Giáo án: Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7

Giáo án: Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7

A/- MỤC TIU GIO DỤC:

Giúp học sinh:

- Hiểu được truyền thống tốt đẹp của nhà trường và những thành tích của lớp.

- Phấn khởi tự hào, trân trọng truyền thống của trường của lớp.

- Có thói quen tự giác chấp hành đúng nội quy kỉ luật của trường, của lớp ra sức học tập rèn luyện để bảo vệ và vun đắp truyền thống tốt đẹp của trường.

B/- CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ:

Hoạt động 1: BẦU CN BỘ LỚP

I/- Yêu cầu giáo dục:

Giúp học sinh:

- Hiểu vai trò của đội ngũ cán bộ lớp, trong quá trình học tập và rèn luyện của lớp.

- Biết lựa chọn những cán bộ có năng lực, nhiệt tình có trách nhiệm và tôn trọng ủng hộ cán bộ lớp hoạt động.

 

doc 22 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 960Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án: Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐIỂM THÁNG
9
A/- MỤC TIÊU GIÁO DỤC:
Giúp học sinh:
- Hiểu được truyền thống tốt đẹp của nhà trường và những thành tích của lớp.
- Phấn khởi tự hào, trân trọng truyền thống của trường của lớp.
- Có thói quen tự giác chấp hành đúng nội quy kỉ luật của trường, của lớp ra sức học tập rèn luyện để bảo vệ và vun đắp truyền thống tốt đẹp của trường.
B/- CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ:
Hoạt động 1:
BẦU CÁN BỘ LỚP
I/- Yêu cầu giáo dục:
Giúp học sinh:
- Hiểu vai trò của đội ngũ cán bộ lớp, trong quá trình học tập và rèn luyện của lớp.
- Biết lựa chọn những cán bộ có năng lực, nhiệt tình có trách nhiệm và tôn trọng ủng hộ cán bộ lớp hoạt động.
II/- Nội dung và hình thức hoạt động:
1. Nội dung:
- Tổng kết hoạt động của cán bộ lớp sau một năm học.
- Bầu đội ngũ cán bộ lớp mới.
2.Hình thức hoạt động :
- Nghe báo cáo và thảo luận.
- Bầu bằng phiếu.
III/- .Chuẩn bị hoạt động:
1.Về phương tiện hoạt động:
- Báo cáo kết quả hoạt động của cán bộ lớp trong năm học vừa qua.
- Phiếu bầu.
- Một số tiết mục văn nghệ.
2. Về tổ chức:
- Một học sinh viết báo cáo hoạt động của cán bộ lớp.
- Một học sinh chuẩn bị phiếu.
- Phân công người điều khiển, thư kí, ban kiểm phiếu, văn nghệ trang trí.
IV/- Tiến hành hoạt động:
Người thực hiện
Nội dung thực hiện
Hoạt động 1.1: TUYÊN BỐ LÝ DO
Cả Lớp
Lớp phó học tập
-Hát bài" em yêu trường em "
-Nêu lý do và giới thiệu chương trình hoạt động “Bầu cán bộ lớp”
Hoạt động 1.2: BÁO CÁO TỔNG KẾT NĂM HỌC TRƯỚC
Lớp trưởng
Lớp phó học tập
-Đọc báo cáo tổng kết hoạt động của cán bộ lớp năm học 2008-2009.
-Hướng dẫn thảo luận bổ sung ý kiến.
-Người điều khiển tổng kết.
Hoạt động 1.3: BẦU CÁN BỘ LỚP
Lớp phó học tập
Cả lớp 
Ban kiểm phiếu
GVCN
Lớp trưởng
-Thống nhất tiêu chuẩn cán bộ lớp: Học lực khá hạnh kiểm tốt, tác phong nhanh nhẹn nhiệt tình, có trách nhiệm có năng lực hoạt động tập thể.
-Ứng cử và đề cử.
-Bầu cử và công bố kết quả.
LỚP TRƯỞNG
CCCCFGF
Tổ trưởng TỔ 4
Tổ trưởng TỔ 3
Tổ trưởng TỔ 2
Tổ trưởng TỔ 1
LỚP PHÓ VN - LĐ
LỚP PHÓ HT
-Chúc mừng và giao nhiệm vụ.
-Đại diện cảm ơn và hứa hẹn.
Hoạt động 1.4: CÔNG BỐ KẾT QUẢ BẦU CÁN BỘ LỚP
Lớp phó học tập cũ
Cả lớp
-Chúc mừng cán bộ lớp mới.
-Chúc cả lớp đoàn kết hợp tác trong mọi hoạt động để đạt kết quả tốt nhất.
-Hát bài "Lớp chúng ta kết đoàn".
Hoạt động 2:
THẢO LUẬN NỘI QUY VÀ NHIỆM VỤ NĂM HỌC
I/- Yêu cầu giáo dục:
Giúp học sinh:
	- Hiêu rõ nội quy nhiệm vụ năm học mới và ý nghĩa của nó.
	- Tự giác thực hiện và nhắc nhở nhau cùng chấp hành đúng nội quy của trường.
	- Hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học.
II/- Nội dung và hình thức hoạt động:
1. Nội dung:
- Nội quy và ý nghĩa của việc thực hiện nội quy nhà trường 
- Những nhiệm vụ cụ thể của năm học và ý nghĩa của nó .
2.Hình thức hoạt động :
Thảo luận câu hỏi liên hệ thực tế.
III/- .Chuẩn bị hoạt động:
1.Về phương tiện hoạt động:
- Văn bản nội quy và nhiệm vụ năm học.
- Một số câu hỏi về nội quy và ý nghĩa của nội quy, nhiệm vụ năm học và về việc chấp hành nội quy của trương của lớp trong năm học qua.
- Một số tiết mục văn nghệ.
2. Về tổ chức:
- GVCN phổ biến yêu cầu, nội dung kế hạch hoạt động.
- HS nghiên cứu nội quy của trường.
- Cán bộ lớp xây dựng câu hỏi thảo luận và đáp án.
- Người điều khiển chương trình, thư kí, trang trí văn nghệ.
IV/- Tiến hành hoạt động:
Người thực hiện
Nội dung thực hiện
Hoạt động 2.1: TUYÊN BỐ LÝ DO
Cả lớp .
Người điều khiển
-Hát bài hát vui tới trường.
-Tuyên bố lý do giới thiệu đại biểu, giới thiệu chương trình, thư ký.
Hoạt động 2.2: TÌM HIỂU NỘI QUY VÀ NHIỆM VỤ
Người điều khiển
 HS
Người điều khiển
HS
Người điều khiển
HS
Người điều khiển
HS
Người điều khiển
HS
Người điều khiển
HS
Người điều khiển
-Bạn hãy cho biết nội dung chính của nội quy nhà trường?
-Nội quy của trường có các nội dung chính: Về hạnh kiểm, về học tập, về lao động, về an toàn giao thông.
-Việc tự giác thực hiện đúng nội quy nhà trường sẽ có tác dụng gì đối với bản thân?
Tác dụng: Giúp bản thân luôn có ý thức học tập và rèn luyện tốt. Kết quả học tập sẽ tốt hơn, luôn yên tâm và tự tin hơn, là một học sinh tốt.
-Theo bạn thì điều gì sẽ xảy ra khi không có nội quy của nhà trường?
+Nhà trường sẽ lộn xộn, mọi người tự làm theo ý thức của mình, bản thân của học sinh cũng không tiến bộ được.
-Theo bạn việc thực hiện nội của trường lớp trong năm học vừa qua như thế nào?
+ Vẫn còn nhiều bạn vi phạm nội quy.
?.Trong năm học này phải thực hiện tốt những nhiệm vụ nào?
+Thực hiện tốt nội quy của trường lớp. phấn đấu đạt được mục tiêu, nhiệm vụ mà tập thể lớp, trường đã đề ra.
?.Mỗi cá nhân phải làm gì để thực hiện tốt những nhiệm vụ của năm học?
+Học tập tốt rèn luyện tốt, tích cực tham gia các phong trào thi đua, các hoạt động của lớp, của trường, thực hiện đầy đủ nội quy, quy định của trường 
-Chốt lại các ý chính.
Hoạt động 2.3: VĂN NGHỆ - CÔNG BỐ KẾT QUẢ
Các tổ 
GVCN 
Người điều khiển
-Biểu diễn văn nghệ.
-Phát biểu ý kiến.
-Nhận xét kết quả hoạt động.
KÝ DUYỆT
TỔ DUYỆT
BGH DUYỆT
Ngày tháng năm 2009
Ngày tháng năm 2009
CHỦ ĐIỂM THÁNG
10
A/- MỤC TIÊU GIÁO DỤC:
Giúp học sinh:
- Hiểu được tầm quan trọng cuả việc học tập để trở thành người công dân có kiến thức nhằm phục vụ tốt cho XH.
- Giúp HS có ý chí vươn lên để các em đạt được mục đích đã đề ra và có thái độ học tập đúng đắn.
- Rèn luyện kĩ năng điều khiển, tự quản hoạt động học tập và kĩ năng trình bày, trao đổi ý kiến trước tập thể.
	B/- CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ:
Hoạt động 1:
VÂNG LỜI BÁC HỒ DẠY EM GẮNG HỌC CHĂM
I/- Yêu cầu giáo dục:
Giúp học sinh:
- Hiểu được những nội dung chính trong thư Bác Hồ gửi cho học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 9/1945.
- Giáo dục tình cảm kính yêu Bác Hồ; giáo dục thái độ học tập nghiêm túc và ý chí vươn lên trong học tập.
- Rèn kĩ năng trình bày và trao đổi ý kiến cá nhân trước tập thể.
II/- Nội dung và hình thức hoạt động:
1. Nội dung:
- Nội dung thư của Bác Hồ gửi cho HS nhân ngày khai trường đầu tiên của nước ta và ý nghĩa, tác dụng của thư Bác đối với HS.
- Vui văn nghệ.
2.Hình thức hoạt động :
Thi trình bày nội dung và ý nghĩa thư Bác.
III/- .Chuẩn bị hoạt động:
1.Về phương tiện hoạt động:
Câu hỏi và đáp án.
2.Về tổ chức:
- GVCN nêu mục đích, yêu cầu, cách tiến hành, 4 câu hỏi.
- HS chuẩn bị thư Bác, cử BGK, người điều khiển, trang trí, một số tiết mục văn nghệ theo chủ đề về Bác Hồ.
IV/- Tiến hành hoạt động:
Người thực hiện
Nội dung thực hiện
Hoạt động 1.1: TUYÊN BỐ LÝ DO
Cả Lớp
Người điều khiển
-Hát bài “Bác Hồ - Người cho em tất cả”
-Nêu lí do, mục đích, yêu cầu của buổi trao đổi trao đổi tìm hiểu nội dung, ý nghĩ thư của Bác.
Hoạt động 1.2: THI TÌM HIỂU THƯ BÁC
Người điều khiển 
Học sinh 
Người điều khiển 
Học Sinh 
Người điều khiển 
Học Sinh
Người điều khiển 
Học Sinh
Đọc thư Bác có câu “Trước đây cha anh các em và mới năm ngoái cả các em nữa một nước độc lập”, bạn có suy nghĩ như thế nào?
Trước đây, cha anh bị thiệt thòi không được học hành chịu cảnh nô lệ.
Ngày nay, chúng ta được học hành đầy đủ, được hưởng một nền giáo dục của một nước độc lập nên chúng ta tự hào, sung sướng và ra sức học tập để đền đáp công ơn Bác, của cách mạng.
-Hãy nêu tác dụng của việc học tập?
+Học tập giúp con người tiếp thu tri thức cần thiết và ứng xử đúng đắn với mọi người. Nhờ học tập ta mới trưởng thành, trở thành người có ích cho xã hội.
?.Bác dặn học sinh cần phải làm gì? Bác mong muốn điều gì? Để làm được điều Bác dạy HS cần phải làm gì? 
+Bác dặn cần phải chăm học, chăm làm. Để đất nước Việt Nam trở nên tươi đẹp, có thể sánh vai với các nước khác. Học sinh cần phải học tập tốt, trung thực, thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
?.Trong thư thể hiện tình cảm của Bác đối với thiếu nhi như thế nào? Tình cảm khiến em xúc động nhất? Vì sao?
+Bác quan tâm, chăm lo đến việc học tập tu dưỡng học sinh Bác tin tưởng và đề cao việc học tập, rèn luyện trong viêc bảo vệ và xây dựng đất nước.
Hoạt động 1.3: VUI VĂN NGHỆ
Học Sinh
-Mỗi tổ cử một bạn hát bài hát về đề tài Bác Hồ. 
Hoạt động 1.4: CÔNG BỐ KẾT QUẢ
Ban Giám Khảo 
GVCN 
Người điều khiển 
-Công bố kết quả.
Tuyên dương các tổ đạt kết quả cao.
Đánh giá, nhận xét ý thức thái độ tham gia của các tổ.
Hoạt động 2:
LỄ GIAO ƯỚC THI ĐUA TIẾT HỌC TỐT
I/- Yêu cầu giáo dục:
Giúp học sinh:
- Hiểu được thê nào là một tiết học tốt và những yêu cầu mà các em cần thực hiện trong tiết học tốt đó.
- Xác định thái độ học tập đúng đắn, rèn luyện ý thức tổ chức kỉ luật, tính chăm chỉ sáng tạo trong học tập, biết đấu tranh phê phán những biểu hiện sai trái trong học tập. 
II/- Nội dung và hình thức hoạt động:
1. Nội dung:
- Tiết học tốt và ý nghĩa tác dụng của nó.
- Bạn cần làm gì và làm như thế nào để góp phần thực hiện tốt tiết học?
- Đăng kí thi đua giữa các tổ với tiêu đề “Tiết học tốt theo lời Bác dạy”.
2.Hình thức hoạt động :
Trao đổi về yêu cầu và cách thực hiện tiết học tốt, tiến hành việc đăng kí thi đua giữa các tổ và có các tiêt mục văn nghệ xen kẽ.
III/- .Chuẩn bị hoạt động:
1.Về phương tiện hoạt động:
- Các tổ họp và thống nhất nội dung đăng kí thi đua thực hiện tiế ...  bản về mục đích, vị trí vai trò của đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và truyền thống vẻ vang của đoàn.
- Tự hào tin tưởng vào Đoàn, tôn trọng các anh chị Đoàn viên.
- Học tập và rèn luyện theo các gương tốt Đoàn viên. Có ý thức phấn đấu trở thành Đoàn viên.
	B/- CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ:
Hoạt động 1:
THI TÌM HIỂU VỀ ĐOÀN
I/- Yêu cầu giáo dục:
Giúp học sinh:
- Nhận thức được ý nghĩa ngày thành lập Đoàn 26 - 03, những mốc lịch sử lớn của Đoàn, những gương Đoàn viên tiêu biểu.
- Tự hào và yêu mến tổ chức Đoàn.
- Học tập và rèn luyện theo tinh thần tiên phong của Đoàn.
II/- Nội dung và hình thức hoạt động:
1. Nội dung:
- Lịch sử ngày thành lập Đoàn 26 - 03 
- Các mốc truyền thống vẻ vang của Đoàn.
- Các gương sáng Đoàn viên tiêu biểu.
- Những bài thơ, bài hát về Đoàn.
2.Hình thức hoạt động :
Thi tìm hiểu về truyền thống của Đoàn.
III/- .Chuẩn bị hoạt động:
1.Về phương tiện hoạt động:
- Các tư liệu sưu tầm được về truyền thống của Đoàn.
- Các câu hỏi và đáp án.
2.Về tổ chức:
- GVCN nêu nội dung và yêu cầu của hoạt động.
- HS tìm hiều tư liệu về Đoàn.
- Phân công: Người điều khiển, BGK, văn nghệ, trang trí, mời đại biểu.
IV/- Tiến hành hoạt động:
Người thực hiện
Nội dung thực hiện
Hoạt động 1.1: TUYÊN BỐ LÝ DO
Người điều khiển
Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, giới thiệu chương trình, BGK, các đội dự thi.
Hoạt động 1.2: THI TÌM HIỀU VỀ ĐOÀN
Người điều khiển
BGK
-Lần lược nêu các câu hỏi, trong 10 giây suy nghĩ. Đội nào có tín hiệu trước sẽ được trả lời. Nếu trả lời chưa đúng hoặc thiếu sẽ mời đội khác trả lời bổ xung, nếu không đúng thì câu hỏi đó sẽ dành cho khán giả.
-Đánh gía cho điểm từng câu.
Hoạt động 1.3: VĂN NGHỆ
Người điều khiển
Các tổ
-Giới thiệu các tiết mục văn nghệ.
-Biểu diễn văn nghệ.
Hoạt động 1.4: CÔNG BỐ KẾT QUẢ – KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG
BGK
Người điều khiển
GVCN
Người điều khiển
-Công bố kết quả.
-Nhận xét chung, đánh giá, phát thưởng. 
-Nhận xét thái độ tham gia.
-Công bố kết thúc, cảm ơn đại biểu.
Hoạt động 2:
RÈN LUYỆN THEO GƯƠNG SÁNG ĐOÀN VIÊN
I/- Yêu cầu giáo dục:
Giúp học sinh:
- Hiểu rõ những phẩm chất, năng lực tốt đẹp của những gương sáng đoàn viên tiêu biểu trong đấu tranh cách mạng, trong lao động sản xuất và trong học tập mà em cần phải noi theo.
- Cảm phục và yêu mến các gương sáng đoàn viên.
- Biết xây dựng kế hoạch học tập và rèn luyện theo gương sáng đoàn viên.
II/- Nội dung và hình thức hoạt động:
1. Nội dung:
- Tên tuổi các gương sáng đoàn viên tiêu biểu.
- Các phẩm chất năng lực của họ trong thực tiễn.
- Kế hoạch, học tập và rèn luyện theo gương sáng đoàn viên.
2.Hình thức hoạt động :
Trao đổi, thảo luận, xây dựng kế hoạch rèn luyện.
III/- .Chuẩn bị hoạt động:
1.Về phương diện hoạt động:
- Các gương sáng đoàn viên.
- Các câu hỏi thảo luận.
- Bản kế hoạch rèn luyện của cá nhân ở các tổ.
2. Về tổ chức:
- GVCN nêu mụch đích, nội dung thảo luận, hướng dẫn HS tìm hiểu các gương sáng đoàn viên.
- Phân công chuẩn bị câu hỏi thảo luận, người điều khiển, kế hoạch rèn luyện của tổ, cá nhân, thư kí, trang trí.
IV/- Tiến hành hoạt động:
Người thực hiện
Nội dung thực hiện
Hoạt động 2.1: TUYÊN BỐ LÝ DO
Người điều khiển
-Tuyên bố lý do, giới thiệu chương trình hoạt động, giới thiệu đại biểu.
Hoạt động 2.2: KỂ CHUYÊN VÀ THẢO LUẬN
Người điều khiển 
-Giới thiệu các bạn kể chuyện về các gương sáng đoàn viên sau đó nêu các câu hỏi để cả lớp thảo luận.
-Phẩm chất của các đoàn viên ưu tú đó là gì mà các đoàn viên phải noi theo?
Hoạt động 2.3: KẾ HOACH RÈN LUYỆN
Người điều khiển 
Cá nhân
Đại diện tổ
-Giới thiệu một số bạn lên trình bày kế hoạch rèn luyện của mình theo gương sáng đoàn viên.
-Trình bày.
-Trình bày kế hoạch rèn luyện của tổ.
Hoạt động 2.4: KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG
GVCN
Người điều khiển
-Trình bày một số tiết mục văn nghệ.
-Nhận xét thái độ tham gia, động viên nhắc nhở lớp giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp.
-Nhận xét đánh giá kết quả họat động, cảm ơn đại biểu, tuyên bố kết thúc.
KÝ DUYỆT
TỔ DUYỆT
BGH DUYỆT
Ngày tháng năm 2010
Ngày tháng năm 2010
CHỦ ĐIỂM THÁNG
4
A/- MỤC TIÊU GIÁO DỤC:
Giúp học sinh:
- Hiểu ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề hòa bình và tình hữu nghị giữa các dân tộc, nắm được một số di sản văn hóa và di tích lịch sử của quê hương đất nước.
- Biết vận dụng các kiến thức đã học để rèn luyện các kĩ năng chung sống ở mọi nơi, mọi lúc trên tinh thần thân thiện, hợp tác và hòa bình.
- Biết tỏ thái độ đồng tình với những cách ứng xử có văn hóa trong đời sống hàng ngày, biết phê phán những thái độ và cách ứng xử thiếu văn hóa, không thân thiện.
B/- CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ:
Hoạt động 1:
TÌM HIỂU CÁC DI SẢN VĂN HÓA TRONG NƯỚC VÀ THẾ GIỚI
I/- Yêu cầu giáo dục:
Giúp học sinh:
- Có hiểu biết về di sản, di tích lịch sử của địa phương, của đất nước; biết xác định trách nhiệm của người học sinh trong việc bảo vệ các di sản ,di tích lịch sử đó.
- Biết tôn trọng và có thái độ tích cực trong việc góp phần bảo vệ các di sản, di tích lịch sử của địa phương.
- Tích cực góp phần vào việc giữ gìn và bảo vệ các di sản, di tích lịch sử.
II/- Nội dung và hình thức hoạt động:
1. Nội dung:
- Hiểu thế nào là di sản, di tích lịch sử.
- Hiểu được vì sao phải bảo vệ và phát huy di sản, di tích lịch sử.
- Biết làm thế nào để thiết thực góp phần bảo vệ các di sản, di tích lịch sử đó.
2.Hình thức hoạt động :
- Thi trình bày kết quả sưu tầm các tài liệu viết về di sản, di tích lịch sử.
- Vui văn nghệ.
III/- .Chuẩn bị hoạt động:
1.Về phương tiện hoạt động:
- Các tư liệu tranh ảnh, bài viết, bài thơ ca dao tục ngữ về di sản, di tích lịch sử của địa phương, của đất nước.
- Một số câu hỏi phục vụ cho cuộc thi.
2.Về tổ chức:
- GVCN nêu yêu cầu, nội dung hoạt động và định hướng cách tổ chức hoạt động.
- Hướng dẫn HS cách sắp xếp và sưu tầm các tư liệu thu thập được.
- GVCN sưu tầm một số câu hỏi thi tìm hiểu theo chủ đề hoạt động này.
- Cùng với HS xây dựng cuộc thi.
- Cử người ĐK chương trình.
- Cử ban giám khảo cuộc thi.
- Chuẩn bị một vài bài hát truyện kể.
IV/- Tiến hành hoạt động:
Người thực hiện
Nội dung thực hiện
Hoạt động 1.1: TUYÊN BỐ LÝ DO
Người điều khiển
Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, giới thiệu chương trình, BGK, các đội dự thi.
Hoạt động 1.2: TÌM HIỂU CÁC DI SẢN VĂN HÓA
Người điều khiển 
Các đội 
BGK
-Từng tổ trình bày kết quả sưu tầm của tổ mình trong 3 phút.
Khi trình bày nên nói theo thứ tự: Tên di sản, di tích lịch sử, địa điểm, ý nghĩa của di sản đó.
-Thi tìm hiểu:
-Cử hai đội, mỗi đội 5 đến 10 HS và phân công một bạn làm đội trưởng.
-Sau lệnh của người ĐK, đội trưởng mỗi đội lên bốc thăm câu hỏi. Từng đội chuẩn bị trả lời. Đọc to câu hỏi và trả lời rõ ràng.
-Nếu đội nào trả lời chưa đúng hoặc chưa đủ, BGK có thể mời HS ở dưới trình bày ý kiến của mình. Sau đó BGK công bố điểm của hai đội.
Hoạt động 1.3: CÔNG BỐ KẾT QUẢ – KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG
Ban giám khảo 
GVCN
-BGK công bố kết quả của từng đội và phát thưởng (nếu có)
-Nhận xét về tinh thần, thái độ tham gia của HS.
-Rút kinh nghiệm về khâu chuẩn bị về cách điều khiển của cán bộ lớp và cách tham gia của HS.
Hoạt động 2:
HÁT MỪNG NGÀY CHIẾN THẮNG 30 - 04
I/- Yêu cầu giáo dục:
Giúp học sinh:
- Ý thức được ý nghĩa to lớn của ngày giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước.
- Có lòng tự hào dân tộc, thái độ trân trọng và biết ơn cha anh đã hy sinh xương máu vì sự nghiệp thống nhất đất nước.
- Luyện tập các kĩ năng tham gia hoạt động.
II/- Nội dung và hình thức hoạt động:
1. Nội dung:
- Những tấm gương hy sinh quên mình vì độc lập của nước nhà.
- Truyền thống chiến đấu ngoan cường chịu đựng gian khổ của đồng bào ta.
- Ý nghĩa quan trọng của ngày 30 / 04 - ngày giải phóng hoàn toàn miền nam.
2.Hình thức hoạt động :
- Biểu diễn hát múa.
- Kể chuyện, đọc hoặc ngâm thơ.
III/- .Chuẩn bị hoạt động:
1.Về phương diện hoạt động:
- Một số bài hát điệu múa, câu chuyện, bài thơ có liên quan đến nội dung của hoạt động.
- Các trang phục biểu diễn nếu có.
2. Về tổ chức:
- Mỗi tổ học sinh chuẩn bị 3 hoặc 4 tiết mục văn nghệ và có kế hoạch luyện tập.
- Cán bộ lớp tập hợp các tiết mục văn nghệ của các tổ và xây dựng chương trình biểu diễn.
- Cử người điều khiển chương trình.
- Phân công trang trí lớp.
IV/- Tiến hành hoạt động:
Người thực hiện
Nội dung thực hiện
Hoạt động 2.1: TUYÊN BỐ LÝ DO
Người điều khiển
Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, giới thiệu chương trình, Ban giám khảo, các đội dự thi.
Hoạt động 2.2: THI VĂN NGHỆ
Người điều khiển
Các tổ 
Các tổ 
Ban giám khảo
Cả lớp 
-Giới thiệu chương trình bắt đầu.
-Các đội chuẩn bị các tiết mục văn nghệ của tổ mình.
-Lần lượt các tổ biểu diễn tiết mục của tổ mình.
-BGK đánh giá cho điểm từng tiết mục của từng tổ.
-Nếu có cựu chiến binh tham dự thì có thể mời họ phát biểu.
-Kết thúc chương trình biểu diễn hát tập thể bài : “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”.
Hoạt động 2.3: CÔNG BỐ KẾT QUẢ – KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG
Ban Giám khảo
Người điều khiển
GVCN 
Người điều khiển
-Công bố kết quả của từng đội thi.
-Nhận xét chung, đánh giá, phát thưởng.
-Nhận xét thái độ tham gia.
-Công bố kết thúc, cảm ơn đại biểu.
KÝ DUYỆT
TỔ DUYỆT
BGH DUYỆT
Ngày tháng năm 2010
Ngày tháng năm 2010

Tài liệu đính kèm:

  • dochoat dong ngoai gio len lop7.doc