Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 - Trần Đức Phong

Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 - Trần Đức Phong

Tuần 4

Tìm hiểu về truyền thống nhà trờng

 I – Yêu cầu giáo dục.

 - Củng cố khắc sâu nhận thức và truyền thống tốt đẹp của trờng và tấm gơng dạy tốt, gơng học tốt của GV và HS.

 - Phấn đấu tự hào phát huy truyền thống tốt đẹp của trờng, lớp bằng việc học tập tu dỡng đạo đức trong năm học mới.

 II – Nội dung và hình thức hoạt động.

1. Nội dung

- ý nghĩa của truyền thống nhà trờng.

- Những tấm gơng học tốt của trờng lớp, ngời bạn mến phục nhất.

- Bảo vệ và pfát huy truyền thống tốt đẹp của trờng.

2. Hình thức.

- Thi hỏi đáp và kể chuyện về truyền thống nhà trờng.

- Thi đố vui và văn nghệ.

 III – Chuẩn bị hoạt động.

 + Phơng tiện hoạt động

- Các bài hát về lớp, trờng, thầy cô và bạn bè.

- Trả lời các câu hỏi nhanh:

1) Thành tích cao nhất của trờng ta trong năm học vừa qua là gì?

2) Có bao nhiêu học sinh giỏi cấp huyện, cấp thành phố?

3) Những bạn nào làm việc tốt mà chúng ta cần học tập?

+ Tổ chức:

- GVCN yêu cầu nội dung và hình thức hoạt động.

- Thảo luận thống nhất nội dung của chơng trình.

- Lựa chọn hai đội thi đấu:

+) Mỗi tổ cử hai bạn thi còn lạo cổ động.

+) cả lớp cử ra hai đội.

 

doc 29 trang Người đăng danhnam72p Lượt xem 663Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 7 - Trần Đức Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ điểm tháng 9
Truyền thống nhà trường
 * Mục tiêu.
- Học sinh hiểu về truyền thống tốt đẹp của nhà trường và thành tích của lớp.
- Phấn khởi, tự hào và trân trọng truyền thống của trường và lớp.
- Có thói quen tự giác chấp hành đúng nội quy, kỉ luật của nhà trường, của lớp ra sức học tập, rèn luyện để bảo vệ và vun đắp truyền thống của trường.
Tuần 1: tổ chức bầu cán bộ lớp
hướng dẫn tìm hiểu truyền thống nhà trường.
yêu cầu:
Giúp học sinh hiểu vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ lớp trong quá trình học tập rèn luyện của lớp.
Biết lựa chọn những cán bộ lớp có năng lực, nhiệt tình trách nhiệm và tôn trọng, ủng hộ cán bộ lớp hoạt động.
Biết truyền thống nhà trường trong những năm qua và thêm yêu trường.
B – Chuẩn bị:
- lớp trưởng viết tổng kết hoạt động của lớp sau một năm học.
- Hòm phiếu.
- Lớp trưởng cũ điều khiển hoạt động.
- Dự kiến đề cử, ứng cử.
- Ban kiểm phiếu.
- Thư kí.
C- Hoạt động.
1- Hát tập thể : Cả lớp hát
2- Dẫn chương trình tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, giới thiệu chương trình và thư kí.
- lớp phó học tập đọc bản báo cáo tổng kết năm học 2006 – 2007 và phương hướng năm 2007 – 2008.
- Thảo luận góp ý kiến.
- Dẫn chương trình tổng kết lại các ý kiến.
3 – Bầu cán bộ lớp.
- Dẫn chương trình điều khiển yêu cầu lớp thảo luận để thống nhất tiêu chuẩn của cán bộ lớp: học lực từ loại khá trở lên; hạnh kiểm loại tốt, tác phong nhanh nhẹn; có năng lực hoạt động tập thể.
- ứng cử và đề cử.
- Bầu ban kiểm phiếu, và bầu CB lớp.
- Công bố kết quả.
GVCN chúc mừng và giao nhiệm vụ
4 – Kết thúc hoạt động.
GvCN đánh giá, chúc mừng CB lớp.
Tuần 2
Thảo luận nội quy và nhiệm vụ năm học
I - Yêu cầu:
Hiểu rõ nội quy, nhiệm vụ năm học mới và ý nghĩa của nó.
Tự giác thực hiện và nhắc nhở nhau cùng tiến bộ, cùng chấp hành đúng nội quy của trường, hoàn thành tôt nhiệm vụ năm học.
 II – Chuẩn bị.
 - Văn bản nội quy nhiệm vụ năm học ( của trường).
 - Văn bản nội quy của lớp ( GVCN đưa ra 10 điều học sinh chép trước).
 - GV: gợi ý thảo luận các câu hỏi.
Câu 1. Bạn hãy cho biết nội dung chính của nội quy nhà trường?
Câu 2. Việc tự giác thực hiện đúng nội quy của nhà trường sẽ có tác dụng gì đối với bản thân bạn?
Câu 3. Theo bạn, điều gì sẽ xảy ra nếu nhà trường không có nội quy?
Câu 4. Theo bạn việc thực hiện nội quy nhà trường và nội quy của lớp trong năm học vừa qua như thế nào?
Câu 5. Trong năm học này, bạn phải thực hiện tốt nhiệm vụ gì?
Câu 6. Theo bạn, mỗi cá nhân, và cả lớp cần phải làm gì để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học?
Văn nghệ.
 C – Hoạt động.
 1- Tổ chức. 
GVCN phổ biến nội dung, yêu cầu kế hoạch hoạt động nội quy.
Đi học đúng giờ.
Đeo khăn quàng từ nhà đến lớp, từ lớp về nhà.
Đồng phục tới lớp có phù hiệu.
Không tự ý bỏ học, bỏ tiết, nếu nghỉ học phải có giấy xin phép.
Học bài và làm bài đầy đủ trước khi tới lớp
Trên lớp chú ý nghe giảng, tích cực phát biểu xây dựng bài, giữ trật tự, không quay cóp bài, trao đổi khi kiểm tra.
Khi có hiệu lệnh trống nhanh chóng ra sân xếp hàng tập thể dục.
Hát đầu giờ tiết 1 và tiết 3.
Xếp hàng ngay ngắn khi ra vào lớp và khi tan học.
Trực nhật sạch sẽ trong mỗi buổi học.
Giữ vệ sinh trường lớp sạch sẽ, không vứt rác bừa bãi ra sân trường sau phòng học, ngoài hành lang, không ăn quà vặt.
Tham gia lao động đầy đủ.
Không lấy cắp tài sản chung, riêng.
Giữ vệ sinh cá nhân thật tốt: đầu tóc gọn gàng, quần áo sạch sẽ.
Tuyệt đối tôn trọng và lễ phép với các thầy cô ở mọi lúc mọi nơi.
Không mắc các tệ nạn xã hội như cờ bạc, uống rượu, hút thuốc nghiện ma tuý.
Hăng hái tham gia các hoạt động thể dục thể thao, văn nghệ, không xem các tác phẩm đồi trụy.
Trung thực, khiêm tốn đoàn kết giúp đỡ bạn bè.
Đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực, giúp đỡ các bạn học yếu, người già, tàn tật.
Nghiêm chỉnh thực hiện nội quy của trường lớp giưc gìn tài sản, tham gia bảo vệ an toàn xã hội.
+ Lớp tham gia thảo luận, thống nhất chương trình phân công cụ thể.
+ Người điều khiển: Phạm thị Hoa.
+ Thư kí: Phạm thị Trinh.
2 – Tiến hành hoạt động.
- Hát tập thể: Vui bước tới trường
- Hoa tuyên bố lí do.
- Đưa một số câu hỏi thảo luận.
- Dự kiến đáp án.
- Văn nghệ các tổ.
3- Kết thúc hoạt động
 GVCN động viên cả lớp phấn đấu, tự giác thực hiện đúng nội quy của trường lớp và hoàn thành nhiệm vụ năm học mới.
 Tuần 3
Ca hát mừng năm học mới
Mừng thầy cô và bạn bè
I – Yêu cầu giáo dục
Giúp học sinh:
Tham gia văn nghệ nhiệt tình sôi nổi thông qua một số bài hát, bài thơ, ca ngợi trường lớp, thầy cô và bạn bè.
Bồi dưỡng tình cảm yêu mến, gắn bó với trường lớp, quý trọng thầy cô, đoàn kết thân ái với bạn bè, phấn khởi tự hào về trường lớp mình và tự tin quyết tâm thực hiện tốt nội quy nhiệm vụ năm học mới, phát huy truyền thống của nhà trường.
 II – Nội dung và hình thức hoạt động.
Nội dung.
 Ca ngợi trường lớp, thầy cô và bạn bè.
 2 – Hình thức hoạt động.
 Thi ca hát, ngâm thơ giữa các tổ; thi sáng tác thơ.
 III – Chuẩn bị hoạt động.
Những bài hát, bài thơ về trường lớp, thầy cô và bạn bè.
Hệ thống câu hỏi đáp án.
Bản quy ước thang điểm.
+) Tổ chức:
GVCN nêu chủ đề: Bài hát về mái trường, thầy cô, bạn bè.
Nội dung chương trình kế hoạch, phân công chuẩn bị phương tiện.
Lớp thảo luận nhất trí, yêu cầu nội dung kế hoạch.
Xây dựng chương trình hành động.
Người dẫn chương trình: Phạm thị Trinh.
Sưu tầm, sáng tác thơ .
 IV – Tiến hành hoạt động.
Hát tập thể: “ Mùa thu đến trường”.
Dẫn chương trình tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, ban thư kí, Ban GK, giới thiệu chương trình và hình thức thi.
+) Thi hát ngâm thơ: Các tổ bốc thăm thứ tự hát.
+) Trả lời nhanh và đúng:
Em được dự bao nhiêu lễ khai giảng?
Em cho biết họ tên thầy hiệu trưởng?
Em cho biết thầy cô nào dạy lâu nhất ở trường ta hiện nay?
Hát bài hát có từ lớp/
Hát những bài hát có từ chỉ đồ dùng học tập?
 V – Kết thúc hoạt động.
 - Dẫn chương trình công bố kết quả.
 - GVCN nhận xét, đánh giá.
 Tuần 4
Tìm hiểu về truyền thống nhà trường
 I – Yêu cầu giáo dục.
 - Củng cố khắc sâu nhận thức và truyền thống tốt đẹp của trường và tấm gương dạy tốt, gương học tốt của GV và HS.
 - Phấn đấu tự hào phát huy truyền thống tốt đẹp của trường, lớp bằng việc học tập tu dưỡng đạo đức trong năm học mới.
 II – Nội dung và hình thức hoạt động.
Nội dung
ý nghĩa của truyền thống nhà trường.
Những tấm gương học tốt của trường lớp, người bạn mến phục nhất.
Bảo vệ và pfát huy truyền thống tốt đẹp của trường.
Hình thức.
Thi hỏi đáp và kể chuyện về truyền thống nhà trường.
Thi đố vui và văn nghệ.
 III – Chuẩn bị hoạt động.
 + Phương tiện hoạt động
Các bài hát về lớp, trường, thầy cô và bạn bè.
Trả lời các câu hỏi nhanh:
Thành tích cao nhất của trường ta trong năm học vừa qua là gì?
Có bao nhiêu học sinh giỏi cấp huyện, cấp thành phố?
Những bạn nào làm việc tốt mà chúng ta cần học tập?
+ Tổ chức:
GVCN yêu cầu nội dung và hình thức hoạt động.
Thảo luận thống nhất nội dung của chương trình.
Lựa chọn hai đội thi đấu:
+) Mỗi tổ cử hai bạn thi còn lạo cổ động.
+) cả lớp cử ra hai đội.
Lựa chọn BGK và thư kí.
Điều khiển chương trình: Đào văn Đua.
Trang trí cả lớp.
 IV – Tiến hành hoạt động.
Hát tập thể bài: “Mái trường tuổi thơ”.
Dẫn chương trình tuyên bố lí do, gới thiệu đại biểu.
Các đội thi đấu theo sự điều khiển của người dẫn chương trình.
BGK công bố thể lệ, cách chấm và thang điểm.
Thực hiện cuộc thi: “ Tìm hiểu truyền thống nhà trường”. Thi đố vui.
 V – Kết thúc hoạt động
 + BGK công bố kết quả.
 + Đánh giá và xếp loại các tổ.
Chủ điểm tháng 10
Chăm ngoan học giỏi
Mục tiêu giáo dục:
Hiểu được tầm quan trọng của việc học tập là để trở thành người công dân có kiến thức nhằm phục vụ tốt cho xã hội.
Giúp học sinh có ý thức vươn lên để đạt được mục đích đã đè ra và có thái độ đúng đắn trong học tập.
Rèn kĩ năng điều khiển, tự quản hoạt động học tập, kĩ năng trình bày, trao đổi ý kiến trước tập thể.
 Tuần 1
Vâng lời bác dạy em gắng học chăm
 I – Yêu cầu giáo dục.
 Giúp học sinh:
Hiểu được những nội dung chính bức thư của Bác gửi cho học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước VNDCCH tháng 9/1945.
Giáo dục tình cảm kính yêu Bác Hồ, giáo dục thái độ học tập đúng đắn và ý chí vươn lên trong học tập.
Rèn kĩ năng trình bày và trao đổi ý kiến cá nhân trước tập thể.
 II – Nội dung và hình thức hoạt động.
1 – Nội dung:
- Nội dung thư Bác gửi nhân ngày khai trường đầu tiên của nước ta và ý nghĩa, tác dụng thư Bác đối với học sinh.
- Vui văn nghệ.
2. Hình thức hoạt động.
Thi trình bày nội dung và ý nghĩa thư Bác.
 III – Chuẩn bị hoạt động.
ảnh Bác Hồ, khăn phủ bàn, câu hỏi và đáp án.
GVCN chuẩn bị mục đích yêu cầu nội dung và cách tiên hành chủ đề, phân công.
Mỗi học sinh có một bản thư Bác gửi cho học sinh nhân ngày khai trường.
Chuẩn bị 4 câu hỏi nhằm trao đổi nội dung, ý nghĩa thư Bác.
Đọc thư Bác có câu “ Trước đây, cha anh các em và mới năm ngoái cả các em nữa đã phải chịu một nền học vấn nô lệ .. ngày nay các em được may mắn hơn cha anh là được hấp thu một nên giáo dục của một nước độc lập” , bạn có suy nghĩ gì?
Hãy nêu tác dụng của công việc học tập đối với đời sống của mỗi con người nếu không được học có tác hại gì? Đối với xã hội và cá nhân?
Trong thư Bác dặn học sinh phải làm những gì? mong muốn học sinh làm những gì? Để làm theo lời Bác dạy, học sinh chúng ta cần phải làm gì?
Trong thư Bác đã thể hiện tình cảm của Bác đối vói thiếu nhi như thế nào? 
Những tình cảm nào khiến em xúc động nhất? Vì sao? để thể hiện tình cảm kính yêu và vâng lời Bác dạy học sinh chúng ta phải làm gì?
Cử BGK
Người điều khiển: Phạm thị Trinh.
Trang trí: Tổ 3.
Văn nghệ chủ đề Hồ Chí Minh.
 IV – tiến hành hoạt động
Cả lớp hát tập thể.
Mục đích hiểu rõ nội dung chính “Thư của Bác Hồ gửi học sinh, sinh viên nhân ngày khai trường đầu tiên của nước VNDCCH” .
Đại diện trình bày các câu trả lời đã chuẩn bị sẵn.
Các bạn khác bổ xung ý kiến.
Các tiết mục văn nghệ xen kẽ.
 V – Kết thúc hoạt động.
Học sinh tự đánh giá, chọn ra các tổ có câu trả lời tốt nhất.
GVCN nhận xét chất lượng hoàn thành công việc.
Tuần 2
Lễ giao ước thi đua
 I – Yêu cầu giáo dục.
 - Hiểu được thế nào là một tiết học tốt và những yêu cầu mà các em cần thực hiện trong tiết học đó.
 - Xác định thái độ học tập đúng đắn rèn luyện ý thức tổ chức kỉ lật, tính chăm chỉ, sáng tạo trong học tập. Biết đấu tranh phê phán những biểu hiận sai trái trong học tập.
 - Rèn luyện kĩ năng học bài làm bài, ghi chép, phát biểu ý kiến trong giờ học.
 II – Chuẩn bị hoạt động.
1 - Phương tiện hoạt động.
 - Các tổ thống nhất nội dung và đăng kí thi đua thực hiện tốt theo 4 tiêu chí:
+) Chuẩn bị tốt bài học, bài làm ở nhà .
+) Giữ gìn trật tự tro ... 3 Tháng 2
giao lưu văn nghệ “ mừng đảng mừng xuân”.
I – yêu cầu giáo dục.
- Giáo dục cho HS biết ơn Đảng và tình yêu quê hương đất nước.
- Động viên tinh thần học tập rèn luyện và tạo thêm điều kiện để các em hiểu biết lẫn nhau, gắn bó với tập thể lớp và nhà trường.
- Phát huy tiềm năng văn nghệ của lớp
I – Nội dung và hình thức hoạt động
1) Nội dung.
- Những bài hát , bài thơ, câu chuyện ca ngợi Đảng, ca ngợi Bác Hồ, ca ngợi quê hương đất nước
- Những sáng tác tự biện của HS theo chủ đề.
2) Hình thức.
- Giao lưu văn nghệ với các loại hình đa dạng như thi đố, hát.
III – chuẩn bị hoạt động
1) Phương tiện hoạt động
- Các tiết mục văn nghệ qua sưu tầm và sáng tác của HS ( thơ, bài hát, câu chuyện về mùa xuân, về Đảng, về quê hương đất nước .)
- Hệ thống các câu hỏi, câu đố và đáp án kèm theo.
- Bản quy định thang điểm cho từng giám khảo.
2) Tổ chức.
GVCN làm việc với tập thể.
- Nêu chủ đề hoạt động, nội dung và hình thức tiến hành đề nghị mỗi HS trong lớp sẵn sàng tham gia.
- HS sưu tầm hoặc sáng tác theo chủ đề .
- Thành lập các đội chơi ( mỗi đội 10 người) .
GVCN hội ý vơi CB lớp và hai đội trưởng để thống nhất yêu cầu.
- Nười dẫn chương trình : Hoa.
- Hai đội trưởng chuẩn bị nội dung để giao lưu.
- BGK : Minh, Trinh, Đua.
- Phân công trang trí: tổ 2
IV – Tiến hành hoạt động
1) Khởi động.
- Hát tập thể bài mùa xuân và tuổi thơ.
- Dẫn chương trình tuyên bố lí do giới thiệu nội dung giao lưu.
2) Giao lưu.
- Người dẫn chương trình nêu lần lượt các câu hỏi để giao lưu.
- BGK cho điểm các đội.
- Trong quá trình giao lưu bạn dẫn chương trình dành một số câu hỏi cho khán giả.
V – Kết thúc.
- Công bố kết quả của các đội.
- Nhận xét chung, biểu dương ý thức tham gia của các đội chơi.
Chủ điểm tháng 3 
Tiến bước lên đoàn
Mục tiêu.
Giúp học sinh:
Hiểu những nét cơ bản về mục đích, vị trí, vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và truyền thống vẻ vang của Đoàn.
 Tự hào tin tưởng vào Đoàn, tôn trọng các anh chị Đoàn viên.
 Học tập và rèn luyện theo gương tốt Đoàn viên, có ý thức phấn đấu trở thành Đoàn viên.
Tuần I - Thi tìm hiểu về Đoàn.
A – Yêu cầu giáo dục.
Nhận thức được ý nghĩa ngày thành lập Đoàn 26/3, những mốc lịch sử lớn của Đoàn, những gương Đoàn viên tiêu biểu.
Tự hào và yêu mến tổ chức Đoàn.
Học tập và rèn luyện theo tinh thần tiên phong của Đoàn.
B – Nội dung và hình thức hoạt động.
Nội dung.
Ngày lịch sử thành lập Đoàn 26/3.
Các mốc lịch sử truềyn thống của Đoàn.
Các gương sáng Đoàn viên tiêu biểu.
Những bài hát, bài thơ về Đoàn.
Hình thức hoạt động.
Các tư liệu sưu tầm được về truyền thống của Đoàn.
Chuẩn bị hoạt động.
Phươngtiện hoạt động.
Các tư liệu sưu tầm được có đáp án cụ thể chi tiết.
Tổ chức.
GVCN hướng dẫn học sinh sưu tầm tài liệu cho hoạt động.
GVCN hội ý với CB lớp để chuẩn bị công việc.
+ BGK: Hoa, Minh, Trinh, Đua.
+ Mỗi tổ cử hai bạn thi, chuẩn bị 4 câu hỏi và đáp án, văn nghệ tình huống.
+ Trang trí tổ 2.
+ Mời đại biểu: Hoa.
Tiến hành.
Khởi động.
Hát tập thể.
Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, giới thiệu BGK.
Các đội giới thiệu về đội mình.
b. Thi.
Phần I: Các đội thi trả lời câu hỏi.
Phần II: Thi tình huống các đội đưa ra câu hỏi tình huống của đội mình, các đội còn lại trả lời.
Phần III: Thi giới thiệu tranh ảnh sưu tầm được về Đoàn TN.
 C – kết thúc hoạt động.
BGK công bố kết quả của các đội.
GVCN nhận xét.
Tuần II - chúng em ca hát về mẹ và thầy cô
A – yêu cầu giáo dục.
Biết thêm các bài hát về mẹ và các thầy cô giáo nhân ngày kỉ niệm “Ngày Quốc tế phụ nữ”.
Tự hào về truyền thống phụ nữ, biết ơn mẹ và các cô giáo.
Rèn kĩ năng ca hát, tư duy sáng tạo trong hoạt động văn nghệ.
B – Nội dung và hình thức hoạt động.
Nội dung.
Các bài hát về mẹ và cô giáo, về người phụ nữ Việt Nam.
Các bài thơ, câu chuyện nói về người phụ nữ .
2. Hình thức hoạt động.
- Thi văn nghệ giữa các tổ với hình thức: Biểu diễn văn nghệ, trò chơi văn nghệ.
 3. Chuẩn bị hoạt động.
Phương tiện.
Sưu tầm các bài hát, bài thơ, câu chuyện về mẹ và cô giáo.
Các tổ tìm các câu hỏi câu đố.
+ Bạn hãy hát về mẹ?
+ Hát một câu có từ “mẹ”.
+ Hãy trình bày một bài hát về cô giáo.
+ Hãy đọc một bài thơ về mẹ hoặc cô giáo.
Tổ chức.
GVCN thông báo nội dung, hình thức hoạt động, yêu cầu cả lớp hoạt động.
Mỗi tổ cử một đội dự thi.
Chuẩn bị câu hỏi câu đố có đáp án cụ thể.
Dẫn chương trình: Trinh.
BGK: Thu, Diễm. Minh, Hoa.
Trang trí: Tổ 3.
Tiến hành.
Khởi động.
Hát tập thể.
Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, giới thiệu BGK.
 Cuộc thi.
Người dẫn chương trình lần lượt nêu các câu hỏi, các yêu cầu.
Tổ nào có tín hiệu sẽ thực hiện trước.
BGK chấm điểm các tổ ghi lên bảng.
Kết thúc hoạt động.
BGK công bố kết quả.
GVCN nhận xét kết quả hoạt động.
Tuần III – Xây dựng kế hoạch tham gia hội trại
I – Yêu cầu giáo dục.
 Giúp học sinh hiểu ý nghĩa của hội trại, tăng thêm tinh thần trách nhiệm tham gia hội trại.
 Hứng thú với hoạt động Hội trại.
 Tích cực thảo luận, bàn bạc chuẩn bị hội trại.
II – Nội dung và hình thức hoạt động.
Nội dung.
Các công cụ dựng trại.
Hình thức dựng trại.
Địa điểm dựng trại.
Kế hoạch dựng trại.
2. Hình thức hoạt động.
- Thảo luận theo lớp.
- Phân công thực hiện.
3. Chuẩn bị hoạt động.
a) Phương tiện hoạt động.
Bàn thôngbáo của nhà trường về tổ chức hội trại.
Các nhiệm vụ của nhà trường giao cho lớp.
Các câu hỏi:
1 – Tên trại là gì?
2 – Cần có dụng cụ dựng trại gì?
3 – Nội dung hoạt động trại là gì?
4 – Kế hoạch tiến hành như thế nào?
b) Tổ chức.
- GVCN nêu vấn đề để cả lớp thảo luận:
- Giao cho Chi đội trưởng chuẩn bị điều khiển hoạt động.
- Chi đội phó phụ trách văn nghệ chuẩn bị văn nghệ.
- Thư kí ghi biên bản.
4. Tiến hành hoạt động.
a) Khởi động.
- Hát tập thể: Ước mơ ngày mai.
- Nêu lí do và giới thiệu chương trình thảo luận.
b) Thảo luận.
- Người điều khiển lần lượt nêu từng vấn đề và hướng dẫn thảo luận.
- Mỗi vấn đề có lấy biểu quyết.
c) Phân công điều khiển.
- Phân công các công việc cụ thể cho cá nhân, tổ nhóm chuẩn bị.
- Tổng kết và thông qua biên bản, lấy biểu quyết.
d) Văn nghệ.
5. Kết thúc hoạt động.
Tuần IV – Rèn luyện theo gương sáng Đoàn viên
I – Yêu cầu giáo dục:
Giúp học sinh:
Hiểu rõ những phẩm chất năng lực tốt đẹp của những gương sáng Đoàn viên tiêu biểu trong sản xuất và trong học tập cần phải noi theo.
Cảm phục và yêu mến các gướngáng Đoàn viên.
Biết xây dựng kế hoạch học tập và rèn luyện theo gương sáng Đoàn viên.
II – Nội dung và hình thức hoạt động.
Nội dung.
Tên tuổi các Đoàn viên tiêu biểu.
Các phẩm chất năng lực của họ trong thực tiễn.
Kế hoạch học tập, rèn luyện theo gương sáng Đoàn viên.
2. Hình thức hoạt động.
- Trao đỏi, thảo luận, xây dựng kế hoạch rèn luyện.
3. Chuẩn bị.
a) Phương tiện.
- Tìm hiểu các gương sáng Đoàn viên.
- Các câu hỏi thảo luận.
- Bản kế hoạch của tổ, cá nhân.
b) Tổ chức.
- GVCN nêu mục đích thảo luận, hướng dẫn tìm hiểu cácgương sáng Đoàn viên trong địa phương, trong báo, trong trường.
- Hội ý với cán bộ lớp để phân công chuẩn bị.
- Các câu hỏi thảo luận:
1) Bạn hãy nêu một gương sáng Đoàn viên mà em biết và thấy cần phải noi theo?
2) Bạn học tập được gì ở người Đoàn viên đó? Kế hoạch rèn luyện như thế nào?
- Lớp trưởng điều khiển chươngtrình.
- Mỗi tổ chuẩn bị một bản kế hoạch, mỗi bạn chuẩn bị một bản kế hoạch cá nhân.
- Trang trí Tổ 2.
4. Tiến hành hoạt động.
a) Khởi động.
- Hát tập thể “Tiến lên Đoàn viên”.
- Dẫn chương trình tuyên bố lí do, giới thiệu chương rình.
 b) Thảo luận xây dựng kế hoạch.
- Người điều khiển lần lượt nêu các câu hỏi thảo luận.
- Cá nhân phát biểu ý kiến và trình bày kế hoạch cá nhân.
- Các tổ trình bày kế hoạch của tôt mình.
- Người điều khiển trình bày tóm tắt kế hoạch chung của cả lớp.
 c) Văn nghệ.
5. Kết thúc hoạt động: - Ngườ điều khiển nhận xét kết quả hoạt động.
Chủ điểm tháng 4.
Hoà bình và hữu nghị.
Mục tiêu.
Hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề hào bình và hữu nghị giữa các dân tộc, nắm được một số di sản văn hoá và di tích lịch sử của quê hương đất nước.
Biết vận dụng kiến thức đã học để rèn luyện kĩ năng chung sống ở mọi nơi, mọi lúc trên tinh thần thân thiện, hợp tác và hoà bình.
Biết tỏ thái độ đồng tình với cách ứng sử có văn hoá trong đời sống hàng ngày, biết phê phán những thái độ và cách ứng sử thiếu văn hoá và thân thiện.
Tuần 1 - di sản, di tích lịch sử với thiếu nhi
 I – Yêu cầu.
 Giúp học sinh:
Có hiểu biết về di sản và di tích lịch sử trên địa phương.
Biết xác định trách nhiệm của người học sinh trong việc bảo vệ di sản và di tích lịch sử đó.
Biết tôn trọng và có thái độ tích cực trong việc bảo vệ di sản , di tích lịch sử của địa phương và của đất nước.
Tích cực góp phần bảo vệ các di sản, di tích lịch sử đó.
 II – Nội dung và hình thức hoạt động.
Nội dung.
Hiểu thế nào là di sản, di tích lịch sử.
Hiểu được vì sao cần bảo vệ và phát huy di sản, di tích lịch sử.
Làm thế nào để thiết thực góp phần baỏe vệ các di sản, di tích đó.
Hình thức.
Thi trình bày kết quả sưu tầm các tài liệu viết về di sản, di tích lịch sử.
Văn nghệ.
Chuẩn bị.
Phương tiện.
Các tư liệu, tranh ảnh, bài viết, bài thơ, ca dao về di sản, di tích lịch sử của địa phương, đất nước.
Một số câu hỏi phục vụ cuộc thi.
Tổ chức.
GVCN nêu yêu cầu nội dung hoạt động và định hướng cách tổ chức hoạt động.
Hướng dẫn học sinh cách sưu tầm và sắp xếp các tư liệu thu nhập được.
GVCN chuẩn bị cẩu hỏi và cùng với học sinh xây dựng chươngtrình.
Cử người điều khiển chương trình.
Cử BGK.
Chuẩn bị bài hát.
Tiến hành hoạt động.
Giới thiệu chương trình.
Đại diện các tổ trình bày các tư liệu sưu tầm được của mình trong 3 phút.
Các tổ cử người thuyết trình các tư liệu theo trình tự đã sắp xếp. Các tổ bốc thăm thứ tự trình bày.
BGK chấm điểm bằng cách bỏ phiếu.
Kết thúc hoạt động.
Nhận xét về tinh thần chuẩn bị và thái độ trong hoạt động của học sinh.
Rút kinh nghiệm về công tác chuẩn bị và cách điều khiển của CB lớp.
Tuần III – Hát mừng ngày chiến thắng 30 - 4
I – Yêu cầu giáo dục.
 - Học sinh ý thức được ý nghĩa to lớn của ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam thống nhất đất nước.
- Có lòng tự hào, thái độ trân trọng và biết ơn cha anh đã hi sinh xương máu vì sự nghiệp thống nhất đất nước.
- Luyện tập kĩ năng tham gia hoạt động văn nghệ của tập thể lớp.
II – Nội dung và hình thức hoạt động.
1. Nội dung.
- Những tấm gương hi sinh quên mình vì độc lập tự do nước nàh.
- Truyền thống chiến đấu ngoan cường, chịu đựng gian khổ của đồng bào ta.
- ý nghĩa quan trọng củângỳ 30 – 4 ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam thống nhất đất nước.
2. Hình thức.
- Biểu diễn văn nghệ .
- Hát múa, kể chuyện.
3. Chuẩn bị.
a) Phương tiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoat_dong_ngoai_gio_len_lop_7_tran_duc_phong.doc