Giáo án Hoạt động ngoài giờ lớp 7 kì 1 - Trường THCS Trần Phú

Giáo án Hoạt động ngoài giờ lớp 7 kì 1 - Trường THCS Trần Phú

CHỦ ĐIỂM THÁNG 9 : TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG

Hoạt động 1: THAÛO LUAÄN NOÄI QUY VAØ NHIEÄM VUÏ NAÊM HOÏC

I Mục tiêu: Sau hoạt động học sinh:

- Hiểu được và tự hào, trân trọng truyền thống tốt đẹp của nhà trường.

- Hiêu rõ nội quy nhiệm vụ năm học mới và ý nghĩa của nó.

- Tự giác thực hiện và nhắc nhở nhau cùng chấp hành đúng nội quy của trường; tiếp nối truyền thống tốt đẹp của trường và hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học.

II Các nội dung và mức độ tích hợp trong hoạt động:

- Nội quy và ý nghĩa của việc thực hiện nội quy nhà trường

- Những nhiệm vụ cụ thể của năm học.

- Mức độ: Liên hệ

III Các PP/KTDH tích cực có thể sử dụng:

- Bản đồ tư duy.

- Thảo luận.

- Hỏi và trả lời.

 

doc 11 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1762Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lớp 7 kì 1 - Trường THCS Trần Phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐIỂM THÁNG 9 : TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
Hoạt động 1: THAÛO LUAÄN NOÄI QUY VAØ NHIEÄM VUÏ NAÊM HOÏC
I Mục tiêu: Sau hoạt động học sinh:
- Hiểu được và tự hào, trân trọng truyền thống tốt đẹp của nhà trường.
- Hiêu rõ nội quy nhiệm vụ năm học mới và ý nghĩa của nó. 
- Tự giác thực hiện và nhắc nhở nhau cùng chấp hành đúng nội quy của trường; tiếp nối truyền thống tốt đẹp của trường và hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học.
II Các nội dung và mức độ tích hợp trong hoạt động:
- Nội quy và ý nghĩa của việc thực hiện nội quy nhà trường 
- Những nhiệm vụ cụ thể của năm học.
- Mức độ: Liên hệ
III Các PP/KTDH tích cực có thể sử dụng:
- Bản đồ tư duy.
- Thảo luận.
- Hỏi và trả lời.
IV Tài liệu và phương tiện: 
- Bản Nội quy và nhiệm vụ năm học.
- Một số câu hỏi về nội quy và ý nghĩa của nội quy, nhiệm vụ năm học và việc chấp hành nội quy của trường, của lớp.
- Một số tiết mục văn nghệ.
- Giấy A0, bút lông.
- Phiếu học tập, hồ dán.
V Tiến trình hoạt động: 
1. Khám phá: Xây dựng bản đồ tư duy:
- Phát cho Hs phiếu nhỏ, yêu cầu mỗi Hs ghi ra các nội qui trong nhà trường mà em biết
- Hs dán lên bảng đen.
- Người điều khiển cho Hs đọc to các phiếu sau khi đã loại phiếu trùng nhau.
- Người điều khiển hay giáo viên nhận xét.
2. Kết nối:
- Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
- Người điều khiển chia nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A0 và bút dạ.
- Mỗi nhóm làm việc với 1 hay 2 câu hỏi. Câu hỏi được viết sẳn vào các phiếu và cho các nhóm bốc thăm.
- Các nhóm thảo luận và trình bày kết quả trên giấy A0.
- Các kết quả thảo luận sẽ được treo lên trước lớp.
- Hoạt động 2: Báo cáo kết quả thảo luận.
- Người điều khiển lần lượt cho đại diện các nhóm trình bày kết quả của nhóm đã thảo luận.
- Khi 1 nhóm trình bày, các thành viên trong lớp lắng nghe và có thể đặt câu hỏi, hoặc góp ý kiến bổ sung cho nhóm đó.
- Sau khi các nhóm đã trình bày, người điều khiển kết luận hoặc mời giáo viên cho ý kiến.
- Hoạt động 3: Văn nghệ
- Các hình thức văn nghệ : hát, múa, kể chuyện, . .
- Lớp phó văn thể điều khiển lớp trình diễn các tiết mục văn nghệ.
3. Thực hành/luyện tập: 
- Hoạt động 4: Xây dựng Bản nội qui của lớp và biểu điểm chấm thi đua giữa các tổ.
- Người điều khiển chia nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A0 và bút dạ.
- Mỗi nhóm suy nghĩ bàn bạc thảo luận để xây dựng bản nội qui và biểu điểm chấm thi đua
- Các nhóm thảo luận và trình bày kết quả trên giấy A0.
- Các kết quả thảo luận sẽ được treo lên trước lớp.
- Người điều khiển lần lượt cho đại diện các nhóm trình bày kết quả của nhóm đã thảo luận.
- Khi 1 nhóm trình bày, các thành viên trong lớp góp ý kiến bổ sung cho nhóm đó.
- Sau khi các nhóm đã trình bày, người điều khiển mời giáo viên cho ý kiến.
4. Vận dụng:
- GV yêu cầu mỗi Hs về nhà suy nghĩ về bản bản nội qui của lớp và biểu điểm chấm thi đua. Từ đó, mỗi học sinh đề ra các hoạt động cụ thể để thực hiện tốt nội qui của lớp, của trường.
VI Tư liệu:
1- Một số câu hỏi thảo luận cho Hoạt động 1:
-Câu 1: Tại sao phải có nội quy nhà trường?
-Câu 2: Việc thực hiện đúng nội quy nhà trường sẽ mang lai lợi ích gì?
-Câu 3: Theo bạn thì điều gì sẽ xảy ra khi không có nội quy của nhà trường?
-Câu 4: Trong năm học này phải thực hiện tốt những nhiệm vụ nào?
-Câu 6: Mỗi cá nhân phải làm gì để thực hiện tốt những nhiệm vụ của năm học?
2 - Gợi ý mẫu cho Hoạt động 4:
BIỂU ĐIỂM CHẤM THI ĐUA TỔ 
I. Điểm cộng:
1. Phát biểu:	Đúng :	+5điểm.
2. Điểm miệng:	Điểm : 8, 9, 10 : +10 điểm/cột
Điểm : 5, 6, 7 : + 5 điểm/cột
3.Vệ sinh lớp sạch, đầy đủ khăn trải bàn, lọ hoa, sọt rác :+5 điểm/ngày 
4. Cả tuần tuân thủ đúng các nội quy, quy định của trường, lớp : + 40 điểm.
II. Điểm trừ:
Vắng học có phép : -5 điểm
Nghỉ có lí do: -5 điểm 
Vắng học không phép:-10 điểm
Đi trễ:-10 điểm 
Kiểm tra miệng 0 hay 1 điểm :-20 điểm
Kiểm tra miệng > 5 điểm:-10 điểm 
Vệ sinh lớp dơ : -10 điểm 
Xả rác trong lớp : -20 điểm
Không tham gia lao động với lớp: -10 điểm
Sinh hoạt 15 phút không nghiêm túc :-10 điểm
Nói chuyện riêng trong lớp:-10 điểm 
Không đồng phục:-10 điểm
Không bảng tên:-10 điểm
Không đeo khăn quàng :-10 điểm 
Nói tục chửi thề (có người làm chứng) :-10 điểm 
Cúp tiết :-10 điểm
Gây gổ đánh nhau/ vô lễ với giáo viên : hạ một bậc hạnh kiểm tháng+ mời phụ huynh
Không bảo vệ tài sản của trường, lớp/ viết vẽ bậy lên tường/ xúc phạm cờ đỏ: hạ một bậc hạnh kiểm tháng+ mời phụ huynh
Không học bài, không soạn, không làm bài tập theo yêu cầu của giáo viên bộ môn : -20 điểm 
III. Tổng xếp loại theo tuần:
1. Loại A: 120 điểm trở lên.
2. Loại B: 80điểm ->119điểm.
3. Loại C: 45điểm ->79điểm.
4 Loại D: dưới 45 điểm
IV. Tổng xếp loại theo tháng, học kì và năm học. 
1.Loại A: Có 3A và 1B hoặc 2A + 2B nhưng có tiến bộ.
2.Loại B: Không quá 1C/tháng.	 
3.Loại C: không quá 1D/tháng. (GVCN thông báo về cho phụ huynh).
4.Loại D: còn lại.(Mời phụ huynh đến trường làm việc).
Hoạt động 2: SINH HOẠT VĂN NGHỆ CA NGỢI TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
I Mục tiêu: Sau hoạt động học sinh:
- Bồi dưỡng kỹ năng trình diễn văn nghệ.
- Bồi dưỡng tình cảm yêu mến, gắn bó với trường, lớp, quý trọng thầy cô, đoàn kết thân ái với bạn bè.
II Các nội dung và mức độ tích hợp trong hoạt động:
- Thi hát, múa, kịch ngắn, ngâm thơ giữa các tổ.
- Thi sáng tác thơ giữa các tổ về chủ đề trên.
- Mức độ: Liên hệ
III Các PP/KTDH tích cực có thể sử dụng:
- Bản đồ tư duy.
- Thảo luận.
- Biểu đạt sáng tạo.
- Hỏi và trả lời.
IV Tài liệu và phương tiện: 
- Những bài hát, bài thơ về trường lớp, thầy cô, bạn bè.
- Một số tiết mục văn nghệ.
- Giấy A0, bút lông.
- Phiếu học tập, hồ dán.
V Tiến trình hoạt động: 
1. Khám phá: Xây dựng bản đồ tư duy:
- Phát cho Hs phiếu nhỏ, yêu cầu mỗi Hs ghi ra các bài hát ca ngợi trường lớp, bài hát về tuổi học trò . . .
- Hs dán lên bảng đen.
- Người điều khiển cho Hs đọc to các phiếu sau khi đã loại phiếu trùng nhau.
- Người điều khiển hay giáo viên nhận xét.
2. Kết nối:
- Hoạt động 1: Chuẩn bị: 
- Người điều khiển chia nhóm.
- Mỗi nhóm chọn một số bài hát vừa được nêu ra . 
- Các nhóm chuẩn bị.
- Hoạt động 2: Trình diễn trước lớp:
- Người điều khiển lần lượt cho đại diện các nhóm trình bày phần văn nghệ của tổ.
- Khi 1 nhóm trình bày, các thành viên ban giám khảo chấm điểm.
- Hoạt động 3: Ban giám khảo công bố điểm của các tổ.
3. Thực hành/luyện tập: 
- Hoạt động 4: Tập hát 1 bài hát tập thể về chủ đề ca ngợi trường lớp thân yêu.
- Lớp phó văn thể giới thiệu bài hát và hát mẫu.
- Lớp phó văn thể : tập cho lớp hát từng câu cho đến hết bài.
4. Vận dụng:
- Hs về nhà tiếp tục sưu tầm và tập hát các bài hát về chủ đề bài hát ca ngợi trường lớp, bài hát về tuổi học trò . . .
VI Tư liệu:
1- Bài Hát cho Hoạt động 4:
MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU
Bao hàng cây xanh thắm dưới mái trường mến yêu
Có loài chim đang hót âm thầm tựa như nói
Vì hạnh phúc tuổi thơ và cho đời thêm sức sống
Thầy dìu dắt chúng em với tấm lòng thiết tha !
Khi bình minh hé sáng phố phường còn ngủ yên
Khi giọt sương lóng lánh đang còn đọng trên lá
Thầy bước đến trường em mang một tình yêu ước mơ
Cho từng ánh mắt trẻ thơ, cho từng khúc nhạc dịu êm !
ĐK:
Như thời gian êm đềm theo tháng năm
Như dòng sông lượn đều theo cơn gió
Mang tình tình yêu của thầy đến với chúng em
Để dựng xây quê hương tương lai sáng ngời...
Lê Quốc Thắng
CHỦ ĐIỂM THÁNG 10: CHĂM NGOAN - HỌC GIỎI
Hoạt động 1: TRAO ÑOÅI VEÀ NOÄÂI DUNG THÖ BAÙC
I Mục tiêu: Sau hoạt động học sinh:
- Hiểu được những nội dung thư Bác Hồ gửi cho học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên tháng 9/1945.
- Hiểu được tình cảm kính yêu Bác Hồ với thiếu nhi cả nước.
- Rèn kĩ năng trình bày và trao đổi ý kiến cá nhân trước tập thể.
II Các nội dung và mức độ tích hợp trong hoạt động:
- Thư của Bác Hồ gửi cho HS nhân ngày khai trường đầu tiên của nước ta 
- Ý nghĩa, tác dụng của thư Bác đối với HS. 
- Vui văn nghệ.
- Mức độ: Liên hệ
III Các PP/KTDH tích cực có thể sử dụng:
- Bản đồ tư duy.
- Thảo luận.
- Biểu đạt sáng tạo.
- Hỏi và trả lời.
IV Tài liệu và phương tiện: 
- Thư của Bác Hồ gửi cho HS nhân ngày khai trường đầu tiên của nước ta:
- Giấy A0, bút lông.
- Phiếu học tập, hồ dán.
V Tiến trình hoạt động: 
1. Khám phá: Xây dựng bản đồ tư duy:
- Phát cho mỗi nhóm Hs Thư của Bác Hồ gửi cho HS,yêu cầu Hs đọc và nghiên cứu. 
2. Kết nối:
- Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
- Người điều khiển chia nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A0 và bút dạ.
- Mỗi nhóm làm việc với 1 hay 2 câu hỏi. Câu hỏi được viết sẳn vào các phiếu và cho các nhóm bốc thăm.
- Các nhóm thảo luận và trình bày kết quả trên giấy A0.
- Các kết quả thảo luận sẽ được treo lên trước lớp.
- Hoạt động 2: Báo cáo kết quả thảo luận trước lớp
- Người điều khiển lần lượt cho đại diện các nhóm trình bày kết quả của nhóm đã thảo luận.
- Khi 1 nhóm trình bày, các thành viên trong lớp lắng nghe và có thể đặt câu hỏi, hoặc góp ý kiến bổ sung cho nhóm đó.
- Sau khi các nhóm đã trình bày, người điều khiển kết luận hoặc mời giáo viên cho ý kiến.
- Hoạt động 3: Văn nghệ
- Các hình thức văn nghệ : hát, múa, kể chuyện, đọc thơ, . . 
- Lớp phó văn thể điều khiển lớp trình diễn các tiết mục văn nghệ.
3. Thực hành/luyện tập: 
- Hoạt động 4: Xây dựng các hoạt động để thực hiện tốt theo lời dặn của Bác trong thư gửi cho thiếu nhi.
- Người điều khiển chia nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A0 và bút dạ.
- Mỗi nhóm suy nghĩ bàn bạc thảo luận để xây dựng 
- Các nhóm thảo luận và trình bày kết quả trên giấy A0.
- Các kết quả thảo luận sẽ được treo lên trước lớp.
- Người điều khiển lần lượt cho đại diện các nhóm trình bày kết quả của nhóm đã thảo luận.
- Khi 1 nhóm trình bày, các thành viên trong lớp lắng nghe và có thể đặt câu hỏi, hoặc góp ý kiến bổ sung cho nhóm đó.
- Sau khi các nhóm đã trình bày, người điều khiển mời giáo viên cho ý kiến.
4. Vận dụng:
- GV yêu cầu mỗi Hs về nhà suy nghĩ và đề ra các hoạt động cụ thể cho bản thân.
VI Tư liệu:
1- Một số câu hỏi thảo luận cho Hoạt động 1:
Câu 1 : Đọc thư Bác Hồ có câu “Trước đây cha anh và các em, . . . được hấp thụ một nền giáo dục của một nước độc lập”. Em có suy nghĩ như thế nào?
Câu 2 : Trong thư đã thể hiện những tình cảm của Bác đối với thiếu niên nhi đồng. Những tình cảm nào khiến em xúc động nhất ?
Câu 3 : Trong thư Bác dặn học sinh cần phải làm những gì ? Bác mong muốn ở học sinh những điều gì ?
Câu 4 : Để thể hiện tình cảm kính yêu và vâng lời Bác dạy học sinh chúng ta phải làm gì ? 
Câu 5 :Để làm ...  mời giáo viên cho ý kiến.
4. Vận dụng:
- GV yêu cầu mỗi Hs tích cực thi đua nhằm thực hiện tốt bản đăng ký.
VI Tư liệu:
1- Một số câu hỏi thảo luận cho Hoạt động 1:
Câu 1 : Một tiết học như thế nào thì được gọi là 1 tiết học tốt? 
Câu 2 : Đạt được tiết học tốt là kết qủa của cá nhân hay của tập thể lớp? Vì sao?
Câu 3 : Tác dụng của những tiết học tốt là gì?
Câu 4 : Để có những tiết học tốt học sinh cần phải làm gì?
2 - Gợi ý mẫu cho Hoạt động 4:
BẢN CAM KẾT THI ĐUA CỦA TỔ : . . .
CHỦ ĐIỂM THÁNG11 : TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
Hoạt động 1: ĐĂNG KÝ “HỌC TỐT” VỚI CHỦ ĐỀ “HOA ĐIỂM TỐT DÂNG THẦY CÔ”
I Mục tiêu: Sau hoạt động học sinh:
- Hiểu được công ơn giáo dục của các thầy cô giáo, hiểu được nguyện vọng và mong muốn của thầy cô giáo đối với sự tiến bộ của HS.
- Có thái độ, kính trọng vâng lời thầy cô giáo, biết trân trọng tình cảm thầy trò. 
- Rèn luyện kĩ năng giao tiếp, ứng xử với thầy cô giáo, phát huy truyền thông tôn sư trọng đạo.
II Các nội dung và mức độ tích hợp trong hoạt động:
- Tìm hiểu ý nghĩa của ngày Nhà Giáo Việt Nam.
- Học sinh chúc mừng các thầy cô giáo.
- Đăng kí thi đua học tốt theo tiêu đề “Hoa điểm tốt dâng thầy cô”.
- Sinh hoạt văn nghệ.
- Mức độ: Liên hệ
III Các PP/KTDH tích cực có thể sử dụng:
- Bản đồ tư duy.
- Thảo luận.
- Biểu đạt sáng tạo.
- Hỏi và trả lời.
IV Tài liệu và phương tiện: 
- Lời chúc mừng các thầy cô giáo.
- Cây hoa cùng các phiếu bốc thăm để chơi trò hái hoa.
- Giấy A0, bút lông.
- Phiếu học tập, hồ dán.
V Tiến trình hoạt động: 
1. Khám phá: Xây dựng bản đồ tư duy: Tìm hiểu ý nghĩa của ngày Nhà Giáo Việt Nam.
- Người điều khiển cho Hs tìm hiểu ý nghĩa của ngày Nhà Giáo Việt Nam.
- Hs Lắng nghe.
- Người điều khiển cử đại diện Hs phát biểu chào mừng Nhà Giáo Việt Nam.
2. Kết nối:
- Hoạt động 1: Thảo luận nhóm.
- Người điều khiển chia nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A0 và bút dạ.
- Mỗi nhóm làm việc với 1 hay 2 câu hỏi. Câu hỏi được viết sẳn vào các phiếu và cho các nhóm bốc thăm.
- Các nhóm thảo luận và trình bày kết quả trên giấy A0.
- Các kết quả thảo luận sẽ được treo lên trước lớp.
- Hoạt động 2: Báo cáo kết quả thảo luận trước lớp
- Người điều khiển lần lượt cho đại diện các nhóm trình bày kết quả của nhóm đã thảo luận.
- Khi 1 nhóm trình bày, các thành viên trong lớp lắng nghe và có thể đặt câu hỏi, hoặc góp ý kiến bổ sung cho nhóm đó.
- Sau khi các nhóm đã trình bày, người điều khiển kết luận hoặc mời giáo viên cho ý kiến.
- Hoạt động 3: Văn nghệ
- Các hình thức văn nghệ : hát, múa, kể chuyện, đọc thơ, tiểu phẩm, diễn kịch..
- Lớp phó văn thể điều khiển lớp trình diễn các tiết mục văn nghệ.
3. Thực hành/luyện tập: 
- Hoạt động 4: Đăng kí thi đua học tốt theo tiêu đề “Hoa điểm tốt dâng thầy cô”.
- Người điều khiển chia nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A4.
- Các nhóm đăng ký và trình bày trên giấy A4.
- Người điều khiển lần lượt cho đại diện các nhóm trình bày bản đăng ký trước lớp.
- Các thành viên trong lớp lắng nghe.
- Sau khi các nhóm đã trình bày, người điều khiển mời giáo viên cho ý kiến.
4. Vận dụng:
- GV yêu cầu mỗi Hs thực hiện tốt bảng đăng ký thi đua.
VI Tư liệu:
1- Một số câu hỏi thảo luận cho Hoạt động 1:
Câu 1: Bạn có biết, thầy cô giáo làm việc vất vả như thế nào trong việc giảng dạy, giáo dục HS?
Câu 2: Thầy cô mong đợi gì, hi vọng gì ở HS chúng ta?
Câu 3: Bạn có thể làm được những việc gì để giúp thầy cô dạy tốt?
Câu 4: Để xứng đáng với công ơn của thầy cô giáo, HS cần phải làm gì?
2- Lịch sử ngày nhà giáo Việt Nam
3 - Gợi ý mẫu cho Hoạt động 4:
BẢNG ĐĂNG KÝ THI ĐUA “HOA ĐIỂM TỐT DÂNG THẦY CÔ” CỦA TỔ : . . .
Hoạt động 2: SINH HOẠT VĂN NGHỆ MỪNG NGÀY 20 -11
I Mục tiêu: Sau hoạt động học sinh:
- Có hiểu biết về tình nghĩa thầy trò.
- Có thái độ trân trọng, yêu thích những sáng tác về thầy cô giáo.
- Rèn kĩ năng cảm thụ văn học và phong cách biểu diễn văn nghệ.
II Các nội dung và mức độ tích hợp trong hoạt động:
- Tổ chức giao lưu văn nghệ, biểu diễn cá nhân, hoặc tập thể.
- Mức độ: Liên hệ
III Các PP/KTDH tích cực có thể sử dụng:
- Bản đồ tư duy.
- Thảo luận.
- Biểu đạt sáng tạo.
IV Tài liệu và phương tiện: 
- Các tiết mục văn nghệ, cá nhân, tập thể.
- Giấy A0, bút lông.
- Phiếu học tập, hồ dán.
V Tiến trình hoạt động: 
1. Khám phá: Xây dựng bản đồ tư duy:
- Phát cho Hs phiếu nhỏ, yêu cầu mỗi Hs ghi ra các bài hát ca ngợi công ơn thầy cô giáo.
- Hs dán lên bảng đen.
- Người điều khiển cho Hs đọc to các phiếu sau khi đã loại phiếu trùng nhau.
- Người điều khiển hay giáo viên nhận xét.
2. Kết nối:
- Hoạt động 1: Hái hoa dân chủ.
3. Thực hành/luyện tập: 
- Hoạt động 2: Văn nghệ
- Mỗi nhóm chọn một số bài hát vừa được nêu ra và chuẩn bị ở tổ. 
- Lớp trình diễn các tiết mục văn nghệ.
4. Vận dụng:
- Tổng kết tổng số “Hoa điểm tốt dâng thầy cô” mà các tổ đạt được so với bảng đăng ký 
- Ban giám khảo công bố và phát thưởng cho tổ đạt nhiều hoa điểm tốt nhất.
VI Tư liệu:
1- Một số câu hỏi Hái hoa dân chủ cho Hoạt động 1:
Câu 1: Bạn hãy nêu lịch sử ngày NGVN?
Câu 2: Hãy kể về 1 gương nhà giáo ưu tú mà em biết, ngưỡng mộ và noi theo?
Câu 3: Bạn hãy kể 1 câu chuyện cảm động về Bác Hồ kính yêu mà bạn biết.
Câu 4: Bạn hãy góp vui cho buổi sinh hoạt 1 bài hát hay đọc 1 bài thơ mà bạn yêu thích.
Câu 5: Bạn hãy mời 1 thầy (hay cô) đến dự sinh hoạt với chúng ta hát 1 bài hát
Câu 6: Bạn hãy kể 1 câu chuyện cảm động về 1 người thầy ( hay cô ) mà bạn yêu kính.
Câu 7: Bạn hãy nêu 1 tấm gương sáng học tốt trong lớp chúng ta mà bạn cần noi theo, và cho biết lý do tại sao?
CHỦ ĐIỂM THÁNG 12 : UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
Hoạt động 1: TÌM HIỂU VỀ CÁC ANH HUØNG LIỆT SĨ CỦA ĐỊA PHƯƠNG
I Mục tiêu: Sau hoạt động học sinh:
- Hiểu được sự hi sinh xương máu cho tự do, độc lập dân tộc để đem lại hòa bình cho đất nước của những anh hùng liệt sĩ.
- Tự hào và biết ơn các anh hùng, liệt sĩ.
- Rèn luyện kỹ năng tự giác học tập và tích cực tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa.
II Các nội dung và mức độ tích hợp trong hoạt động:
- Tìm hiểu về các anh hùng của địa phương.
- Những bài thơ, bài hát, câu chuyện về chiến công của các chiến sĩ quân đội, các anh hùng, các liệt sĩ.
- Mức độ: Liên hệ
III Các PP/KTDH tích cực có thể sử dụng:
- Bản đồ tư duy.
- Thảo luận.
- Biểu đạt sáng tạo.
- Hỏi và trả lời.
IV Tài liệu và phương tiện: 
- Các tư liệu về các anh hùng, liệt sĩ của địa phương, đất nước.
- Các bài hát, bài thơ, chuyện kểvề các anh hùng liệt sĩ, chiến sĩ quân đội anh hùng, các cựu chiến binh có nhiều công lao đóng góp cho địa phương.
- Giấy A0, bút lông.
- Phiếu học tập, hồ dán.
V Tiến trình hoạt động: 
1. Khám phá: Xây dựng bản đồ tư duy:
- Phát cho Hs phiếu nhỏ, yêu cầu mỗi Hs ghi ra các gương anh hùng, liệt sĩ, chiến sĩ quân đội anh hùng, các cựu chiến binh có nhiều công lao đóng góp cho địa phương mà em biết.
- Hs dán lên bảng đen.
- Người điều khiển cho Hs đọc to các phiếu sau khi đã loại phiếu trùng nhau.
- Người điều khiển hay giáo viên nhận xét.
2. Kết nối:
- Hoạt động 1: Tìm hiểu về các anh hùng liệt sĩ của địa phương.
- Người điều khiển chia nhóm, mỗi nhóm chọn 1 mẫu chuyện về gương anh hùng liệt sĩ ở địa phương; và mời ban giám khảo làm việc.
- Các thành viên trong nhóm chuẩn bị tài lệu.
- Hoạt động 2: Thuyết trình trước lớp
- Người điều khiển lần lượt cho đại diện các nhóm thuyết trình về gương anh hùnh liệt sĩ ở địa phương mà nhóm đã chọn.
- Các thành viên trong lớp lắng nghe.
- Sau khi các nhóm đã trình bày, người điều khiển mời ban giám khảo chấm và công bố điểm.
- Hoạt động 3: Văn nghệ
- Các hình thức văn nghệ : hát, đọc thơ, tiểu phẩm, . . ca ngợi chiến công của các chiến sĩ quân đội, các anh hùng liệt sĩ.
- Lớp phó văn thể điều khiển lớp trình diễn các tiết mục văn nghệ.
3. Thực hành/luyện tập: 
- Hoạt động 4: Xây dựng kế hoạch thăm và giúp 1 địa chỉ đỏ tại địa phương (Anh hùng liệt sĩ; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; thương binh, cựu chiến binh ở địa phương)
+Thương binh cựu chiến binh ở địa phương.
- Người điều khiển chia nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A0 và bút dạ.
- Mỗi nhóm suy nghĩ chọn 1 địa chỉ đỏ tại địa phương và nêu ra các công việc cụ thể cần làm; trình bày trên giấy A0. 
- Người điều khiển lần lượt cho đại diện các nhóm trình bày kết quả của nhóm đã thảo luận.
- Khi 1 nhóm trình bày, các thành viên trong lớp lắng nghe và có thể đặt câu hỏi, hoặc góp ý kiến bổ sung cho nhóm đó.
- Sau khi các nhóm đã trình bày, người điều khiển mời giáo viên cho ý kiến.
4. Vận dụng:
- GV tổ chức và theo dõi Hs thực hiện kế hoạch thăm và giúp 1 địa chỉ đỏ tại địa phương.
VI Tư liệu:
1- Một số mẫu chuyện về gương anh hùng liệt sĩ ở địa phương:
Hoạt động 2: HAÙT VEÀ QUEÂ HÖÔNG VAØ QUAÂN ÑOÄI ANH HUØNG
I Mục tiêu: Sau hoạt động học sinh:
- Biết một số bài hát bài, bài thơ ca ngợi quê hương và quân đội anh hùng.
- Tự hào và yêu quê hương, yêu quí và biết ơn bộ đội cụ Hồ.
- Mạnh dạn, tự tin, vui vẻ, sôi nổi và phát triển năng khiếu hát kịch, ngâm thơ.
II Các nội dung và mức độ tích hợp trong hoạt động:
- Hát, kể chuyện, ngâm thơ về quê hương, quân đội anh hùng.
- Mức độ: Liên hệ
III Các PP/KTDH tích cực có thể sử dụng:
- Bản đồ tư duy.
- Thảo luận.
- Biểu đạt sáng tạo.
- Hỏi và trả lời.
IV Tài liệu và phương tiện: 
- Các bài hát, bài thơ, câu chuyện về quê hương, về quân đội về các anh hùng, liệt sĩ, thương binh về Đảng và Bác Hồ.
- Giấy A0, bút lông.
- Phiếu học tập, hồ dán.
V Tiến trình hoạt động: 
1. Khám phá: Xây dựng bản đồ tư duy:
- Phát cho Hs phiếu nhỏ, yêu cầu mỗi Hs ghi ra bài hát, bài thơ, câu chuyện về quê hương, về quân đội, về các anh hùng, liệt sĩ, thương binh về Đảng và Bác Hồ.
- Hs dán lên bảng đen.
- Người điều khiển cho Hs đọc to các phiếu sau khi đã loại phiếu trùng nhau.
- Người điều khiển hay giáo viên nhận xét.
2. Kết nối:
- Hoạt động 1: Chuẩn bị.
- Người điều khiển chia nhóm.
- Mỗi nhóm chọn một số bài hát, bài thơ, câu chuyện vừa được nêu ra và chuẩn bị ở tổ
3. Thực hành/luyện tập: 
- Hoạt động 2: Văn nghệ.
- Người điều khiển mời ban giám khảo lên làm việc.
- Mỗi nhóm lần lược cử đại diện lên trình bày các tiết mục VN đã chuẩn bị.
- Người điều khiển mời ban giám khảo nhận xét.
4. Vận dụng:
- GV yêu cầu mỗi Hs về nhà sưu tầm và luyện tập các bài hát ca ngợi quê hương và quân đội anh hùng.
VI Tư liệu: 

Tài liệu đính kèm:

  • dochdng7-ky1-moi.doc