Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 - Chủ đề: Bạo lực học đường - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Phạm Hùng

Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 - Chủ đề: Bạo lực học đường - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Phạm Hùng

I. MỤC TIÊU CỦA HOẠT ĐỘNG :

1. Kiến thức: .

Hiện nay, các phương tiện thông tin đại chúng đã và đang đưa tin rất nhiều về tình trạng bạo lực học đường. Trước đây, chúng ta thường có tâm lý chủ quan nghĩ rằng bạo lực học đường là một vấn đề hết sức xa xôi và không xảy ra phổ biến. Vì vậy mà đã không thể lường trước được hậu quả của nó đối với giới trẻ và sự phát triển của xã hội. Hiện tượng học sinh (HS) đánh nhau là một thực tế không mới nhưng những hiện tượng đánh nhau của HS ở một số nơi trong thời gian gần đây đã bộc bộ những tính chất nguy hiểm và nghiêm trọng. Rõ ràng bạo lực học đường đang là một vấn đề nóng bỏng, một vấn nạn gây nhức nhối lòng người. Nó không chỉ ảnh hưởng đến những người trong cuộc mà còn ảnh hưởng tới cả một thế hệ trẻ, ảnh hưởng trưc tiếp tới tương lai của dân tộc. Chính vì vậy, việc giáo dục tuyên truyền về thực trạng đáng báo động của bạo lực học đường, là hết sức cần thiết và thiết thực.

- Học sinh hiểu khái niệm về bạo lực học đường

- Học sinh có hiểu biết về những hành vi về bạo lực học đường

2. Kĩ năng: Phát huy khả năng phòng chống chống bạo lực học đường

3. Thái độ: HS có thái độ đúng về hành vi ứng xử với bạn, thầy cô và cộng đồng

 

doc 31 trang Người đăng Thái Bảo Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 213Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 - Chủ đề: Bạo lực học đường - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Phạm Hùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14 / 02 /2022 Ngày dạy: 26 / 02 /2022 Lớp 7A5 
Trường:THCS Phạm Hùng Họ và tên giáo viên: Trần Quốc Việt
Nhóm bộ môn NGLL và HN Tuần 20 Tiết 2,3,4,5 
 CHỦ ĐỀ “ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG”
Môn học/Hoạt động giáo dục: NGLL ; Lớp: 7
Thời gian thực hiện: (4 tiết – 4 hoạt động )
 Hoạt động 1 : Thực hiện tuyên truyền kiến thức về bạo lực học đường
I. MỤC TIÊU CỦA HOẠT ĐỘNG :
1. Kiến thức: . 
Hiện nay, các phương tiện thông tin đại chúng đã và đang đưa tin rất nhiều về tình trạng bạo lực học đường. Trước đây, chúng ta thường có tâm lý chủ quan nghĩ rằng bạo lực học đường là một vấn đề hết sức xa xôi và không xảy ra phổ biến. Vì vậy mà đã không thể lường trước được hậu quả của nó đối với giới trẻ và sự phát triển của xã hội. Hiện tượng học sinh (HS) đánh nhau là một thực tế không mới nhưng những hiện tượng đánh nhau của HS ở một số nơi trong thời gian gần đây đã bộc bộ những tính chất nguy hiểm và nghiêm trọng. Rõ ràng bạo lực học đường đang là một vấn đề nóng bỏng, một vấn nạn gây nhức nhối lòng người. Nó không chỉ ảnh hưởng đến những người trong cuộc mà còn ảnh hưởng tới cả một thế hệ trẻ, ảnh hưởng trưc tiếp tới tương lai của dân tộc. Chính vì vậy, việc giáo dục tuyên truyền về thực trạng đáng báo động của bạo lực học đường, là hết sức cần thiết và thiết thực.
Học sinh hiểu khái niệm về bạo lực học đường
Học sinh có hiểu biết về những hành vi về bạo lực học đường 
2. Kĩ năng: Phát huy khả năng phòng chống chống bạo lực học đường
3. Thái độ: HS có thái độ đúng về hành vi ứng xử với bạn, thầy cô và cộng đồng
II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CÓ THỂ GIÁO DỤC TRONG HOẠT ĐỘNG:
- Kĩ năng tự tin khi tham gia các hoạt động
- Kĩ năng ứng xử với người khác trong các hoạt động.
 III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC ĐƯỢC SỬ DỤNG:
- Phương pháp biểu đạt sáng tạo.
- Giảng dạy giáo dục.
- Phương pháp hỏi và trả lời.
IV. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
- Các tài liệu giáo dục 
- Các nguồn tư liệu cung cấp thông tin 
V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
1. Khá phá: (5’) 
 DCT ( Trần Thị Kim Thuyền ) : Chào các bạn! Để bắt đầu hoạt động mời cả lớp cùng hát với tôi bài “ Em là mầm non của Đảng ”
2. Kết nối: (25’)
 Chúng ta là những mần non, là thế hệ tương lai của đất nước vì thế chúng ta cần trang bị cho bản thân các kiến thức của xã hội và các kỹ năng sống cho bản thân. Hiện nay, các phương tiện thông tin đại chúng đã và đang đưa tin rất nhiều về tình trạng bạo lực học đường. Do tuổi học sinh chúng ta chưa kiến thức bạo lực học đường và chưa có những ứng xử hợp lí trong giao tiếp
Hiện tượng các bạn học sinh (HS) đánh nhau là một thực tế không mới nhưng những hiện tượng đánh nhau của HS ở một số nơi trong thời gian gần đây đã bộc bộ những tính chất nguy hiểm và nghiêm trọng. Để có thế hiểu và có kỹ năng ứng xử trước bạo lực học sẽ giúp chúng ta tự tin trong giao tiếp, hôm nay trong hoạt động ngoại của tháng 2 thầy chủ nhiệm sẽ cung cấp những kiến thức về bạo lực học đường
- Đến dự buổi hoạt động hôm nay, tôi xin trân trọng giới thiệu sự có mặt của thầy chủ nhiệm lớp – thầy Trần Quốc Việt và sự có mặt của 25 học sinh của lớp 7A5 của chúng ta, đề nghị chúng ta nhiệt liệt hoan nghênh chung.
- Chương trình hoạt động hôm nay gồm có các hoạt động chính:
+ Hoạt động 1: Những kiến thức về bạo lực học đường
+ Hoạt động 2: Những bài học về đạo đức, lối sống của Bác Hồ
Trước hết chúng ta nghe thầy chủ nhiệm lớp cung cấp cho chúng ta Những kiến thức về bạo lực học đường. Kính mời thầy
+ Hoạt động 1:(15’) Những kiến thức về bạo lực học đường
1. Khái niệm
Bạo lực học đường: Khái niệm bạo lực học đường: là một dạng thức của bạo lực trong xã hội. Nó là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm, trấn áp người khác (có thể dùng lời nói, hành động có hoặc không có vũ khí) gây nên những tổn thương tinh thần và thể xác ở phạm vi các mối quan hệ trong trường học ( giữa giáo viên-học sinh, học sinh-học sinh).
2. Thực trạng
Tình trạng bạo lực trong trường học đã và đang diễn ra nóng bỏng trên khắp thế giới ở tất cả những cấp học, lớp học khác nhau. Bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở học sinh nam mà còn cả ở học sinh nữ; không chỉ giữa học sinh với học sinh mà còn có bạo lực giữa học sinh với giáo viên và giáo viên với học sinh.
Tại Việt Nam, số liệu được Bộ Giáo dục và đào tạo (GD- ĐT) đưa ra gần đây nhất, trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học (khoảng 5 vụ/ngày). Cũng theo thống kê của Bộ GD-ĐT, cứ khoảng trên 5.200 học sinh (HS) thì có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000 HS thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường thì có một trường có học sinh đánh nhau ... Bạo lực học đường đã trở thành mối quan tâm của rất nhiều gia đình, các nhà trường và là nỗi trăn trở của toàn xã hội bởi hậu quả nghiêm trọng mà nó gây ra.
3. Hậu quả
* Ảnh hưởng đến bản thân học sinh
Trong nhiều vụ bạo lực được nói tới, không ít những vụ bạo lực đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng về mặt thể xác. Nhẹ nhàng có thể là những vết bầm tím nhưng cũng có thể là những thương tích nặng phải vào bệnh viện điều trị. Tồi tệ hơn khi không ít vụ bạo lực đã cướp đi sinh mạng của những học sinh vô tội để lại sự thiệt thòi, đau đớn không chỉ về mặt thể xác mà cả tinh thần cho học sinh và gia đình.
Những HS bị bạo lực, nhất là bạo lực về tinh thần, bạo lực ngôn ngữ thường cảm thấy bị tổn thương, chán nản, lo âu, cô đơn, suy sụp Sự sợ hãi hoặc nỗi ám ảnh làm thế nào để đối phó những kẻ bắt nạt có thể khiến trẻ bị stress. Thậm chí, tình trạng này có thể kéo dài suốt cuộc đời. Các em không dám ra ngoài chơi hoặc đến trường, không thể tập trung vào học hành.
Kể cả những em chỉ chứng kiến chứ không tham gia hành vi bạo lực cũng bị ảnh hưởng. Chứng kiến những hành vi bạo lực khiến các em cảm thấy sợ hãi, và nếu thấy những kẻ gây ra bạo lực không bị trừng trị thì những em chứng kiến cũng có thể hùa theo số đông, ủng hộ hành vi này, và có nhiều khả năng trở thành kẻ có hành vi bạo lực trong tương lai. Hoặc một số các em nên làm gì đó nhưng đã không dám làm cho rằng việc đó chẳng liên quan gì đến các em; điều này nếu kéo dài và lặp đi lặp lại sẽ tạo nên một nhóm người vô cảm trước những bất công hay nỗi đau của người khác
Nghiêm trọng hơn là hậu quả của những hành vi bạo lực tình dục. Không chỉ tổn thương về thể chất, mà tổn thương tinh thần cũng rất khó khắc phục. Khủng hoảng tâm lý, suy sụp tinh thần, hoảng loạn, có xu hướng muốn tự tử, nhận thức lệch lạc về giới tính, ác cảm về vấn đề tình bạn – tình yêu hay nhận thức sai lầm về cuộc sống, muốn trả thù đời hoặc đi tìm sự quên lãng trong những tệ nạn khác là hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Tổn hại từ bạo lực tình dục ảnh hưởng lâu dài, dai dẳng, mà khi tuổi còn nhỏ, các em chưa hình dung được hết. Đến khi lập gia đình, trưởng thành thì nỗi ám ảnh này vẫn đeo bám, gây bất hạnh cho cuộc sống của nạn nhân.
Những hậu quả mà bạo lực học đường gây ra kể cả thể xác hay tinh thần cũng đều trực tiếp ảnh hưởng đến công việc học tập cũng như tương lai của học sinh nếu không được can thiệp kịp thời. Với những ảnh hưởng về mặt sức khỏe cùng với tâm lý lo lắng, căng thẳng, sợ hãi, học sinh không thể học tập với kết quả tốt nhất có thể. Thậm chí, sự căng thẳng quá mức về mặt tâm lý có thể buộc học sinh kết thúc việc học của mình, hoặc cũng có thể vì gây ra hành vi bạo lực mà học sinh phải nhận kỷ luật đuổi học. Từ đó, tương lai của các em rẽ sang một bước ngoặt khác không mấy khả quan. Đặc biệt, những đứa trẻ có hành vi bạo lực, lạm dụng quyền hành từ khi còn nhỏ, khi lớn lên có thể mắc phải những hành vi tội ác nhiều hơn những đứa trẻ khác. Trẻ em liên lụy vào hành vi bạo lực dù ở vai trò này hay vai trò kia cũng đều có nguy cơ lạm dụng rượu, thuốc lá, và các loại ma túy.
*Ảnh hưởng đến gia đình
Không khí và cuộc sống gia đình bị xáo trộn, căng thẳng, lo lắng.
* Ảnh hưởng đến nhà trường
Hành vi bạo lực không chỉ tác động xấu đến nạn nhân mà còn khiến không khí trường học trở nên nặng nề, căng thẳng với nỗi sợ hãi, bất an luôn bao trùm.
Ngoài ra, những hành vi bạo lực học đường của học sinh sẽ làm ảnh hưởng đến thành tích thi đua của lớp, của trường và ảnh hưởng đến danh tiếng của nhà trường cũng như các thầy cô.
* Ảnh hưởng đến xã hội
Thế nhưng, kể từ khi đất nước chuyển hướng theo cơ chế kinh tế thị trường, cùng với đó là xu thế toàn cầu hóa, đất nước mở cửa hội nhập thì những nét văn hóa truyền thống đã dần thay đổi. Những chuẩn mực đạo đức quý giá ấy đã dần bị phai nhạt, thay vào đó là những nét văn hóa hiện đại, lai căng. Sự tiếp biến văn hóa là điều không thể tránh khỏi, thế nhưng để những nét văn hóa không phù hợp du nhập vào và làm lu mờ những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp là những điều không nên. Giờ đây, có những học trò ngang nhiên cãi lại thầy, thậm chí đánh thầy ngay trên bục giảng đến mức ngất xỉu; bạn bè đánh đấm, đâm chém nhau xảy ra khá thường xuyên. Chính những hành động ấy đã càng làm lu mờ những nét văn hóa truyền thống của xã hội, thể hiện một sự suy đồi về mặt đạo đức và sự sai lệch về mặt hành vi một cách đáng báo động.
Cùng với những ảnh hưởng tới văn hóa truyền thống của xã hội thì hành vi bạo lực chốn học đường cũng đã là một phần không nhỏ làm mất trật tự xã hội. Những vụ bạo lực học đường không chỉ xảy ra trong khuôn viên nhà trường mà phần lớn còn xảy ra ở bên ngoài nhà trường. Những vụ bạo lực học đường có thể là giữa một học sinh với một học sinh những cũng có thể là những hành vi “đánh hội đồng” và cả những vụ bạo lực học đường có sự tham gia của những người ngoài, vì thế sự mất trật tự xã hội mà nó gây ra không phải là nhỏ. Một khi những vụ bạo lực học đường diễn ra thì nó đã làm cho môi trường xã hội không còn tính lành mạnh, nếu không có những biện pháp ngăn chặn thì sự “ô nhiễm môi trường xã hội” này sẽ ngày càng lan rộng và ảnh hưởng đến đời sống, văn hóa xã hội của cả một quốc gia.
4. Ngăn chặn, đẩy lùi nạn Bạo lực học đường
- Tích cực rèn luyện kĩ năng sống.
- Chấp hành tốt nội quy trường lớp.
- Tránh xa bạo lực. nói không với bạo lực.
- Nếu thấy hiện tượng bạo lực phải kịp thời báo ngay cho nhà trường, thầy co giáo hoặc cơ quan co thẩm quyền để kịp thời can thiệp và xử lí.
Có thể thấy rằng hậu quả của hành vi bạo lực học đường đang ngày càng hiển hiện trong đời sống tâm lý của học sinh, của gia đình, của nhà trường và xã hội, nó là hồi chuông cảnh báo cho những ai thực sự quan tâm đến thế hệ trẻ và tương lai của đất nước, sẽ còn tốn nhiều thời gian, công sức, của cải để chúng ta giải quyết vấn nạn bạo lực học đường. Tuy nhiên, để làm được điều đó cần phải có nhận thức đúng đắn về vấn đề bạo lực học đường, một quyết tâm cao độ đánh tan vấn nạn bạo lực học đường, của toàn ngà ... hân thể và tâm lý của nạn nhân
Tạo ra sự phát triển nhân cách lệch lạc trong học sinh, sinh viên
Làm giảm sút học tập của học sinh và ảnh hưởng tới giáo dục của nhà trường
Gây ra tất cả những tác hại trên
Câu 3. Tại sao phải ngăn chặn bạo lực học đường?
Vì đó là một trào lưu lệch lạc
Vì học sinh có thể bị xử lý hình sự bởi hành vi bạo lực của mình
Vì sự phát triển kinh tế - xã hội
Vì bạo lực học đường ảnh hưởng to lớn tới việc học tập của học sinh nói riêng và sự giáo dục của nhà trường nói chung, gây những hệ quả xấu đối với sự phát triển toàn diện của xã hội
Câu 4. Nguyên nhân nào dưới đây gây nên tình trạng bạo lực học đường?
Do danh dự của học sinh, sinh viên
Do stress căng thẳng kéo dài
Do ảnh hưởng tiêu cực của xã hội, thiếu sự quan tâm của gia đình, bản thân học sinh ở vào độ tuổi chưa phát triển đầy đủ về tâm sinh lý.
Do sự xúi giục của người khác đối với các em học sinh.
Câu 5. Những hành vi có tính chất bạo lực học đường có thể xâm hại tới quyền nào của nạn nhân?
Quyền bất khả xâm phạm về tài sản
Quyền bất khả xâm phạm về nhân phẩm, danh dự
Quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe
Tất cả các quyền trên
Câu 6. Người chưa thành niên (dưới 18 tuổi) có hành vi xâm hại đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác thì bị sẽ bị pháp luật trừng trị như thế nào?
a. Vì chưa thành niên nên sẽ không bị xử lý.
b. Chỉ bị xử lý kỷ luật ở nhà trường
c. Có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự (nếu hành vi gây nguy hại đủ lớn)
d. Tất cả các đáp án trên đều sai
Câu 7. Độ tuổi để có thể bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính được xác định là bao nhiêu?
	a. Từ 14 tuổi trở lên vi phạm do cố ý
	b. Từ 15 tuổi trở lên vi phạm do cố ý
	c. Từ 16 tuổi trở lên vi phạm do cố ý
	d. Từ 18 tuổi trở lên 
Câu 8. Người chưa thành niên có hành vi gây thiệt hại về sức khỏe, tài sản của người khác mà không có khả năng nộp phạt và khắc phục hậu quả thì ai là người thực hiện nghĩa vụ thay?
	a. Không có tiền thì không phải thực hiện nghĩa vụ nộp phạt và khắc phục hậu quả
	b. Cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay
	c. Chưa thành niên nên không không bị phạt tiền
	d. Cả ba đáp án trên đều sai
Câu 9. Người có cử chỉ, lời nói thô bạo, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác bị xử phạt hành chính với mức nào dưới đây?
	a. 100.000 đ đến 300.000 đ 	b. 200.000 đ đến 500.000 đ
	c. 500.000 đ đến 1000.000 đ	d. 500.000 đ đến 700.000 đ
Câu 10. Hành vi đánh nhau, xúi giục người khác đánh nhau gây mất trật tự công cộng bị xử phạt hành chính với mức nào dưới đây?
	a. 100.000 đ đến 300.000 đ 	b. 200.000 đ đến 500.000 đ
	c. 500.000 đ đến 1000.000 đ	d. 500.000 đ đến 700.000 đ
Câu 11. Hành vi tụ tập đông người ở nơi công cộng người gây mất trật tự công cộng bị xử phạt hành chính với mức nào dưới đây?
a. 100.000 đ đến 300.000 đ 	b. 500.000 đ đến 1000.000 đ
	c. 500.000 đ đến 1200.000 đ	d. 500.000 đ đến 700.000 đ
Câu 12. Hành vi tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao, búa nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác bị xử phạt hành chính với mức nào dưới đây??
a. 2000.000 đ đến 3000.000 đ	b. 500.000 đ đến 1000.000 đ
	c. 1000.000 đ đến 1200.000 đ	d. 500.000 đ đến 1200.000 đ
Câu 13. Hành vi lôi kéo hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng bị xử phạt hành chính với mức nào dưới đây?
a. 1000.000 đ đến 3000.000 đ	b. 500.000 đ đến 1000.000 đ
	c. 2000.000 đ đến 3000.000 đ	d. 500.000 đ đến 1200.000 đ
Câu 14. Hành vi xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác bị xử phạt hành chính với mức nào dưới đây?
	a. 100.000 đ đến 300.000 đ 	b. 500.000 đ đến 1000.000 đ
	c. 1000.000 đ đến 3000.000 đ	d. 2000.000 đ đến 3000.000 đ
Câu 15 . Hành vi cố ý gây thương tích cho người khác (bắt nạt hoặc đánh nhau) với tỉ lệ bao nhiêu phần trăm (%) thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự ?
	a. 9% trở lên 	b. 10 % trở lên 	c. 11 % trở lên 	d. 12 % trở lên
Câu 16. Hành vi cố ý gây thương tích cho người khác dưới 11 % nhưng thuộc trường hợp nào dưới đây thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
a. Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người
b. Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân
c. Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người
d. Tất cả các trường hợp trên đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Câu 17. Từ bao nhiêu tuổi trở lên thì cá nhân có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội theo quy định của Bộ luật hình sự?
a. 18 tuổi trở lên b. 16 tuổi trở lên
c. 14 tuổi trở lên d. Tất cả các đáp án trên đều không chính xác.
Câu 18. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại tới sức khỏe của người khác được quy định tại điều bao nhiêu Bộ Luật hình sự?
	a. Điều 104 	b. Điều 93 	 c. Điều 125 	d. Điều 127
Câu 19. Tội làm nhục người khác được quy định tại điều bao nhiêu của Bộ Luật hình sự ?
	a. Điều 120 	b. Điều 121 	c. Điều 122 	d. Điều 123
Câu 20. Tội giết người được quy định tại điều bao nhiêu của Bộ Luật hình sự?
Điều 91 Điều 92 Điều 93 Điều 94
Câu 21. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại tới sức khỏe của người khác phải chịu hình phạt gì theo quy định của Bộ luật hình sự?
Phạt tù từ 3 tháng đến 5 năm 
Cải tạo không giam giữ đến 3 năm
Cải tạo không giam giữ đến 3 năm đến tù chung thân
Phạt tù từ 7 năm đến 15 năm
Câu 22. Tội làm nhục người khác phải chịu hình phạt gì theo quy định của Bộ luật hình sự?
Phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm
Cải tạo không giam giữ đến 5 năm
Cảnh cáo
Cảnh cáo đến tù có thời hạn 3 năm
Câu 23. Tội giết người phải chịu hình phạt gì theo quy định của Bộ luật hình sự?
Phạt tù từ 7 năm đến 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình
Phạt tù từ 5 năm đến 15 năm
Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm
Phạt tù từ 7 năm đến 20 năm
Câu 24. Nếu nhìn thấy tình trạng học sinh đánh nhau em phải làm gì?
	a. Không làm gì cả, đó không phải việc của mình	
 b. Lấy điện thoại quay
	c. Cổ vũ 	
 d. Ngăn chặn bằng các biện pháp cần thiết phù hợp với khả năng của bản thân
Câu 25. Để ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường em phải làm gì?
Tuyên truyền cho bạn bè, gia đình về tác hại, hậu quả của bạo lực học đường
Xây dựng mối quan hệ gắn bó với bạn học và nhà trường
Lên án, đấu tranh chống bạo lực học đường bằng các biện pháp cần thiết, phù hợp với khả năng của bản thân?
Tất cả các việc làm nêu trên
DCT : Mời thầy chủ nhiệm tổ chức hoạt động 2
+ Hoạt động 2: Những bài học về đạo đức, lối sống của Bác Hồ. 
Các cháu phải đoàn kết, thương yêu nhau
Báo Cứu Quốc số 1828, ngày 29/5/1951, trong “Thư gửi nhi đồng toàn quốc nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi”. Mở đầu lá thư Bác viết: “Trung thu trăng sáng như gương/ Bác Hồ ngắm cảnh, nhớ thương nhi đồng”. Bác cho rằng ngày 1/5 là ngày mà tất cả những người lao động thế giới tỏ tình đoàn kết, đấu tranh thì ngày 1/6 “là ngày của các cháu nhi đồng trong thế giới tỏ tình đoàn kết và sức đấu tranh của mình”. Các cháu cần phải “Thi đua học tập, thi đua tăng gia sản xuất; thi đua giúp đỡ các gia đình thương binh, tử sĩ. Thế là các cháu đấu tranh”. Bác còn có lời khuyên: “Các cháu phải đoàn kết, thương yêu nhau” và là đoàn kết, thương yêu giữa nhi đồng trong nước với nhau, cũng như bạn bè thiếu nhi trên thế giới. Bác gọi: “Đó là tinh thần quốc tế”.
Vì sao trong cuộc sống chúng ta cần phải yêu thương con người và đoàn kết tương trợ
- Đoàn kết là sự hợp tác chung tay góp sức để kết thành một khối thống nhất về cả tư tưởng lẫn hành động nhằm thực hiện một mục đích chung, đem lại lợi ích vì sự phát triển của tập thể. Đoàn kết là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, thể hiện qua sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau bằng những hành động cụ thể, nhất là những khi gặp hoạn nạn, khó khăn.
Đoàn kết là tập hợp mọi người thành một khối thống nhất, gắn kết chặt chẽ với nhau, không thể tách rời, cùng đồng lòng chung sức, hỗ trợ nhau để giải quyết công việc. Sự kết hợp ấy sẽ tạo nên sức mạnh to lớn giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, rào cản vật chất cũng như tinh thần, đem lại kết quả tốt đẹp cho cuộc sống.
Tại sao đoàn kết lại có sức mạnh to lớn như vậy? Nó kết hợp được nhiều người, mỗi người một ưu điểm riêng mà người khác không có, nên khi tất cả họ đồng tâm cùng làm một công việc thì công việc ấy sẽ được chia ra tùy theo khả năng mà mỗi người có thể. Vậy nên, thành công nằm trong tầm tay của họ.
Đoàn kết chung với nhau không có nghĩa là nhất thiết phải chọn được người toàn diện. Và nhấn mạnh rằng mỗi cá nhân sẽ khó đi đến thành công nếu không có sự kết hợp, nên sự đoàn kết mang chúng ta đến gần nhau hơn để dễ dàng giúp đỡ lẫn nhau. Thế nên, sự bền vững của tinh thần đoàn kết cũng có vai trò quan trọng trong tập thể, xã hội.
Khi đất nước có giặc ngoại xâm, toàn thể đân tộc đoàn kết, đồng lòng chống giặc cứu nước, bảo vệ nền độc lập và chủ quyền dân tộc.
Khi đất nước hòa bình, tinh thần đoàn kết thể hiện trong những hành động chung tay xây dựng tổ quốc, khắc phục những khăn của đất nước sau chiến tranh,
Trong bối cảnh ngày nay, tinh thần ấy một lần nữa được khẳng định mạnh mẽ. Hành động chung tay góp sức ủng hộ, giúp đỡ đồng bào miền trung vượt qua bão lũ.
Cần phân biệt đúng sai, tốt xấu trong các mối quan hệ xã hội, giữa cá nhân với cộng đồng.
Rèn luyện bản lĩnh sống, nâng cao tinh thần tự chủ.
3. Thực hành /Luyện tập : (5’) 
- DCT :Các bạn học sinh viết cảm nghĩ
 “ Suy nghĩ về nhiệm vụ của học sinh hiện nay trong chương trình rèn luyện đội viên ” 
4. Vận dụng:(5’)
Viết một đoạn cảm nghỉ ngắn : Em học tập được điều gì ở Bác 
Gợi ý 
Chúng ta cần phấn đấu hoàn thành tốt và giữ vững những kết quả đã đạt được. Tích cực là luôn luôn cố gắng kiên trì vượt khó kiên trì học tập ,làm việc và rèn luyện . Tự giác chủ động làm việc , học tập không cần ai nhắc nhở  hay giám sát ..mỗi người phải có 1 mơ ước , phải có quyết tâm thực hiện kế hoạch đã định để học giỏi và tích cực tham gia các hoạt động tập thể ở trường , lớp sẽ mở rộng sự hiểu biết về mọi mặt , rèn luyện luyện thân thể . yêu tổ quốc và yêu đồng bào sống phải có chừng mực . Mỗi lần đi học về, về  nhà phải làm bài bài tập đầy đủ học thuộc bài , không đi học muộn. Giúp đỡ chia sẻ với bạn bè , giúp bạn tiến bộ hơn . 
VI/. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG : 3 phút.
- GVCN : nhận xét, đánh giá về tinh thần chuẩn bị, tham gia, ý thức kỉ luật của học sinh.
- Động viên cả lớp phát huy kết quả hoạt động và sự tích cực tham gia hoạt động của lớp, của trường.
VII/.DẶN DÒ : (2 phút)
Trong hoạt động lần sau hãy cập nhật và tìm hiểu Xây dựng kế hoạch thực hiện " Trường xanh, sạch, đẹp" 
 Chuẩn bị một số bài hát phục vụ : 
- Hát tập thể bài kết thúc hoạt động: “ Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”
Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoat_dong_ngoai_gio_len_lop_7_chu_de_bao_luc_hoc_duo.doc