I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nhận diện được điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân trong học tập và cuộc sống.
- Nhận ra được khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân.
- Thể hiện được thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽở gia đình cũng như ở trường.
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực riêng:
+ Xác định được những nét đặc trưng về hành vi và lời nói của bản thân.
+ Thế hiện được sở thích của mình theo hướng tích cực.
+ Giải thích được ảnh hưởng của sự thay đổi cơ thể đến các trạng thái cảm xúc, hành vi của bản thân.
+ Thế hiện được cách giao tiếp, ứng xử phù hợp với tình huống.
+ Rút ra những kinh nghiệm học được khi tham gia các hoạt động.
3. Phẩm chất: Hình thành do HS những phân chất và năng lực nhân ái, trách nhiệm; tự chủ và tự học.
Tuần: Ngày soạn: 01/7/2022 Tiết: Ngày dạy: / / HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP 7 (CHÂN TRỜI SÁNG TẠO) CHỦ ĐỀ 1: RÈN LUYỆN THÓI QUEN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Nhận diện được điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân trong học tập và cuộc sống. - Nhận ra được khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân. - Thể hiện được thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽở gia đình cũng như ở trường. 2. Năng lực: - Năng lực chung: Giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực riêng: + Xác định được những nét đặc trưng về hành vi và lời nói của bản thân. + Thế hiện được sở thích của mình theo hướng tích cực. + Giải thích được ảnh hưởng của sự thay đổi cơ thể đến các trạng thái cảm xúc, hành vi của bản thân. + Thế hiện được cách giao tiếp, ứng xử phù hợp với tình huống. + Rút ra những kinh nghiệm học được khi tham gia các hoạt động. 3. Phẩm chất: Hình thành do HS những phân chất và năng lực nhân ái, trách nhiệm; tự chủ và tự học. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Tranh, ảnh liên quan đến chủ đề. - Các bài hát, trò chơi phù hợp với lứa tuổi HS. - Hướng dẫn HS thực hiện các nhiệm vụ trong SGK, các nhiệm vụ cần rèn luyện tại nhà để tham gia các hoạt động trên lớp hiệu quả. 2. Chuẩn bị của học sinh: - SGK, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7. - Thẻ màu để thực hiện khảo sát ở nhiệm vụ 3 SGK. - Thực hiện nhiệm vụ trong SGK, SBT trước khi đến lớp. - Thực hiện những việc làm thể hiện sự ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở gia đình và chụp ảnh ghi lại kết quả. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) a) Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS hứng thú với chủ đề, hiểu được sự cần thiết của việc hình thành thói quen tốt đối với bản thân; chỉ rõ được những việc cần làm trong chủ đề để đạt được mục tiêu. b) Nội dung: - Cả lớp hát bài hát quen thuộc liên quan đến lứa tuổi của HS hoặc chơi trò chơi. - GV giới thiệu ý nghĩa của thói quen, sự cần thiết cũng như hấp dẫn của chủ đề và những thói quen sẽ được khám phá. - GV đưa ra ví dụ về “gieo thói quen, gặt tính cách; gieo tính cách, gặt số phận” để HS thấy được vai trò của thói quen. c) Sản phẩm: Kết quả làm việc của HS. d) Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm: đọc phần định hướng nội dung, kết hợp với quan sát tranh chủ đề để thảo luận và chỉ ra ý nghĩa của thông điệp trong chủ đề. - HS đọc cá nhân các nội dung cần thực hiện của chủ để. 2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Xác định điểm mạnh, điểm hạn chế của em trong học tập và cuộc sống a) Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS nhận ra được điểm mạnh và điểm hạn chế của bản thân. b) Nội dung: - Nhận diện điểm mạnh và điểm hạn chế của bản thân - Chia sẻ điểm mạnh mà em tự hào và điểm hạn chế mà em muốn khắc phục. c) Sản phẩm: Kết quả làm việc của HS. d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM * NV1: Nhận diện điểm mạnh và điểm hạn chế của bản thân Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS chia sẻ trong nhóm về điểm mạnh, điểm hạn chế của mỗi cá nhân trong học tập và cuộc sống. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. - GV hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp. - GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét hoạt động và kết luận: Mỗi người đều có những điểm mạnh và điểm hạn chế riêng, vì thế chúng ta phải luôn cố gắng để hoàn thiện bản thân. * NV2: Chia sẻ điểm mạnh mà em tự hào và điểm hạn chế mà em muốn khắc phục Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đối về điểm mạnh mà mình tự hào nhất, điểm hạn chế mà mình mong muốn khắc phục nhất và chia sẻ lí do. - GV có thể dán 2 tờ giấy A0 lên bảng và gọi lần lượt HS lên ghi lại những điểm mạnh đáng tự hào và điểm hạn chế cần khắc phục của mỗi cá nhân. Điểm mạnh em tự hào Điểm hạn chế em cần khắc phục. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. - GV hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS trả lời. - GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV tổng hợp kết quả của lớp và nhận xét hoạt động. * NV3: Chia sẻ cách phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm hạn chế Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc phần Gợi ý trong SGK trang 9, sau đó chia sẻ trong nhóm về những điểm mạnh, điểm hạn chế và cách rèn luyện của mỗi cá nhân. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. - GV hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS chia sẻ trước lớp về cách phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm hạn chế của bản thân. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét và tổng kết hoạt động, khuyến khích HS nhìn ra những điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân để từ đó có cách rèn luyện phù hợp. 1. Xác định điểm mạnh, điểm hạn chế của em trong học tập và cuộc sống Điểm mạnh: - Biết cách giải quyết vấn đề; - Có khả năng thuyết trình; - Có năng khiếu nghệ thuật; - Thành thạo công nghệ thông tin; - Tính kỉ luật cao. Điểm hạn chế: - Dễ nổi nóng, thiếu bình tĩnh; - Giao tiếp tiếng Anh chưa tốt; - Ngại giao tiếp; - Hay lo lắng thái quá; - Không tự tin trước đám đông. Hoạt động 2: Tìm hiểu khả năng kiểm soát cảm xúc của em a) Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS nhận ra được khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân, có ý thức chú ý tới sự thay đổi trạng thái của bản thân để có thể kiểm soát cảm xúc tốt hơn. b) Nội dung: - Thảo luận về cách kiểm soát cảm xúc. - Trao đổi với bạn về cách sử dụng các biện pháp kiểm soát cảm xúc. c) Sản phẩm: Kết quả làm việc của HS. d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM * NV1: Thảo luận về cách kiểm soát cảm xúc Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu HS thảo luận và đưa ra cách kiểm soát cảm xúc trong từng tình huống sau: Tình huống 1: Nghe bạn thân nói không đúng về mình. Tình huống 2: Bị bố mẹ mắng nặng lời. Tình huống 3: Bị các bạn trong nhóm phản bác ý kiến khi tranh luận. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc nhóm, đóng vai thể hiện cách kiểm soát cảm xúc trong tình huống được giao. - GV hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm thực hành trước lớp. - GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV cùng HS phân tích cách các bạn trong từng nhóm đã kiểm soát cảm xúc, sau đó nhận xét và kết luận. * NV2: Trao đổi với bạn về cách sử dụng các biện pháp kiểm soát cảm xúc Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS chia sẻ nhóm đối về các biện pháp kiểm soát cảm xúc và cách sử dụng. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV dẫn dắt và tổ chức cho HS cả lớp thực hành hít thở đều và tập trung vào hơi thở (Có thể mở nhạc nền không lời với âm lượng nhỏ). - GV hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS trả lời. - GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV trao đổi với cả lớp về ý nghĩa của việc thở và điều tiết hơi thở, giải thích cho HS khi tập trung vào hơi thở chúng ta có thể “quên” trạng thái khó chịu. 2. Tìm hiểu khả năng kiểm soát cảm xúc của em - Hít thở đều và tập trung vào hơi thở. - Lấy 1 cốc nước uống từng ngụm nhỏ. - Đếm 1,2,3,... và tập trung vào việc đếm. - Suy nghĩ về những điều tích cực. - Không giữ những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực trong người. . . . . Hoạt động 8: Cho bạn, cho tôi a) Mục tiêu: Hoạt động này tạo cơ hội cho HS nhìn lại mình, nhìn lại bạn thông qua hoạt động liên quan đến chủ đề cũng như những thói quen trong cuộc sống và học tập. b) Nội dung: - Gọi tên một thói quen của bạn. - Mong bạn thay đổi điều gì. c) Sản phẩm: Kết quả làm việc của HS. d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM * NV1: Gọi tên một thói quen của bạn Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu mỗi HS tìm một từ cụm từ mô tả gần đúng thói quen của từng bạn trong nhóm. Như vậy, nếu nhóm có 5 người thì mỗi người sẽ nhận được 4 từ/ cụm từ chỉ thói quen. Ví dụ, bạn Hạnh nhận được những cụm từ sau: - GV yêu cầu HS viết vào SBT những từ cụm từ mà các bạn dành cho mình. - GV yêu cầu HS trao đổi: Trong các thói quen, thói quen nào ảnh hưởng đến quan hệ? Thói quen nào ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân? Thói quen nào không ảnh hưởng gì nhưng không tạo được hình ảnh đẹp của cá nhân? Thói quen nào nên thay đổi? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. - GV hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời một số HS trình bày trước lớp. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét hoạt động. * NV2: Mong bạn thay đổi điều gì Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu nhóm chia sẻ với bạn về thói quen nên phát huy, thói quen nên thay đổi. Ví dụ: Hạnh nên bỏ thói quen nhìn trần nhà khi trả lời câu hỏi, thói quen cắn móng tay... - GV tổ chức cho HS thảo luận cách giúp bạn từ bỏ thói quen chưa tốt. Ví dụ: Khi lên bảng trình bày hãy nhìn vào tổ ngồi ở dưới, đừng nhìn lên trần; Nếu tớ thấy cậu cắn móng tay, tớ sẽ giật tay ra nhé và nhớ không được cáu;... Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. - GV hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS trả lời. - GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV tổng kết hoạt động và ghi nhận những cố gắng của HS. 8. Cho bạn, cho tôi Hoạt động 9: Khảo sát cuối chủ đề (dựa trên nhiệm vụ 8) a) Mục tiêu: Hoạt động này vừa giúp HS tự đánh giá về bản thân vừa nhận được sự đánh giá của GV. Từ đó, mỗi HS đều biết được hướng rèn luyện tiếp theo của mình. b) Nội dung: - Chia sẻ thuận lợi và khó khăn. - Tổng kết số liệu khảo sát. c) Sản phẩm: Kết quả làm việc của HS. d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM * NV1: Chia sẻ thuận lợi và khó khăn Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS mở bài tập 1, nhiệm vụ 8 trong SGK và chia sẻ về những thuận lợi, khó khăn khi trải nghiệm chủ đề này. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. - GV hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS trả lời. - GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập * NV2: Tổng kết số liệu khảo sát Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Với bài tập 2, nhiệm vụ 8 trong SGK, GV yêu cầu HS cho điểm từng mức độ như bảng dưới đây. GV hỏi từng mục, từng mức độ, thống kê số lượng HS và ghi chép số liệu. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. - GV hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV yêu cầu HS tính tổng điểm mình đạt được, điểm trung bình của toàn bảng. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét kết quả dựa trên số liệu tổng hợp được. 9. Khảo sát cuối chủ đề Hoạt động 10: Rèn luyện tiếp theo và chuẩn bị chủ đề mới a) Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS tiếp tục rèn luyện một số kĩ năng, chuẩn bị trước những nội dung cần thiết và lập kế hoạch hoạt động cho tuần tiếp theo. b) Nội dung: - Tiếp tục rèn luyện thói quen. - Chuẩn bị chủ đề mới. c) Sản phẩm: Kết quả làm việc của HS. d) Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM * NV1: Tiếp tục rèn luyện thói quen Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS chia sẻ những thói quen cần tiếp tục rèn luyện. - HS vận dụng kiến thức đã có để rèn luyện và tự đánh giá sự tiến bộ của bản thân. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. - GV hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS trả lời. - GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - Nhận xét và đánh giá, kết luận. * NV2: Chuẩn bị chủ đề mới Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS mở SGK chủ đề 2, đọc các nhiệm vụ cần thực hiện. - GV giao bài tập của chủ đề 2, HS thực hiện vào vở những bài tập GV yêu cầu. - GV rà soát những nội dung cần chuẩn bị cho giờ Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp của tuần tiếp theo và yêu cầu HS thực hiện. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. - GV hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS trả lời. - GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - Nhận xét và đánh giá, kết luận. 10. Rèn luyện tiếp theo và chuẩn bị chủ đề mới VI. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ Hình thức đánh giá Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá Ghi chú - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học. - Tạo cơ hội thực hành cho người học. - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học. - Hấp dẫn, sinh động. - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học. - Phù hợp với mục tiêu, nội dung. - Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập. - Trao đổi, thảo luận. V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/ bảng kiểm) . . . . . .
Tài liệu đính kèm: