Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp - Chủ điểm tháng 10: Chăm ngoan học giỏi

Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp - Chủ điểm tháng 10: Chăm ngoan học giỏi

A. Mục tiêu giáo dục; Giúp HS:

- Hiểu được tầm quan trọng của việc học tậplà để trở thành người công dân có kiến thức nhắm phục vụ tốt cho xh.

- Có ý chí vươn lênđể các em đạt được mục đíchđã đề ra và có thái độ đúng đẵn.

- rèn luyện kĩ năng điều khiển, tự quản hoạt động học tậpvà kĩ năng trình bày, trao đổi ý kiến trước tập thể.

B. Nội dung hoạt động:

- Vâng lời BH dạy em gắng chăm học

- Lễ giao ước thi đua " Tiết học tốt"

- Hội vui học tập

- Sinh hoạt văn nghệ " Bài ca học tập"

 

doc 25 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 2637Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp - Chủ điểm tháng 10: Chăm ngoan học giỏi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 10/2009 
Ngày dạy: 10/2009
Chủ điểm tháng 10 
 chăm ngoan học giỏi
A. Mục tiêu giáo dục; Giúp HS:
Hiểu được tầm quan trọng của việc học tậplà để trở thành người công dân có kiến thức nhắm phục vụ tốt cho xh.
Có ý chí vươn lênđể các em đạt được mục đíchđã đề ra và có thái độ đúng đẵn.
rèn luyện kĩ năng điều khiển, tự quản hoạt động học tậpvà kĩ năng trình bày, trao đổi ý kiến trước tập thể.
B. Nội dung hoạt động:
- Vâng lời BH dạy em gắng chăm học
- Lễ giao ước thi đua " Tiết học tốt"
- Hội vui học tập
- Sinh hoạt văn nghệ " Bài ca học tập"
Tuần 5,6
Vâng lời bác hồ dạy- em gắng học chăm ngoan
I/ Yêu cầu GD : Giúp HS
Hiểu được những nội dung chính trong thư Bác Hồ gửi HS nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà tháng 9/ 1945.
Giáo dục tình cảm kính yêu Bác Hồ, gióa dục thái độ học tạp nghiêm túcvà ý chí vươn lên trong học tập. 
Rèn kỹ năng trình bày và trao đổi ý kiến cá nhân trước tập thể. 
II/ Nội dung và hình thức hoạt động
1.Nội dung;
- Nội dung thư BH gửi HS nhân ngày khai trường đầu tiên của nước ta và ý nghĩa , tác dụng của thư Bác đối với HS
- Vui văn nghệ
2. Hình thức hoạt động
Thi trình bày nội dung và ý nghĩa thư Bác
III/ Chuẩn bị hoạt động
 1) Về phương tiện 
 - ảnh Bác , khăn bàn , lọ hoa. 
 - Một số câu hỏi và đáp án. 
 2)Về tổ chức 
 GVCN nêu mục đích yêu cầu, nội dung và cách tiến hànhchủ đề.
 Việc phân công chuẩn bị gồm:
Mỗi cá nhân có một văn bản thư Bác Hồ gửi HS nhân ngày khai trường. 
GVCN cùng cán bộ lớp chuẩn bị 4 câu hỏi ( dành cho 4 tổ ) nhằm trao đổi nội dung ý nghĩa thư của Bác Hồ,Và chuẩn bị đáp án . Các tổ bốc thăm nhận các câu hỏi đẻ chuẩn bị trước. 
 + Câu 1: Đọc thư Bác có câu “ Trước đây .......và mới năm ngoái cả các em nữa đã phải chịu một nền học vấn nô lệ .
 Ngày nay các em được cái may mắn hơn cha anh là được hấp thuh một nèn giáo dục của một nước độc lập ’’ bạn có suy nghĩ như thế nào?
 + Câu 2: Hãy nêu những tác dụng của việc học tập đối với đời sống con người. Nếu không được học ( hoặc không chịu học ) sẽ dẫn đến tác hại gì đối cá nhân và xã hội ?
 + Câu 3: Trong thư Bác dặn học sinh cần phải làm những gì . Bác mong muốn ở HS điều gì? Để làm được theo lời Bác dạy , học sinh chúng ta cần phải học tập tu dưỡng như thế nào?
 + Câu 4: Trong thư đã thể hiện tình cảm của BácHồ đối với thiếu niên nhi đồng . Nhữnh tình cảm nào khiến em xúc động nhất ? Vì sao ? Để thể hiện tình cảm kính yêu và vâng lời Bác dạy Hs chúng ta cần phải làm gì ?
Các HS trong tổ phải chuẩn bị phần trả lời . Mỗi tổ cử 1hoặc 2 bạn tham gia trả lời.
Cử BGK, Cử người dẫn chương trình , Phân công tổ trang trí .
Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ theo chủ đề .
III/ Tiến hành hoạt động 
- hát tập thể 
Người dãn chương trình nêu mục đích , yêu cầu của buổi trao đổi tìm hiểu nội dung ý nghĩa thư của Bác.
Đại diện các tổ lên trình bày phần trả lời theomthứ tự từ câu 1 đến câu 4. Khi đại diện mỗi tổ trình bày xong ccs bạn trong lớp bổ xung thêm và cho cả lớp cùng trao đổi kỹ hơn những nội dung chính trong thư của Bác.
Sau khi đại diện các tổ trình bày xong, người dẫn chương trình cho cả lớp cùng trao đổi câu hỏi , sau khi hiểu được mong muốn của Bác , chúng ta phải làm gỉ để thực hiện lời dạy của Bác ?
Người dẫn chương trình ghi lại những ý kiến chính của các bạn. 
Các tiết mục van nghệ biểu diễn xen kẽ trong phần trao đổi. 
IV/ Kết thúc hoạt động 
HS đánh giá về chất lượng phần chuẩn bị câu trả lời của các tổ . Chọn ra tổ có câu trả lời hay nhất. 
Cán bộ lớp đánh giá chất lượng các công việc đã được phân công và ý thức , thái độ tham gia hoạt động của cá nhân và các tổ
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn : 10/2009 
Ngày dạy: 10/2009
Tuần 7,8
hội vui học tập
I/ Yêu cầu GD : Giúp HS
Ôn tập , củng cố các môn học 
Xây dựng thái độ phấn đấu vươn lên học giỏi say me trong học tập 
Rèn tư duy nhanh nhạy và kỹ năng phát hiện trả lời câu hỏi 
II/ Nội dung và hình thức hoạt động
1. Nội dung
- Kiến thức của các môn đã học ở lớp dưới, kiến thớc trong tháng 9, 10 lớp 7
- Các kiến thức chung về tự nhiên xã hội
2. Hình thức hoạt động
- Thi trả lời câu hỏi dưới hai hình thức;thi cá nhân, thi giữa đại diện tổ
III/ Chuẩn bị hoạt động:
Về phương tiện 
Cán sự bộ môn gặp thầy cô giáo để chuẩn bị câu hỏi và đáp án 
Chuẩn bị cờ để các đội dùng làm phương tiện trả lời 
Một số tiết mục văn nghệ 
Về tổ chức 
Ban tổ chức gồm 3người : lớp phó phụ trách học tập soạn thảo câu hỏi , một người dẫn chương trình , một người làm thư ký
Mỗi thầy cô giáo tham gia BGK 
III/ Tiến hành hoạt động 
Mở đầu 
- Hát tập thể 
Tuyên bố lý do , giới thiệu đại biểu , chủ đè và nội dung hoạt động 
Hội vui học tập 
 Phần 1: Ai nhanh ai giỏi 
Người dẫn chương trình đọc câu hỏi ai giơ tay trước được quyền trả lời ,nếu trả lời không đúng đến lượt bạn khác . 
BGK nhận xét phần trả lời và đánh giá kết quả ( vỗ tay )
 Phần 2 : Đội nào nhanh hơn ,giỏi hơn 
Mỗi tổ cử một nhóm dự thi gồm 3người 
Cách thi : Người dẫn chương trình nêu từng câu hỏi , đội nào có tín hiệu trả lời trước thì được quyền trả lời . Nếu trả lời sai đội khác được quyền trả lời tiếp 
Thư ký ghi kết quả thi của từng đội lên bảng 
Công bố kết quả thi giữa các đội 
văn nghệ xen kẽ 
IV/ Kết thúc hoạt động 
- Ban tổ chức nhận xét kết quả tham gia , ý thức chuẩn bị của cá nhân và các đội 
- Cám ơn sự tham gia của các thầy cô giáo
VI/ Đánh giá kết quả hoạt động của chủ điểm
1)HS tự đánh giá 
a) Qua hoạt động của chủ điểm em thu hoạch được những gì ?
Tự đánh giá kết quả hoạt động của bản thân 
 Tốt Khá Trung bình Yếu 
2)Tổ HS đánh giá xếp loại 
 Tốt Khá Trung bình Yếu 
3) GVCN đánh giá xếp loại 
 Tốt Khá Trung bình Yếu 
VII/ Rút kinh nghiệm 
 Chủ điểm tháng 11
 tôn sư trọng đạo
Ngày soạn : 10/2009 
Ngày dạy: 11/2009
I.Mục tiêu giáo dục
Giúp HS: 
Hiểu được công việc giảng dạy, giáo dục của các thầy cô giáo,hiểu được mong muốn và nguyện vọng của thầy cô đối với sự tiến bộ của học sinh
GD cho HS thái độ kính trọng, vâng lời thầy cô giáo, biết trân trọng tình cảm thầy trò
Rèn luyện kĩ năng giao tiếp, ứng sử với thầy cô giáo, phát huy truyền thống tôn sư trong đạo
II. Nội dung hoạt động
Lễ đăng kí tuần học tốt với chủ đề: Hoa điẻm tốt dâng thầy cô
Sinh hoạt văn nghệ mừng ngày 20 – 11
Tổ chức lễ kỉ niệm ngày 20 – 11
Bình báo tường nhân ngày 20 - 11
Tuần 9,10
lễ đăng kí thi đua “ hoa điểm tốt dâng cô”
I/ Mục tiêu: GIúp HS
Hiểu được công lao của thầy cô giáo đối với HS 
Có ý trí quyết tâm thi đua tu dưỡng học tập tốt ,tiếp thu sự dạy dỗ của thầy cô 
Rèn luyện kỹ năng trao đổi ý kiến và kỹ năng học bài cũ trong học tập 
II. Nội dung , hình thức hoạt động
Nội dung
Trao đổi về công lao và tình cảm của thầy cô giáo dối với HS
Phát động và dăng kí thi đua
Vui chơi
Hình thức hoạt động
trao đổi tìm hiểu
Lễ đăng kí thi đua
II/ Chuẩn bị hoạt động 
Về phương tiện 
Câu hỏi và đáp án cho phần tìm hiểu về công lao của thầy cô
Tư liệu tranh ảnh , truyện kể ....vè công lao của hầy cô đối với HS
ảnh Bác lọ hoa khăn bàn 
2)Về tổ chức
Các tổ viết đăng kí thi đua tuần học tốt theo tiêun đề “ Hoa điểm tốt” dâng thầy cô
Nội dung đăng kí theo 2chỉ tiêu đánh giá :
+ Kỉ luật trật tự trong giờ học 
+ Số điểm tốt đạt được của cả tổ 
Ban thi đua đè ra chỉ tiêu đánh giá thi đua giữa các tổ 
+ Mỗi điểm 9; 10 được tính 2 bông hoa 
+ Mỗi điểm 7 ; 8 được tính 1bông hoa 
+ Điểm 5 ;6 khong tính
+ Mỗi điểm dưới trung bình bị trừ 1bông hoa
+ Kết thúc tuần thi đua căn cứ vào số bông hoa đtạ được của các tổ để đánh giá thi đua 
GV cùng cán bộ lớp chuẩn bị câu hỏi để sử dụng trong buôitrao đổi tìm hiểu về công ơn của các thầy cô giáo
cccó thể phân công 1 người điều khiẻn buổi lễ phát động thi đuachung , một người điểu khiển phần thảo luận , 1 người điều khiển phần vui chơi 
Mời thầy cô giáo bộ môn đến dự 
III/ Tiến hành hoạt động 
Khởi động 
Hát tập thể : Bụi phấn 
Người dẫn chương trình tuyên bố lý do giới thiệu đại biểu 
Trao đổi về công ơn thầy cô giáothông qua một số câu hỏi
Bạn có biết để có một tiết dạy tốt thầy cô giáo đã phải chuẩn bị như thế nào không ?
Thầy cô giáo mong đợi gì ở HS chúng ta ?
Bạn có thể làm những việc gì đẻ giúp thầy cô giáo dạy tốt ?
Đối với những bạn HS phạm lỗi, thầy cô giáo phải sử phạt . Bạn có đồng tình với thầy cô giáo không ? vì sao ?
Để để đáp công ơn của thầy cô giáo HS cần thực hiện những điều gì ? 
Sau khi trao đổi xong người dẫn chương trình bổ xung và tổng kết lại những ý chính về tình cảm và sự tận tâm hết lòng của các thầy cô giáo 
Đăng kí thi đua tuần học tốt
NGười dẫn chương trình nêu mục đích , yêu cầu nội dung thi đua và cchs đánh giá thi đua của tuần học tốt 
Đại diện các tổ lên đọc đăng kí thi đua của tổ mình . Cán bộ lớp ghi các chỉ tiêu đăng kí thiđua của các tổ lên bảng
Xen kẽ văn nghệ của các tổ 
IV/ Kết thúc hoật động 
 Cán bộ lớp nhận xét và rút kinh nghiệm về tinh thần, thái độ hoật động của các cánhân và các tổ .
V/ Rút kinh nghiệm 
---------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn : 11/2009 
Ngày dạy: 11/2009 
TUẦN 11,12
tổ chức lễ kỉ niệm ngày nhà giaó việt nam
I/ Mục tiêu : Giúp HS 
Hiểu đầy đủ hơn về ý nghĩa ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
Có thái độ tôn trọng , biết ơn các thầy cô giáo 
Biết hành động làm theo lời dạy của thầy cô giáo trong hoạt động học tập và giao lưu 
II/ Nội dung và hình thức hoạt động 
Nội dung 
Tìm hiểu ý nghĩa của ngày nhà giáo Việt Nam 
HS, đại diện phụ huynh chúc mừng các thầy cô giáo 
Sinh hoạt văn nghệ 
Hình thức hoạt động 
Buổi họp mặt giữa thầy cô giáo và đại diện phụ huynh để chúc mừngthầy cô giáo nhân ngày nhà gióa Việt Nam 20/11 
Trao dổi tâm tư nguyện vọng , kết hợp với liên hoan văn nghệ
III/ Chuẩn bị hoạt động 
Về phương tiện hoạt động 
Lời chúc mừng các thầy cô giáo 
Các tiêt mục văn nghệ 
Cây hoa cùng các phiếu bắt thăm đẻ chơi trò “ Hái hoa dân chủ” 
Về tổ chức
Ban tỏ chức gồm cán bộ Lớp và cán bộ Đội , người dẫn chương trình 
Cán bộ văn nghệ và GVCN chuẩn bị trò chơi “hái hoa” 
Mời các thầy cô giáo , đại diện phụ huynh 
Cử người trang trí ,tặng hoa thầy cô
IV/ Tiến hành hoạt động 
Khởi động 
Hát tập thể bài : Ngày đầu tiên đi học 
Tuyên bố lí do , giới thiệu đại biểu ,chương tình làm việc 
Chúc mừng thầy cô giáo 
Lớp trưởng đọc lời phát biểu chúc mừng thầy cô giáo 
Một số bạn thay mặt cho cả lớp lên tặng hoa các thày cô giáo 
Đại diện ban phụ huynh phát biểu 
GVCN phát biểu về tâm tư tình cảm của mình đối với HS 
Liên hoan văn nghệ 
Các tổ biểu diẽn các tiết mục văn nghệ 
Chơi t ... ia thi tự giới thiệu
Cuộc thi
NGười dẫn chương trình lần lượt nêu các câu hỏi, các yêu cầu.....
Tổ nào có tín thì được trả lời trước 
BGK sẽ chấm điểm , điểm của từng tổ sẽ được ghi lên bảng 
V/ Kết thúc hoạt động 
Công bố kết quả cuộc thi 
Nhận xét tinh thần thái độ hoạt của cá nhân ,của tổ
-------------------------------------------------------------------------------------------
soạn : 3/2010 
Ngày dạy: 3/2010
TUẦN 27,28: thi tìm hiểu về đoàn 
I/ Mục tiêu :Giúp HS
Nhận thức được ý nghĩa ngày thành lập Đoàn 26/3 . Những mốc lịch sử củaĐoàn, những gương doàn viên tiêu biểu
Tự hào và yêu mến tổ chức Đoàn
Học tập rèn luyện tinh thần tiên phong của Đoàn
II/ Nội dung và hình thức hoạt động
Nội dung 
Lịch sử ngày thành lập Đoàn 26/3
Các mốc truyền thống vể vang của Đoàn
Các gương sáng đoàn viên tiêu biểu 
Những bài thơ, bài hát về Đoàn 
Các hình thức hoạt động 
Thi tìm hiểu về truyền thống của Đoàn giữa các đội 
III/ chuẩn bị hoạt động 
Phương tiện 
Các tư liệu sưu tầm được về truyền thống củ1 Đoàn
Các câu hỏi và đáp án 
Về tổ chức: GVCN
Nêu nội dung yêu cầu của hoạt động , hướng dẫn HS sưu tầm tài liệu 
Hội ý với cán bộ lớp và các tổ trưởng đẻ thống nhất sự chuẩn bị và phân cong các công việc cụ thể như:
+ Mỗi tổ cử 1 đội gồm 2 đến 3 HS ( mỗi đội thi chọn cho mình 1 cái tên thích
 hợp.....) 
+ Chuẩn bị các câu hỏi, câu đố,tranh ảnh và đáp án .
 VD : Nhìn tranh đoán việc, nhìn ảnh đoán người, hoặc các câu hỏi như : Đoàn thành lập từ khi nào ? Lúc đó Đoàn mang tên gì? Từ ngày thành lập Đoàn đã mấy lần đổi tên ? Bạn hãy kể về người đoàn viên cộng sản đầu tiên của đoàn ta? Bạn hãy đặt câu hỏi cho các nội dung sau:Ngày 26/3/1931 ; Đoàn thanh niên cộng sản Đông Dương ; ........
Cử người dẫn chương trình, cử BGK, phân công trang trí , chuẩn bị các tiết mục văn nghệ , dự kiến mời đại biểu
IV/ Tiến hành hoạt động
Khởi động
Hát tập thể bài: Cùng nhau ta đi lên 
Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, giới thiệu BGK
Các đội tự giới thiệu
Cuộc thi
Người dẫn chương trình lần lượt nêu các câu hỏi, câu đố hoặc tranh ảnh...cho các đội thi . Thời gian suy nghĩ là 10 giây, đội nào có tín hiệu sẽ được trả lời trước 
Nếu có đội trả lời không đúng hoặc không trả lời được thì cổ động viên nhà có quyền trả lời sau đó mới đến lượt cổ động viên đội khác . Điểm của cổ động viên sẽ được công vào điểm của đội nhà 
Sau mỗi câu trả lời đúng người dẫn chương trình xin ý kiến của BGK. Điểm được công khai viết lên bảng cho mỗi đội
Trong quá trình thi có xen kẽ các tiết mục văn nghệ 
V/ Kết thúc hoạt động
Công bố kết quả cuộc thi 
Nhận xét tinh thần thái độ hoạt động cua tổ , cá nhân 
VI/ Rút kinh nghiệm 
Chủ điểm tháng 4 :
 hoà bình và hữu nghị
Ngày soạn : 3/2010 
Ngày dạy: 4/2010
TUẦN 29,30: di sản , di tích lịch sử với thiếu nhi
I / Mục tiêu: Giúp HS
Có hiểu biết về di sản, di tích lịch sử của địa phương của đất nước ,biết xác định trách nhiệm của người HS trong việc bảo vệ các di sản, di tíchl lịch sử đó 
Biết tôn trọng và có thái độ tích cực trong việc góp phần bảo vệ các di sản, di tích lịch sử của địa phương , của đất nước
II/ Nội dung và hình thức hoạt động 
Nội dung 
Hiểu biết thế nào là di sản, di tích lịch sử
Hiểu vì sao phải bảo vệ và phát huy di sản, di tích lịch sử đó
Hình thức hoạt động
Thi trình bày kết quả sưu tầm các tài liệu viết về di sản, di tích lịch sử đó 
Văn nghệ 
III/ Chuẩn bị hoạt động 
Phương tiện 
Các tư liệu, tranh ảnh, bài viết bài thơ, ca dao tục ngữvề di sản, di tích lịch sử của địa phương của đất nước 
Một số câu hỏi phục vụ cho cuộc thi 
Về tổ chức
GVCN nêu yêu cầu nội dung hoạt động và định hướng cách tổ chức hoạt động 
Hướng dẫn HScách sưu tầm và sắp xếp các tư liệu thu thập được, nếu có thể thì trình bày trên giấy khổ to hoặc thành quyển album trong đó bao gồm tất cả các tư liệu mà đã sưu tầm được 
GVCN xây dựng 1 số câu hỏi thi tìm hiểu theo chủ đề hoạt động này ( phối hợp với GV bộ môn)
Cùng với HS xây dựng cuộc thi 
Cử người dẫn chương trình, cử BGK cuộc thi 
IV/ Tiến hành hoạt động 
Giới thiệu kết quả sưu tầm của tổ :
Từng tổ trình bày kết quả sưu tầm của mình trong 3phút . Khi trình bày nên nói theo thứ tự, tên di sản, di tích lịch sử, địa điểm , ý nghĩa của di sản đó
*Thi tìm hiểu 
Lớp cử 2 đội, mỗi đội từ 5 đến 10 người và phân công 1 bạn làm đội trưởng 
Sau hiệu lệnh của người dẫn chương trình , đội trưởng 1 đội lên bốc thăm câu hỏi . Từng đội chuẩn bị trả lời,đọc to câu hỏi rõ ràng .Nếu đọi nào trả lời chưa đúng hoặc chưa đủ, BGK có thể mời HS ở dưới trình bày ý kiến của mình . Saunđó BGK công bố kết quả của từng đội và phát thưởng 
V/ Kết thúc hoạt động 
Nhận xét vầ tinh thần, thái độ tham gia của HS 
Rút kinh nghiệm về khâu chuẩn bị, về cách điều khiển của cán bộ lớp và cách tham gia của HS
VI/ Rút kinh nghiệm 
Ngày soạn : 4/2010 
Ngày dạy: 4/2010
TUẦN 31,32: tình đoàn kết hữu nghị 
I/ Mục tiêu : Giúp HS
Hiểu được tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới sẽ tạo nên sức mạnh,sẽ duy trì và phát triển được nền hào bình trên hành tinh từ đó nhạn thức được trách nhiệm của môĩ người phải vun đắp cho tình đoàn kết hữu nghị 
TÔn trọng tình đoàn kết hữu nghị, có tình cảm và có ý thức sẵn sàng hợp tác với nhau trên tinh thần hiểu biết lẫn nhau 
rèn luyện kĩ năng giao tiếp, xây dựng mối quan hệ thân thiện trên tinh thần tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau 
II/ Nội dung và hình thức hoạt động 
Nội dung : Hiểu được 
Đoàn kết hữu nghị là gì ?
Tình đoàn kết hữu nghị sẽ duy trì và phát triển nền hoà bình như thế nào ?
Vì sao phải có tình đoàn kết hữu nghị 
Làm thế nào để xây dựng tình đoàn kết hữu nghị ?
Hình thức hoạt động
Hái hoa dân chủ, thảo luận văn nghệ 
III/ Chuẩn bị hoạt động 
Phương tiện 
Tranh ảnh, bài hát, bài thơ, câu chuyện ....ca ngợi tình đoàn két hữu nghị .Một số câu hỏi dành cho hái hoa đân chủ 
Tổ chức
GVCN phối hợp với GV bộ văn ,GDCD để soạn một số câu hỏi chuẩn bị cho hoạt động 
Cử BGK, người dẫn chương trình, cử tổ trang tí lớp 
IV/ Tién hành hoạt động 
Lớp kê bàn hình chữ U, ở giữa có cây hoa trang trí đẹp mắt với nhưng bông hoa câu hỏi đủ màu sắc 
NGười dẫn chương trình nêu câu hỏi thảo luận và mời GVCN điều khiển hoạt động cùng với BGK
NGười dẫn chương trình mời lần lượt đại diện từng tổ lên hái hoa, mỗi bông hoa là một câu hỏi cần thảo luận 
VD: + Em hiểu thế nào là tình doàn kết hữu nghị ?
 + Nếu mỗi người chúng ta đều có ý thức đoàn kết hữu nghị và hợp tác thì sẽ có tác dụng như thế nào cho gia đình, cho cộng đồng, cho dân tộc ?
 + Càn phải làm gì để xây dựng tình đoàn kết hữu nghị ?
 + Thử phác thảo mmột kế hoạch của tổ trong việc xây dựng tình đoàn kết hữu nghị ? 
Toàn lớp trao đổi, thảo luận, bổ sung cau hỏi, câu trả lời của từng tổ .Xen kẽ hái hoa dân chủ 
Sau cùng GV tổng kết đưa ra các thông tin cơ bản cần thiết nhất của hoạt động 
V/ Kết thúc hoạt động 
Nhận xét về ý thức chuẩn bị của HS về tinh thần tham gia trong hoạt động này
Rút ra những kĩ năng tốt cho lần tổ chức hoạt động tiếp theo 
VI/ Rút kinh nghiệm 
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Chủ điểm tháng 5
Bác hồ kính yêu
I.Mục tiêu giáo dục
Giúp học sinh :
Nâng cao hiểu biét về cuộc đời và sự nghiệp của bác hồ kính yêu đối với dân tộc, đặc biệt là tình cảm của bác đối với thiếu niên nhi đồng, sự quan tâm chỉ bảo của bác đối với tổ chức đội thiéu niên tiền phong hồ chí minh.
Kính trọng và yêu quý bác hồ, có thái đọ tích cực trong việc phấn đấu trở thành cháu ngoan bác hồ.
Có thói quen thường xuyên rèn luyện theo năm điều Bác Hồ dạy
II. Nội dung hoạt động
Thi tìm hiểu về 5 điều bác dạy thiéu nhi
Hát về bác Hồ kính yêu
Ngày soạn: 4/2010
Ngày dạy: 5/2010
TUẦN 33,34: 5 điều bác hồ dạy thiếu nhi
I.Yêu cầu giáo giục 
Giúp học sinh:
Hiểu rõ hơn 5 điều Bác Hồ dạy thiếu nhi
Có thái độ tích cực thực hiện 5 điều Bác dạythể hiện trong học tập và rèn luyện hàng ngày ở trường, gia đình và ngoài xã hội
II.Nội dung và hình thức hoạt động
Nội dung
5 điều Bác Hồ dạy thiếu nhi
Những ví dụ thực tế vè gương đội viên thực hiện tốt 5 điều bác dạy
Hình thức hoạt động
Thi giữa các tổ
Biẻu diễn văn nghệ
III. Chuản bị hoạt động
Phương tiện hoạt động
Tư liệu về 5 điều Bác Hồ dạy thiếu nhi
Một vài gương đội viên thực hiện tốt 5 điều Bác dạy
Tổ chức
GVCN giao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ lớp, tổ chức thực hiện hoạt động này
HS: Họp bàn xây dựng kế hoạch thực hiện, phân công cxhuẩn bíy kiến, xây dựng chương trình cuộc thi, cử ban giámkhảo
Một số tiết mục văn nghệ
 Trang trí lớp
IV.Tiến hành hoạt động
Nêu lí do hoạt động, giới thiệu đại biểu và ban giám khảo
Từng tổ lên trình bày ý kiếncủa tổ mình về 5 đièu Bác dạy, đồng thời giới thiệu thành tích của tổ mình đạt được trong năm học
Văn nghệ hát về Bác kính yêu
Công bố két quả, trao thưởng
V. Kết thúc hoạt động
- Đánh giá chung về ý thức chất lượng tham giáưu tầm và thi của các tổ
- Động viên học sinh phân đấu rèn luyện theo lời dạy của Bác
Ngày soạn: 5/2009
Ngày dạy: 5/2009
TUẦN 35 : hát về bác hồ kính yêu
I.Yêu cầu giáo giục 
Giúp học sinh:
Hiểu được công lao to lớn của Bác đối với dân tộc nói chung, với thiếu nhi nói riêng
Tỏ lòng kính yêu và tự hào về Bác Hồ vĩ đại
Tích cực rèn luyện các kĩ năng hoạt động tập thể
II.Nội dung và hình thức hoạt động
a)Nội dung
Ca ngợi công lao to lớn của BH
Tình cảm sự quan tâm đặc biệt của Bác đối với thiếu nhi
b)Hình thức hoạt động
Thi hát liên khúc
Biẻu diễn văn nghệ
III. Chuản bị hoạt động
a)Phương tiện hoạt động
Các bài hát, bài thơ, câu chuyện về Bác
Một vài hình ảnh về cuộc đời của Bác
Các tranh thiết bị phục vụ cho hoạt động
b)Tổ chức
GVCN phổ biến yêu cầu , nội dung hiạt động để toàn lớp nắm được và chuẩn bị
Cán bộ lớp giao cho từng tổ chuẩn bị từ 3-5 tiết mục văn nghệ, có kế hoach luyện tập
Cán sự văn nghệ tập hớpos tiết mục đăng kí của các tổ để cùng cán bộ lớp xây dợng chương trình biểu diễn và thi
Cử ban giám khảo cuộc thi
IV.Tiến hành hoạt động
1Nêu lí do hoạt động, giới thiệu đại biểu và ban giám khảo
2.Biểu diễn văn nghệ: Tưng ttiết mục sẽ được mời lên biểu diễn trước lớp
3. thi hát liên khúc:Tổ 1 hát một câu hoặc một đoạn của một bài hát nói về BH, sau dố các tổ khác phải hát nối tiếp được ngay nếu châm bị trừ điểm , tổ khác sẽ hát tiếp
V. Kết thúc hoạt động
- Hát bài như có Bác trong ngày vui đại thắng
- Đánh giá chung về ý thức chất lượng tham gia sưu tầm và thi của các tổ
- Động viên học sinh phân đấu rèn luyện theo lời dạy của Bác, chuẩn bị cho một kì nghỉ hè vui vẻ khoẻ mạnh.
----------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docHoat dong ngoai gio len lop.doc