CHỦ ĐIỂM THÁNG 9
CHÀO MỪNG NĂM HỌC MỚI
HOẠT ĐỘNG 1 - TIẾT 1
“Thảo luận nội quy & nhiệm vụ năm học mới”
I. Mục đích hoạt động :
- Học sinh hiểu rõ nội quy, nhiệm vụ năm học mới và ý nghĩa của chúng.
- Mỗi học sinh đều có ý thức tự giác thực hiện và nhắc nhở nhau cùng chấp hành đúng nội quy của trường, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học.
II. Nội dung, hình thức, phương pháp :
a. Nội dung:
- Nội quy và ý nghĩa của việc thực hiện nội quy của nhà trường.
- Những nhiệm vụ cụ thể của năm học và ý nghĩa của nó.
- Học sinh thảo luận và đưa ra biện pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.
CHỦ ĐIỂM THÁNG 9 CHÀO MỪNG NĂM HỌC MỚI HOẠT ĐỘNG 1 - TIẾT 1 – Thứ 7 ngày 29 tháng 8 năm 2009. “Thảo luận nội quy & nhiệm vụ năm học mới” Mục đích hoạt động : Học sinh hiểu rõ nội quy, nhiệm vụ năm học mới và ý nghĩa của chúng. Mỗi học sinh đều có ý thức tự giác thực hiện và nhắc nhở nhau cùng chấp hành đúng nội quy của trường, hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học. Nội dung, hình thức, phương pháp : Nội dung: Nội quy và ý nghĩa của việc thực hiện nội quy của nhà trường. Những nhiệm vụ cụ thể của năm học và ý nghĩa của nó. Học sinh thảo luận và đưa ra biện pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học. Hình thức: Thảo luận bằng cách đưa ra câu hỏi và trả lời. Liên hệ thực tế. Chuẩn bị hoạt động: Phương tiện chuẩn bị: Văn bản nội quy và nhiệm vụ năm học. Các câu hỏi về nội quy, ý nghĩa của nội quy, nhiệm vụ năm học và việc chấp hành nội quy của trường, của lớp trong năm học qua để lớp thảo luận. (cán bộ lớp tham khảo ý kiến của GVCN để thực hiện phần câu hỏi và đáp án) Một vài tiết mục văn nghệ. (Ban văn nghệ của lớp điều khiển) Giáo viên:: Giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn cán bộ lớp cách tổ chức cuộc thảo luận, nêu mục đích, yêu cầu và nội dung hoạt động; giúp cán bộ lớp xây dựng câu hỏi thảo luận và đáp án. Phân công người điều khiển chương trình: bạn Ngọc Trân; Thư ký: bạn Duyên. Phân công tổ 2 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế. Học sinh: Cán bộ lớp đưa ra nội dung: thống nhất chương trình, hình thức và kế hoạch hoạt động. Ban văn nghệ chuẩn bị 4 tiết mục văn nghệ. Tiến hành hoạt động: Khởi động: Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Vui bước tới trường” (Nhạc và lời: nhạc sĩ Nghiêm Bá Hồng) Tuyên bố lý do: Bạn Ngọc Trân nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: cô chủ nhiệm tham gia cuộc họp; giới thiệu chương trình hoạt động, giới thiệu thư ký. Hoạt động: Thảo luận về vị trí và nhiệm vụ của năm học: Bạn Ngọc Trân nêu lần lượt các câu hỏi cho các bạn trong lớp thảo luận. Lớp tổ chức thảo luận theo tổ dưới sự điều khiển của tổ trưởng sau đó tổ trưởng tập hợp các ý kiến của tổ. Từng tổ trưởng trình bày ý kiến của tổ mình. Lớp góp ý bổ sung, phân tích lựa chọn và thống nhất đưa ra các ý kiến chung về việc thực hiện nội quy và nhiệm vụ trong năm học này. Cuối cùng bạn lớp trưởng tổng kết thảo luận. Văn nghệ: Ban văn nghệ dưới sự điều khiển của bạn quản ca – Minh giới thiệu các bài hát ca ngợi tình bạn trong sáng dưới mái trường. Kết thúc hoạt động: Đánh giá, rút kinh nghiệm: Giáo viên chủ nhiệm nêu ý nghĩa của nội quy, nhiệm vụ của năm học và động viên học sinh cố gắng phấn đấu thực hiện tốt nội quy, nhiệm vụ năm học. Khen thưởng: Giáo viên chủ nhiệm nêu gương một số bạn chấp hành tốt nội quy nhà trường đầu năm học mới. CHỦ ĐIỂM THÁNG 9 CHÀO MỪNG NĂM HỌC MỚI HOẠT ĐỘNG 2 - TIẾT 2 – Thứ 7 ngày 12 tháng 9 năm 2009. “Thi tìm hiểu về truyền thống của nhà trường” Mục đích hoạt động: Học sinh được củng cố và khắc sâu nhận thức về truyền thống tốt đẹp của trường, những tấm gương dạy tốt và học tốt của giáo viên và học sinh của trường. Phấn khởi tự hào & phát huy truyền thống tốt đẹp của trường, lớp bằng việc phấn đấu học tập và tu dưỡng tốt trong năm học mới. Nội dung, hình thức, phương pháp: Nội dung: Ý nghĩa của tên trường. Những truyền thống tốt đẹp của trường. Những tấm gương dạy tốt: Cô Bích, cô Liên, cô Hương Những tấm gương học tốt: Bạn Nguyễn Trung Thành đạt giải 3 môn vật lý quốc tế; Bảo vệ và phát huy truyền thống của trường. Hình thức: Thi hỏi – đáp về truyền thống của trường. Thi đố vui và văn nghệ. Chuẩn bị hoạt động: Phương tiện chuẩn bị: Những mẩu chuyện về địa danh mà trường mang tên. Tấm gương dạy tốt, học tốt của các thầy, cô giáo và các bạn sưu tầm. Các bài hát về trường lớp thầy cô và bạn bè. Câu hỏi và đáp án về truyền thống của trường. Giáo viên: Giáo viên chủ nhiệm nêu mục đích, yêu cầu nội dung và hình thức hoạt động cho cả lớp đồng thời hướng dẫn học sinh sưu tầm, tìm hiểu và chuẩn bị các phương tiện hoạt động. Lựa chọn đội hình thi đấu gồm 2 đội đội 1 gồm đại diện của tổ 1 và 2; đội 2 gồm đại diện của tổ 3 và 4. Các thành viên còn lại là các cổ động viên. Phân công người điều khiển chương trình: bạn Ngọc Trân; Thư ký: bạn Duyên. Chuẩn bị tặng phẩm: Ban phụ huynh Phân công tổ 4 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế. Ban giám khảo: cô giáo chủ nhiệm và 4 bạn cán sự bộ môn của lớp Học sinh: Lớp thảo luận để thống nhất chương trình, hình thức và kế hoạch hoạt động. Xây dựng biểu điểm cho từng phần thi. Tiến hành hoạt động: Khởi động: Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Em yêu trường em” Tuyên bố lý do: Bạn Ngọc Trân nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: cô chủ nhiệm tham gia ban giám khảo của cuộc thi. Hoạt động: Thi hát tốp ca giữa các tổ: Bạn Ngọc Trân nêu lần lượt các yêu cầu và thể lệ của cuộc thi, cách chấm điểm, thời gian thi của từng phần câu hỏi. Thi tìm hiểu về truyền thống của trường. Bạn Ngọc Trân lần lượt nêu từng câu hỏi của cuộc thi. Các đội bấm chuông giành quyền trả lời câu hỏi; nếu đội này chưa trả lời chính xác, đội kia có quyền trả lời lại. Nếu cả 2 đội đều trả lời sai thì mời các cổ động viên trả lời. Nếu không ai trả lời đúng thì mời ban giám khảo giải đáp. Bạn Ngọc Trân nêu từng câu đố vui hoặc tên bài hát sau đó lần lượt mời các cổ động viên trả lời hoặc hát, chú ý dàn đều cho cả 4 tổ. Nếu các cổ động viên không trả lời được thì mời ban giám khảo giải đáp. Kết thúc hoạt động: Đánh giá, rút kinh nghiệm: Bạn Ngọc Trân nhận xét chung sau đó công bố kết quả của từng phần thi giữa các tổ. Khen thưởng: Giáo viên chủ nhiệm lên tặng quà cho đội thắng cuộc, động viên khen ngợi tinh thần tham gia cuộc thi của các bạn học sinh. CHỦ ĐIỂM THÁNG 10 CHĂM NGOAN HỌC GIỎI HOẠT ĐỘNG 1 - TIẾT 3 – Thứ 7 ngày 10 tháng 10 năm 2009. “Trao đổi nội dung thư Bác Hồ gửi học sinh cả nước nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa” Mục đích hoạt động: Học sinh hiểu được những nội dung chính trong thư Bác Hồ gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà tháng 9 năm 1945. Giáo dục học sinh tình cảm kính yêu Bác Hồ, giáo dục học sinh thái độ học tập nghiêm túc và ý chí vươn lên trong học tập. Rèn kỹ năng trình bày và trao đổi ý kiến cá nhân trước tập thể. Nội dung, hình thức, phương pháp: Nội dung: Nội dung thư Bác Hồ gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên ở nước ta, ý nghĩa tác dụng của thư Bác Hồ đối với học sinh. Vui văn nghệ: các bài hát về Bác Hồ và thiếu nhi. Hình thức hoạt động: Thi trình bày nội dung và ý nghĩa thư của Bác Hồ. Chuẩn bị hoạt động: Phương tiện chuẩn bị: Ảnh Bác Hồ, khăn bàn, lọ hoa. Câu hỏi và đáp án. Một số tiết mục văn nghệ. Giáo viên: Nêu mục đích, yêu cầu nội dung, và cách tiến hành chủ đề. Cử ban giám khảo: Cô giáo chủ nhiệm và cán bộ lớp. - Phân công ban văn nghệ chuẩn bị các tiết mục văn nghệ. - Phân công tổ 1 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế. - Dự kiến mời các giáo viên bộ môn làm cố vấn. Học sinh: Mỗi bạn có một bản thư Bác Hồ gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà tháng 9 năm 1945. Cán bộ lớp tham khảo ý kiến của GVCN chuẩn bị 4 câu hỏi dành cho 4 tổ nhằm trao đổi, tìm hiểu nội dung, ý nghĩa thư Bác Hồ và chuẩn bị đáp án. Các tổ bốc thăm nhận câu hỏi để chuẩn bị trước. Mọi thành viên trong mỗi tổ đều phải tham gia chuẩn bị câu trả lời. Mỗi tổ cử 1 bạn đại diện đứng lên trả lời. Tiến hành hoạt động: Khởi động: Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Ai yêu các cháu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh” Tuyên bố lý do: Bạn Ngọc Trân nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu : cô chủ nhiệm tham gia cuộc họp. Hoạt động: Trao đổi thảo luận: Lớp trưởng nêu cách thức tiến hành trao đổi thảo luận về ý nghĩa và nội dung thư Bác Hồ gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà tháng 9 năm 1945. Yêu cầu mỗi bạn khi phát biểu ý kiến không đọc báo cáo đã viết sẵn mà dùng lời nói để trao đổi, tranh luận một cách tự nhiên. Lớp trưởng lần lượt nêu các vấn đề để lớp cùng trao đổi, thảo luận; Sau mỗi vấn đề được nêu lên lớp phó phụ trách học tập cùng phối hợp với lớp trưởng điều khiển lớp thảo luận, trao đổi. Bạn Trân - Lớp trưởng tóm tắt lại nội dung các vấn đề đạt được sự nhất trí cao của các bạn. Với những vấn đề khó có thể nhờ cô giáo chủ nhiệm giúp đỡ. Văn nghệ: Ban văn nghệ dưới sự điều khiển của bạn quản ca – Minh giới thiệu các bài hát ca ngợi Bác và tình cảm Bác dành cho thiếu nhi Việt Nam. Kết thúc hoạt động: Đánh giá, rút kinh nghiệm: Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ của học sinh khi tham gia buổi thảo luận đồng thời động viên học sinh cố gắng phấn đấu học tập tốt hơn trong năm học này để xứng đáng với lòng mong mỏi của Bác đối với thế hệ mai sau của đất nước. Khen thưởng: - Giáo viên chủ nhiệm tuyên dương các bạn đã đạt được danh hiệu cháu ngoan Bác Hồ của năm học trước. CHỦ ĐIỂM THÁNG 10 CHĂM NGOAN HỌC GIỎI HOẠT ĐỘNG 2 - TIẾT 4 – Thứ 6 ngày 16 tháng 10 năm 2009. “Lễ giao ước thi đua giữa các tổ, cá nhân” Mục đích hoạt động: Học sinh hiểu được thế nào là một tiết học tốt và những yêu cầu mà các em cần thực hiện trong tiết học đó; từ đó học sinh xác định được thái độ học tập đúng đắn, tự rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, tính chăm chỉ, sáng tạo trong học tập. Học sinh rèn luyện, kỹ năng học bài, làm bài, ghi chép, phát biểu ý kiến trong giờ học. Nội dung, hình thức, phương pháp: Nội dung: Tiêu chuẩn thi đua trong một tiết học tốt và ý nghĩa, tác dụng của tiết học tốt đó Mỗi học sinh cần phải làm gì và làm như thế nào để lớp có được 1 tiết học tốt. Đăng ký thi đua giữa các tổ với tiêu đề “Tiết học tốt theo lời Bác dạy”. Hình thức hoạt động: Các tổ, cá nhân giao ước thi đua. Thảo luận về các chỉ tiêu và biện pháp thực hiện. Văn nghệ xen kẽ. Chuẩn bị hoạt động: Phương tiện chuẩn bị: Các bản đăng ký giao ước thi đua (của cá nhân, tổ, lớp) với nội dung, chỉ tiêu, biện pháp cụ thể: + Chuẩn bị tốt bài học, bài làm ở nhà : 92% + Giữ kỷ luật trật tự trong giờ học : 95% + Số điểm tốt đạt được trong tuần : 50 điểm + Mỗi bạn trong mỗi giờ học giơ tay phát biểu ý kiến ít nhất 1 lần. Giáo viên: Nêu nội dung, yêu cầu và hình thức tổ chức hoạt động với chủ đề “Lễ giao ước thi đua” để giúp học sinh định hướng và sẵn sàng tham gia hoạt động. Phân công giúp đỡ cán bộ lớp và học sinh chuẩn bị các công việc cụ thể cho hoạt động như: Xây dựng các nội dung thi đua và chỉ tiêu phấn đấu; Xây dựng chuẩn thang điểm đánh giá. Phân công bạn Trân là người điều khiển thảo luận. Phân công thư ký lớp ghi biên bản. Phân công ban văn nghệ chuẩn bị các tiết mục văn nghệ. Phân công tổ 2 trang trí ... h nghiệm: Cô giáo chủ nhiệm trao phần thưởng cho các bạn thắng cuộc. Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ tham gia hoạt động của từng tổ. Động viên học sinh cố gắng vươn lên trong học tập. Khen thưởng: Tuyên dương những cá nhân học sinh tham gia nhiệt tình và đạt hiệu quả. CHỦ ĐIỂM THÁNG 4 HOÀ BÌNH VÀ HỮU NGHỊ HOẠT ĐỘNG 1 – TIẾT 15 – Thứ 6 ngày tháng 4 năm 2010. “Thi tìm hiểu về các di sản văn hoá trong nước và trên thế giới” I. Mục đích hoạt động: Học sinh hiểu biết về di sản, di tích lịch sử của địa phương, của đất nước; biết xác định trách nhiệm của người học sinh trong việc bảo vệ các di sản, di tích lịch sử đó. Học sinh biết tôn trọng và có thái độ tích cực trong việc góp phần bảo vệ di sản, di tích lịch sử của địa phương, của đất nước. Nội dung, hình thức, phương pháp: Nội dung: Hiểu thế nào là di sản, di tích lịch sử. Hiểu được vì sao phải bảo vệ và phát huy di sản, di tích lịch sử đó. Biết làm thế nào để bảo vệ di sản, di tích lịch sử. Hình thức: Thi trình bày kết quả sưu tầm các tài liệu viết về các di sản, di tích lịch sử. Văn nghệ. Chuẩn bị hoạt động: Phương tiện chuẩn bị: Các tư liệu, tranh ảnh, bài thơ, ca dao tục ngữ về di sản, di tích lịch sử của địa phương, của đất nước. Một số câu hỏi phục vụ cho cuộc thi. Phần thưởng. Giáo viên: Nêu yêu cầu, nội dung hoạt động và định hướng cách tổ chức hoạt động. Hướng dẫn học sinh cách sưu tầm và sắp xếp các tài liệu trình bày thành cuốn album. Kết hợp với giáo viên dạy lịch sử xây dựng các câu hỏi và đáp án. Thống nhất chương trình cùng cán bộ lớp. Học sinh: Từng tổ phân công người tham gia cuộc thi. Phân công người điều khiển chương trình: lớp trưởng; Thư ký: lớp phó. Phân công tổ 1 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế. Ban văn nghệ chuẩn bị các tiết mục văn nghệ. Phân công thành viên ban giám khảo. Tiến hành hoạt động: 1. Khởi động: Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Tia nắng hạt mưa” nhạc sĩ: Khánh Vinh. 2. Tuyên bố lý do: Lớp trưởng nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: cô An, cô Trang. 3. Hoạt động: Giới thiệu kết quả sưu tầm của từng tổ: Đại diện mỗi tổ thuyết trình kết quả sưu tầm của tổ mình trong vòng 5 phút theo trình tự: + Tên di sản, di tích lịch sử. + Vị trí + Ý nghĩa Ban giám khảo đánh giá cho điểm. Thi tìm hiểu: 4 tổ chia làm 2 đội tham gia cuộc thi. Sau hiệu lệnh của người điều khiển đội trưởng của mối đội lên bốc thăm câu hỏi. Mỗi đội có 30 giây để chuẩn bị tham gia trả lời câu hỏi của đội mình. Nếu đội này trả lời chưa đúng hoặc thiếu sót thì đội kia có quyền trả lời lại, trong trường hợp cả hai đội cùng không trả lời được thì mời cổ động viên trả lời; nếu không ai trả lời được thì mời cố vấn ban giám khảo giải thích giúp. Ban giám khảo công bố điểm của mỗi đội sau mỗi câu trả lời. Thư ký viết điểm lên bảng. Văn nghệ: Ban văn nghệ dưới sự điều khiển của bạn quản ca giới thiệu các bài hát theo chủ đề cuộc thi. Kết thúc hoạt động: Đánh giá, rút kinh nghiệm: Lớp trưởng công bố kết quả cả cuộc thi và mời cô chủ nhiệm lên trao quà cho các bạn. Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ tham gia hoạt động của từng tổ. Rút kinh nghiệm về khâu chuẩn bị và về cách điều khiển của cán bộ lớp trong hoạt động tập thể. Khen thưởng: Tuyên dương những cá nhân học sinh có công sưu tầm được các tư liệu quý giá. CHỦ ĐIỂM THÁNG 4 HOÀ BÌNH VÀ HỮU NGHỊ HOẠT ĐỘNG 2 – TIẾT 16 – Thứ 6 ngày tháng 4 năm 2010. “Sinh hoạt văn nghệ mừng ngày 30 – 4” I. Mục đích hoạt động: Học sinh nhận thức được ý nghĩa to lớn của ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Học sinh có lòng tự hào dân tộc, thái độ trân trọng và biết ơn cha anh đã hi sinh xương máu vì sự nghiệp thống nhất đất nước. Học sinh được rèn luyện kỹ năng múa hát tập thể. Nội dung, hình thức, phương pháp: Nội dung: Những tấm gương hi sinh quên mình vì nước nhà của các anh hùng liệt sĩ. Truyển thống chiến đấu ngoan cường, chịu đựng gian khổ của đồng bào ta. Ý nghĩa quan trọng của ngày 30 – 4, ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Hình thức: Kể chuyện, đọc thơ Văn nghệ Chuẩn bị hoạt động: Phương tiện chuẩn bị: Chuẩn bị các tư liệu, tài liệu, tranh ảnh ... nói về giá trị lịch sử và ý nghĩa quốc tế của ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam: 30 – 4 – 1975. Lựa chọn các bài thơ, bài hát ca ngợi ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam. Tặng phẩm. Giáo viên: Nêu chủ đề, nội dung và hình thức tham gia hoạt động. Yêu cầu các tổ, đội văn nghệ của lớp lập kế hoạch chuẩn bị và tập luyện sau đó đăng ký các tiết mục tham gia biểu diễn cho ban tổ chức. Ban tổ chức gồm: Ban văn nghệ của lớp. Thống nhất chương trình cùng cán bộ lớp. c. Học sinh: Phân công người điều khiển chương trình: lớp trưởng; Thư ký: lớp phó. Phân công tổ 3 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế. Ban văn nghệ tập hợp các tiết mục văn nghệ và lên kế hoạch biểu diễn. Mời đại biểu: các cựu chiến binh trong phường Phú Tài. Tiến hành hoạt động: Khởi động: Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Em bay trong đêm pháo hoa” của nhạc sĩ: Hàn Ngọc Bích. Tuyên bố lý do: Lớp trưởng nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: cô chủ nhiệm cùng các bác cựu chiến binh tham gia cuộc họp. Hoạt động: Biểu diễn văn nghệ: Lớp trưởng giới thiệu cô giáo chủ nhiệm nêu ý nghĩa lịch sử của ngày 30 – 4. Đại diện học sinh lên phát biểu cảm tưởng của mình về ngày này. Lớp trưởng lần lượt giới thiệu các cá nhân hoặc nhóm tổ lên trình diễn các tác phẩm âm nhạc đã chuẩn bị của mình. Các cá nhân hoặc nhóm tổ lên trình diễn các tác phẩm đã chuẩn bị của mình. Sau mỗi tiết mục các bạn được tặng hoa. Kết thúc phần văn nghệ bạn Thư bắt nhịp bài hát : “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”. Kết thúc hoạt động: Đánh giá, rút kinh nghiệm: Mời đại biểu phát biểu ý kiến Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ tham gia hoạt động của từng tổ. Động viên học sinh cố gắng học thật tốt để mai sau góp sức mình trong công cuộc xây dựng và tái thiết đất nước ngày một tươi đẹp hơn. Khen thưởng: Tuyên dương những cá nhân học sinh tham gia nhiệt tình và đạt hiệu quả. CHỦ ĐIỂM THÁNG 5 BÁC HỒ KÍNH YÊU HOẠT ĐỘNG 1 – TIẾT 17 – Thứ 6 ngày tháng 5 năm 2010. “Tìm hiểu 5 điều Bác Hồ dạy thiếu nhi” I. Mục đích hoạt động: Học sinh hiểu rõ 5 điều Bác Hồ dạy thiếu nhi. Học sinh có thái độ tích cực thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy thể hiện trong học tập và rèn luyện hàng ngày ở trường, gia đình và ngoài xã hội. Nội dung, hình thức, phương pháp: Nội dung: 5 điều Bác Hồ dạy thiếu nhi Những tấm gương học sinh trong trường thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy. Hình thức: Thi giữa 4 tổ Văn nghệ Chuẩn bị hoạt động: Phương tiện chuẩn bị: Pa nô 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng. Phần thưởng. Giáo viên: Thống nhất yêu cầu, nội dung và hình thức tổ chức hoạt động với đội ngũ cán bộ lớp, đồng thời gợi ý cho các em một vài vấn đề cần thảo luận. Học sinh: Phân công người điều khiển chương trình: lớp trưởng; Thư ký: lớp phó. Phân công tổ 1 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế. Phân công ban giám khảo Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ Phân công từng tổ chuẩn bị ý kiến của tổ về 5 điều Bác Hồ dạy. Tiến hành hoạt động: Khởi động: Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Ai yêu các nhi đồng” của nhạc sĩ: Phạm Tuyên. Tuyên bố lý do: Lớp trưởng nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: cô chủ nhiệm tham gia cuộc họp. Hoạt động: Thảo luận: Đại diện các tổ lên trình bày ý kiến của mình về 5 điều Bác dạy, đồng thời giới thiệu những thành tích tổ đạt được trong năm học. Ban giám khảo đánh giá nhận thức của học sinh và cho điểm Cô giáo chủ nhiệm lên tóm tắt lại các ý chính và thống nhất biện pháp cùng thực hiện 5 điều Bác dạy. Văn nghệ: Ban văn nghệ dưới sự điều khiển của bạn quản ca giới thiệu các bài hát theo chủ đề cuộc thi. Kết thúc hoạt động: Đánh giá, rút kinh nghiệm: Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ tham gia hoạt động của từng tổ. Động viên học sinh cố gắng vươn lên trong học tập. Khen thưởng: Tuyên dương những cá nhân học sinh tham gia nhiệt tình và đạt hiệu quả. CHỦ ĐIỂM THÁNG 5 BÁC HỒ KÍNH YÊU HOẠT ĐỘNG 2 – TIẾT 18 – Thứ 6 ngày tháng 5 năm 2010. Thảo luận chủ đề “Bác Hồ với thiếu nhi - thiếu nhi với Bác Hồ” I. Mục đíchhoạt động: Học sinh có thêm hiểu biết về tình cảm của Bác Hồ dành cho thiếu nhi, và những quan tâm đặc biệt của Bác đối với thiếu nhi mặc dù Bác luôn bận trăm công nghìn việc. Học sinh tôn trọng, kính yêu và biết ơn Bác Hồ. Nội dung, hình thức, phương pháp: Nội dung: Tình cảm tha thiết của Bác dành cho các cháu thiếu nhi. Những tấm gương thiếu nhi thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy. Hình thức: Thảo luận. Văn nghệ. Chuẩn bị hoạt động: Phương tiện chuẩn bị: Các tư liệu, tranh ảnh, mẩu chuyện về Bác Hồ kính yêu. Các bài hát về Bác kính yêu. Ảnh Bác Giáo viên: Nêu chủ đề của cuộc thi để mỗi học sinh có kế hoạch chuẩn bị, các em có thể lập thành từng nhóm nhỏ tham gia cuộc thi. Xây dựng hệ thống các câu hỏi định hướng để học sinh chuẩn bị phát biểu trước lớp. Thống nhất chương trình cùng cán bộ lớp. Học sinh: Học sinh suy nghĩ để thảo luận một vài vấn đề có liên quan đến chủ đề cuộc thảo luận. Phân công người điều khiển chương trình: lớp trưởng; Thư ký: lớp phó. Phân công tổ 2 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế. Ban văn nghệ chuẩn bị các tiết mục văn nghệ. Tiến hành hoạt động: Khởi động: Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Hoa thơm dâng Bác” nhạc sĩ: Hải Hà. Tuyên bố lý do: Lớp trưởng nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: cô An, cô Trang. Hoạt động: Thảo luận: Lớp trưởng lần lượt đưa ra các câu hỏi để các bạn cùng tham gia thảo luận: + Bạn hãy nêu ý kiến của bạn về tình cảm và sự quan tâm của Bác Hồ dành cho thiếu nhi như thế nào? + Bạn có suy nghĩ gì về Bác? Học sinh xung phong trả lời hoặc chỉ định trình bày quan điểm và nhận thức của mình về tình cảm và sự quan tâm của Bác Hồ dành cho thiếu nhi. Các bạn khác bổ xung ý kiến của riêng mình. Lớp trưởng tóm tắt ý chính của mỗi bản báo cáo và cuối cùng tổng kết lại thành một báo cáo chung của lớp. Lớp trưởng hướng dẫn các bạn cùng tham gia phần thi “Ai trả lời hay nhất”. Một bạn lên bốc thăm câu hỏi. Lớp trưởng đọc to câu hỏi, cả lớp cùng suy nghĩ và tham gia trả lời. Ai có câu trả lời hay nhất sẽ có phần thưởng. Văn nghệ: Ban văn nghệ dưới sự điều khiển của bạn quản ca giới thiệu các bài hát theo chủ đề cuộc thi. Kết thúc hoạt động: Đánh giá, rút kinh nghiệm: Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ tham gia hoạt động của từng tổ. Động viên học sinh cố gắng vươn lên trong học tập sao cho xứng đáng với tình yêu Bác dành cho lớp măng non. Khen thưởng: Tuyên dương những cá nhân học sinh có công sưu tầm được các tư liệu quý giá.
Tài liệu đính kèm: