trả lời:
Khi đường thẳng a và đường tròn (O;R) chỉ có một điểm chung thì ta nói đường thẳng a và đường tròn (O) tiếp xúc nhau.
Lúc đó đường thẳng a gọi là tiếp tuyến của đường tròn. Điểm chung duy nhất gọi là tiếp điểm.
-HS nhận xét:
OC a, H C và OH = R.
-HS thực hiện theo GV.
-HS phát biểu định lí, ghi lại định lí dưới dạng GT, KL.
HS: Đường thẳng a và đường tròn (O) không có điểm chung
-HS: OH > R.
8
phút
Hoạt động 3: Hệ thức giữa khoảng cách từ tâm đường tròn đến đường thẳng và bán kính đường tròn
-GV: Đặt OH = d, ta có các kết luận sau.
GV gọi HS đọc to đoạn trong SGK từ “nếu đường thẳng a  đến  không giao nhau”
GV: Trên cơ sở đó GV gọi tiếp 1 HS lên điền vào bảng sau:
Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn
Đường thẳng và đường tròn cắt nhau
Đường thẳng và đường tròn tiếp xúc nhau
Đường thẳng và đường tròn không giao nhau
HS: Đọc sách giáo khoa.
HS lên bảng điền vao chỗ trống
Số điểm chung
Hệ thức giữa
d và R
2
1
0
d < R
d = R
d > R
 10
phút
Hoạt động 4: Củng cố và dặn dò
-GV cho HS làm . GV hướng dẫn HS vẽ hình.
GV?: Đường thẳng a có vị trí như thế nào đối với đường tròn (O)?
-Tính độ dài BC?
GV giới thiệu bài tập 17 trang 109 SGK.
Hãy điền vào chỗ trống () trong bảng sau:
-Dặn dò:
-Học thuộc các vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn nắm chắc số điểm chung và hệ thức tương ứng.
-Tìm trong thực tế các hình ảnh 3 vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn.
-Làm tốt các bài tập 18, 19, 20 trang 110 SGK.
HD: - Theo tính chất cơ bản của tiếp tuyến ta có AOB là tam giác vuông tại B
- Aùp dụng định lí Pitago ta tính dược AB = 8cm.
-Tìm hiểu xem khi nào đường thẳng là tiếp tuyến của đường tròn. 
-HS vẽ hình theo hướng dẫn của GV.
-HS trả lời miệng:
a) Đường thẳng a cắt đường tròn (O) vì .
b) Xét theo định lí Pitago ta có OB2 = OH2 + HB2 = 4cm
 BC = 2.4 = 8cm
HS lần lượt lên bảng điền vào chỗ trống hoặc đứng tại chỗ trả lời.
-HS: Lưu ý một số dặn dò về nhà của giáo viên và chú ý hướng dẫn giải bài tập.
Tuần 13 – Tiết 26 
NS: 
ND: 
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TIẾP TUYẾN
CỦA ĐƯỜNG TRÒN
A/ MỤC TIÊU:
	-HS nắm được các dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn.
-HS biết vẽ tiếp tuyến tại một điểm của đường tròn, vẽ tiếp tuyến đi qua một điểm nằm bên ngoài đường tròn. Biết vận dụng các dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn vào các bài tập tính toán và chứng minh.
-Rèn HS kĩ năng vẽ hình, khả năng quan sát hình vẽ, tính cẩn thận, chính xác trong chứng minh hình học, thấy được một số hình ảnh trong thực tế về tiếp tuyến của đường tròn.
B/ PHƯƠNG TIẸN DẠY HỌC:
-GV: Nghiên cứu kĩ bài soạn, các dụng cụ: Thước thẳng, compa, bảng phụ vẽ sẵn các nội dung bài học.
	-HS: Các dụng cụ: Thước thẳng, compa, bảng nhóm.
C/TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 8
Phút
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
-GV? a) Nêu các vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn, với mỗi vị trí tương đối hãy nêu các hệ thức liên hệ giữa d và R ?
b) Thế nào là tiếp tuyến của đường tròn ? tiếp tuyến của đường tròn có tính chất gì ?
-GV: Yêu cầu một học sinh lênGiải bài tập 20 trang 110 SGK.
-HS:a)
Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn
Hệ thức giữa
d và R
Đường thẳng và đường tròn cắt nhau
Đường thẳng và đường tròn tiếp xúc nhau
Đường thẳng và đường tròn không giao nhau
d < R
d = R
d > R
b) Tiếp tuyến của đường tròn là đường thẳng chỉ có một điểm chung với đường tròn.
Tính chất cơ bản của tiếp tuyến: Định lí trang 108 SGK.
-HS2: Ta có AB là tiếp
 tuyến của
đường tròn (O;6cm).
Suy ra OB AB.
Aùp dụng định lí Pitago vào tam giác vuông OAB ta có 
 = 8cm
HS lớp nhận xét bài làm của bạn, sửa chữa và ghi điểm.
12
Phút
Hoạt động 2: Dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn
-GV: Qua bài học hôm trước, chúng ta đã có cách nào để nhận biết tiếp tuyến của đường tròn ?
-GV: treo bảng phụ 2 dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến của đường tròn.
-GV vẽ hình: Cho đường tròn (O), lấy một điểm C thuộc (O). Qua C vẽ đường thẳng a vuông góc với bán kính OC. Hỏi đường thẳng a có là tiếp tuyến của (O) hay không ? Vì sao ?
HD: Hãy dựa vào dấu hiệu nhận biết thứ hai.
-GVnhấn mạnh: Vậy nếu một đường thẳng đi qua một điểm của đường tròn và vuông góc với bán kính đi qua điểm đó thì đường thẳng đó là tiếp tuyến của đường tròn.
-GV: gọi HS phát biểu lại định lí. Gọi HS khác ghi GT, KL của định lí.
-GV: cho HS làm : Cho tam giác ABC, đường cao AH. Chứng minh rằng BC là tiếp tuyến của đường tròn (A ; AH).
-HS: Một đường thẳng là tiếp tuyến của đường tròn khi đường thẳng và đường tròn chỉ có một điểm chung.
-Nếu d = R thì đường thẳng là tiếp tuyến của đường tròn.
-HS: Vẽ hình theo hướng dẫn của GV.
-HS: Dựa vào gợi ý giải thích như sau:
Ta có OC a, vậy OC là khoảng cách từ tâm O đến đường thẳng a,
do đó OC = d.
Có O (O;R) OC = R.
Vậy d = R. Suy ra đường thẳng a là tiếp tuyến của đường tròn (O).
 -HS: phát biểu lại định lí, lên bảng ghi GT và KL định lí.
-HS: Đọc đề và vẽ hình.
Giải: 
HS1: Khoảng cách từ A đến BC bằng bán kính của đường tròn nên BC là tiếp tuyến của đư ... 
Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau và GT
MOMO’ ; MOAB ; MO’ AC
; ; 
AEMF là hình chữ nhật
b) Chứng minh ME.MO = MF.MO’.
-GV? Để chứng minh đẳng thức tích thường ta có những cách làm nào?
-GV cho HS về nhà chứng minh dựa vào tam giác đồng dạng
c) Chứng minh OO’ là tiếp tuyến của đường tròn đường kính BC.
-GV? Đường tròn đường kính BC có tâm ở đâu? Có đi qua A không?
-GV?Tại sao OO’ khi đó là tiếp tuyến của đường tròn (M)?
d) Chứng minh BC là tiếp tuyến của đường tròn đường kính OO’.
-GV? Đường tròn đường kính OO’ có tâm ở đâu?
-GV: Gọi I là trung điểm OO’, hãy chứng minh M (I) và BC IM?
-GV giới thiệu bài tập 43 trang 128 SGK, hình vẽ GV vẽ sẵn và đưa lên bảng. Yêu cầu học sinh ghi GT và KL bài toán.
a) Chứng minh AC = AD.
-GV hướng dẫn HS vẽ 
O’N AD và chứng minh IA là đường trung bình của hình thang OMNO’.
b) K là điểm đối xứng với A qua I. Chứng minh KB AB.
Hướng dẫn học sinh vận dụng tính chất đường trung bình tam giác và tính chất đường nối tâm.
-HS tính toán:
a) Đáp án B
Xét OIA ta có:
OI=== 16cm
Tương tự ta có: IO’ ==9cm
Vậy OO’ = 25cm
b) Tam giác AEF có OO’ là đường trung bình, suy ra EF = 2OO’ = 50cm.
Đáp án A.
c) Đúng, vì ABOO’ mà OO’//EF suy ra AB EF.
d) Đúng, dựa vào tính chất đường trung bình và tiên đề Ơ-clít.
e) Đáp án C. Vì
-HS nhận xét, đánh giá bài giải của các nhóm.
-HS vẽ hình và nêu GT, KL theo hường dẫn của GV.
-HS thực hiện lời giải:
a)Ta có MO là tia phân giác góc BMA ( Tính chất tiếp tuyến cắt nhau)
Tưong tự MO’ là tia phân giác góc AMC
Mà và là hai góc kề bù
Suy ra: MOMO’(1)
Ta có MA = MB ( tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau) và OA = AB = R (O)
MOAB (2)
Chứng minh tương tự ta có (3)
Từ (1), (2), (3) ta có AEMF là hình chữ nhật
b) Trong tam giác vuông MAO có AEMOMA2= ME.MO
Trong tam giác vuông MAO’ có: AFMO’MA2= MF . MO’
Suy ra ME.MO = MF. MO’
c) Đường tròn đường kính BC có tâm là trung điểm M của BC. 
Vì MA = MB = MC (tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau tại M)
Nên A nằm trên đường tròn đường kính BC.
Ta có OO’MA (bán kính) tại A
Suy ra OO’ là tiếp tuyến của (M).
d) Đường tròn đường kính OO’ có tâm là trung điểm I của OO’.
Tam giác vuông OMO’ có MI là trung tuyến ứng với cạnh huyền 
MI = 
Hình thang OBCO’ có MI là đường trung bình, suy ra MI // OB 
mà BC OB, suy ra BC IM
Vậy BC là tiếp tuyến của đường tròn đường kính OO’.
-HS quan sát hình vẽ và dựa vào đề toán nêu GT và KL của bài toán.
-HS dựa vào HD của GV trình bày chứng minh:
a) vẽ O’N AD 
suy ra OM // IA // O’N.
Xét hình thang OMNO’ ta có 
IO = IO’ (gt)
IA // OM // O’N (chứng minh trên)
Suy ra IA là đường trung bình của hình thang OMNO’.
Do đó AM = AN. (1)
Mà nên AM = AC (định lí đường kính vuông góc với dây) (2)
Tương tự AN = AD (3)
Từ (1), (2) và (3) ta có AC = AD.
b) Xét tam giác AKB có 
AH = HB (tính chất đường nối tâm)
AI = IK (gt)
Suy ra IH là đường trung bình của tam giác AKB, suy ra IH // KB
Mà OO’ AB (tính chất đường nối tâm)
Vậy KB AB.
5
phút
Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà
-Ôn tập lí thuyết theo các câu hỏi ôn tập và tóm tắt các kiến thức cần nhớ.
-Hoàn thiện các bài tập trên lớp chưa hoàn thành, làm các công việc GV đã cho ở lớp, làm các bài tập 87, 88 tr 141, 142 SBT.
-HS: lắng nghe và ghi nhớ một số hướng dẫn về nhà của giáo viên
Tuần 18 – Tiết 35 
NS: 	 ÔN TẬP HỌC KỲ I
ND:
I / MỤC TIÊU:
	- Ôn tập cho HS công thức định nghĩa các tỉ số lượng giác của góc nhọn và các tính chất cuả các tỉ số lượng giác, các hệ thức lượng trong tam giác vuông, ôn tập và hệ thống hoá các kiến thức đã học về đường tròn trong chương II.
	- Rèn HS kĩ năng vẽ hình, tính độ dài đoạn thẳng, góc trong tam giác và một số bài tập cơ bản về đường tròn.
	- Rèn HS tính cẩn thận, chính xác khi vẽ hình và giải toán, khả năng quan sát, dự đoán để tìm tòi lời giải.
II/ CHUẨN BỊ:
	-GV: Hệ thống hoá kiến thức, các bài tập trắc nghiệm và tự luận, bảng phụ, thước thẳng, compa, êke.
	-HS: Ôn tập lí thuyết theo bảng tóm tắt các kiến thức cần nhớ chương I và chương II hình học, làm các bài tập theo yêu cầu của GV, các dụng cụ: Thước thẳng, compa, êke, bảng nhóm.
III/ TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
10
phút
Hoạt động 1: Ôn tập về tỉ số lượng giác của góc nhọn
-GV nêu câu hỏi:
- Hãy nêu công thức định nghĩa các tỉ số lượng giác của góc nhọn ?
Bài 1: Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước kết quả đúng:
Cho tam giác ABC có , , kẽ đường cao AH.
a) sinB bằng
b) tang300 bằng
c) cosC bằng 
d) cotgBAH bằng
Bài 2: Trong các hệ thức sau hệ thức nào đúng? Hệ thức nào sai? (với là góc nhọn)
a)sin2 = 1 – cos2
b) tg = 
c) cos= sin ( 1800 - )
d) cotg = 
e) tg < 1
f) cotg = tg (900 - )
g) Khi giảm thì tg tăng
h) Khi tăng thì cos giảm
-HS trả lời:
sin= ; cos= 
tg= ; cotg= 
-HS làm bài tập: Bốn HS lên bảng chọn kết quả đúng.
a) B
b) C
c) A
d) D
HS trả lời:
a) Đúng
b) Sai
c) Sai
d) Đúng
e) Sai
f) Đúng
g) Sai
h) Đúng.
13
phút
Hoạt động 2: Ôn tập các hệ thức trong tam giác vuông
-GV: Cho tam giác vuông ABC, đường cao AH như hình vẽ.
-GV?Hãy viết các hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông?
-GV: Cho tam giác DEF vuông tại D. Nêu cách tính cạnh DF mà em biết?(Theo các cạnh còn lại và các góc nhọn của tam giác)
Bài 3: Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH chia cạnh huyền BC thành hai đoạn BH, CH có độ dài lần lượt là 4cm và 9cm. Gọi D, E lần lượt là hình chiếu của H trên AB và AC.
a) Tính AB, AC.
b) Tính DE, số đo góc B, C.
-HS viết vào vở, một HS lên bảng viết các hệ thức:
1) b2 = ab’, c2 = ac’
2) h2 = b’c’
3) ah = bc 
4) = + . 
5) a2 = b2 + c2.
-HS trả lời:
DF = EF.sinE
DF = EF.cosF
DF = DE.tgE
DF = DE.cotgF
DF = 
-HS lên bảng vẽ hình và nêu chứng minh câu 
a) BC = BH + HC = 4 + 9 = 13 (cm)
AB2 = BC.BH = 13.4
Suy ra AB = 2(cm)
AC2 = BC.HC = 13.9
Suy ra AC = 3(cm)
b) AH2 = BH.HC = 4.9 = 36
suy ra AH = 6 (cm)
Xét tứ giác ADHE có:
suy ra ADHE là hình chữ nhật, do đó DE = AH = 6cm.
Trong tam giác vuông ABC ta có 
sinB = 
17
phút
Hoạt động 3: Ôn tập lí thuyết chương II: Đường tròn
-GV nêu câu hỏi:
- Định nghĩa đường tròn (O;R) và vẽ hình minh hoạ.
- Nêu các cách xác định đường tròn.
- Chỉ rõ tâm đối xứng, trục đối xứng của đường tròn.
- Nêu quan hệ độ dài giữa đường kính và dây.
- Phát biểu các định lí về quan hệ vuông góc giữa đường kính và dây. (GV vẽ sẵn hình và yêu cầu HS nêu gt, kl của định lí)
- Phát biểu các định lí về liên hệ giữa dây và khoảng cách từ tâm đến dây. (GV vẽ sẵn hình và yêu cầu HS nêu gt, kl của định lí) (GV vẽ sẵn hình và yêu cầu HS nêu gt, kl của định lí) 
- Giữa đường thẳng và đường tròn có những vị trí tương đối nào? Nêu hệ thức tương ứng giữa d và R.
-GV? Thế nào là tiếp tuyến của đường tròn? Tiếp tuyến của đường tròn có những tính chất gì?
-GV đưa hình vẽ và HS nêu giả thiết, kết luận của định lí 2 tiếp tuyến cắt nhau.
-GV? Nêu dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến?
-GV: Hãy điền vào ô trống các hệ thức tương ứng.
-HS trả lời:
- Đường tròn (O;R) với R > 0 là hình gồm các điểm cách đều điểm O một khoảng bằng R.
- Đường tròn xác định khi biết:
+Tâm và bán kính.
+Đoạn thẳng là đường kính.
+Ba điểm phân biệt của đường tròn.
- Tâm đối xứng của đường tròn chính là tâm của đường tròn, bất kì đường kính nào cũng là trục đối xứng của đường tròn.
- Đường kính là dây lớn nhất của đường tròn.
- Trong một đường tròn, đường kính vuông góc với một dây thì đi qua trung điểm của dây ấy. Đảo lại, đường kính đi qua trung điểm của một dây không qua tâm thì vuông góc với dây ấy.
- Trong một đường tròn, hai dây bằng nhau thì cách đều tâm và ngược lại. Trong hai dây của một đường tròn, dây nào lớn hơn thì gần tâm hơn và ngược lại.
HS vẽ hình và ghi gt, kl các định lí trên vào vở.
- HS nêu ba vị trí tương đối 
Đường thẳng và đường tròn cắt nhau d < R
Đường thẳng và đường tròn tiếp xúc nhaud = R
Đường thẳng và đường tròn không giao nhau d > R
-HS nêu định nghĩa tiếp tuyến: Nếu một đường thẳng và đường tròn chỉ có một điểm chung thì đường thẳng gọi là tiếp tuyến của đường tròn.
- Tính chất:
Tiếp tuyến của đường tròn vuông góc với bán kính đi qua tiếp điểm.
Định lí về tính chất hai tiếp tuyến cắt nhau.
-HS nêu giả thiết, kết luận của các định lí trên.
-HS nêu hai dấu hiệu nhận biết tiếp tuyến ( theo định nghĩa và theo tính chất)
-HS lên bảng điền vào chố trống.
Vị trí tương đối của hai đường tròn (O;R) và (O’;r) với Rr
Hệ thức
Hai đường tròn cắt nhau
Hai dường tròn tiếp xúc ngoài
Hai đưòng tròn tiếp xúc trong
Hai đường tròn ở ngoài nhau
Đường tròn lớn đựng đường tròn nhỏ
Hai đường tròn đồng tâm
R – r < d < R + r
d = R + r
d = R – r
d > R + r
d < R – r
d = 0
- GV?Phát biểu tính chất đường nối tâm của hai đường tròn?
-HS phát biểu tính chất đường nối tâm trong trường hợp hai đường tròn cắt nhau và tiếp xúc nhau.
5
phút
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà: 
-Ôn tập kĩ lí thuyết để vận dụng làm bàitập tốt, nhất là các định lí về đường kính và dây cung vàcác tính chất về tiếp tuyến của đường tròn.
-Làm các bài tập 85, 86, 87, 88 trang 141, 142 SBT.
-HS: Lưư ý một số hướng dẫn về nhà và dựn dò của giáo viên chuẩn bị cho giờ học sau
	 	________________________________________________________
Tuần 18 – Tiết 35 
NS: 	 TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I
ND:
 (Dựa vào đáp án, hướng dẫn chấm bài thi học kỳ I, giáo viên chỉ ra 
những điểm học sinh làm sai hoặc còn thiếu trong bài thi học kỳ)
_____________________________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_9_tiet_25_den_35.doc